Trang

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

ĐIỀU NÀY NGHE CÓ VẺ HỢP LÍ

Báo Đài Loan: Ông Kim Jong-Un có thể đang bị quản thúc tại gia

Ông Kim đang bị giới quân sự kiểm soát?

    Trong những ngày qua, dư luận thế giới rất quan tâm đến sự vắng mặt khá dài một cách bất thường của lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un. Trang Want China Times của Đài Loan (TQ) còn dẫn tin tờ trang Duowei News xuất bản tại Mỹ cho hay ông Kim vắng mặt không phải vì lý do sức khỏe mà vì chính trị.

Trong phiên họp quốc hội ngày 25.9, ông Kim vắng mặt và phó nguyên soái Hwang Pyong-so, đồng thời cũng là nhân vật số 2 trong Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch quân ủy trung ương để trở thành người dưới một người, trên muôn người ở Triều Tiên. 

Theo Duowei, việc bổ nhiệm này đáng ra phải được thông qua bởi chủ tịch Kim nên việc ông Hwang được thăng chức trong lúc ông Kim vắng mặt là bất thường.

Bổ nhiệm Hwang là Phó chủ tịch Ủy ban quân ủy trung ương đã hoàn tất một cuộc cải tổ quan trọng trong quân đội Triều Tiên sau khi phó nguyên soái Choe Ryong-hae (từng được coi là nhân vật số 2 tại Triều Tiên) và Bộ trưởng Quốc phòng Jang Jong-nam bị buộc rời Quân ủy trung ương Triều Tiên vào tháng 5.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên sau đó đã thừa nhận rằng ông Kim đang "khó ở" như lý do cho sự vắng mặt khá lâu trước công chúng. Còn trang Duowei tuyên bố rằng lý do thực sự khiến ông Kim không được nhìn thấy kể từ 3.9 là do sự bất ổn nghiêm trọng trong chính trị Triều Tiên.

Trích dẫn tin đồn từ giới chính trị Triều Tiên, Duowei cho rằng ông Kim có thể đã bị phó nguyên soái Hwang quản thúc tại gia. Duowei cũng cho rằng ông Hwang đã buộc ông Kim phải nâng mình lên vị trí nhân vật quan trọng số 2 tại Triều Tiên như một phần trong kế hoạch để cuối cùng chiếm đoạt "ngai vàng của ông Kim".

Theo Duowei News, ônng Kim đã phải vật lộn để giữ quyền lực sau khi người cha là ông Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) qua đời vào cuối năm 2011. Trong cuộc đấu đá quyền lực, ông Ri Yong-ho, tham mưu trưởng Quân đội Triều Tiên, đã buộc phải nghỉ hưu vì lý do sức khỏe vào năm 2012 và Duowei cho rằng nó là kết quả của một cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ giữa Ri và phó nguyên soái Choe.

Đến lượt mình, Choe lại mất chức trong cuộc đấu với phó nguyên soái Hwang. Kể từ khi ông Kim xử tử người dượng Jang Sung-taek vì tội phản quốc vào cuối năm ngoái, ông đã tiếp tục đặt thêm quyền lực trong tay phó nguyên soái Hwang. Duowei nói rằng đó có thể là nước cờ sai lầm của ông Kim. Tuy nhiên, Duowei cũng cho rằng ông Kim có thể không có nhiều sự lựa chọn khi phải đối mặt với người dượng Jang và phó nguyên soái Choe nên đành phải tin tưởng vào Hwang.

Vấn đề phức tạp hơn nữa là có tin đồn rằng Kim Jong-nam, con trai cả của ông Kim Jong-il, đang muốn lật đổ em trai lấy lại "vương vị". Tháng 9 năm ngoái, Kim Jong-nam đã gửi con trai mình tức cháu đích tôn của ông Kim Jong-il là Kim Han-Sol, đến Paris để học tiếng Anh, luật, chính trị và quan hệ quốc tế. Điều đó dấy lên nghi ngờ cho rằng ông Kim Jong-nam có thể đặt nền móng cho một cuộc đảo chính trong tương lai và đưa con trai mình "lên ngôi".

Dù sao Triều Tiên cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tôn trọng "dòng đích" trong việc kế vị. Dù ông Kim Jong-nam không được ông Kim Jong-il coi trọng nhưng Kim Han-Sol vẫn là đích tôn mang trong mình dòng máu Bạch Đầu.

Anh Tú (Theo WCT)

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

XEM TRANH CỦA LEVITAN LÒNG NAO NAO NHỚ NƯỚC NGA


        Ơn Trời, tôi đã được đi qua nhiều nước. Thời gian ở mỗi nơi đủ dài để tâm hồn mình hòa vào thiên nhiên ở đó. Và tôi nhận ra rằng thiên nhiên, phong cảnh nước Nga làm tôi say đắm nhất. Xin giới thiệu một số bức tranh phong cảnh nước Nga tiêu biểu của Levitan. Tôi chắc rằng những bức tranh này sẽ làm nao lòng các bạn. Và đối với những ai đã ở nước Nga những bức tranh sẽ gợi lại những kỉ niệm tuyệt vời.  
    
    Thế kỷ XIX được mệnh danh là thế kỷ của những người khổng lồ. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ tự nhiên đến xã hội đều xuất hiện những thiên tài kiệt xuất. Nền hội họa Nga tự hào với Levitan (30/8/1860 - 4/8/1900).
Có gốc gác Do Thái từ nhiều đời, Levitan sinh ra, lớn lên, học hội họa rồi giảng dạy, sáng tác với tâm hồn Nga thuần khiết. Mười ba tuổi đã vào Trường Kiến trúc, Điêu khắc, Hội họa Moskow, được nhận học bổng vì nhà nghèo và tài năng.
Levitan tham gia các hoạt động về hội họa và giành nhiều giải thưởng lớn.
Cuối thế kỷ XIX, nhắc đến họa sĩ vẽ tranh phong cảnh, người ta nghĩ ngay đến Levitan. Tranh ông đi vào lòng người bởi thiên nhiên có hồn, như đó là phân thân tâm hồn Nga trong ông vậy.
Đất nước Nga mênh mông, hùng vĩ, đẹp tuyệt làm say lòng bao người. Một vẻ đẹp sâu lắng, mang nỗi buồn xa xăm, trắc ẩn, khiến người ta nghĩ đến thân phận, đến sự có mặt của mình trên cõi đời này. Tất cả vẻ đẹp ấy đi vào tranh Levitan thành cái đạo Tự Nhiên.
Đất trời chuyển xoay, khuôn mặt thiên nhiên Nga cũng thay đổi, muôn hình muôn vẻ.

Bức Con nước mùa xuân (Sơn dầu)

     Nắng ấm trong như thủy tinh sưởi ấm mọi cảnh vật. Băng tan, nước lên ngập những thân bạch dương phơi mình dưới nắng sau mùa đông dài ảm đạm giữa một trời tuyết mù mịt mây cùng gió gào. Con thuyền nhỏ mắc cạn trong tuyết giờ nâng mình trên mặt nước êm ru, xanh thẫm, sẵn sàng cho cuộc hành trình mới. Xa xa phía chân trời, lác đác vài nóc nhà nhỏ hiện hình như sự sống tái sinh. Đó là b­ức Con nước mùa xuân ông vẽ năm 1896.

Bức Tháng ba (Sơn dầu)
Ở bức Tháng ba cũng vậy, nắng xuân xua tan băng giá. Băng tan thành vũng nước trên mặt đất lộ dần. Đụn tuyết cuối cùng trên nóc nhà sắp biến mất. Một mảng trắng xốp nổi bật trên ngói cũ rêu phong. Rừng thông qua đông giữ nguyên bộ áo xanh sẫm làm nền cho hàng cây hoàng diệp liễu non tơ, bên cạnh là chú ngựa Dianca vừa kéo xe trượt tuyết chuyến cuối cùng trở về đang sưởi nắng. Tranh Levitan tuyệt nhiên không có người mà vẫn như tràn ngập bóng dáng họ. Bố cục không chê vào đâu được, ánh sáng xử lý tuyệt vời. Kế thừa trường phái Phục hưng nhưng Levitan hiện đại hơn, nặng về mảng.

Bức Nước sâu (Sơn dầu)

   Kỹ thuật vẽ mảng được thể hiện rõ nhất trong bức Nước sâu (1892). Làng quê Controley trong ráng chiều. Những rặng cây chìm vào bóng tối, in trên nền trời vàng rực. Bóng cây tối hẳn trên mặt nước phẳng lặng. Đêm thâm u khiến nước rêu thêm. Chiếc cầu tạm bắc ngang mời mọc, nâng bước chân người về. Nước Nga không thiếu cảnh hùng vĩ, choáng ngợp kiêu sa, song Levitan ưa chọn góc độ bình dị, thân thương của làng quê yên ả để gửi gắm cảm xúc, khiến người thưởng lãm phải chiêm ngưỡng, tâm niệm, lặng đi trong cảm xúc.

Bức Sự tĩnh lặng đời đời (Sơn dầu)
  
   Ta trầm tư trước ngôi nhà thờ cổ ven sông, lau lách phất phơ trong gió. Le lói ánh đèn vàng vọt từ khung cửa sổ, và phía sau là những linh hồn yên nghỉ với những cây thánh giá liêu xiêu. Đấy là Sự tĩnh lặng đời đời (1893-1894) của cõi vĩnh hằng.

