Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

BỨC THƯ ĐẶC BIỆT NGÀY HÔM NAY

Cho rằng bức thư này có thể được các vị quan tâm, mỗ xin đưa về để các vị đọc và suy xét 

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Bảy, ngày 19 tháng 12 năm 2015 | 19.12.15

Đôi lời: Trang Ba Sàm nhận được một số tài liệu tuyệt mật nhưng không có điều kiện kiểm chứng......  chúng tôi xin được phổ biến 9 trang tài liệu này nhằm mục đích bạch hóa thông tin, để độc giả có cái nhìn rõ hơn về những gì đang diễn ra  mà không nhằm mục đích ủng hộ hay đứng về bất kỳ phe nhóm nào.
___

H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H2
H3

NHỮNG CÁO BUỘC VÀ BIỆN HỘ

THƯ CỦA TT NGUYỄN TẤN DŨNG GỬI TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ BCT

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Bảy, ngày 19 tháng 12 năm 2015 | 19.12.15

Đôi lời: Trang Ba Sàm nhận được một số tài liệu tuyệt mật nhưng không có điều kiện kiểm chứng... chúng tôi xin được phổ biến 9 trang tài liệu này nhằm mục đích bạch hóa thông tin, để độc giả có cái nhìn rõ hơn về những gì đang diễn ra bên trong chế độ. Phổ biến những thông tin này trên trang Ba Sàm, không nhằm mục đích ủng hộ hay đứng về bất kỳ phe nhóm nào.

___



H1

H1

H1

H1

H1

H1

H1

H2

H3


Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

THẬT LÀ NGOÀI SỨC TƯỞNG TƯỢNG !

Choáng váng với phúc lợi xã hội ở Dubai

arabic clothing
 
Dubai là thành phố đông dân nhất của các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (viết tắt là UAE). Nghe nói rằng, khắp nơi trong thành phố này đều là những gia đình quý tộc giàu có.

   Ngày 01/11 vừa qua, để kỷ niệm ngày giao thông công cộng, chính quyền Dubai đã có chính sách rằng người dân đi bằng phương tiện giao thông công cộng sẽ có cơ hội nhận được phần thưởng lên đến 4kg vàng.

Phúc lợi về nhà ở

Tất cả người dân địa phương đều được chính phủ phân đất phân nhà.
Tại đây, bất kỳ cặp vợ chồng nào vừa kết hôn lần đầu tiên đều được chính phủ cấp cho một căn biệt thự, cộng thêm một số tiền gọi là “phụ cấp kết hôn” lên đến khoảng 80.000 USD (hơn 1,7 tỷ VNĐ). Các cặp vợ chồng khi sinh được một em bé sẽ được chính phủ cấp cho một căn nhà rộng khoảng 100m2. Bất luận là sinh mấy con, cứ sinh một con sẽ được một căn nhà, tuy nhiên phải mất thời gian chờ đợi, có gia đình phải đợi mấy năm mới đến lượt.

14438889379502

Ngoài ra, với mỗi em bé ra đời, cha mẹ sẽ nhận được tiền nuôi dưỡng do chính phủ cấp, số tiền này đủ để chi trả các khoản sinh hoạt cần thiết để nuôi dưỡng một đứa trẻ.
Người dân bản địa rất tự hào về những phúc lợi mà họ được hưởng, đồng thời có nhiều người khác nhìn thấy những phúc lợi này nên sẵn sàng kết hôn với những người dân bản địa ở đây.

Chế độ khám chữa bệnh miễn phí

  Tại đây, tất cả các bệnh viện công lập đều khám chữa bệnh miễn phí cho người dân bản địa. Thậm chí đối với nhân viên có quốc tịch nước ngoài cũng chỉ cần chi trả số tiền phí là khoảng 2 USD (hơn 40.000 VNĐ) là cũng được khám chữa bệnh miễn phí.
Trường hợp, bệnh nhân được bác sĩ yêu cầu phải ra nước ngoài phẫu thuật thì toàn bộ chi phí phẫu thuật đó chính phủ sẽ chịu trách nhiệm chi trả. Thậm chí chính phủ còn trợ cấp cho người đi theo chăm sóc bệnh nhân một số tiền là khoảng 1,4 triệu/người/1 ngày.

Chế độ tiền lương

   Một người dân bình thường ở đây có mức lương khoảng từ 3.000 USD – 5.500 USD (khoảng 65 triệu – 120 triệu VNĐ). Nhưng những khoản chi tiêu hàng tháng của họ chủ yếu chỉ là tiền ăn, tiền điện thoại, còn tiền nước và tiền điện chỉ thu theo mức “tượng trưng” (giá điện chỉ 0,5 dirhams/1 số, khoảng hơn 2.000 VNĐ/1 số). Vì vậy, chi phí dành cho các khoản sinh hoạt thiết yếu hàng tháng của một gia đình bình thường chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tiền lương mà họ nhận được. Cho nên, việc người dân UAE đi du lịch nhiều lần trong năm là một hiện tượng hết sức bình thường.
14438889390918

Chính phủ cũng tuyển dụng rất nhiều người dân bản địa làm các công việc quản lý và những vị trí chủ chốt khác. Thậm chí nhân viên công chức của chính phủ cũng có một phần là người dân quốc tịch khác di cư đến làm việc. Điều không công bằng chính là, những nhân viên bản địa nhàn nhã này sẽ có mức lương cao hơn rất nhiều so với những nhân viên quốc tịch nước ngoài. Hơn nữa mỗi năm họ còn được tăng lương và định kỳ được thăng chức. Không có căn cứ gì để xác định cho việc này, chỉ vì họ là dân bản địa!
Ngoài ra, nhân viên bản địa cũng chưa bao giờ bị cho thôi việc…

Phúc lợi giáo dục

   Những công dân của UAE đều được đi học miễn phí tại các trường công lập bao gồm cả ba cấp là tiểu học, trung học và đại học. Đồng thời, mỗi học sinh còn được nhận một khoản phụ cấp “tiêu vặt” nhất định. Điều đáng được nhắc tới chính là, con của những nhân viên có quốc tịch nước ngoài nhưng làm việc cho chính phủ cũng được miễn học phí hoàn toàn.
1443888940176