Bức Rừng bạch dương (Sơn dầu)

   Ta dào dạt tình yêu thiên nhiên, bừng khởi khúc hưng phấn, nhảy múa cùng lá cành giữa Rừng bạch dương trong ánh nắng chan hòa. Không gian như vang lừng tiếng nhạc reo vui cùng hương cỏ bừng thức. Ta hóa thân thành bạch dương và cỏ cây run rẩy cảm xúc người.

Bức Hoàng hôn - đống cỏ khô (Sơn dầu)

   Rồi cảnh Hoàng hôn-đống cỏ khô (1892), lập tức khiến ta lắng lòng lại, ngắm những đống cỏ khô rải rác dưới trăng lu. Đêm tịch mịch, vừa ấm cúng của làng quê sau mùa gặt, vừa lạnh lẽo của đêm sương, văng vẳng râm ran tiếng côn trùng đây đó.
Nhưng ấn tượng nhất vẫn là Mùa thu vàng (1895). Màu vàng của rừng bạch dương nước Nga vào thu trở nên thần sắc, quyến rũ, mê hồn bao người, khiến nhà sưu tập tranh Tretiacov không tiếc tiền bỏ ra mua làm giàu cho bộ sưu tập của mình. Đó là màu vàng của giấc mơ thiên đàng, ấn tượng không phai mờ với cả những ai đã có may mắn đặt chân đến Nga vào mùa thu dù chỉ một lần.

Bức Mùa thu vàng (Sơn dầu)

   Thiên nhiên Nga, như một nhân vật, hiện thân của cái đẹp vĩnh hằng, sống động trong dân ca, trong thơ Pushkin, Lermontov, Esenin, cả trong những áng văn xuôi của Lev Tolstoy, Chekhov, trong âm nhạc Tchaikovski và trong tranh Levitan. Đó là thế giới của sắc màu thấm đẫm tâm hồn Nga đầy kiêu hãnh, trong sáng và mênh mông một nỗi buồn trắc ẩn. Ông không nhìn thiên nhiêu ở góc độ hào nhoáng, lạ lẫm mà bình dị, thân thương. Ai đã đặt chân lên đất nước Nga vào thu đều không khỏi ngỡ ngàng trước màu vàng choáng ngợp của rừng bạch dương. Nhiều góc độ hoành tráng hơn tranh vẽ. Levitan dừng lại ở cây bạch dương nhỏ, dòng nước nhỏ, cầu gỗ đơn sơ, những đống rơm lặng lẽ dưới trăng mờ... vì nó gần gũi, thân thương. Thiên nhiên Nga trong tranh ông không phải nàng tiên xa lạ, mà là cô hàng xóm đáng yêu, nặng lòng giao cảm.
Với sự bùng nổ công nghiệp của chủ nghĩa tư bản, khuôn mặt thiên nhiên Nga bị bóp méo, Levitan gắng công lưu giữ thiên nhiên thuần khiết trong tranh mình, cũng như Esenin hoài niệm về một làng quê yên ả. Cảm xúc bùi ngùi này dậy lên trong ta, giờ đây, khi về quê xa xa vắng bóng lũy tre làng...
Con người ngày càng ý thức về môi trường, càng thấy giá trị tranh phong cảnh của Levitan. Riêng đối với thiên nhiên Nga, tranh ông là chân dung trung thực, đầy biểu cảm.
                                                                                  Nguồn: Tuần Việt Nam

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

VÀI Ý KIẾN THÚ VỊ CỦA ÔNG LÊ KIÊN THÀNH

     Ông Lê Kiên Thành, con trai của cố TBT Lê Duẩn, hiện là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Gần đây, trong một bài viết về chống độc quyền trên VNNet ông có một vài ý kiến thú vị về tình yêu, về vận mệnh của một dân tộc. Xin trích những ý kiến đó để các vị đọc, trước hết là cho vui, và sau nữa, là có thêm kiến thức.


Tình yêu và thói quen nguy hiểm

 Thời tôi còn đi học, tôi luôn được dạy rằng cái ưu việt nhất của CNXH là không có sự độc quyền, cái xấu xa nhất của CNTB là sự độc quyền. Chúng ta tưởng rằng xã hội chúng ta xây dựng là xã hội không có độc quyền. Thế nhưng đến thời điểm này, những khiếm khuyết của một cung cách quản lý bộc lộ và thậm chí kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xã hội, lại chính là tư duy độc quyền. Đến mức, chúng ta “đến” với sự độc quyền một cách hiển nhiên, nhẹ nhàng, không cảm thấy áy náy, cũng không bị sự ràng buộc của pháp luật.
Độc quyền không ở đâu xa. Độc quyền xuất hiện từ những cái rất nhỏ bé thế trong đời sống của xã hội chúng ta.
Đã từng có thời chúng ta độc quyền về cách thể hiện văn hóa, ấu trĩ đến mức cấm đoán cả việc thể hiện tình yêu, vì cho rằng tình yêu làm ủy mị con người.  Nhưng tình yêu, suy cho cùng, là khởi điểm của sự sống. Tình yêu vừa vĩ đại, vừa trong sáng, vừa ma mị, vừa của thiên nhiên, vừa thuộc về con người. Sinh con là việc bắt buộc để duy trì nòi giống. Nhưng để có thể kéo được hai con người đến được với nhau là phải nhờ tình yêu. Cuộc sống tinh vi, tinh vi ghê gớm ở chỗ đó.  Và những tồn tại mạnh mẽ, những tồn tại khiến cuộc sống thăng hoa và sáng tạo đều khởi nguồn từ tình yêu.
Tôi yêu vô cùng những bài hát nói về tình yêu của nước Nga. Trong suốt cuộc chiến tranh vệ quốc của họ, họ nói về tình yêu thoải mái, tự do và tràn ngập, không bị cấm đoán. Họ nói về đôi môi, về vóc dáng người yêu…Nếu ở Việt Nam, nói về cái đó, chúng ta bị gọi là xác thịt.  Nhưng đã nói đến tình yêu, phải yêu một bờ vai, một làn môi, một ánh mắt nào đó, chứ không thể chỉ yêu một cái bóng. Thế mà tâm lý xã hội ta đã từng có thời phủ định những cái rất thật, rất cuộc sống đó......

Nếu dàn nhạc không có nhạc trưởng đại tài?

Tôi luôn nghĩ ông Karl Marx, ông Lenin nếu còn sống, với những con người trí tuệ như thế, lý luận của họ nhất định sẽ thay đổi. Nếu còn sống, họ sẽ lãnh đạo xã hội theo một cách khác. Bởi trong lúc tăm tối nhất của xã hội, họ đã nghĩ ra những cái rất đúng về quy luật cuộc sống.
Thế thì nếu đang sống ở thời đại này, họ sẽ nhìn ra những cái khác.
Bất cứ thời điểm lịch sử ngặt nghèo nào cũng cần có những nhân tố đặc biệt, những cá nhân kiệt xuất có thể mang đến sự thay đổi. Cái xã hội Việt Nam cần bây giờ là những cá nhân như thế: Những người tìm ra được hướng đi mới, đủ sức mạnh, đủ can đảm tổ chức, sắp xếp lại xã hội theo hướng đi đó. Những người tạo ra hệ thống đó, rồi kiểm soát nó và phát triển nó, xử lý những yếu tố phát sinh trong hệ thống đó.
Một dàn nhạc dù toàn nhạc công giỏi, nhưng không có nghĩa sẽ đánh được một bản giao hưởng hay nếu không có một người nhạc trưởng đại tài, thổi hồn cho bản nhạc. Người nhạc sĩ viết ra bản nhạc hay đã đành, nhưng tạo ra sức sống cho toàn bộ bản nhạc đó phải là người nhạc trưởng, để thính giả cảm nhận được nốt này là lá rơi, nốt kia là gió thổi....
Có những người từng hỏi tôi về sự thay đổi của đất nước và thời điểm của sự thay đổi đó. Sự thay đổi đó có thể là ngày mai, có thể là 100 năm, 200 năm hoặc ... không bao giờ. Điều đó tùy thuộc vào ý chí, bản lĩnh và sự dũng cảm của cả một dân tộc. Trong lịch sử từng có những hiện tượng có những dân tộc đã đi đến sự suy tàn, khi dân tộc không thể thay đổi để tiệm cận với cái mới mang ý nghĩa là cái tiên tiến, cái phát triển của thời đại.
Đã có những đế chế hùng mạnh, những nền văn minh rực rỡ trong lịch sử đã bị hủy diệt một cách ghê gớm. Những ví dụ đó chứng tỏ một điều nếu tổ chức xã hội không tốt, dân tộc có thể đi đến suy tàn.
Không độc quyền về chân lý, không độc quyền về mục tiêu, về lợi ích, là bí quyết duy nhất cho sự sinh tồn của dân tộc. Và tôi mong dân tộc này sẽ chọn được con đường sáng suốt nhất để bước đi.

                                                                                                                                  Tô Lan Hương ghi


Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

GIẢI THIÊNG

Giải thiêng là cần thiết trong cái nhìn lịch sử văn minh

Chung quanh việc tác phẩm Đèn Cù, ông Trần Đĩnh, gây xôn xao khi tiết lộ các chi tiết bí mật cung đình của chế độ CSVN, Dân News tìm đến các nhà văn, nhà bình luận thời sự… để tìm hiểu, mở rộng thêm về vấn đề này. Trong cuộc trao đổi ngắn đầu tiên, ông Vũ Thư Hiên, tác giả của tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày đã dành cho Dân News ít thời gian để nói về sự kiện “giải thiêng” này theo góc nhìn của ông.

1.  Thưa ông, việc tác phẩm Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh xuất hiện ở trong và ngoài nước, gây nên nhiều tiếng vang cũng như tranh cãi. Là một người đã sống qua những thời kỳ khó khăn và đen tối nhất của chế độ CSVN, ông đánh giá như thế nào về Đèn Cù, cũng như độ xác thực của các câu chuyện được kể lại?
VTH: Tác giả Đèn Cù gọi tác phẩm của ông là “truyện tôi”. Tức là truyện của tôi thôi đấy nhé, không phải chuyện vê ông A bà B nào đâu. Người đọc cũng nên hiểu đúng như vậy cho tác giả. Tình tiết nào tác giả nhớ, ghi lại, có dẫn ra được những dữ liệu khả tín thì ghi nhận, còn không có mấy cái đó thì nên coi là cái để tham khảo, là chỗ của niềm tin dành cho người viết. Khi viết Đêm Giữa Ban Ngày tôi cũng nhấn mạnh: “Là cái nhìn từ phía người trong cuộc, hồi ức của tôi, cũng như mọi hồi ức khác, không thể tránh khỏi những gì mang tính chủ quan trong sự lựa chọn, trình bày các sự kiện.” Cái tôi thường hiện diện trong các hồi ký không bao giờ được độc giả coi trọng. Người đọc không cần biết tác giả là ai, mà muốn qua cái tôi-tác giả ấy thấy được những cái khác – xã hội với mọi mặt của nó, nhất là những mặt khuất mà tác giả biết hơn mình, với tư cách nhân chứng. Về mặt này, Đèn Cù là một tác phẩm đáp ứng tốt cho nhu cầu của số đông độc giả sống trong một xã hội đầy dối trá. Nhưng như mọi hồi ký khác, nó sẽ được đặt dưới sự phán xét nghiêm khắc của độc giả.   
2. Thưa ông, việc Đảng CSVN bất ngờ cho phép tổ chức triển lãm về thành quả của chiến dịch Cải cách ruộng đất, theo ông thì đó là cách họ muốn thách thức dư luận hay là để chạy chữa cho những sai lầm trong quá khứ? Ông nghĩ sao về tuyên bố của ông Nguyễn Văn Cường, giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia “Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử” về việc không bạch hoá sai lầm từ chiến dịch này?
 VTH: Nói “Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử” là sai hai lần. Không có cái sai lầm nào là của lịch sử hết. Chỉ có lịch sử viết sai hay đúng mà thôi. Chuyện người sai không thích nói về cái sai của mình là dễ hiểu. Việc nhà cầm quyền bất ngờ tổ chức triển lãm một vấn đề lịch sử đầy nhức nhối và bị bưng bít, bị xuyên tạc đã nửa thế kỷ, theo tôi nghĩ, là một sự hớ hênh cũng bất ngờ, do bị xui dại, hoặc bật ra sáng kiến trong tình trạng lú lẫn. Triển lãm này tốt ở chỗ nó làm cho dân chúng nhớ lại tội ác vô cùng to lớn với hậu quả vô cùng sâu sắc mà nhà cầm quyền đã gây ra.    
 3. Điểm quan trọng trong Đèn Cù, là việc nói nhiều về bóng tối của cái tên Hồ Chí Minh. Đây là điều mà tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày cũng có nói đến, nhưng không nhiều. Thưa ông, liệu Hồ Chí Minh có là một tượng đài thật sự trong trái tim của nhiều người đã từng có liên quan đến Đảng CSVN, khiến việc lật đổ hay “giải thiêng” là điều hết sức khó khăn?
 VTH: Tôi cho rằng việc phá bỏ tâm thức sùng bái bất cứ người nào, bất cứ cái gì là việc rất cần thiết trên đường đi tới tương lai của một dân tộc. Ông Hồ Chí Minh là một nhân vật không thể xoá bỏ trong lịch sử Việt Nam, cũng như Lenin, Stalin trong lịch sử Nga, hoặc Mao Trạch Đông trong lịch sử Trung Quốc. Cùng với vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn mới thành lập với tư cách một chính đảng chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, và cùng với sự bắt rễ sâu chắc trong suốt thời gian dài mà đảng này áp đặt sự cai trị độc tôn trên toàn quốc Việt Nam, thì việc ông Hồ Chí Minh có là một tượng đài trong trái tim nhiều người Việt Nam là hiện tượng bình thường. Nó không khác gì tượng đài Lenin, Stalin trong trái tim người dân Liên Xô (cũ). Nhưng giờ ở nơi đó nó chỉ còn rơi rớt trong số rất ít trái tim già, chứ những trái tim trẻ của nước Nga bây giờ không có chỗ cho ba thứ lẩm cẩm ấy. Việc “giải thiêng” nằm trong phạm trù tâm thức sùng bái cần phải kiên quyết chống bằng những phân tích chính trị chứ không phải bằng những lời chửi rủa hoặc những bới móc về đời tư hay khía cạnh tình dục.
Dân News thực hiện

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

ĐỌC LẠI HAI VĂN BẢN CỦA HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI VÀO THÁNG 8 NĂM 1945

    Ngày 23 tháng 8 năm 1945 Hoàng đế Bảo Đại đọc bản Tuyên bố thoái vị mà lâu nay bản thân tôi hình như chỉ biết mỗi một câu " Trẫm muốn làm dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị " và được cảm nhận như một câu nói giả dối, ngoài ra không biết gì hơn. Cũng trong dịp này Hoàng đế còn hạ một chiếu chỉ cho bà con trong Hoàng tộc mà tôi , và chắc cả nhiều người trong chúng ta chưa hề biết.  Nhân dịp kỉ niệm QK năm nay xin post lên đây để mọi người đọc để biết. có thể gợi ra một số suy nghĩ bổ sung cho ta về nhân vật lịch sử này.

 

Tuyên bố thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại

Sưu tầm
06:51' PM - Thứ hai, 01/09/2014
Ngày 23/8/1945, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
Hai ngày sau, 25/8/1945, lễ thoái vị cử hành tại Ngọ Môn (Huế). Vị Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn trao Bửu kiếm và Ngọc tỷ - biểu hiện của ngai vàng bệ ngọc cho đại diện của cách mạng là Nguyễn Lương Bằng. Có đại diện Việt Minh Trần Huy Liệu và ủy viên ủy ban giải phóng Cù Huy Cận. Lễ thoái vị được cử hành rất đơn giản, vua Bảo Đại đọc Chiếu Thoái vị trước nghìn người tụ họp rồi được gắn danh hiệu "Công dân thứ nhất của nước Việt Nam" danh Vĩnh Thụy.
Cờ vàng Quẻ ly từ từ hạ xuống.
Cờ đỏ sao vàng được kéo lên.

Vua Bảo Đại hạ chiếu thoái vị:

"Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,
Vì nền độc lập của Việt Nam,

Muốn đạt được hai mục đích ấy, Trẫm đã tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước muốn rằng sự hy sinh của Trẫm phải đem lại lợi ích cho Tổ quốc.

Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.

Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào sau hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.

Trẫm không thể không ngậm ngùi khi nghĩ đến các tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước.

Mặc dù vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa.

Trước khi từ giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:
–Thứ nhứt: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.

–Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.

–Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia.

Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị.

Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là dân tự do, trong một nước độc lập. Trẫm không để cho bất cứ ai được lợi dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia để gieo rắc sự chia rẽ trong đồng bào của chúng ta.

Việt Nam độc lập muôn năm,
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm,

Khâm thử: Bảo Đại
Huế, điện Kiến Trung ngày 25 tháng 8 năm 1945"


Vua Bảo Đại cũng ban một chiếu khác cho Bà con trong Hoàng Tộc như sau:

"Kể từ ngày Đức Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế vào trấn ở Thuận Hóa đến nay đã 399 năm. Trong non bốn thế kỷ, Liệt Thánh chúng ta đã trải qua biết bao sự gian lao nguy hiểm vì nước vì dân, mới truyền ngôi lại cho Trẫm được đến ngày nay.

Cái gia tài quý báu di truyền đã gần 400 năm ấy, trong giờ phút Trẫm bỏ hết, bà con trong Hoàng Tộc, ai nghe cũng phải đau đớn ngậm ngùi.