  Tại các trường công lập, thầy cô giáo không bao giờ được quá nghiêm khắc đối với học sinh. Đối với những học sinh có thành tích quá kém, cha mẹ có thể gọi điện để xin sửa đổi. Thậm chí y tá trong trường cũng không áp dụng biện pháp gì nghiêm khắc khi có học sinh “đại náo” trong phòng y vụ. Bởi vì người bản địa kỳ thực không có nhiều, đa số là những gia tộc lớn, nếu trường hợp đối xử quá khắt khe với học sinh có hoàn cảnh gia đình thuộc hàng quý tộc. Cha mẹ chúng chỉ cần gọi một cuộc điện thoại, nhân viên trong trường có thể phải nghỉ việc.
14438889419575

  Công dân UAE đi học đại học ở nước ngoài cũng được chính phủ chi trả học phí, ngoài ra còn trợ cấp cho mỗi sinh viên một số tiền khoảng 830 USD/tháng (khoảng 18 triệu VNĐ). Những sinh viên có thành tích tốt còn nhận được phần thưởng là một số tiền khá lớn. Thậm chí, mỗi sinh viên này còn được phép có một người (là cha, mẹ, vợ, con) đi theo hỗ trợ mà cũng được chính phủ chi trả tiền sinh hoạt. Vì vậy, những sinh viên người UAE đến châu Âu, châu Mỹ du học đều không cần phải đi làm thêm để kiếm tiền.

Ngoài ra còn có:

1. Mỗi năm chính phủ UAE đều trích ra khoảng 340 triệu USD (khoảng 7500 tỷ VNĐ) để trợ cấp cho những gia đình khó khăn.
2. Nếu như một người dân bản địa kết hôn với một người góa vợ hoặc góa chồng sẽ nhận được nhiều phúc lợi hơn nữa.

3. Những người trẻ tuổi có tiền lương không cao, khi kết hôn đều có thể xin chính phủ trợ giúp. Trong điều kiện bình thường, họ có thể được chính phủ trợ cấp cho hơn 25.000 USD (khoảng 550 triệu VNĐ) tiền chi phí tổ chức đám cưới.

4. Dubai quy định, mỗi người dân ngoại quốc muốn làm ăn buôn bán ở đây phải được một người dân bản địa đứng ra bảo lãnh và hàng năm phải chi trả cho người dân bản địa đó một khoản chi phí. Đây cũng là con đường phát tài của người dân bản địa.

5. Theo cư dân mạng chia sẻ, Dubai trợ cấp cho người dân nghèo bản địa lên đến 8000 dirhams/người/tháng tương đương hơn 1.500 USD/người/tháng (khoảng hơn 33 triệu VNĐ).
Bạn có muốn di dân sang Dubai không? Việc này không dễ dàng đâu nhé!

                                                                    Theo Letu.life                                                                                                   Mai Trà biên dịch

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

SINGAPORE ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ ĐẢM BẢO HÒA BÌNH VÀ TIẾN BỘ CỦA MĨ

Thứ Sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2015 | 11.12.15

ng-eng-hen


Trong tình hình bối cảnh khu vực đang thay đổi, sự hiện diện tiếp tục của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là điều cần thiết nhằm bảo đảm hòa bình và tiến bộ, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố như vậy ngày hôm qua (10 tháng 12).

Quyết tâm của Mỹ ‘nhằm tiếp tục vai trò của mình như là một “thế lực chủ đạo và ổn định” đối với khu vực này là rất quan trọng, ông nói. “Khu vực này – trừ việc ASEAN đóng vai trò trung tâm – còn lâu mới có các liên minh và các mối quan hệ đối tác vững chãi mà châu Âu đã hình thành, như EU (Liên minh châu Âu) và NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương),” Tiến sĩ Ng nói.

“Khu vực của chúng ta không thể nào chấp nhận tình trạng bất định mà châu Âu phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng Libya năm 2011 và cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014. Điều này sẽ là quá bất ổn và có thể dẫn đến một loạt các kết quả không mong muốn và chưa bao giờ được nghĩ tới tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”

Phát biểu tại một sự kiện được tổ chức tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNA), Tiến sĩ Ng, người đang có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng trong thập niên qua, chi tiêu quân sự ở châu Á và châu Đại Dương tăng khoảng 62 phần trăm – nhiều hơn gấp 10 lần so với mức tăng chi tiêu quân sự của châu Âu.

“Trong thực tế, nếu xét về con số tuyệt đối, chi tiêu quân sự của riêng châu Á, vào khoảng 400 tỷ đô la, đã vượt qua mức chi tiêu của châu Âu vào năm ngoái,” ông nói.

Đầu tuần này, Singapore đã đồng ý cho phép Mỹ triển khai các máy bay do thám lần đầu tiên trong tháng này, một động thái đã dẫn tới phản ứng từ Trung Quốc nói rằng việc triển khai này là nhằm quân sự hóa khu vực và gây phương hại đến hòa bình khu vực. Việc triển khai máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Mỹ diễn ra vào thời điểm căng thẳng ở Biển Đông đang tăng cao do Trung Quốc theo đuổi một cách xác quyết các tuyên bố chủ quyền của mình ở đó.

Bình luận về việc triển khai lần đầu tiên này, Tiến sĩ Ng nhắc tới trong bài phát biểu của mình một thỏa thuận năm 2012 cho phép Mỹ triển khai luân phiên bốn chiến hạm tác chiến ven bờ tại Singapore. “Singapore đã luôn tin rằng Hoa Kỳ, nước mà sự hiện diện của nó trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một lực lượng giúp duy  trì hòa bình và ổn định khu vực, đóng một vai trò quan trọng trong kiến ​​trúc an ninh của khu vực”, ông nói.

Tiến sĩ Ng nói thêm rằng chính vì niềm tin này mà sau khi căn cứ không quân Clark và Vịnh Subic ở Philippines bị đóng cửa, Singapore đã ký Bản ghi nhớ năm 1990 với Mỹ, trong đó tạo điều kiện cho Mỹ tiếp cận các căn cứ hải quân và không quân của Singapore.

Ông lưu ý rằng trong bảy thập niên qua, Mỹ là một cường quốc toàn cầu hàng đầu và đã cung cấp an ninh cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giúp cho khu vực có được sự ổn định mà các nền kinh tế mới nổi cần để phát triển. Tuy nhiên, cần đạt được một “sự chung sống mới” (giữa Mỹ) với các cường quốc đang lên như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như phù hợp với nguyện vọng của các quốc gia thành viên ASEAN, ông nói.