Song Trẫm biết rằng: đó chỉ là cái cảm tình thoáng qua trong chốc lát mà thôi, chớ bà con ta, ai cũng sẵn tính bình tĩnh, sẵn trí sáng suốt để xét rộng thấy xa, cho nên sau khi đã chuẩn định ba chữ "Dân Vi Quý" làm khẩu hiệu của chánh thể mới sau khi đã tuyên bố "Để Hạnh Phúc Dân Lên Trên Ngai Vàng", nay Trẫm nhất định thoái vị để giao vận mạng quốc gia cho một Chính phủ có đủ điều kiện huy động hết cả lực lượng của toàn quốc giữ vững nền độc lập của nước và mưu hạnh phúc cho dân.

"Độc lập của nước, Hạnh phúc của dân", vì tám chữ đó mà trong tám chục năm vừa qua biết mấy mươi vạn đồng bào đã rơi đầu bỏ xác nơi nước thẳm non xa trong lao tù ngục tối.

Đối với những sự hy sinh của những kẻ anh hùng liệt nữ ấy, của muôn ngàn chiến sĩ vô danh ấy, Trẫm cho sự thoái vị của Trẫm là thường.

Vậy Trẫm muốn bà con trong Hoàng Tộc sau khi nghe lời thoái vị ai ai cũng vui lòng để nghĩa nước lên trên tình nhà mà đoàn kết chặt chẽ với toàn thể quốc dân để ủng họ Chánh phủ Dân chủ Cộng hòa giữ vững nền độc lập cho Tổ Quốc. Thế mới là một cách chân thành cao thượng, giữ chữ Trung với Trẫm, chữ Hiếu với Liệt Thánh".

Việt Nam Độc lập Muôn năm
Dân chủ Cộng hòa Muôn năm.

Khâm thử: Bảo Đại

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

TRIỀU TIÊN VỚI CHIẾN DỊCH " PHI TRUNG QUỐC HÓA "

   Dư luận các nước kể cả Trung Quốc cho rằng hai chữ “Trung Quốc” ngày càng mờ nhạt trên cơ quan truyền thông, báo chí cũng như tuyên truyền dư luận ở Triều Tiên. Lãnh đạo Triều Tiên đang cố gắng gạt bỏ hai chữ “Trung Quốc” trong dân chúng cho dù tình hữu nghị hai nước trước đây được coi như “Chiến hữu cùng chiến hào” và “Được xây dựng bằng máu”.
Số liệu của Trung Quốc cho biết trong cuộc Chiến tranh “Chống Mỹ viện Triều” Thập kỷ 50 (1950 -1953) Thế kỷ 20, Trung Quốc đã đưa chừng 600.000 – 700.000 quân sang giúp Triều Tiên và có trên 180.000 người hy sinh ở Triều Tiên. Sau Chiến tranh kết thúc tới nay, Trung Quốc là nước đỡ đầu với viện trợ lớn nhất về vật chất cho Triều Tiên. Nhưng do lợi ích của mỗi nước khác nhau, Trung Quốc giờ đây không còn ưu ái như trước, thậm chí thời gian qua đã cắt giảm rất lớn viện trợ kinh tế, thậm chí 6 tháng liền không cung cấp xăng dầu cho Triều Tiên. Triều Tiên không vì thế mà cúi đầu, trái lại kiên cường chống lại sức ép về mọi mặt của Trung Quốc.
Kang Sok Ju với chiến dịch phi TQ hóa
Hàng năm vào ngày 27/7, Triều Tiên thường tổ chức long trọng Lễ kỉ niệm kết thúc Chiến tranh qua Hiệp định đình chiến được các bên ký ngày 27/7/1953. Trước đây, theo truyền thống, Bắc Triều Tiên chỉ mời “Đồng minh chiến lược” là Trung Quốc, nhưng năm 2013 đã mời cả hai nước Trung Quốc và Mỹ cùng đại biểu các nước khác, đồng thời không nhắc tới vai trò của Trung Quốc như trước. Trong khi đó phía Trung Quốc khi cử Phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều sang dự lễ kỉ niệm, cũng gạt bỏ cụm từ “Chống Mỹ viện Triều”.
Năm nay, nhân kỉ niệm 61 năm Hiệp định đình chiến, phía Triều Tiên không mời Trung Quốc và cũng không hề đề cập tới hai chữ “Trung Quốc” trong các Diễn văn cũng như các bài chúc mừng như trước đây. Thâm chí tờ “Rodong Shimbun”- cơ quan phát ngôn của Đảng Lao Động Triều Tiên và Người phát ngôn Ủy ban quốc phòng ngày 26/8/2014 còn có bài bình luận phê phán “Một nước lớn đã không có chính kiến của mình, theo đuôi Mỹ và Hàn Quốc, măc nhiên thừa nhận bạo hành của Mỹ.” Dư luận cho rằng rõ ràng bài này đã phê phán nhằm vào Trung Quốc. Tờ “Nikon Kei zai” của Nhật Bản và Hãng thông tấn Tencente ngày 9/72014 cho rằng quan hệ Trung – Triều hiện nay đang lạnh giá như băng.
Báo chí Triều Tiên ngày 5/9/2014 cho biết ngày 6/9/2014, Phó Thủ tướng Triều Tiên Kang Sok Ju hiện là Trưởng ban đối ngoại của Đảng và Ngoại trưởng Lee Zhu Jong dãn đầu Đoàn đại biểu mở đầu chuyến thăm 4 nước Châu Âu là Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Italia và Mông Cổ để giải thích chính sách đối ngoại của Triều Tiên. Tờ “Kinh tế quốc tế” của Trung Quốc ngày 7/9/2014 cho rằng đây là hoạt động ngoại giao hiếm thấy của Triều Tiên từ trước tới nay, nhất là ông Kang Sok Ju mới lên chức từ tháng 4/2014 và đây là hoạt động ngoại giao đầu tiên của ông.
Tờ “Kinh tế quốc tế” của Trung Quốc còn dẫn nguồn tin nước ngoài cho biết, sau chiến dịch ngoại giao hướng sang Tây Âu, Triều Tiên sẽ cử ông Kang Sok Ju thăm Nhật Bản và Mỹ, nối lại 15 năm gián đoạn quan hệ ngoại giao với Mỹ. Vừa qua, một sự kiện đáng lưu ý là lãnh đạo Triều Tiên chủ động mời và trả lời hãng tin Mỹ CNN, đồng thời thông báo Triều Tiên đã trả tự do cho ba con tin Mỹ và sẽ cử Đoàn thăm Mỹ trong năm nay. Đồng thời, phía  Bắc Triều Tiên đã chủ động tiếp xúc với Hàn Quốc thông qua cử Đoàn đại biểu tham dự Đại hội thể dục thể thao của Hàn Quốc tại In Chon.

Cảnh sát Trung Quốc xây tường rào gần cột mốc bê tông vẽ cờ Trung Quốc và Triều Tiên với dòng chữ “Biên giới Trung Quốc - Triều Tiên”. Ảnh: AP
Mạng tin “Đa chiều” ngày 8/9/2014 cho biết vừa qua, Bắc Triều Tiên đã cử Đại sứ mới là Kim Huyng Jun sang Nga. Trong cuộc gặp gỡ sau Lễ trình quốc thư, phía Nga xác nhận, sẽ cử ông Torshin, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Liên bang Nga sang thăm Bắc Triều Tiên để thảo luận vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên với Chủ tịch Hội đồng tối cao Triều Tiên Choe Tae Bok.
“Đàm phán 6 bên” là vấn đề nhạy cảm về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên do Trung Quốc chủ trì từ năm 2003. Tới năm 2005 Đàm phán này có bước tiến đáng kể như các bên đã ký “Tuyên bố chung ngày  19/9/2005” coi đó là cơ sở cho các cuộc đàm phán iếp theo, nhưng sau đó cuộc Đàm phán 6 bên rơi vào bế tắc. Mỹ và các nước đều cho rằng Trung Quốc có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy và khởi động lại Đàm phán 6 bên.
Nhưng quan hệ hai nước Triều – Trung xấu đi nghiêm trọng thời gian qua, nên Triều Tiên đã mở “Chiến dịch phi Trung Quốc hóa”. Trong khi phía Bắc Triều Tiên đã chủ động cử Đoàn đại biểu đi thăm và mở quan hệ ngoại giao với 4 bên là “Nga, Nhật, Mỹ, Hàn” nhưng đã phớt lờ Trung Quốc, một bên chủ yếu của “Đàm phán 6 bên”. Chiến dịch phi Trung Quốc này đã làm cho Trung Quốc bẽ mặt. Dư luận các nước cho rằng “Đàm phán 6 bên” thời gian tới sẽ ra sao, liệu có tiếp tục không và nếu có thì vai trò của Trung Quốc sẽ ra sao, bởi lẽ Triều Tiên không còn tin tưởng, thậm chí xa lánh và tẩy chay Trung Quốc.
Thời gian tới, Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp đối phó ra sao đối với “Chiến dịch phi Trung Quốc  hóa” của Triều Tiên. Đó là câu hỏi mà dư luận đang hết sức lưu ý./.
Kiều Tỉnh

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

BÀI BÁO RẤT NÊN ĐỌC:


Ông Nguyễn Trần Bạt trò chuyện với Thomas Friedman

    Lần nào đọc NTB tôi cũng ngớ người ra bởi sự độc đáo và mới mẻ trong các ý kiến của ông. Nó cho ta rất nhiều kiến thức ta chưa tìm thấy ở tác giả nào khác. Bởi vậy tôi đề nghị các Bạn hãy giành thời gian để đọc bài báo khá dài này. Các Bạn không cần phải dùng đến sự kiên nhẫn đâu bởi khi đã đọc các Bạn sẽ bị cuốn hút và đọc một mạch đến hết bài.

18:47 | 06/09/2014

Báo điện tử Tầm nhìn Nguyễn Anh Tuấn: Xin giới thiệu với ông Thomas Friedman, đây là ông Nguyễn Trần Bạt.

FriedmanChào ông!
NTB: Chào ông Thomas Friedman! Ông không biết là những diễn giả Việt Nam sau khi ông rời Việt Nam rồi sẽ rất khổ, vì những ai nói ngược với ông sẽ bị xã hội lên án. Cho nên tôi sẽ phải buộc phải hoãn các buổi nói chuyện của tôi ít nhất là ba tháng sau khi ông rời Việt Nam. Phải nói là tôi rất hạnh phúc khi có quyền tổ chức một bữa ăn trưa với ông. Và cũng phải nói là trên thế giới không có nhiều người tạo cho tôi cảm giác như vậy. Ở Mỹ thì tôi đã có vinh dự như thế, đó là lần gặp gỡ với ngài Herry Kissinger. Vừa rồi có một nhà báo đến đây đề nghị tôi cho họ có mặt trong bữa ăn này để có thể phỏng vấn ông, tôi từ chối. Tôi nói trong thỏa thuận của tôi với ông Friedman không có sự có mặt của báo chí, mà tôi thì không tiếp cận được bây giờ để thương lượng nên đành để dịp sau. Tôi nói rằng tôi sẽ cố gắng trổ tài để có thể tạo cho ông cảm giác có thể đến Việt Nam thêm một lần nữa.
FriedmanTôi đánh giá cao điều đó. Tôi muốn hỏi ông về công việc của ông?
NTB: Tôi là một luật sư, và tôi làm chủ một hãng luật.
FriedmanÔng làm việc giữa các doanh nghiệp quốc tế với Việt Nam phải không?
NTB: Tôi là người Việt Nam đầu tiên làm việc ấy.
FriedmanCái gì cho ông ý tưởng ấy?
NTB: Giữa những năm 1970 tôi dự báo chủ nghĩa xã hội sẽ sụp đổ, do đó chúng tôi mất chỗ dựa từ Liên Xô và các đồng minh, và những người cộng sản Việt Nam buộc phải mở cửa. Tôi đi học những kiến thức cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường.
FriedmanÔng học về kinh tế thị trường bằng cách nào?
NTB: Tôi học bằng cách dự những hội thảo ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, và đặc biệt là học luật. Tôi hợp tác với các công ty luật ở New York từ năm 1988. Có lẽ tôi là người Việt Nam đầu tiên tiến hành các dịch vụ cung cấp cho sự kết nối giữa hai phía công ty Việt Nam và công ty Hoa Kỳ. Ông là người cổ vũ chuyên nghiệp cho toàn cầu hóa, còn tôi cũng là người cổ vũ nửa chuyên nghiệp.
FriedmanVâng ông là người thực hành còn tôi là người nghĩ.
NTB: Tôi cũng là người nghĩ, tôi là một trong những người viết sách hàng đầu ở Việt Nam.
FriedmanÔng có nói tiếng Anh?
NTB: Tôi đọc được nhưng không nói được. Thế hệ của tôi không ai biết nói tiếng Anh thật tốt cả.
FriedmanRất thú vị là một người không biết nói tiếng Anh mà lại trở thành cái cầu nối rất lớn.
NTB: Các hãng công nghiệp lớn nhất của Mỹ đến Việt Nam bằng sự giới thiệu của tôi. Có lẽ đầu tiên phải kể đến Boeing. Tôi là người soạn hợp đồng cho tất cả các vụ mua bán Boeing ở Việt Nam. Tôi có một số năm làm đại diện cho hãng McDonnell Douglas tại Việt Nam. Khách hàng của tôi có cả Lockheed Martin, người bán vệ tinh đầu tiên cho Việt Nam.
FriedmanCông ty của ông có bao nhiêu người?
NTB: Chúng tôi có khoảng 250 người ở mức thấp, và mức cao thì đến 300 người.
FriedmanTrong lĩnh vực của ông cái gì là mới nhất trong giai đoạn hiện nay?
NTB: Tôi nghĩ là có những giai đoạn khác nhau của sự thức tỉnh các khái niệm kinh tế thị trường ở Việt Nam. Giai đoạn đầu tiên là tôi cổ vũ các hãng công nghiệp, sau đó thì đến giai đoạn của các hãng dịch vụ tài chính và ngân hàng, sau đó là các hãng liên quan đến công nghệ thông tin. IBM là khách hàng của tôi, thậm chí IBM đã từng làm việc trong văn phòng của tôi. Tôi là người đưa KMPG và Pricewaterhouse vào Việt Nam, đưa Citibank vào Việt Nam. Tất cả những giai đoạn khác nhau tôi gọi sự thức tỉnh các khái niệm kinh tế.
FriedmanBước tiếp theo là gì?
NTB: Bây giờ thì chúng tôi phải cấu trúc lại hai thứ cùng một lúc. Thứ nhất là tái cấu trúc lại ý thức của người Việt về kinh tế thị trường, tức là tái cấu trúc lại thể chế kinh tế và có những khía cạnh thể chế chính trị. Chúng tôi đang phấn đấu làm như vậy trên thực tế. Thứ hai là tái cấu trúc về bản chất nền kinh tế. Người Việt nói vậy thôi, làm rất nhiều thứ nhưng không ý thức được về việc khái quát hóa thành lý thuyết. Cho nên nếu ông thảo luận với người Việt, ông để ý sẽ thấy nhiều nhà chính trị của chúng tôi họ có trí tuệ như một nhà buôn, như một người làm kinh doanh. Bây giờ phải làm thế nào để các quan chức của chính phủ chúng tôi có ý thức về tư cách của người làm chính sách chứ không phải tư cách của nhà buôn. Ông biết rằng chính phủ chúng tôi vừa phải quản lý nhà nước xét về phương diện vĩ mô, vừa phải quản lý hệ thống xí nghiệp của họ. Vì thế cho nên họ trộn lẫn giữa năng lực của nhà buôn với năng lực của người làm chính sách và đôi khi nhầm lẫn địa vị của mình.
FriedmanNếu mà ngày nào đó ông trở thành thủ tướng hay một chức vụ cao nhất của Việt Nam thì ông sẽ làm việc gì trước?
NTB: Tôi mời ông đến Việt Nam tư vấn cho tôi, sau một ngày tôi bàn giao mọi việc lại cho ông thủ tướng kế nhiệm tôi và tôi bàn giao luôn cả ông. Tôi nhớ chủ tịch Citibank khi đến Việt Nam tiếp xúc với chúng tôi và nhiều nhà lãnh đạo khác có hỏi: Chính phủ của các ông có ý thức được những sai lầm của họ không. Tôi trả lời: Chẳng có con chuột nào ý thức được sự hôi hám của nó. Ngay cả bây giờ các con chuột cũng chưa ý thức được. Để ý thức được về sự hôi hám ấy là vô cùng khó.
FriedmanNguồn hôi nhất là gì?
NTB: Nguồn hôi nhất nó nằm giữa khu vực quyền lực và khu vực tài chính, tức là giữa chính trị và kinh tế, đó là một sự liên minh không tự nguyện nhưng rất nhạy cảm. Và sự kết nối có chất lượng tham nhũng nhạy bén hơn nhiều so với kết nối mà ông cổ vũ trong thế giới phẳng.
FriedmanNó đang thay đổi tốt lên hay xấu đi, hay nó vẫn thế?
NTB: Cái xấu càng ngày càng thông minh lên và cái tốt càng ngày hiếm hoi.
FriedmanViệt Nam vẫn đang phát triển 5,5% đấy thôi, vậy vấn đề là gì?
NTB: Có lẽ mọi người trên thế giới hiểu sai về mấy phần trăm tăng trưởng của Việt Nam. Trong các phép tính về tăng trưởng người Việt Nam không hề tính đến những yếu tố cần khấu trừ. Chi phí về môi trường là không được tính đến, chi phí để đảm bảo cho trí tuệ tăng trưởng, đảm bảo cho xã hội luôn luôn có việc làm không được tính đến. Tức là cả môi trường tinh thần lẫn môi trường tự nhiên đều không được tính đến trong tất cả các phép tính. Cái đấy không phải chỉ có ở Việt Nam, cả người hàng xóm vĩ đại của chúng tôi cũng rơi vào tình trạng như vậy.
FriedmanLàm thế nào mà ông thông thái thế?
NTB: Tôi nghĩ rằng người ta muốn hiểu được phụ nữ thì phải yêu họ, tôi yêu cuộc sống này và quan sát nó, nhìn lâu là thấy.
FriedmanNhiều người trẻ hỏi tôi là muốn làm như ông thì phải làm gì. Tôi bảo là, thứ nhất là phải đánh máy rất nhanh, thứ hai là tiếng Anh tốt, thứ ba là phải có kiến thức cơ bản về lịch sử, chính trị, địa lý, nhưng quan trọng nhất là phải thích công việc.
NTB: Yêu con người là động lực cơ bản nhất để con người trở thành kẻ thành đạt.
FriedmanTại sao?
NTB: Không hiểu con người, không hóa thân vào nó thì bằng mắt thường chúng ta không thể quan sát hết được con người. Tôi dành tất cả ngày làm việc của tôi trong tuần vào bữa trưa với các đồng nghiệp của tôi, nói đủ các khía cạnh, bọn trẻ chưa có người yêu thì tôi bảo làm thế nào để có người yêu, còn đối với những người già thì tôi nói rằng làm thế nào để không phải đến bệnh viện. Lâu lâu chúng tôi nói về Putin, chúng tôi không chỉ nói về Putin, chúng tôi nói về những người thích và không thích ông ấy. Khi biết được ai thích ông ấy và ai không thích thì ta biết được nhiều thứ lắm.
Friedman: Tôi thấy là khi thích con người thì con người nở ra như một đóa hoa.
NTB: Nó không chỉ nở ra như một đóa hoa mà còn nở ra như một cục nam châm có thể hút. Con người có một sức hút rất lớn, tâm lý con người cũng tuân thủ các quy luật của trường hấp dẫn. Durkheim giải thích hiện tượng con người hút lẫn nhau rất thú vị.