Tiến sĩ Ng nhắc lại rằng sự tin tưởng chiến lược lớn hơn giữa các bên liên quan trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là rất quan trọng trong việc bảo đảm hòa bình và ổn định lâu dài cho khu vực, và nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy đối thoại và hợp tác thiết thực. Ông nói: “Quan trọng không kém sự hiện diện tiếp tục của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là việc chỉ riêng mình Mỹ không thể đảm bảo hòa bình và ổn định liên tục. Để đạt được điều này, chúng ta cần phải xây dựng lòng tin chiến lược lớn hơn giữa tất cả các bên liên quan trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”

Trích dẫn các điển hình như các cuộc tuần tra tại Eo biển Malacca, Trung tâm Phổ biến Thông tin của Singapore, và cuộc diễn tập an ninh hàng hải và chống khủng bố của ADMM + sắp tới, ông nói thêm rằng: “Trong hơn hai thập niên qua, các bên liên quan trong khu vực đã thể chế hóa các nền tảng hợp tác mới … Các bộ quốc phòng của chúng ta đang phối hợp với nhau để đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. ”

Sau bài phát biểu của mình tại CNA, Tiến sĩ Ng đã gặp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ông cũng đã có các cuộc gặp với Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương John Brennan và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Ed Royce.

Trước đó, Tiến sĩ Ng đã thảo luận với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Corker và các đồng Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị với Singapore, Dân biểu Denny Heck và Dân biểu Bradley Byrne.

Nguồn: “US presence key to region’s security, says Ng”, Today Online, 11/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

(Nghiên Cứu Quốc Tế)

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

HÀNH XỬ " KHÁC THƯỜNG " CỦA BÊN THẮNG TRẬN

  Là "Bên thắng trận" trong Chiến tranh Thế giới II, quân đội Mĩ đã chiếm đóng nước Nhật. Trong 7 năm chiếm đóng họ đã hành xử theo cách của mình,làm được nhiều việc cho người Nhật. Do đó họ đã xóa được hận thù của bên bại trận và còn nhiều hơn thế. ( Nhưng cũng có bên thắng trận đã hành xử theo cách khác nên đã để lại những hậu quả năng nề... ). Mời các Cụ làng ta đọc bài dưới đây:

Vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima. (Ảnh: Internet)

Tướng quân MacArthur là danh tướng của Mỹ. Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế vô số người Nhật muốn xé xác ông, còn ông cũng hận người Nhật thấu xương.

Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng (Ảnh: Internet)
                               Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng (Ảnh: Internet)

Vào 2 giờ 30 phút chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật Bản, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước, mất nước, mất nước”.

Nhưng tướng MacArthur mang quân đến vì hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn gây áp lực đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật vô cùng chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó khăn để đi qua nhau, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu mình là kẻ chiến thắng thì mình có làm được như thế không?

Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.

Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật xây dựng tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.

Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt cho mình để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận. Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công đoàn”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương tối thiểu và thời gian làm việc tối đa.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh đưa ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp này. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.

Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm đóng chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm đóng, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại hạnh phúc cho nhân dân quốc gia bị chiếm đóng. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời ban cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

    Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, không mất một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang. Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn tướng quân MacArthur

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”

Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng, tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!

Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”

Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.

(Đại Kỷ Nguyên VN)

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

ĐÔI ĐIỀU VỀ CẶP VỢ CHỒNG QUYỀN LỰC ZUCCKERBERG

   Mark Zuckerberg và Priscilla Chan là đôi vợ chồng quyền lực mới của thung lũng Silicon.
Chồng là người sáng lập ra mạng xã hội quyền lực và lớn nhất hành tinh, trang mạng đã thay đổi cách hàng tỉ người trong chúng ta giao tiếp hàng ngày, thậm chí hàng giờ.
Vợ là bác sỹ tốt nghiệp đại học ở Harvard và San Francisco. Trái với mô tả trong phim về sự khởi đầu của Facebook, cô đã ở bên Mark hơn chín năm qua.
Ngày nay, Mark Zuckerberg và tiến sỹ Priscilla Chan là cặp đôi có ảnh hưởng nhiều nhất ở thung lũng Silicon.
Và đó là vì, trong năm qua, Mark Zuckerberg đã thay đổi.
Giờ đây anh là một người đàn ông mặc com-lê khi tiếp đón và được tiếp đón bởi những người đứng đầu chính phủ.
Anh là một người đã học tiếng Trung dường như chỉ trong vài tháng, sử dụng ngôn ngữ mới của mình để gây ấn tượng trong hội trường có sự góp mặt của các học sinh Trung Quốc, và đặc biệt là chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Và đừng quên, giờ anh là cha của một bé gái
Trong lĩnh vực kinh doanh, anh đã có những quyết định mua lại khôn ngoan. Instagram, Whatsapp, và công ty thực tế ảo Oculus Rift - tất cả những vụ mua bán đó củng cố sức mạnh của Facebook, dẫu cho chính Facebook không còn được đám trẻ ưa chuộng.
Tất cả thể hiện một điều hiếm hoi xảy ra ở thung lũng Silicon – sự cân bằng giữa công việc và đời sống riêng.
Cùng với sự ra đời của con gái Max, Zuckerberg sẽ có một bước đi lạ thường, ít nhất là Mỹ, đó là nghỉ 2 tháng để chăm sóc con.
Tuy vậy, thông báo lớn hôm nay, ít nhất là đối với chúng ta, chỉ tập trung về Sáng kiến Chan Zuckerberg.
Theo chân Bill và Melinda Gates, Sáng kiến Chan Zuckerberg nói rằng họ hướng tới những chương trình nhằm phát triển “sự công bằng, giáo dục và nâng cao năng lực con người”.
Tất cả sẽ được tài trợ bằng cổ phần của Zuckerberg. Anh định cho đi 99% cổ phiếu, có giá trị hiện tại 1 tỉ đôla mỗi năm
Trong thông báo, Facebook nhấn mạnh những nỗ lực thiện nguyện trước đó của Zuckerberg bao gồm hàng triệu đôla quyên góp cho các
Image copyright Getty
trường học và bệnh viện, và số tiền được dùng để ngăn chặn sự lây lan của Ebola.
Rất nhiều người sẽ đặt câu hỏi về sự chân thành của Zuckerberg khi một mặt quyên góp cho các trường học, thì công ty của ông đóng một phần thuế rất nhỏ ở các thị trường lớn nhất thế giới. Lấy Anh Quốc làm ví dụ, năm ngoái, công ty chỉ đóng 4,327 bảng Anh thuế doanh nghiệp (tương đương 6,643 đôla Mỹ) cho chính phủ.