 

FriedmanÔng thấy Putin như thế nào?
NTB: Tôi nghĩ ông ấy là một ví dụ có lẽ cuối cùng của một nền chính trị cũ và đặc điểm phổ biến của nền chính trị ấy chính là không biết ngượng.
FriedmanÔng có nghĩ là ông ấy có tương lai?
NTB: Nếu mà ông ấy có tương lai thì chúng ta không có, loài người không có.
FriedmanKhi ông ngồi xuống nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Việt Nam, ông nói những điều khá thông thái như thế này họ có hiểu không?
NTB: Có lẽ chúng ta phải cố gắng để hiểu những nhà lãnh đạo của chúng tôi một cách tử tế. Họ là những người thông thái thật chứ họ không ú ớ. Họ là hậu duệ của những người đã điều hành một cuộc chiến tranh khủng khiếp. Để thắng được người Mỹ là việc vô cùng khó.
Friedman: Ông nói chuyện rất hay và tôi có nhiều câu hỏi. Việt Nam là đất nước duy nhất trên thế giới này đánh lại Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, ông có thể giải thích cho tôi điều ấy?
NTB: Người Việt Nam có một năng lực chịu đựng, chịu khổ vượt ra khỏi sự tưởng tượng của con người. Các ông không tưởng tượng nổi sức chịu đựng của họ. Chiến tranh giữa chúng ta với nhau đã kết thúc 40 năm rồi, cho đến bây giờ tôi cũng chưa thấy người Mỹ nào tưởng tưởng được. Tôi là bạn của tất cả các thế hệ đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi cho rằng người Mỹ chưa hiểu được sức chịu đựng gian khổ của người Việt Nam. Ví dụ nền kinh tế từ 7 – 8% xuống còn 5%, có thể xuống còn 2 - 3% thôi thì một số bộ phận mong manh trong giới trí thức của chúng tôi tưởng rằng thể chế này sắp sửa sụp đổ, bởi nền kinh tế không tăng trưởng. Đấy là một sự nhầm lẫn khổng lồ.
Friedman: Sự mạnh mẽ trong lòng nó đến từ đâu?
NTB: Nó đến từ chỗ người Việt rất dễ cảm thông lẫn nhau về chuyện này. Người Việt Nam bao giờ khi đối mặt với nhau họ cũng muốn hơn nhau một chút, vì thế cho nên họ tự làm nở mình trong sự phấn đấu để anh nọ hơn anh kia.
FriedmanCó rất nhiều người Việt Nam hỏi tôi và bây giờ tôi sẽ hỏi ông là Việt Nam sẽ đối phó với Trung Quốc như thế nào nếu Trung Quốc một ngày nào đó quyết định đưa một cái giàn khoan vào biển Đông?
NTB: Tôi nghĩ người Trung Quốc nếu có làm việc ấy thì cũng sẽ thất bại. Người Trung Quốc sẽ lắp được cái giàn khoan ấy, nhưng để khai thác được dầu thì không. Người Việt Nam sẵn sàng đốt cái đó. Đối mặt với người Việt Nam về lâu dài là rất khó, bất kỳ ai.
Friedman: Người Trung Quốc có biết được không?
NTB: Không có một kẻ mạnh nào biết được tất cả mọi thứ về người Việt. Để biết được người Việt thì phải là kẻ yếu. Người Lào chắc chắn là hiểu chúng tôi hơn, người Campuchia hiểu chúng tôi sâu sắc hơn người Mỹ và người Trung Quốc.
FriedmanTôi có một câu nói là ở Mỹ những người có quyền thì chẳng bao giờ nghĩ về nó, còn những người không có quyền thì bao giờ cũng nghĩ về quyền. Điều gì là quan trọng nhất mà tôi có thể nói với người Mỹ về Việt Nam trong thời gian tới?
NTB: Thứ nhất là người Việt Nam rất thích người Mỹ. Tại sao lại thích người Mỹ? Bởi vì người Việt Nam rất yêu tự do, và người Mỹ là những người tự do. Do đó về mặt tự nhiên hai người cùng yêu chung một thứ là tự do. Ở Việt Nam, người đề phòng người Mỹ, phân vân về người Mỹ là chính phủ chứ không phải người dân. Thế nhưng không phải chỉ có chính phủ của những người cộng sản mới phân vân về người Mỹ, mọi chính phủ Việt Nam trước đây và trong tương lai đều phân vân về người Mỹ. Vì phân vân về người Mỹ như một đối tượng quá mạnh nên họ không thể hiểu được người Mỹ. Những người cộng sản Việt Nam hiện nay phân vân về người Mỹ không nhiều bằng ông Thiệu trước đây.
FriedmanTôi cũng đồng ý về mặt văn hóa thì người Việt Nam cũng có cái giống người Mỹ.
NTB: Việt Nam có rất nhiều giai đoạn di dân, nhưng không có cuộc di dân nào mà hứng thú và gian khổ và phải trả giá đắt như người Việt Nam di dân đến Mỹ. Phải nói là họ di dân một cách cực kỳ thành công, họ hạnh phúc. Gia đình nhà tôi cũng đóng góp vào khoảng 200-300 người.
Friedman: 10 ngày trước đây tôi đã ở Ukraina. Tôi đi từ một nước trung bình sống bên cạnh một con gấu, bây giờ tôi đến một nước trung bình sống bên cạnh con hổ. Cả hai nước đều đang muốn tìm cách đối phó với hai con đấy, con gấu thì đang yếu đi, còn con hổ thì càng ngày càng mạnh hơn. Tôi cảm nhận thấy sự song song rất là phù hợp giữa hai nước. Tôi có lẽ là người duy nhất trên thế giới này đã đến cả Hà Nội và Kiev ở thời điểm này.
NTB: Tôi xin kể cho ngài nghe một kỷ niệm của tôi. Đại sứ Ukraina cách đây năm năm ở Việt nam là bạn của tôi. Ông ấy khoe với tôi về cuộc cách mạng Cam. Tôi có hàng tuần liền để nói chuyện với ông ấy và tôi đả phá mọi cuộc cách mạng, không chỉ có cách mạng cam. Tôi có một lý thuyết gọi là lý thuyết phi cách mạng hóa đời sống chính trị. Ông ấy đề nghị tôi đến Kiev nói chuyện với hội đồng an ninh quốc gia của Ukraina. Ông ấy chuẩn bị rất cẩn thận, nhưng trong lúc đó thì một cuộc cách mạng khác lại diễn ra và tôi không đi được. Ông ấy đành phải triệu đài truyền hình Kiev đến phỏng vấn tôi tại Hà Nội.
Tất cả các quốc gia thuộc không gian hậu Xô Viết đều trải qua những cuộc cách mạng như vậy. Không gian hậu Xô Viết là đề tài khoa học chính trị mà tôi nghiên cứu 20 năm nay. Kết quả của sự quan sát ấy là tôi viết được một quyển sách có tên là “Cải cách và sự phát triển”, tức là tôi cổ vũ các cuộc cải cách. Ngay cả cuộc cách mạng Pháp vĩ đại thì cái mà nước Pháp nhận được là Bonaparte chứ không phải là tự do. Cách mạng tháng 10 cũng vậy. Có lẽ có một cuộc cách mạng mà người ta không phải trực tiếp nhận được kết quả quá tiêu cực, đó là cách mạng Mỹ. Tôi đang phân vân là không biết cái gọi là cách mạng Mỹ nó có chất lượng cách mạng thật không hay nó là một cuộc cải cách chính trị thông minh. Khi tôi đọc cuốn sách “nền dân trị Mỹ” của Tocqueville, qua sự mô tả của ông ấy thì tôi không có cảm giác cách mạng Mỹ là một cuộc cách mạng. Tôi nghĩ có lẽ không gian quyền lực, không gian chính trị của thế giới càng ngày nó càng phẳng theo lý thuyết của ông. Tôi chưa hoàn toàn đồng ý với ông là thế giới phẳng, nhưng tôi đồng ý với ông là không gian chính trị và thế giới chính trị nó đã phẳng. Tất cả các mẹo mực của các nhà chính trị mọi nơi đều được học và ứng dụng ngay lập tức. Nói thật với ông, có lẽ ông gây cho tôi một ấn tượng là ông là một họa sĩ vĩ đại mô tả thế giới trong giai đoạn toàn cầu hóa hay nhất từ trước đến nay. Nhưng ông chỉ mới mô tả nó thôi, còn phân tích các yếu tố để tạo ra sự phẳng, và sự không phẳng tiềm ẩn bên trong của tất cả các yếu tố là công việc tiếp theo tôi đang làm. Trong buổi trao đổi với tiến sĩ Herry Kissinger vào năm 1995 ở Washington DC, tôi có nói Kissinger rằng toàn cầu hóa về kinh tế không phải là một yếu tố nhân tạo mà là một yếu tố tự nhiên, nó tự nhiên đến. Còn toàn cầu hóa về văn hóa buộc phải có vai trò của tri thức.
FriedmanKhi công nương Diana còn sống thì cô ấy đã phàn nàn là trong hôn nhân của cô ấy có ba người. Ở Ukraina và Việt Nam có những nét tương tự ở chỗ là khi mà Putin tỉnh dậy thì nhận ra hôn nhân của mình có ba người. Ngày xưa có Putin và tay sai của ông ta ở Ukraina điều khiển mọi thứ, bỗng nhiên một hôm có một người thứ ba đến. Đó là những người trẻ bắt đầu vươn lên, những người có tham vọng muốn làm người của thế giới. Họ dần dần trở nên một giai cấp mới và họ muốn những trở thành người khác. Họ không cần Mỹ, họ không cần NATO. Họ muốn tham gia vào cộng đồng châu Âu. Ở Việt Nam có nhóm nào giống như vậy không, và ông có phải là chủ tịch của họ không?
NTB: Phải nói với ông là rất nhiều người mời tôi làm chủ tịch của những nhóm như vậy nhưng tôi từ chối. Những trí thức Việt Nam thông minh là những trí thức không tranh dành quần chúng với những người cộng sản cầm quyền. Tôi không định tranh dành quần chúng của họ. Tất nhiên, tôi không làm người thứ ba trong câu chuyện hôn nhân này. Tôi nghĩ là tôi có thể trở thành bố vợ của nhân vật thứ ba. Ở Việt Nam có cả một thế hệ có kinh nghiệm về chuyện mà ông mô tả trong ví dụ của ông, không phải thế hệ ông Tuấn và ông Quang mà thế hệ trước nữa, thế hệ tôi. Người Việt Nam khi lập gia đình vào thế hệ của tôi thường vẽ tình yêu một cách rất đẹp. Hạnh phúc hay sự tồn tại của hôn nhân được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn có chất lượng vẽ như vậy. Tất cả các cặp vợ chồng chán nhau đến mức nào đó nhưng không dám nói, bởi vì họ bị ràng buộc bằng những tiêu chuẩn vẽ. Khi thời cuộc thay đổi, đất nước chúng tôi mở cửa thì bỗng nhiên những người đàn ông đẹp đẽ theo tiêu chuẩn cũ trở thành những thằng hèn xuất hiện trước mắt tất cả các cô vợ cùng một lúc. Phải nói rằng, do hoàn cảnh, do việc phải đối mặt với sự thiếu thốn, họ bắt đầu thức tỉnh để đòi hỏi. Các trí thức của chúng tôi giải thích là do nhu cầu về tự do làm cho con người đòi hỏi cái nọ, cái kia, nhưng không phải như vậy. Thực ra tự do là phương tiện để con người thay đổi số phận của mình, chứ không phải tự do là cái người ta đòi hỏi để ăn. Và tự do mà người ta đòi hỏi để thay đổi thân phận của mình ở Việt Nam bắt đầu từ người phụ nữ. Ở Việt Nam tất cả các mặt tích cực lẫn tiêu cực bao giờ cũng bắt đầu từ người phụ nữ. Chính phủ chúng tôi muốn chống tham nhũng một cách có hiệu quả thì phải đề nghị những người phụ nữ khuyên bảo chồng hay đòi hỏi chồng là không được đem những đồng tiền ăn cắp mang về nhà. Còn khi họ vẫn yêu cầu đem về nhà thì các ông chồng vẫn tiếp tục ăn cắp.
Tôi có những người bạn có cương vị khá cao ở Trung Quốc. Tôi quen những người Mỹ ba thế hệ có mặt ở Bắc Kinh, người ta nói rằng tham nhũng ở Trung Quốc dần dần sẽ bớt đi, bởi vì khi con cái họ có tiền đi du học, đi làm lương cao thì người ta tự hào và sẽ bớt tham nhũng, tôi chỉ cười. Tôi nói: rồi các bạn xem thực tế sẽ thế nào.
FriedmanTầng lớp trung lưu này nó cũng đang phát triển?
NTB: Nó đang phát triển nhưng nó phát triển không giống như cái mà phương Tây chờ đợi. Những yếu tố xấu là yếu tố chủ yếu cấu tạo ra tầng lớp trung lưu. Tầng lớp trung lưu về cơ bản là tầng lớp xấu.
FriedmanNhững yếu tố xấu ấy là gì?
NTB: Thứ nhất, các phẩm hạnh con người, các tình cảm cơ bản mà con người cần phải có nó không còn trong giai đoạn hiện nay, hay nói cách khác là tính nhân hậu thoái hóa một cách rất đáng để than phiền. Thứ hai là coi thường lớp dưới. Họ mất đi sự cảm thông đối với tầng lớp dưới, do đó nó không cấu tạo thành tấm gương cho sự phát triển các giá trị, mà nó trở thành thứ Doping thúc đẩy những mặt bệnh hoạn của sự phát triển. Trong tất cả các yếu tố cần phải chăm sóc để phát triển ở Việt Nam thì yếu tố đạo đức vẫn là một yếu tố buộc phải chú ý tới. Chúng ta muốn có một thế giới mà con người vẫn còn tử tế, hay nói cách khác là nó vẫn còn giữ nguyên các tiêu chuẩn cơ bản của con người thì chúng ta buộc phải chăm sóc đạo đức.
Friedman: Gọi nó là quyền công dân có được không?
NTB: Không. Giá trị công dân hay tiêu chuẩn công dân là một khía cạnh tốt, nhưng không phải là khía cạnh cực tốt trong cái tôi vừa nói. Ở phương Tây có một khái niệm mà tôi cho rằng có thể tiếp cận với tương lai của loài người đó chính là “quyền con người”. Tôi đã gọi thế kỷ XXI này là thế kỷ về quyền con người. Đấy là động lực cơ bản để phát triển của thế kỷ XXI.