Những tranh cãi về chính sách.

Và từ đó xuất hiện những ảnh hưởng về chính trị
Trong những tuyên bố về Chan Zuckerberg, ông chủ Facebook đề cập đến việc số tiền sẽ được sử dụng để “quyên góp cho những tổ chức không lợi nhuận, tạo ra những khoản đầu tư cá nhân và tham gia vào những tranh luận về chính trị, với mục tiêu tạo ra ảnh hưởng tích cực với những nhu cầu cấp thiết”.
Image copyright Reuters
Định nghĩa của thung lũng Silicon về “nhu cầu cấp thiết” có thể khác biệt so với định nghĩa của những người khác.
Và chúng ta có thể không bao giờ biết những khoản “đầu tư cá nhân” kia là gì.
Câu chuyện về cặp đôi Mark Zuckerberg , 31 tuổi và Priscilla Chan, 30 tuổi, vẫn còn cả những thập niên sắp tới để kể về.
Một số người sẽ bi quan nhìn về một công ty thu thập dữ liệu mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đến những lĩnh vực mới, mang nặng tính chính trị.
Còn một số khác sẽ tán thưởng một cặp đôi rất giàu có, trẻ tuổi, khi cho đi một phần trong hàng tỉ lợi nhuận ra khỏi thung lũng, đến với người nghèo.

Gốc thuyền nhân từ Nam Việt Nam

Cha mẹ cô Priscilla Chan đến Mỹ hồi cuối thập niên 1970 sau thời gian ở trong trại tị nạn.
Priscilla là chị cả trong gia đình có ba con gái.
Các báo Anh và Mỹ nói người bố Dennis Chan sau đó mở một nhà hàng Hoa, làm việc kham khổ 18 tiếng một ngày cùng vợ.
Trang CNN nói ông Dennis là 'cựu thuyền nhân' còn một báo khác ở Mỹ viết ông là 'Chinese - Vietnamese'.
Trang Daily Mail ở Anh viết ông Dennis Chan 'từng sống tại Việt Nam' và đây là lý do Priscilla 'giới thiệu với Mark về nguồn gốc châu Á của mình' rồi 'hai người đi du lịch về thăm Việt Nam và Trung Quốc'.



                                           Theo BBC, ngày 2 tháng 12 năm 2015

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

THIÊN ĐƯỜNG HIỆN THỰC

  Những điều viết trong bài này hoàn toàn đúng với những gì tôi đã trải nghiệm trong thời gian 9 tháng sống với con cháu ở Stockholm, Thụy điển. Tôi đã có ý định kể lại những trải nghiệm này. May thay, bài dưới đây đã giúp làm hộ. Tôi nghĩ đây là "thiên đường hiện thực"đang hiện hữu trên quả đất này, không phải là thiên đường trong các truyện cổ tích.Và cũng không phải thứ thiên đường viển vông được vẽ ra trong các học thuyết xô đẩy con người vào vòng bạo lực chết chóc...

  Xin mời các Cụ đọc. 

Người Bắc Âu sống rất tự nhiên, đơn giản, hạnh phúc… Bạn có thích như thế này không?

 

(Ảnh: denmark.dk)
(Ảnh: denmark.dk)
  Người Bắc Âu có thể nói là những người " biết sống " nhất trên Thế giới này. Họ sông tự nhiên, đơn giản, hạnh phúc - chính là những điềumà con người hiện đại mong muốn hướng tới.
Nếu để ý một chút, chúng ta sẽ nhận thấy, các quốc gia ở Bắc Âu không có nhà cao tầng, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi những chiếc xe cũ kỹ và ăn những món ăn đơn giản.
Sau 7 giờ tối, gần như trên đường đều rất yên ắng, không có cuộc sống “xa hoa trụy lạc” vào ban đêm, cũng không có những dịch vụ cao cấp lãng phí kích thích thần kinh con người. Vậy, hạnh phúc của những người dân Bắc Âu đến từ đâu?
Người Bắc Âu thường nhắc đến cụm từ “Chất lượng cuộc sống”. Đất nước Thụy điển có câu châm ngôn: “Tiền là thứ có thể để dành được còn thời gian thì không để dành được. Bạn sử dụng thời gian như thế nào thì nó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn”
Giữa 2 vế: cuộc sống đầy đủ nhà cao cửa rộng, tiền bạc và xe hơi sang trọng, so với cuộc sống có đầy đủ vợ chồng, con cái, sân vườn, người Bắc Âu lựa chọn cái vế thứ hai bởi vì thứ mà họ muốn là “phẩm chất” chứ không phải là “vật chất”.
“Nhanh một chút” rồi lại “nhanh một chút!”, sống như vậy, bạn có nghĩ rằng linh hồn của mình sẽ không theo kịp thể xác không? Người Bắc Âu lựa chọn cách sống “chậm một chút!” nhưng bạn có thể tìm được hạnh phúc thực sự từ đây.
Một ngôi làng tại Đan Mạch, đẹp như tranh vẽ (Ảnh: Google Image Travel)
Một ngôi làng tại Đan Mạch, đẹp như tranh vẽ (Ảnh: Google Image Travel)
Đơn giản – Giảm ham muốn vật chất, trở về với tâm linh yên bình, thư thái
Môi trường thiên nhiên hà khắc khiến cho thói quen tiết kiệm đã trở thành điều tất nhiên ở đây: Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều.
Cuộc sống đơn giản của người Bắc Âu rất dễ để nhận ra, ví dụ trong cách ăn mặc, bất luận giá cả như thế nào cũng cần phải phù hợp. Những phụ nữ 70-80 tuổi thường mặc áo khoác vàng nhạt kết hợp chân váy, đi giày nữ tính, khăn trùm đầu phong cách nữ hoàng Anh. Nhìn họ vừa nữ tính vừa trang nghiêm nhưng cũng không mất đi vẻ cuốn hút.
Trang phục truyền thống Bắc Âu (Ảnh: Laila Durán)
Trang phục truyền thống Bắc Âu (Ảnh: Laila Durán)
Ngoài ra, nếu nhà ai đó mới sinh em bé thì những nhà hàng xóm hay bạn bè đều sẽ mang những bộ quần áo cũ đã được giặt rũ thơm tho đến cho em bé sử dụng. Điều này là rất bình thường ở đây, có vẻ như nó cũng trở thành một thói quen lâu đời.
Nếu một anh chàng thanh niên, một ông lão hay một cô gái đang đi trên đường mà bất chợt gặp bạn bè, thì quán cà phê ở đầu đường hay cuối ngõ sẽ là lựa chọn đầu tiên của họ. Một cốc cà phê Cappuccino nồng nàn trong không gian tĩnh lặng sẽ khiến họ ấm áp và thân thiết hơn.
Những con đường ở các quốc gia Bắc Âu thường hẹp hơn đường ở nước Đức, phần lớn nó không phải những con đường thẳng mà là những ngõ, hẻm.
Người dân nơi đây chủ yếu sử dụng những loại xe ô tô cá nhân cỡ nhỏ. Rất nhiều người họ đều là đạp xe đạp đi làm. Bảo vệ môi trường đối với họ không phải là một loại “mốt” mà là một sự “cao thượng”.
"Kẹt xe" ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch (Ảnh: Google Image Travel)
“Giờ cao điểm” ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch (Ảnh: Google Image Travel)
Hiệu suất cao – Làm việc để cuộc sống chất lượng hơn
Công việc của họ khá nhẹ nhàng, thời gian rảnh đủ để làm thêm một công việc khác. Nhưng họ lại không làm như thế mà là lựa chọn tới quán cà phê thưởng thức cùng bạn bè hoặc ngồi đọc sách.
1 quán cà phê ở Copenhagen, Đan Mạch (Ảnh: Google Image Travel)
Môt quán cà phê ở Copenhagen, Đan Mạch (Ảnh: Google Image Travel)
Nhưng mà bạn đừng nghĩ rằng, người Bắc Âu suốt ngày chỉ biết uống cà phê nhé! Điều kiện tiên quyết để họ được hưởng cuộc sống hạnh phúc là từ một thể chế phúc lợi do chính thái độ và hiệu suất làm việc của họ đem lại. “Đừng suy xét đến thu nhập, trước tiên hãy hỏi mình thích gì, công việc mình phải thích thì mới làm tốt được nó”, đây là quan niệm của người Bắc Âu, cho nên công việc đối với họ mà nói cũng không phải là một loại “đau khổ, giày vò”.
Vì đề cao hiệu suất, nên người Bắc Âu nghĩ mọi cách để sáng tạo, như vậy để họ có nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và cho gia đình. Chỉ cần nhìn vào số lượng giải Nobel hay những giải thưởng danh giá khác trên thế giới bạn sẽ thấy rõ điều này thôi!
Người Bắc Âu nổi tiếng là những người yêu du lịch. Họ thường xuyên đi hưởng thụ, ngắm cảnh đẹp trong nước cũng như trên toàn thế giới.
Yêu gia đình – vui chơi cùng con cái
Trong cuộc sống của người Bắc Âu, chỉ cần vừa có kỳ nghỉ là họ sẽ cùng gia đình tận hưởng những ngày vui đùa bên nhau, cùng tắm biển, tắm nắng, trượt tuyết, cưỡi ngựa…
Người Bắc Âu rất đề cao giá trị gia đình, người chồng trong gia đình sẵn sàng hủy bỏ những buổi gặp gỡ ăn uống với bạn bè sau giờ làm để dành thời gian cho vợ con.
(Nguồn: investindk.com)
(Nguồn: investindk.com)
Điều đầu tiên sau khi tan ca trở về nhà chính là mọi người giành thời gian cho gia đình. Họ cùng nhau nấu ăn, vui đùa, kể chuyện, có rất ít người ở lại bên ngoài. Cho dù là có muốn làm thêm thì họ cũng phải chọn thời gian để tránh ảnh hưởng đến gia đình.
Ví dụ, người chồng sẽ chọn đi làm tăng ca vào lúc 3 giờ sáng bởi vì họ cho rằng buổi sáng ít nhất còn có người vợ ở nhà dùng bữa sáng cùng các con. Như vậy, người chồng sẽ chỉ bị mất đi khoảng 1 tiếng đồng hồ là thời gian gia đình gặp gỡ nhau ăn sáng. Làm thêm giờ vào buổi sáng sớm, nghe thì có vẻ khó tin, nhưng điều này lại cho các ông bố có thêm thời gian vào buổi tối để gia đình được ăn tối cùng nhau.
Một người đàn ông tên là Fredrik nói: “Nếu như một ngày, tôi không nhìn thấy bọn em của tôi, không kể cho chúng một câu chuyện, không hôn lên đầu chúng thì tôi không thể làm được bất cứ điều gì!”
Họ cho rằng, khoảnh khắc hạnh phúc nhất chính là những đứa trẻ leo lên đầu gối và ôm lấy cổ bố chúng, hôn một cái trước khi đi ngủ. Họ cảm thấy đây chính là một loại thành tựu, một loại hạnh phúc.
Đối với người đàn ông Bắc Âu mà nói, gia đình và con cái không phải là nền tảng giúp người đàn công tìm kiếm sự thành công, mà là một phần quan trọng nhất trong chất lượng cuộc sống của họ.
                                                                                                                            Theo NTDTV
                                                                                                                           Mai Trà biên dịch