 

FriedmanTừ Việt Nam ông nhìn thấy Mỹ như thế nào?
NTB: Tôi vẫn nói với nhiều người Mỹ, trong đó có cả ông đại sứ là người Mỹ phải cố gắng đi qua cơn khủng hoảng này. Bởi vai trò kéo cỗ xe nhân loại đi lên vẫn tiếp tục đặt trên vai người Mỹ. Tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ là tốt nhất trong tất cả các lực lượng trung lưu có ở trên thế giới này.
FriedmanÔng có nghĩ rằng Trung Quốc sẽ vượt chúng tôi không?
NTB: Tôi nghĩ rằng thế giới đang có một sự lộn xộn về tiêu chuẩn, do sự khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ mà ngay cả người Mỹ cũng không còn tự tin vào giá trị của mình. Nhưng tôi cho rằng điều đó không kéo dài, người Mỹ sẽ lấy lại và đấy là điều may của nhân loại. Ông có thể kiểm nghiệm điều ấy ngay mà không cần phải nghe một mình tôi, ông có thể phỏng vấn mọi người trên thế giới. Sự trẻ trung về mặt văn hóa của nước Mỹ tạo ra một khả năng là tầng suy thoái nó không dầy như châu Âu. Nước Mỹ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa hay quốc gia cộng sản nhất trên thế giới. Bởi vì nước Mỹ là một nước có lượng dân nhập cư khổng lồ và nó luôn luôn được làm nghèo thường xuyên để không trở thành những kẻ giàu có quan liêu. Sự được làm nghèo thường xuyên luôn làm thức tỉnh người Mỹ, làm cho họ có kinh nghiệm về sự nghèo khổ của nhân loại và do đó họ có khả năng lãnh đạo thế giới.
Cách đây hai ngày có một tờ báo phỏng vấn tôi về khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có một Bộ trưởng nói rằng ông ấy không nhìn thấy ở đâu khái niệm ấy, mô hình ấy. Nhà báo đến hỏi tôi: ông có thấy nó ở đâu không? Tôi trả lời: tôi thấy hàng ngày. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? Là một nền kinh tế mà ở trong đấy các lực lượng kinh tế của nhà nước là chủ yếu và tất cả các khái niệm liên quan đến sở hữu đều mơ hồ, đều do dự, đều không nhất quán. Đấy là hai đặc điểm cơ bản quy định một nền kinh tế là kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi cho rằng trong tất cả các phổ quát của nền văn minh mà chúng ta đang sống thì khái niệm sở hữu là quan trọng nhất. Trên cơ sở của đặc điểm khác nhau, mức độ khác nhau của khái niệm sở hữu mà người ta định ra tính chất chính trị của chế độ. Như thế chúng ta có thể khái quát hóa bản chất của chiến tranh lạnh là sự xung đột của các hệ thống sở hữu.
FriedmanCó hai loại đất nước trên thế giới bây giờ, một loại đất nước cố làm cho chính phủ mạnh lên, một loại cố làm cho dân giàu lên. Người Việt Nam hơi mắc bệnh sợ không ra ngoài, bởi nó cũng đang muốn chính phủ nó mạnh, nhưng cũng đang muốn dân mạnh?
NTB: Cũng không phải thế, đấy là một sự hiểu lầm của các ông. Bởi vì các quan chức của chính phủ có hai địa vị, địa vị là quan chức của chính phủ và địa vị là người dân, do đó họ chăm sóc cả hai thứ. Cách ngắn nhất để chăm sóc có hiệu quả bên trái của câu chuyện này, tức là mặt nhân dân ở trong người công chức ấy, đó là tham nhũng. Cách tốt nhất và dễ nhất là tham nhũng. Tôi nhìn thấy hiện tượng tham nhũng và tôi viết về nó thú vị lắm. Bài toán của những dân tộc như chúng tôi, của đất nước chúng tôi là rất khó. Giới trí thức chúng tôi hay chỉ trích Chính phủ, nhưng tôi đang rất phân vân trong việc đổ lỗi cho Chính phủ. Nước Nga chẳng hạn, nước Nga ra khỏi chủ nghĩa cộng sản rồi nhưng nó không đến tự do. Vậy nó ở đâu? Đấy là một câu hỏi không thể trả lời một cách dễ dàng. Nếu trả lời một cách thẳng thắn thì bắt buộc chúng ta phải xúc phạm cá nhân tổng thống Putin, mà tôi không muốn làm việc đấy. Nhưng ông ấy không dắt nước Nga đi đến dân chủ được, bởi ông ấy không có khái niệm về dân chủ thật, ông ấy không có đam mê dân chủ, ông ấy hành động như một chủ tịch của công ty chứ không phải tổng thống nước Nga.
Trung Quốc cũng thế. Rất nhiều người phương Tây cứ mô phỏng, suy đoán về tương lai Trung Quốc. Tương lai của Trung Quốc vô cùng dễ đoán. Một quốc gia phát triển theo khuynh hướng ấy không thể tránh tan rã được, vấn đề là nó tan rã theo kịch bản nào, tan rã nhà nước hay tan rã một nền kinh tế. Có cả kịch bản tan rã về mặt văn hóa nữa chứ không chỉ đơn thuần là kinh tế hoặc chính trị. Bởi thực ra đấy là một cộng đồng văn hóa rất vô lý. Ông cứ thử tượng tượng xem có một nền văn hóa nào bao vây toàn bộ, tịch thu toàn bộ tự do của hơn một tỷ con người. Tan rã kinh tế vì khoảng cách giàu nghèo, tan rã chính trị vì cát cứ vùng miền, tan rã về văn hóa, đấy là những sự tan rã khủng khiếp, không thể nào tưởng tượng được.
Lịch sử của Trung Quốc là lịch sử giữa hai cuộc tan rã, lịch sử Việt Nam là lịch sử giữa hai cuộc chiến tranh, mà là chiến tranh xâm lược. Cho nên để nghiên cứu thân phận những dân tộc như dân tộc chúng tôi buộc phải rất cẩn thận. Tôi lấy ví dụ như người Hàn Quốc hay người Nhật chẳng hạn. Họ tham gia cuộc chiến tranh, họ dây dưa vào cuộc chiến tranh với một nước Mỹ ở trạng thái trước đây. Nhưng nếu họ dây dưa vào cuộc chiến tranh với nước Mỹ ở trạng thái hiện nay, chưa chắc họ đã có số phận giống như họ đang có. Ông có thấy nước Mỹ từ thời chiến tranh thế giới thứ hai và nước Mỹ bây giờ là hai nước khác nhau? Nước Mỹ bây giờ là nước Mỹ của những người ngụ cư, còn nước Mỹ của chiến tranh thế giới thứ hai là nước Mỹ đã có màu sắc dân tộc. Giới trí thức chúng tôi bây giờ rất trông đợi vào nước Mỹ vì họ không nghiên cứu về nước Mỹ thật, họ chỉ nghiên cứu nước Mỹ mà họ nghĩ trong đầu, không phải nước Mỹ tồn tại bên ngoài.
Hoàng Anh TuấnSáng nay ông Friedman có nói chuyện với sinh viên ở Đại học Quốc gia, có một cô sinh viên phát biểu, cô ấy bảo là bây giờ cô ấy cảm thấy mạnh mẽ hơn, được tiếp thêm sức mạnh về không gian kinh tế, không gian về tự do cá nhân, mà không động chạm đến không gian chính trị.
NTB: Có nhà chính trị thật sự, mà là nhà chính trị cỡ cao cấp, cỡ thứ trưởng còn bảo tôi bày cho ông ấy cách nào không động đến cải cách chính trị mà vẫn phát triển kinh tế được.
FriedmanKhông thể làm được.
NTB: Tôi nói với các anh ấy là không có cách gì. Tôi đã từng phê bình một ông bộ trưởng. Tôi bảo bây giờ các kinh nghiệm của anh không còn giá trị nữa, anh phải hướng các anh ấy đi tìm giải pháp lý thuyết. Không có giải pháp lý thuyết, không có cách gì để giải bài toán Việt Nam được.
FriedmanỞ Việt Nam không có vẻ như là có cách mạng?
NTB: Nó không có khả năng cách mạng. Cách mạng là một khả năng. Thực ra mà nói, chúng tôi giải thích về cuộc cách mạng tạo ra chế độ này không gần khoa học lắm. Chúng tôi không có năng lực cách mạng. Người ta nhầm lẫn giữa năng lực chiến tranh và năng lực cách mạng. Năng lực cách mạng cao hơn nhiều, không so sánh năng lực chiến tranh với năng lực cách mạng được.
FriedmanNếu tôi nói là các ông đã làm cho đất nước tự do chứ chưa làm cho con người tự do, ông thấy thế nào?
NTB: Cái đó thì tôi đã viết trong một bài có tên là “Cuộc giải phóng nửa vời”. Khi nào không giải phóng con người thì không có giải phóng. Nếu chúng ta không giải phóng con người, thì chúng ta chỉ thay thế nhà cầm quyền này bằng một nhà cầm quyền khác. Một nhà cầm quyền chiếm đóng nước ngoài thì dễ đánh nó, nhưng đánh đổ một nhà cầm quyền nội địa vô cùng khó. Chúng tôi không có năng lực cách mạng, chúng tôi chưa làm cuộc cách mạng nào đến đầu đến đũa. Nhiều khi dùng nhiều thời gian để nghĩ quá thì đâm ra cái gì mình cũng nhìn thấy mặt trái và nó làm mình bớt hạnh phúc đi. Tôi có hoàn cảnh rất hạnh phúc nếu tôi nghĩ vừa phải.
FriedmanTôi thấy mọi người ngồi đây nói chuyện khá là thẳng thắn, tôi ra đường cũng không cần phải tự biên tập mình nhiều lắm. Nhưng chúng ta có thể đi được đến đâu?
NTB: Tôi nghĩ là nếu riêng tư thì nói được nhiều thứ lắm. Ví dụ ở Việt Nam có một tổ chức khá bảo thủ, đó là trường Đảng, là nơi người ta dạy ra các nhà chính trị để phục vụ sự nghiệp của đảng. Họ kéo một lúc 30 giáo sư đến trao đổi với tôi, mỗi một giáo sư như vậy có thể đưa ra những ý kiến để có thể trói gô cả làng chứ không phải một phó thường dân như tôi. Nhưng tôi nói chuyện với họ rất thoải mái, thậm chí tôi nói phải phi chính trị hóa giáo dục đi. Họ bảo tôi rằng: chúng tôi là người dạy chủ nghĩa Marx-Lenin, bây giờ phi chính trị hóa giáo dục thì chúng tôi dạy ở đâu bây giờ. Có thể nói về nhiều điều, nhưng một điều cực kỳ quan trọng là khi anh nói với người ta kể cả những mặt tiêu cực nhất thì anh không được nói bằng hai giọng: xem người ta là địch, và xem người ta là thấp. Khinh người ta, và xem người ta dưới mình là điều rất cấm kỵ. Có một nhà chính trị cỡ nguyên thủ có gọi tôi đến nhà, ông ấy hỏi tôi là tôi mới viết có hai bài mà dư luận đã ầm ĩ lên, anh viết những năm quyển sách mà không ai nói gì anh, anh giải thích cho tôi. Tôi bảo tôi nói không phải với tư cách một nhà Marxist mà với tư cách một con người.
FriedmanCảm ơn ông rất nhiều. Tôi thấy buổi nói chuyện này rất thú vị!