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

NHỮNG HÉ LỘ ĐẦU TIÊN

Blog / Phạm Chí Dũng / Ngày 17 / 11 / 2015

82 nhân sự ‘luân chuyển’, án kinh tế và Hội nghị 13




Có thông tin cho biết Hội nghị 13 “quyết định nhân sự” của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam có thể sẽ diễn ra vào nửa đầu tháng 12/2015.
Nếu tin tức trên là chính xác, 2015 là năm “lạm phát” hội nghị Trung ương - có đến 4 kỳ họp 10, 11, 12 và 13, so với chỉ một kỳ được Bộ Chính trị tổ chức vào năm 2014.
Sau khi Hội nghị Trung ương 12 kết thúc “bất phân thắng bại” vào nửa đầu tháng 10/2015, Hội nghị 13 có ý nghĩa “quyết định” - nếu quả đúng nó phải là như thế - đối với vô số ý tưởng và mưu đồ sắp xếp, khuynh loát lẫn thâu tóm bàn cờ chính trị quốc gia.
Thời gian để “lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng lần thứ 12” chỉ còn rất ngắn, nếu cuộc hội tụ “giới tinh hoa trong đảng” này diễn ra theo dự kiến vào tháng Giêng năm 2016. Hoặc cho dù Đại hội 12 được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán 2016, không khí cuộc đua vẫn được kích động lên mức cao nhất để không một tay đua nào không bị ám ảnh bởi nỗi bất an thường trực “chiến thắng hay là chết”.
Còn ngay trước Hội nghị Trung ương 13 lại là một lẽ sống còn: trước khi thở phào để tơ tưởng đến vai vế tổng bí thư, người ta cần không bị Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Cchính trị gạt khỏi danh sách đề cử “tứ trụ” do dính dáng đến “tiêu chí đặc biệt”.
Vậy “tiêu chí đặc biệt” có thể là gì?
Án kinh tế
Từ giữa tháng 11/2015, trên mạng xã hội bắt đầu xuất hiện những bài viết về thảm kịch ngân hàng và nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam. Những tựa đề như “Em vợ thủ tướng” và “Ai bảo kê cho ông Trầm Bê” của tác giả bằng xương bằng thịt đã trở nên trực diện và đối đầu hơn rất nhiều so với vài bài báo mang tính ẩn dụ kín đáo cùng người viết nặc danh trước đây.
Khá đồng pha, trên mặt báo chí nhà nước cũng hiện ra một số bài viết phê phán, chỉ trích công cuộc “tái cơ cấu ngân hàng” cùng thảm trạng nợ xấu, tuy với liều lượng “nhân đạo” hơn.
Nhưng một chiều kích cần được đặc biệt chú ý và phân tích là khác hẳn chiến dịch “đánh” vào những địa phận được coi là “sân sau” của vài ủy viên Bộ Chính trị trong hai năm 2013 và 2014, khoảng thời gian cuối 2015 lại chứng kiến dòng thủy lưu chảy ngược: không còn là câu chuyện về “doanh nhân thành đạt” Hà Văn Thắm của Ngân hàng Ocean được cho là người của “khối đảng”, mà mũi giáo dường như đang muốn chọc thẳng vào tổng hành dinh của phe chính phủ.
Chi tiết không khó để nhận ra là trong khoảng 3 tháng qua, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình hầu như “mất tích”, trái ngược hình ảnh xuất hiện thường xuyên trước đó. Thay cho ông Bình, người ta thấy vài phó thống đốc khác hiện diện trước công luận và báo chí.
Một thông tin cũng đang rộng dần trên mạng xã hội và cả trên báo chí nhà nước là chiến dịch Ngân hàng nhà nước mua lại 3 ngân hàng thương mại là Xây Dựng, Đại Dương và GP với giá 0 đồng đang bị nghi ngờ có mối khuất tất nào đó. Một lần nữa, xuất hiện một luồng dư luận đặt lại câu hỏi về mối quan hệ mờ ám giữa hai ngân hàng Sacombank và Phương Nam, cùng vai trò của đại gia Trầm Bê.
Gần đây, có đồn đoán rằng ông Nguyễn Văn Bình đang bị điều tra, liên quan đến những vụ việc ở các ngân hàng GP và Phương Nam. Cũng có thông tin cho biết sắp tới, ông Bình có thể “nghỉ”, mà như vậy là còn may cho ông ta.
Trong thời gian chấp nhiệm từ tháng 8/2011 đến gần đây, Nguyễn Văn Bình được một số dư luận xem là “cánh tay mặt” của giới lãnh đạo chính phủ. Ông Bình cũng được một số dư luận cho là có mối liên đới và chi phối mật thiết với các nhóm lợi ích vàng, ngân hàng và ngoại tệ. Có người nói “cứ mổ Nguyễn Văn Bình và giới ngân hàng là ra hết”.
Liên quan đến một ngân hàng lớn của nhà nước là Agribank, một bài viết trên mạng xã hội còn đề cập đến “em vợ thủ tướng” - chỉ đích danh một thiếu tướng an ninh thuộc Bộ công an…
Khác với giới chức đảng mà cách nào đó bị xem là “tháp ngà” và không có nhiều cơ hội để “hành là chính”, những người bên chính phủ đã có một khoảng thời gian hành sự đủ lâu để khiến ngân khố quốc gia gần như cạn kiệt, nhưng cũng vì thế đã lộ ra quá nhiều “gót chân Asin”.
82 nhân sự ‘luân chuyển’ và ‘thế nước đang lên’
Càng gần Hội nghị 13, chiến dịch “luân chuyển cán bộ” càng phả hơi thở buốt gáy nhiều quan chức. Vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, trên một số tờ báo nhà nước bất chợt xuất hiện một bài viết rất dài với nhan đề “Công tác nhân sự cho Đại hội 12 được chuẩn bị kỹ” của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa.
Có lẽ đã khá lâu rồi, ông Rứa mới xuất hiện với một bài viết nửa chuyên môn nửa kinh viện như thời ông còn giảng bài ở Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Hầu như toàn bộ bài viết đến 8000 từ trên nói về công tác cán bộ. Nhưng có lẽ nội dung “luân chuyển cán bộ’’ mới là phần được nhấn nhá mạnh mẽ nhất. Và trái tim của bài viết được mặc định như một tiết lộ hoàn toàn mới: “thực hiện luân chuyển 54 đồng chí thuộc diện Trung ương quản lý để đào tạo bồi dưỡng thông qua thực tế địa phương và điều động 28 đồng chí đang công tác tại các địa phương về Trung ương để có điều kiện kiện toàn các chức danh chủ chốt gắn với nguồn nhân sự tham gia cấp ủy địa phương khóa mới”.
Có thể nói, đây là lần đầu tiên từ thời điểm sau Tết Nguyên đán 2015 đến nay, ông Rứa - người được xem là “kiến trúc sư” của chiến dịch luân chuyển cán bộ - công bố con số cụ thể về 82 nhân sự cao cấp (54 + 28) được “Trung ương” điều về địa phương và ngược lại.
Hãy nhìn lại một thế cờ khá liều lĩnh nhưng lại chế ngự phần lớn bàn cờ: vào quý đầu năm nay và trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương 11, Ban Tổ chức Trung ương đã bất ngờ thực hiện một đợt điều động nhân sự từ các địa phương ra Trung ương và từ Trung ương về địa phương, tổng cộng lên đến gần sáu chục người.
Trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương 12 vào tháng 10/2015, lại có thêm một đợt điều động nhân sự hai chiều như thế với con số ước khoảng hai chục người.
Tình hình biến động nhân sự cấp kỳ như vậy đã khiến cán cân lực lượng trở nên cân bằng hơn, khác khá nhiều với thế một chiều đi lên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Trung ương 10 vào đầu năm 2015 - khi chỉ số thăm dò của ông Dũng được xem là cao nhất trong Bộ Chính trị. Trước đó, thậm chí còn có thông tin cho biết Thủ tướng Dũng “nắm” đến gần 70% nhân sự trên tổng số 200 thành viên Ban Chấp hành Trung ương.
Chưa kể đến con số ủy viên Trung ương khoảng 70 người do bên đảng muốn “tăng cường” trong thời gian tới, tình hình nhân sự trong Ban Chấp hành Trung ương hiện thời có vẻ được kiểm soát khá chặt chẽ bởi Ban Tổ chức Trung ương - cũng được hiểu là “cánh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Gần đây, trong bối cảnh ngân khố quốc gia chỉ còn vẻn vẹn 45.000 tỷ đồng mà “không biết phân bổ cho cái gì”, vài chuyên gia phản biện trung thành vẫn nhất mực viết bài ca ngợi: “Thế nước đang lên”.
Làm thế nào để tạo ra một lãnh tụ?
Quay lại bài viết mang tính báo cáo của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa vào cuối tuần trước. Rất có thể bài viết này không phải ngẫu nhiên mà hiện ra trước Hội nghị Trung ương 13.
Thậm chí, dường như ông Rứa còn khá tự tin trong khẩu khí và văn phong, khi trong bài viết trên xuất hiện một đoạn ví von đầy tính triết lý: “Tagor, một nhà thơ, một triết gia Bà La Môn nổi tiếng của Ấn Độ đã nói: Đào luyện một người đàn ông, chúng ta được một người đàn ông. Đào luyện một phụ nữ, chúng ta được một gia đình. Đào luyện một thầy giáo, chúng ta được một thế hệ. Còn đào luyện một lãnh tụ, chúng ta được một quốc gia phát triển”.
Vậy làm thế nào để một chế độ sầm sập hoàng hôn ở Việt Nam đỉnh cao tham nhũng có thể tạo ra một “lãnh tụ”?
Nhiều khả năng vấn đề “tiêu chí đặc biệt” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, được coi là đồng tác giả, sẽ được bủa vây kỹ càng tại Hội nghị 13. Một số trong những nội dung đáng chú ý của “tiêu chí đặc biệt” là nhân sự cấp cao không được để “người thân trục lợi” và không có “vấn đề chính trị hiện nay”.
Nếu “dính” phải những nội dung trên, nhiều khả năng nhân sự cấp cao sẽ không được Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị giới thiệu để trở thành ứng cử viên Tổng Bí thư tại đại hội 12.
Và khi đó là dấu chấm hết. “Chiến thắng hay là chết!”.
Chính trị là như thế.
Để dựng lên một lãnh tụ, người ta phải quét sạch những mầm mống lãnh tụ.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

SỰ THẬT ĐẮNG LÒNG

Hôm nay ngày 20 tháng 11, ngày tôn vinh các nhà giáo, nhớ lại ngày xưa tình thày trò cao quí, tha thiết và đẹp đẽ biết bao ! Nhưng, hỡi các cụ già, các cụ có đau lòng không khi bây giờ cái tình cảm đáng ra là phải cao quí ấy đã khác rất nhiều rồi, chẳng còn gì như xưa nữa. Mời các cụ đọc bài dưới đây của một cựu học sinh hiện sống tại Sài Gòn nói về cái sự mất mát ấy.  

TÌNH THÀY TRÒ BÂY GIỜ CHẲNG CÒN NHƯ XƯA NỮA

Có phải tại Việt Nam, tình nghĩa thầy trò bây giờ chỉ còn là sự đổi chác trong trường học, nên khi bước ra ngoài xã hội, chẳng còn mấy học trò nặng tình mang theo hình ảnh người đã dạy mình?
Thống kê của trang tin therichest.com cho rằng giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất, cùng với các nghề khác như làm tóc, làm vườn, tiếp thị... nhưng ở Việt Nam hiện nay, thực tế lại khác.
Từ lâu, giáo viên ở Việt Nam bị coi là nghề không làm ra nhiều tiền, thậm chí đó là ngành nghề cần được xã hội hỗ trợ. Trong mắt các phụ huynh, quà cáp thế nào cho thầy cô giáo của con trong những dịp lễ tết là điều họ quan tâm, nhằm giúp cho con họ hưởng được điều kiện học hành tốt nhất.
Còn trong mắt học trò – lứa tuổi học cấp 2, cấp 3 – cứ thầy cô giáo nào khó khăn, hay gọi mình lên bảng thì… ghi danh học thêm với họ là lựa chọn tốt nhất! Và tất nhiên, thần tượng của giới trẻ hiện nay không phải là thầy cô của họ, mà chính là hình ảnh lung linh huyền ảo của giới showbiz nhiều tiền lắm của – trong cũng như ngoài nước - bao gồm cả những hotgirl hay hotboy trạc tuổi.
Vào những năm tôi bước vào đại học (thập niên 80 của thế kỷ trước), học sư phạm là lựa chọn cuối cùng của bạn bè tôi, khi không còn cách khác. Lớp có 52 bạn thì đến hơn phân nửa thi vào đại học y khoa, đại học kinh tế, còn lại chọn trường tài chính kế toán, trường tổng hợp.
Không có ai trong số bạn bè tôi chọn sư phạm, thế mà oái ăm thay, vì không đủ điểm vào đại học, đa số bạn bè tôi phải học cao đẳng sư phạm hay trung học sư phạm – một quyết định của ban tuyển sinh lúc bấy giờ, cứ ai thi đại học thiếu điểm thì chuyển vào hai trường đó, do số thí sinh chọn thi vào sư phạm quá ít.
Để được tiếp tục đi học – vừa có học bổng vừa có gạo, tiêu chuẩn của sinh viên thời đó – nhiều người bạn của tôi bỗng nhiên trở thành thầy cô giáo dạy cấp 1 và cấp 2, và đáng buồn là có rất ít người yêu cái nghề giáo viên của mình.

'Bỏ tiền vào phong bì là tốt nhất'

Tôi còn nhớ một cô bạn của mình sau này trở thành giáo viên cấp 1 ở một huyện ngoại thành có lần than phiền với tôi: “Ngày 20/11 đầu tiên của mình, bọn học trò chỉ toàn mang đến cho mình bún, bánh cuốn, bánh, trái cây, trứng gà…- những thứ nhà chúng bán hoặc tự làm, mà mình có thích những thứ đó đâu. Thế nên vào năm sau, trước ngày 20/11 mình phải nói thẳng với học trò đừng mang những thứ đó cho mình nữa!”.
Tôi hỏi: “Thế bạn thích học trò tặng mình cái gì? – Bỏ tiền vào phong bì là tốt nhất, mình có thể mua thứ mình thích! – Bạn tôi hồn nhiên trả lời.
Kể từ ngày đó cũng gần 40 năm, điều đáng buồn là ý thích của thầy cô giáo ngày nay... dường như cũng chả khác mấy.
Mới đây nhất, một bạn đồng nghiệp than thở với tôi: “Em gửi con trai 2 tuổi vào nhà trẻ. Tháng đầu tiên em mua quà tặng cô, cô nhận và không nói gì cả. Em nghĩ vậy là xong.
Sau đó thấy bé ngày nào về nhà cũng khóc lóc tỏ vẻ không thích đi học, em dọ hỏi các phụ huynh khác, họ bảo em mua quà cho cô làm gì, đưa tiền ấy. Sau đó tháng nào em cũng gửi phong bì cho cô thì mọi chuyện khác hẳn, con em được săn sóc tốt hơn, không khóc khi đi học nữa.
Image copyright Hoang Dinh Nam AFP GETTY
Image caption Học sinh bây giờ có ý niệm về người thầy khác nhiều so với những thế hệ trước
Một lần họp phụ huynh ở trường, một cô giáo đã nói thẳng với em: "Lương giáo viên rất thấp, chúng tôi chỉ sống bằng tiền phụ huynh cho”. Bạn ấy tỏ vẻ thất vọng vì hồi học ở quê nhà (một tỉnh miền Trung) cha mẹ bạn ấy không phải tốn tiền cho thầy cô mà bạn ấy vẫn thích đến lớp đến trường.
Thời tôi đi học, cha mẹ tôi cũng chưa bao giờ phải mua quà tặng thầy cô, chứ đừng nói tặng thầy cô phong bì tiền, thế mà tôi vẫn lên lớp đều đều, năm nào cũng nhận phần thưởng.
Đó là điều may mắn của thế hệ tôi so với các thế hệ bây giờ, vì cho đến khi đầu đã bạc, tôi vẫn còn giữ được ký ức đẹp về những thầy cô của mình và việc rủ bạn bè cùng đến thăm thầy cô vào ngày 20/11 là một trong những niềm vui.
Nhưng con tôi thì không: chả có ai trong số những thầy cô đã từng dạy nó để lại cho nó ấn tượng về sự đam mê, về thiên chức đầy ý nghĩa của nghề giáo.
Trong 12 năm học, dù chưa bao giờ thúc đẩy cha mẹ chuyện mua gì tặng thầy cô giáo vào ngày 20/11 (tôi luôn tự nguyện thu xếp việc đó như một bổn phận nhưng không bao giờ cho con tham gia) nhưng mỗi khi nhắc đến các thầy cô cũ từng học, nó toàn nói với giọng châm chọc: “Ông (hay bà ấy)… không thích đứa nào hỏi nhiều về bài học, cũng không thích đứa nào có ý kiến khác, cứ như bọn con là con vẹt ấy!”.

Mất dần ánh hào quang

Mỗi khi nhớ đến thầy cô của mình, tôi thường buồn cho con. Suốt thời tiểu học và trung học, thầy cô luôn là thần tượng của tôi. Tôi nhớ năm đầu tiên bước vào trường trung học Lý Thường Kiệt – năm 1973 - ở quê nhà, tôi đã choáng ngợp trước hình ảnh các giáo sư (trước 1975 ở miền Nam: giáo viên dạy trung học được gọi là giáo sư) đi xe hơi đến trường, thầy giáo mặc comple (đồ veston bây giờ), còn cô giáo mặc áo dài thướt tha.
Chọn môn ngoại ngữ là tiếng Anh, bọn học trò lớp 6 chúng tôi mê mẩn cô giáo dạy tiếng Anh mỗi ngày đến trường là mặc một bộ áo dài khác nhau. Bọn tôi thường xì xào với nhau: Chắc cô có cả một tủ đầy áo dài, vì chưa bao giờ thấy cô mặc lại áo cũ.
Image caption Liệu có bao nhiêu học trò sau khi ra trường còn nhớ đến người thầy cũ?
Các giáo sư trung học trong mắt chúng tôi thời ấy là những con người thành đạt, có vị trí ngoài xã hội nên rất đáng kính trọng. Cô giáo chủ nhiệm lớp 6 của tôi không chỉ có những giờ lên lớp rất hay về môn văn mà còn dạy bọn học trò cách ứng xử với nhau, cách ứng xử với mọi người khi ở ngoài đường.
Chúng tôi rất yêu cô nhưng đến buổi tất niên chia tay vào cuối năm, chúng tôi chả có gì tặng cô ngoài những tấm thiệp tự vẽ bằng tay và mấy cành hoa giấy cùng chia nhau làm. Sau năm 1975, cũng học lại ngôi trường ấy, tôi sửng sốt trước hình ảnh một thầy giáo dạy tiếng Anh của lớp mình tranh thủ ít phút cuối giờ lên tiếng mời chào học trò mua… khoai lang nhà thầy trồng!
Hơn 40 năm sau, hình ảnh thầy cô giáo không chỉ trở nên khốn khổ - một nghề nghiệp cần được xã hội tương trợ - mà còn ngày càng mất dần ánh hào quang với biết bao scandal thầy cô đánh chửi học trò. Bơi giữa luồng cảm xúc coi thường của xã hội và học trò, họ thật sự cô đơn khi tận tâm với học trò mà không cần báo đáp, trong lúc những đồng nghiệp chung quanh họ đang tận thu học trò bằng mọi cách.
Năm nay, nếu tôi không kịp đến thăm thầy chủ nhiệm lớp 12, tôi chắc thầy sẽ gọi điện thoại hỏi thăm tôi. Nhưng con tôi thì không có kế hoạch gì cho ngày này - không có thầy cô giáo nào con tôi muốn đi thăm hay muốn xin ý kiến mỗi khi cần, cũng như chưa bao giờ tôi nghe nói một thầy cô giáo nào gọi điện thoại hỏi thăm nó.
Tình nghĩa thầy trò chỉ còn là sự đổi chác trong trường học, nên khi bước ra ngoài xã hội, chẳng còn mấy học trò nặng tình mang theo hình ảnh người đã dạy mình…

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo đang sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh.