Trang

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

TÔI KÌ VỌNG Ở ÔNG TẬP

                 Nếu những kì vong của tác giả bài viết này được ông Tập Cận Bình thực hiện thành công thì tôihi vọng VN cũng sẽ hi vọng vào một tương lai tốt đẹp                                                 

Lựa chọn của ông Tập Cận Bình và tương lai của dân tộc Trung Hoa

Từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức đến nay đã đi khảo sát qua 23 tỉnh và khu vực ở Đại Lục, thăm hơn 30 quốc gia. Tuy nhiên có 9 tỉnh ông Tập Cận Bình chưa từng đặt chân đến. (Feng Li / Getty Images)
Từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức đến nay đã đi khảo sát qua 23 tỉnh và khu vực ở Đại Lục, thăm hơn 30 quốc gia. Tuy nhiên có 9 tỉnh ông Tập Cận Bình chưa từng đặt chân đến. (Feng Li / Getty Images)
Các sự kiện hỗn loạn trong gần ba năm ông Tập Cận Bình nắm quyền giờ đây đang đưa đến một tình huống căng thẳng cực độ. Ông Tập có một lựa chọn. Ông ta có thể bảo vệ sự an toàn của bản thân và gia đình, bảo đảm thanh danh đời đời và đem lại sự thịnh vượng, tự do và phẩm giá cho dân tộc Trung Quốc; hoặc, ông ta có thể đặt bản thân và gia đình vào tình cảnh nguy hiểm, bị ô danh, và chứng kiến người dân Trung Quốc tiếp tục chịu cảnh lầm than, bị nô dịch và bị làm nhục dưới bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Vở kịch vĩ đại của lịch sử đang được trình diễn trên sân khấu Trung Quốc, và loài người có thể thấy rõ hậu quả của các nguyên lý dẫn dắt một dân tộc. Ông Tập có cơ hội vào vai một anh hùng, nhưng dù ông ta chọn vai nào, thì lịch sử cũng sẽ tiến về phía trước. Ông Tập phải quyết định rằng ông ta sẽ chuyển động cùng lịch sử hay đi ngược lại vận mệnh của Trung Quốc một cách vô vọng.

ĐCSTQ khủng bố nhân dân Trung Quốc
Gần một thế kỷ trước, chủ nghĩa Cộng sản đã xuất hiện ở Trung Quốc, một học thuyết nước ngoài hứa hẹn đem lại sự cứu rỗi trần thế đối với một dân tộc đang đau đớn dưới ách đô hộ của các cường quốc nước ngoài. Trong khi học thuyết này ngụy tạo bằng những lời hứa giả dối, trên thực tế nó là kẻ thù chết người của dân tộc Trung Hoa.
Trải qua nhiều triều đại, dù Trung Quốc được cai trị bởi các hoàng đế người Hán, Mông Cổ, hay Mãn Châu, quốc gia Trung Quốc suốt 5.000 năm đã tồn tại và thịnh vượng. Bí quyết cho vận mệnh tốt đẹp của Trung Quốc là một nền văn hóa bắt nguồn từ tín ngưỡng vào thần thánh và việc tu dưỡng các đức tính như lòng trung thành, hiếu thảo, nhân đạo và chính nghĩa.
Văn hóa này đã thống nhất và hài hòa các dân tộc của Trung Quốc. Nói một cách chính xác, đất nước Trung Quốc không phải chỉ là nhóm dân tộc riêng biệt nào, mà là một nền văn hóa và nền văn minh xuất sinh từ nền văn hóa đó.
Quá trình cầm quyền của ĐCSTQ là một cuộc đấu tranh lâu dài, một cuộc chiến tranh tìm cách tiêu diệt nền văn hóa Trung Hoa. Cuộc tấn công của Đảng vào tín ngưỡng và đạo đức đã đe dọa chính bản sắc của dân tộc Trung Quốc.
Vào năm 1992 một nguồn sống mới đã xuất hiện tại Trung Quốc. Môn khí công Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) giảng về đức tin vào thần thánh và tu dưỡng các đức tính Chân, Thiện, Nhẫn. Pháp Luân Đại Pháp chứa đựng những tinh hoa của văn hóa Trung Quốc và đem lại  cho người dân Trung Quốc một cơ hội được tái sinh.
Cùng lúc đó, sự lan rộng của Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đã cho ĐCSTQ một cơ hội để lựa chọn. Nếu Đảng ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp, Đảng sẽ phát triển thịnh vượng, và lịch sử của Trung Quốc hiện nay sẽ khác hẳn.
Ban đầu ĐCSTQ đã ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp, tán dương sự cải thiện ấn tượng về sức khỏe của các học viên. Nhưng vào năm 1999, người đứng đầu ĐCSTQ lúc đó, ông Giang Trạch Dân, đã phát động một chiến dịch nhằm tiêu diệt môn khí công này, biến ước tính 100 triệu người dân Trung Quốc và gia đình họ trở thành kẻ thù. Trong khi ông Giang nhắm mục tiêu vào những cá nhân và đức tin của họ, thực chất ông Giang đã tìm đến sự hủy diệt cho dân tộc Trung Hoa, kết liễu cơ hội tốt nhất làm sống lại nền văn hóa Trung Quốc.
Chiến dịch của ông Giang đã đưa tình trạng khủng hoảng đạo đức lên đến cực độ, điều vốn đã được tích tụ dần lên  trong nhiều thập kỷ. Khi những đức tin vốn đã luôn gắn kết nền văn minh Trung Quốc bị hủy bỏ, người dân Trung Quốc bị bủa vây bởi các cuộc khủng hoảng sinh thái, kinh tế, chính trị và xã hội.
Không khí đã trở nên ô nhiễm đến mức không thể hít thở, đất thì bị nhiễm độc, còn nguồn nước thì đã trở thành độc hại. Hàng trăm làng ung thư đã mọc lên trên khắp Trung Quốc.
Trong khi ĐCSTQ không ngừng khoác loác về sự tăng trưởng nhanh chóng, thì sự tăng trưởng đó lại có được thông qua một nền kinh tế mất cân bằng trầm trọng, với tình trạng bong bóng bất động sản khổng lồ và việc cung ứng quá mức các sản phẩm thép, sắt và các hàng hóa khác. Sự sụt giảm hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc tồi tệ hơn nhiều so với thống kê được công bố chính thức và là điều không thể tránh khỏi.
Trong nỗ lực tiêu diệt Pháp Luân Đại Pháp, ông Giang đã làm méo mó tất cả các bộ phận của bộ máy đảng-nhà nước. Những khoản ngân sách khổng lồ đã được chi tiêu vào các trại lao động, chi vào dự án Tường Lửa Vĩ Đại (Great Firewall) nhằm loại bỏ các tin tức trung thực khỏi mạng lưới internet của Trung Quốc, dự án Giáp Vàng (Golden Shield) để theo dõi từng học viên Pháp Luân Đại Pháp, và chi cho một bộ máy an ninh nội địa khổng lồ tiêu tốn hơn cả quân đội. Những biện pháp mà Trung Quốc tiến hành để thực thi nguyên tắc Thượng Tôn Pháp Luật đã bị đảo ngược, còn tham nhũng đã trở thành phương tiện cầm quyền.
Với sự suy đồi về đạo đức, xã hội Trung Quốc đã trở thành một bãi xung đột căng thẳng, người đấu với người, và điều duy nhất được coi trọng là kiếm tiền bằng mọi giá.



Bước đầu tiên: Bắt ông Giang Trạch Dân
Ông Tập đứng trước khả năng đảo ngược lại các cuộc khủng hoảng này, nhưng con đường là rất gian nan. Nếu ông ta hành động thì ông ta sẽ gặp nguy hiểm. Nếu ông ta không hành động, thì ông ta cũng gặp nguy hiểm.
Do cuộc khủng hoảng hiện nay tại Trung Quốc là kết quả trực tiếp từ chính sách khủng bố của ông Giang, bước đầu tiên mà ông Tập phải làm là bắt giữ ông Giang Trạch Dân và xét xử ông ta về nhiều tội ác chống lại nhân dân Trung Quốc. Việc bắt giữ ông Giang cần đi kèm với việc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp.
Ông Giang không thỏa mãn với việc phát động chiến dịch chống lại Pháp Luân Đại Pháp, khi nghỉ hưu, ông ta đã đảm bảo cho cuộc đàn áp này tiếp diễn trong một thập niên tiếp theo, với việc kiểm soát Đảng thông qua các tay chân mà ông ta đã mua chuộc lòng trung thành của họ bằng hoạt động tham nhũng. Ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo từng có chức vụ Tổng Bí thư và Thủ tướng Trung Quốc, nhưng quyền lực thực sự lại thuộc về ông Giang và mạng lưới của ông ta.
Sau khi nhiệm kỳ của ông Hồ và ông Ôn kết thúc, ông Giang đã không đảm bảo được cho ông ta có thể tiếp tục nắm quyền thông qua những người thân cận. Thậm chí trước khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, những người trung thành với ông Giang đã lên kế hoạch đảo chính để lật đổ ông Tập.
Sau khi lên nắm quyền, ông Tập đã đáp trả bằng việc gỡ bỏ có chủ ý và có hệ thống mạng lưới tay chân khổng lồ của ông Giang, những người trung thành với ông Giang đã bị thanh trừng hết người này đến người khác với tội danh tham nhũng. Chiến dịch này đã cho thấy một quyết tâm mạnh mẽ và sức phán đoán chính trị cẩn trọng.
Ông Tập đã đóng cửa hệ thống trại lao động cưỡng bức, công cụ thuận tiện nhất của ông Giang để bức hại Pháp Luân Công. Ông Tập đã bỏ tù ông Bạc Hy Lai, người mà ông Giang đã lựa chọn cẩn thận để làm người kế nhiệm cho ông ta, tước đi một lãnh đạo trong nhóm của ông Giang.
Ông Tập đã loại bỏ quyền lực của ông Giang trong quân đội. Ông ta cũng đã bắt giữ ông Lý Đông Sinh, người đứng đầu Phòng 610, lực lượng đặc nhiệm của Đảng được giao nhiệm vụ tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Tập cũng đã bắt ông Chu Vĩnh Khang, cựu lãnh đạo an ninh hàng đầu của Trung Quốc. Hai vụ bắt giữ này báo hiệu rằng Phòng 610 đã không còn được Trung ương Đảng ủng hộ.
Với việc bắt giữ các quan chức hàng đầu phụ trách các lĩnh vực kinh tế, ông Tập đang lấy lại quyền kiểm soát nền kinh tế từ ông Giang. Các vụ bắt giữ các quan chức trong bộ máy tuyên truyền và văn hóa đang cướp khỏi ông Giang quyền kiểm soát các thông tin và quan điểm được đưa tới người dân Trung Quốc.
Đây là những động thái  táo bạo gây sốc cho các nhà quan sát tại Trung Quốc và trên thế giới.
Nhưng dù vậy, ông Tập và ông Giang đang bị trói vào một cuộc chơi tàn nhẫn, và những động thái táo bạo này vẫn chỉ là những biện pháp nửa vời. Các nguồn tin cấp cao trong ĐCSTQ cho biết đã có những âm mưu ám sát đối với ông Tập. Nếu ông Tập không bắt ông Giang, thì cuộc sống của ông Tập và của gia đình ông ta rốt cuộc có thể sẽ bị tước mất.
Trong khi đó, với nỗ lực nhằm ngăn chặn ông Tập, ông Giang đã tạo ra tình trạng hỗn loạn trong xã hội Trung Quốc. Các nguồn tin trong ĐCSTQ đã quy trách nhiệm về vụ nổ lớn ở Thiên Tân và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán cho phe cánh của ông Giang.
Nếu ông Tập bắt ông Giang, ông Tập sẽ thấy được sự ủng hộ rộng rãi. Một lượng lớn người dân Trung Quốc nguyền rủa ông Giang. Trong một diễn biến chưa từng có, 180.000 người Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại hình sự chống lại ông Giang về những tội ác mà ông ta đã gây ra đối với họ.
Việc chấm dứt các tội ác của ông Giang Trạch Dân và quét dọn tình trạng tham nhũng mà ông Giang dùng làm phương tiện cai trị sẽ mang lại sự ổn định cho Trung Quốc.

Từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhưng loại bỏ ông Giang là không đủ. Ông Tập và người dân Trung Quốc cần phải từ bỏ ĐCSTQ.
Mặc dù ông Giang không còn là người lãnh đạo Đảng, hệ thống chính trị vốn đã cai trị Trung Quốc 66 năm qua vẫn sẽ như cũ. Hệ thống đó đã sản sinh ra cái ác trong suốt lịch sử của nó, và nó sẽ không cho phép ông Tập có được thành công thông qua những nỗ lực trung thực trong cầm quyền.
Ví dụ, ĐCSTQ sẽ không cho phép thế lực nào tồn tại độc lập với Đảng, nhưng những cải cách thực sự đối với nền kinh tế Trung Quốc phải là những cải cách trong đó các chủ thể kinh tế và các doanh nghiệp hoạt động độc lập đối với Đảng. Các cải cách kinh tế của ông Tập đến nay đều được tiến hành trong hệ thống của ĐCSTQ, và vì vậy  chúng không thể thành công. Khi cải cách kinh tế không thành, người dân Trung Quốc sẽ quay sang chống lại ông Tập, và cơ hội lãnh đạo của ông ta có thể sẽ bị trượt mất.
Ngoài ra, nếu ĐCSTQ vẫn nắm quyền lực, mạng lưới rộng lớn những người trung thành của ông Giang sẽ thận trọng tìm kiếm cơ hội trả thù. Khi thời điểm đến – chẳng hạn khi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hơn hoặc khi ông Tập nghỉ hưu, họ sẽ quay ra xử lý ông Tập, và bản thân ông Tập cùng gia đình và phe cánh của ông ta sẽ gặp nguy hiểm.
Mối đe dọa mà ông Tập phải đối mặt vượt quá phạm vi cuộc đời của riêng ông. Là lãnh đạo của ĐCSTQ, ông Tập đã kế thừa những tội ác to lớn của Đảng. Nếu ông Tập không tách mình ra khỏi ĐCSTQ, những tội ác đó sẽ được tính sổ với ông ta; ông ta sẽ mãi mãi được biết đến như là một kẻ thù của nhân dân Trung Quốc.
Nếu ông Tập hành động, ông ta sẽ tìm thấy sự ủng hộ rộng rãi. Tính đến ngày 20/10, hơn 216 triệu người Trung Quốc đã tuyên bố thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, và tỷ lệ của các tuyên bố thoái Đảng đang tăng nhanh. Một điều rõ ràng đối với các nhà quan sát, gồm cả các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, đó là người dân Trung Quốc đã chán ngán ĐCSTQ và muốn được thoát khỏi nó.
Tuy nhiên, ông Tập và người dân Trung Quốc chỉ có thể quét sạch ĐCSTQ vào thùng rác của lịch sử nếu tìm thấy một con đường thay thế. Trung Quốc phải trở lại với nền văn hóa truyền thống của nó. Và người dân Trung Quốc cần phải thay thế các tổ chức chuyên chế của ĐCSTQ bằng các tổ chức của một dân tộc tự do.

Một tổng thống được bầu dân chủ
Nếu ông Tập lãnh đạo người dân Trung Quốc từ bỏ ĐCSTQ, ông ta có cơ hội để trở thành tổng thống dân cử đầu tiên của Trung Quốc.
Về chính trị, ông Tập cần phải cho phép các đảng độc lập đăng ký, lập tức tạo ra một đời sống chính trị thực thụ ở Trung Quốc. Ông Tập cũng có thể cho phép các tổ chức khác được hình thành độc lập đối với nhà nước, giúp đem lại một xã hội dân sự cho Trung Quốc.
Ông Tập cần phải cho phép tự do báo chí và bắt đầu xây dựng các thể chế cho nền thượng tôn pháp luật, điều mà ông ta từng ca ngợi.
Sau ông Tập ổn định và mở cửa nền chính trị Trung Quốc, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng và theo một cách thức lành mạnh. Người Trung Quốc vốn làm việc chăm chỉ và rất thông minh, còn người Trung Quốc ở nước ngoài sẽ trở về với một Trung Quốc tự do, mang theo tiền và công nghệ. Với các tổ chức dân chủ có khả năng kiểm soát các nhà công nghiệp, thì sẽ có hoạt động bảo vệ môi trường và việc tôn trọng các quyền lợi của người lao động.
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập đã chỉ ra rằng ông không tán thành việc các sách giáo khoa tiểu học không có các bài thơ cổ. Ông Tập đề cập đến điều này là “làm giảm tính Trung Quốc hóa “, và công nhận rằng chính văn hóa truyền thống của Trung Quốc là điều tạo nên dân tộc Trung Quốc. Với việc từ bỏ ĐCSTQ, ông Tập sẽ có thể hoan nghênh sự hồi sinh của nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc.
Lịch sử có hướng đi riêng của nó, và những thời khắc quan trọng sẽ đến dù cho các cá nhân có sẵn sàng hay không. Thời điểm bắt giữ ông Giang Trạch Dân, đưa ông ta ra xét xử, và chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp đã chín muồi. Khi tin tức về việc bắt giữ ông Giang được công bố, những tiếng pháo sẽ vang lên từ khắp nơi tại Trung Quốc để kỷ niệm một thời đại mới.
Nếu ông Tập có thể nắm lấy thời cơ này, ông ta sẽ được nhớ đến như một người anh hùng vĩ đại của nhân dân Trung Quốc, người đã khôi phục nền văn hóa và đem lại cho họ sự tự do. Đồng thời, các quốc gia trên thế giới sẽ cảm thấy dễ thở đối với những thay đổi ở Trung Quốc và tìm kiếm mối quan hệ ấm áp và thân thiện với một dân tộc Trung Hoa đã được đặt lại về nhân phẩm và văn hóa cổ xưa của họ.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Mai Lan biên dịch

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

CHỨNG CỨ RÀNH RÀNH


Chuyện Việt Nam mất đất về tay Trung Quốc từ năm 1999 không mới vì nhiều tin liên quan đến chuyện này đã râm ran từ mười mấy năm qua. Chuyện ông cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu – một trong những nhân vật chính liên quan đến cái hiệp ước này – phải rời ghế giữa nhiệm kỳ và về hưu sớm, rồi ông Tiến Sĩ Trần Công Trục – nguyên trưởng ban biên giới chính phủ rất nhiều lần đăng đàn cả báo trong nước lẫn hải ngoại để “thanh minh” rằng Việt Nam không bán nước, không mất đất…đều liên quan đến cái hiệp định đau lòng kia.


Nếu truy cập vào trang dữ liệu của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) để tìm thông tin về diện tích đất liền của Việt Nam, bạn sẽ nhận ra diện tích đất liền của nước mình vào năm 1999 World Bank được ghi nhận là: 325.490 (km2). 

Thế nhưng, chỉ cần rà con chuột nhích qua một năm, tức vào năm 2000, bạn sẽ sửng sốt khi thấy số liệu bỗng tụt đi một cách rõ rệt: 311.060 (km2)! [Xem hình số 2]. Năm 2002 diện tích giảm tiếp xuống còn: 310.550 (km2).


Và từ 2003 trở đi, diện tích đất liền của Việt Nam chỉ còn: 310.070 (km2).

Xin truy cập vào trang dữ liệu của ngân hàng thế giới để kiểm chứng.

Vì sao có chuyện lạ lùng này? Vì sao diện tích của Việt Nam đột ngột giảm vào năm 1999, từ 325,490 km2 xuống còn 311,060 km2? 14.430 (km2) bỗng nhiên mất tích chỉ trong một năm, trong khi 1999 là năm chẳng hề có đại thiên tai hay đại hồng thủy để có thể nghĩ rằng do thiên nhiên “gặm” mất đất liền.

Vậy là từ 325.490 (km2) năm 1999 giảm xuống còn 310.070 (km2) từ năm 2003 trở đi. ‘Bay” mất 15.420 (km2)!

Bạn sẽ nghĩ rằng 15.420 (km2) chắc không lớn lắm, chả đáng để “tâm tư”. Nhưng nếu bạn biết quốc đảo giàu có hùng cường Singapore chỉ có 719,10 (km2), lại chẳng có tài nguyên gì ngoài muối mặn biển sâu, bạn sẽ giật mình khi phần diện tích nước Việt mất đi bằng 21 lần nước Singapore cộng lại!

Israel, một quốc gia hùng cường khác nằm lọt thỏm giữa vùng Trung Đông, bao nhiêu năm nay vẫn bị bủa vây bởi các quốc gia Hồi giáo thù địch, cũng nghèo nàn tài nguyên, đất đai phần lớn là sa mạc hoang hóa, thiếu thốn nước ngọt trầm trọng. Diện tích của họ bao nhiêu? 20.770 km2, vâng, chỉ có 20.770 (km2) thôi. Và diện tích đất liền nước mình bị mất gần bằng 75% diện tích nước Israel!

Nếu năm 1999 không có thảm họa thiên nhiên nào làm mất đất thì phải có sự kiện chính trị – xã hội nào đấy là tác nhân. Đến đây, bạn sẽ cay đắng nhận ra: năm 1999 là năm Việt Nam ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền với Trung Quốc! Một đoạn dài biên giới phía bắc, phần cương thổ của tổ quốc khoảng 15.420 (km2) đã mất từ đây.

Chuyện Việt Nam mất đất về tay Trung Quốc từ năm 1999 không mới vì nhiều tin liên quan đến chuyện này đã râm ran từ mười mấy năm qua. Chuyện ông cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu – một trong những nhân vật chính liên quan đến cái hiệp ước này – phải rời ghế giữa nhiệm kỳ và về hưu sớm, rồi ông Tiến Sĩ Trần Công Trục – nguyên trưởng ban biên giới chính phủ rất nhiều lần đăng đàn cả báo trong nước lẫn hải ngoại để “thanh minh” rằng Việt Nam không bán nước, không mất đất…đều liên quan đến cái hiệp định đau lòng kia.

Nhiều năm trước, tôi cố công đi tìm nguyên văn bản hiệp định biên giới 1999 này để đọc kỹ nhưng đều thất bại. Chuyện nước non quốc sự, đáng lẽ người ta phải để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” trước khi thay mặt nhân dân đặt bút ký. Thế nhưng, người ta đã làm chuyện ấy sau lưng nhân dân nên việc tôi thất bại khi truy tìm bản gốc hiệp định thì cũng dễ hiểu. Con mèo nó còn biết phải che dấu những thứ thối tha khi vùi phân vào tro thì chuyện hiệp định biên giới nhiều năm nằm trong vòng bí mật có gì lạ đâu.

Vài năm gần đây, trước sức ép dư luận đòi hỏi minh bạch, người ta đã dần dần hé mở cái hiệp định ấy khi sự đã rồi, đất đã mất. Bạn có thể đọc tham khảo bản hiệp định này trên trang của Biên phòng Việt Nam tại đây.

Mười năm sau hiệp định biên giới 1999, chính quyền hiện nay của Việt Nam và Trung Quốc còn ký thêm một bản hiệp ước khác để cụ thể hóa thêm chuyện quản lý, hợp tác, phân định cắm thêm mốc biên giới, dựa trên cơ sở hiệp định 1999. Hiệp định ấy có tên “Hiệp Định Về Quy Chế Quản Lý Biên Giới Trên Đất Liền Việt Nam – Trung Quốc”, kèm theo 18 phụ lục về sửa chữa cột mốc, khôi phục xây dựng cột mốc, quản lý xuất nhập cảnh, giao lưu biên giới, v.v. Ai quan tâm có thể tìm đọc tại đây: HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ QUẢN LÝ BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA.

Lần giở lịch sử sẽ thấy: năm 41 sau Công Nguyên, vua Quang Vũ nước Đông Hán sai Mã Viện (tức Phục Ba Tướng Quân) sang đánh Giao Chỉ của Hai Bà Trưng. Quyết tâm chiến đấu ngoan cường của Đô Dương bộ tướng của Trưng Vương, Mã Viện phải tạm ký hòa ước và cắm trụ đồng làm mốc đánh dấu biên giới cực nam của Đông Hán ở động Cổ Sâm thuộc Khâm Châu. Trên trụ đồng Mã Viện cho khắc 6 chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là đồng trụ gãy thì Giao Chỉ mất.

Như thế, biên giới cực nam của nước Hán kể từ thời Đông Hán đầu công nguyên cho tới tận gần đây vẫn được đánh dấu rõ ràng bằng cột mốc biên giới ở Khâm Châu (Khâm Châu trước thuộc tỉnh Quảng Đông nay được Trung Quốc điều chỉnh thuộc về tỉnh Quảng Tây).

Sách “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Trung Quốc (đời Đường) và “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc, đều chép cột này được dựng ở Khâm Châu, trong vùng hang động Cổ Sâm. Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quế Đường (tức Lê Quý Đôn) có ghi: “Giữa đỉnh núi Phân Mao ở Khâm Châu có cột đồng to độ hai thước. Có lẽ đây là Mã Tống dựng lên”.

Núi Phân Mao ở đâu? Sách “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi viết: “Vân Cừ, Kim Tiêu, Phân Mao ở về Yên Bang (sau tránh húy đổi làm Yên Quảng). Vân Cừ là tên sông, tên khác của sông Bạch Đằng, Tiền Ngô Vương bắt Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi đều ở đây. Phân Mao là tên núi, Kim Tiêu là cột đồng. Ở phía Tây lộ Hải Đông 300 dặm có đèo Phân Mao, ở nửa đèo có cột đồng của Mã Viện dựng…” (Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi toàn tập, bản dịch của Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội – Hà Nội, trang 202).

Sách “Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí” của Nhà Thanh cho biết: núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu. Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) thời Minh, núi ấy thuộc vào châu Tân An của Giao Chỉ. Đến năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542) Mạc Đăng Dung hàng, mới thuộc về nước Tàu.

Cái gọi là ranh giới phía Nam của nước Hán tưởng đã quá rõ, vậy mà rất nhiều bậc học giả (không học thật) người Trung Quốc vẫn đang gân cổ cố cãi về một vùng biển lịch sử của Trung Quốc có từ thời nhà Hán!

Chuyện xưa thì thế. Còn gần đây là thời đường biên giới các quốc gia đã được “thế giới văn minh” công nhận.

Sau nhiều lần thương lượng gay cấn, kể cả dùng sức mạnh quân sự, ngày 9/6/1885 nhà cầm quyền Pháp và Trung Hoa đã ký Công Ước Thiên Tân về biên giới Việt – Trung được gọi là “Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại” (Traité de Paix, d’Amitié, et de Commerce). Công ước này đã được bổ túc thêm bởi công ước ngày 26/6/1887 và công ước ngày 20/6/1895.

Thế nhưng, bất kể công ước của loài người văn minh thời hiện đại nói trên thì chuyện tưởng không thể xảy ra vẫn xảy ra. Hãy xem những tấm ảnh chụp người Trung Quốc đào cột mốc biên giới theo hiệp ước Pháp – Thanh 1885 – 1895 (hình ảnh đính kèm, từ hình số 3 trở đi) để đem về trưng bày ở nhà bảo tàng sai khi có Hiệp định biên giới Việt – Trung 1999 đề cập bên trên. Nhìn kỹ, trên cột đá khắc hàng chữ “Đại Nam Quốc Giới”. Đại Nam quốc giới sao nay lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc?

Trong một ảnh khác là cột mốc ở tỉnh Vân Nam. Trên cột còn ghi rõ một bên là lãnh thổ Chine (Trung Hoa) và một bên là Annam (Việt Nam). Rõ ràng như thế tại sao giờ lại nằm hẳn trong lãnh thổ Trung Quốc?
Người Trung Quốc đào bỏ cột mốc biên giới Việt Trung (cột mốc cũ) đem về trưng bày ở viện bảo tàng của họ! Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?

"Đại Thanh Quốc Khâm Châu Giới", "Đại Nam Quốc Giới", cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?
Người Trung Quốc đào bỏ cột mốc biên giới Việt Trung (cột mốc cũ?) đem về trưng bày ở viện bảo tàng của họ! Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa? Chữ Chine (Trung Hoa) & An Nam (Việt Nam) còn rành rành thế kia! Đau lòng.
Cột đá tưởng vô tri vô giác nhưng hàng chữ “Đại Thanh Quốc Khâm Châu giới” làm rúng động lòng người. Lịch sử 2000 năm bỗng hiện ra: Khâm Châu, Cổ Sâm, Mã Viện, Quang Vũ, ranh giới cực nam nước Đông Hán… rõ mồn một. Sao “Khâm Châu giới” nay lại nằm bên trong lãnh thổ Trung Quốc?
“Đại Nam quốc giới”? Cột mốc “Chine (và) Annam”? Sao lại nằm sâu trong lãnh thổ Tàu? Chả lẽ đường biên giới liên tục từ Vân Nam phía tây cho tới Quảng Đông phía đông đều bị thế hết ư?
Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?

Khi tòa quốc tế PCA ra phán quyết lịch sử bác bỏ cái gọi là đường 9 đoạn (đường “lưỡi bò”, U-line) sau khi Philippines kiện, Trung Quốc vẫn ngang nhiên bác bỏ, tiếp tục tôn tạo bãi đá, đưa vũ khí ra củng cố thì làm sao lại có thể thơ ngây như ông cựu cố vấn Lê Đức Thọ (Sáu Búa) nói khi Trung Quốc chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa từ tay chính thể Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974: “Họ có giải phóng Hoàng Sa giúp ta thì sau này họ cũng trả lại thôi”. Niềm tin của ông Thọ đã được Trung Quốc “củng cố” mạnh mẽ thêm vào năm 1988 khi Trung Quốc cho hải quân ra Trường Sa thảm sát 64 người lính, Việt Nam mất đi Gạc Ma và nhiều đảo khác từ đấy.
Viết đến đây, bùi ngùi nhớ lời vua Lê Thánh Tông trong sắc dụ năm 1473 gửi cho Lê Cảnh Huy – viên quan trấn thủ biên giới: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di” (Lê Thánh Tông- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
Lòng tự hỏi: Bao nhiêu tấc thước núi sông đã rơi vào tay giặc? Và ai sẽ phải trả lời cho toàn dân biết rõ vì sao cương thổ Việt Nam lại mất đi 15.420 (km2) vào năm 1999?

Tèo Ngu Khìn

------------------------

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

CÁC CỤ LÀNG TA NÊN ĐỌC BÀI NÀY

  Tôi tin chắc các Cụ làng ta đọc bài này xong sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn, lạc quan; đồng thời lại bán tín bán nghi không biết những điều viết trong bài chính xác đến đâu và liệu rồi đây, khi cần có giúp được mình gì không?

   Tôi nghx, tất cả nằm ở một chữ DUYÊN

Nhà giáo Thái Quang Vinh: “Câu chuyện đời tôi là một thần thoại”…


nguoi-thay-dai-dien

Thầy giáo Thái Quang Vinh là tác giả của nhiều bộ sách học ngữ văn được yêu thích trên thị trường. Ít ai biết rằng ông từng bị liệt sau di chứng mổ thoát vị đĩa đệm. Nhưng người thầy giáo Nam Bộ ấy đã tìm được con đường tự cứu chính mình, để chỉ ít lâu sau đó, ông từ biệt thuôc men, trở nên khỏe mạnh đến mức ông gọi cuộc đời mình là một “câu chuyện thần thoại” … 

   Ngồi trước một đống sổ sách, đơn thuốc và phiếu thanh toán ra viện,… tôi ngơ ngác và lúng túng. Hình như tất cả những con dấu đỏ, những tên bác sỹ, những đơn thuốc tây đều là những thứ xa lạ, chúng chưa bao giờ có quan hệ tới vận mệnh của tôi.
Ấy vậy mà chúng có thực. Tên các bác sỹ thì thật nhiều, không nhớ rõ diện mạo cụ thể của họ ra sao. Còn tên bệnh nhân thì chỉ có một, nằm ngay dòng đầu tiên và có mặt ở mọi giấy tờ, hồ sơ bệnh án…
Tôi không thể liệt kê ra hết các loại giấy tờ, mà chỉ xin nói tới 2 cái giấy ra viện cùng kích cỡ, cùng màu sắc, đều là loại giấy dày, cứng, cứ y như một bằng chứng nhận trang trọng dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học.

Giấy ra viện thứ nhất

Giấy ra viện đầu tiên từ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình S:
“Vào viện lúc 10 giờ 30 phút ngày 12-10-2007. Ra viện lúc 15 giờ ngày 27-10-2007. Bệnh nhân đã được giải ép lối sau cùng với cố định dụng cụ do thoát vị đĩa đệm L1 và L2.”
Trước lúc mổ thoát vị đĩa đệm, tôi là một người đàn ông rất khoẻ mạnh, nặng 75 kg, cao 1m72; tôi hay tập thể dục và đi bộ đều đặn cả sáng lẫn tối, lâu lâu đánh bóng bàn hoặc đi bơi, không ngờ tai bay vạ gió từ trên trời xuống.
Tôi từng là người đàn ông khỏe mạnh... ngờ đâu tai bay vạ gió từ trời rơi xuống (Ảnh minh họa)
Tôi từng là người đàn ông khỏe mạnh… ngờ đâu tai bay vạ gió từ trời rơi xuống (Ảnh minh họa)
Ban đầu tôi xuất hiện những cơn đau âm ỉ vùng thắt lưng. Tôi chủ quan, chỉ uống thuốc giảm đau và tăng cường đi bộ. Đến lúc đau nhiều hơn, tôi nghe giới thiệu “thần y” là vị giáo sư, có phòng mạch hoành tráng tại ngã tư Bảy Hiền. Tôi đến khám với tất cả sự tin tưởng.
Bác sỹ nhìn vào phim X-quang nói mấy câu và kê thuốc. Ông khuyên tôi nên đi bơi. Tôi càng phấn chấn. Nhưng bơi một thời gian tôi giống như một con sứa bị vứt lên bờ. Những cơn đau bắt đầu hành hạ dữ dội. Tôi trình bày thì vị bác sỹ cho giấy đi chụp MRI.
Tôi chụp, đưa phim về cho bác sỹ thì vị này nhìn tôi như từ trên trời rơi xuống. Ông ta từ chối thẳng là không xem phim MRI. Lại nhờ bạn bè, tôi đến Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình S, người ta lại giới thiệu tôi đến chầu chực ở phòng khám tư của một vị tiến sỹ ở Gò Vấp để có phiếu “Kết quả chẩn đoán điện cơ”. Đó là ngày 08/10/2007 để 4 ngày sau đó tôi được nhập viện.
Như vậy sau 15 ngày mổ, qua bác sỹ Trần Quảng Y tôi “được” đóng vào 4 chiếc đinh ở xương sống nơi thắt lưng và về nhà hồi phục lần lần. Hiển nhiên là phải tập luyện rất nhiều, uống thuốc Tây từng toa từng toa hằng mấy tháng trời, ăn uống tẩm bổ đủ loại mới hồi sức.
Sau lần mổ này, sức khoẻ tôi xuống sức, dường như ngồi một chút là phải nằm. Vậy mà cuôc sống mưu sinh bắt buộc tôi phải di chuyển nhiều để dạy học. Bắt đầu từ đây, tôi gắn chặt với những quyển sổ khám bệnh.
Bệnh nhân xếp hàng chờ khám. Ảnh nld.com.vn
Cứ 2 tuần là phải chuẩn bị cho cái ngày “đặc biệt” này: dậy sớm, ăn uống, lấy số… rồi chờ đợi (Ảnh minh họa: nld.com.vn)
Cứ 2 tuần là phải chuẩn bị cho cái ngày “đặc biệt” này: dậy sớm, ăn uống, lấy số… rồi chờ đợi. Có khi mất cả ngày mới có túi thuốc từ bảo hiểm y tế mang về. Đủ thứ bệnh: nào là huyết áp cao, mỡ máu, nào là sỏi thận, giãn tĩnh mạch, đau đầu kinh niên, và mất ngủ thường xuyên…
Ngoài thuốc Tây tôi còn phải uống thêm thuốc Bắc. Những chiếc ấm để sắc thuốc cho tôi cũng nhiều không đếm xuể. Rồi lại thuốc Nam lá này, rễ nọ, rồi thì chế độ ăn kiêng… mà hình như càng nghĩ càng lo về bệnh thì bệnh lại càng đến nhiều hơn.
Có những lúc tôi hoảng hồn, không biết mình bệnh thật hay bệnh tưởng! Tính tình của tôi cũng thay đổi theo. Luôn cáu gắt vô cớ, luôn thấy bứt rứt khó chịu. Đặc biệt, trái gió trở trời, 4 cái đinh ở xương sống trở thành máy báo thời tiết hành hạ thân tôi ướt sũng mồ hôi.

Giấy ra viện thứ hai

Cứ ngỡ tai hoạ mổ xương sống L1–L2 là đại kiếp nạn của đời mình, ai ngờ… Sau gần 6 năm tôi lại có thêm chiếc giấy ra viện thứ 2 cũng do bệnh viện S cấp.
“Vào viện lúc 10 giờ 30 phút ngày 29-3-2012. Phương pháp điều trị: Giải ép + hàn liên đốt N8-N9 + cố định dụng cụ lối trước”
Hoá ra địa ngục mà tôi có dịp chứng kiến mấy năm trước chưa phải là tầng cuối cùng.
Có ai học được chữ ngờ! Lần này cơn bệnh nó ngấm ngầm. Nó cứ đau tê tê và nặng 2 bắp chân, tuyệt đối không đau trực tiếp tại xương sống như lần trước. Tôi đã đề nghị bác sỹ xem lại cho tôi cái lưng, bởi trước đó tôi đã suýt “tiêu đời” vì nó.
Chụp mấy lần X-quang rồi siêu âm Doppler màu, bác sỹ khẳng định tôi đang mắc bệnh giãn tĩnh mạch hai bên chân. Theo lời khuyên, tôi ra mua loại thuốc đặc trị tốt hơn mà bảo hiểm y tế không có; đồng thời mua tất và vớ chống giãn tĩnh mạch để mang thường xuyên.
Bệnh vẫn cứ tiến triển ở chân. Tôi lại nghe bạn bè giới thiệu đến Phòng chẩn trị Đông y nổi tiếng ở quận Tân Phú châm cứu, bốc thuốc về uống… nhưng không kết quả. Lại có người bạn chở tới vị “thần y” người Hoa danh tiếng ở Q.11. Tại đây tôi cũng phải chụp X-quang, cũng bốc thuốc về ngâm rượu đắp.
Tôi nằm đắp rượu thuốc được 5 ngày thì bị liệt luôn không dậy được. Tôi gọi điện liên tục cho thầy và ông có xuống thăm vào ban đêm. Tôi cám ơn ông đã cho tôi một lời khuyên chí lí, đó là phải vào ngay bệnh viện để mổ lưng.
Không tin được dù đó là sự thật! Tôi vẫn chưa chịu tin, vẫn quyết nằm thuốc rượu cho đủ hạn 12 ngày. Đến ngày 13 thì học trò cũ khiêng ra taxi đến vị bác sỹ quen để khám, ông ta xem phim MRI khẳng định là phải mổ. Tôi lại đề nghị vị bác sỹ lần trước đã mổ cho tôi thành công là bác sỹ Trần Quảng Y phẫu thuật đợt hai.
Ca mổ phức tạp hơn lần đầu. Bác sỹ phải mổ từ phía trước, phía xương sườn, cắt cả 3 xương, cắt luôn 1 chỏm xương để thay thế cho đĩa đệm. Hình như nó làm xáo động hết lục phủ ngũ tạng bên trong, cho nên khi xuất viện về tôi dường như chỉ nằm bất động. Chỉ cần người nhà lật người là y như rằng tim gan phèo phổi bị chao qua đảo lại trong cái bộ ngực đã ọp ẹo gãy xương, đứt dây chằng đau chịu khôn thấu.
Tôi phải dùng ý chí và nghị lực phi thường để tập theo hướng dẫn trị liệu. Đau ghê gớm nhưng phải ráng, phải vượt lên chính mình. Chừng 1 tuần sau thì ngón chân cái đã ngo ngoe được. Sau đó, tôi có thể tự lật để chống tay ngồi dậy. Lạc quan vô bờ bến! Tưởng cứ tiến triển như vậy nhưng thật bất ngờ, một ngày đẹp trời tôi đã nằm yên một chỗ. Và như một hệ quả của bệnh liệt, mông bắt đầu lở loét.
Tiếp đó những ngày bị tra tấn về tinh thần. Niềm hy vọng và tuyệt vọng cứ giằng co với nhau, nhiều lúc tôi không muốn sống nữa.
Cũng lưu ý rằng, từ khi ở viện về, tôi uống thuốc bằng như thay cơm. Ngoài những loại thuốc trước đây thì lúc này còn thêm thuốc tiểu đường, thuốc theo toa để điều trị.
Chỉ số cho phép của tiểu đường là 6,5 còn tôi là 12,5. Cứ tưởng rằng đây chỉ là trạng thái nhất thời do rối loạn chức năng cơ thể, tôi thử dừng thuốc thì chỉ số lại tăng cao. Còn thuốc điều trị ca mổ thì cứ 2 tuần là lại đi mua một lần. Tôi chẳng có chuyên môn ngành y, chỉ biết hàng ngày phải uống 3 nắm thuốc.

Cơ duyên gặp Đại Pháp nhiệm màu

Vào một ngày tháng 6/2012, sau 4 năm anh em không gặp nhau, chú K đến thăm tôi. Hai anh em chẳng nói gì nhiều. Nhìn tình cảnh tôi thế này còn có thể nói gì được nữa! Khi chia tay chú có đưa cho tôi một cuốn sách mỏng màu hồng “Sức khoẻ là vàng” kèm theo đó là một bộ đĩa. Chú chúc tôi chóng bình phục và nói với tôi một câu như thế này: “Nếu anh có duyên với Đại Pháp thì Sư Phụ sẽ chữa lành bệnh cho anh”.
Lướt qua mấy trang của cuốn sách mỏng, tôi vứt nó xuống giường và cho là nhảm nhí. Tôi cứ nghĩ chú K được ai đó nhét vào tay khi đi qua ngã tư rồi tiện thể đưa cho mình. Xem đĩa thấy hình một người đang ngồi tập, tôi bực mình và giận người đưa đĩa. Tôi đồ rằng chú em chắc là giận mình gì đó nên có ý khiêu khích đây.
Mà làm vậy trong tình huống của tôi như thế này thì quá ư tàn nhẫn! Tôi gọi điện nói đại ý “Chú biết tôi bị liệt, không đứng được sao lại đưa tôi nhìn đĩa hình người tập?” Chú K cười nói rằng, đĩa ấy là dành cho bác sau khi khoẻ để tập. Chú nói là hãy đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân” của Sư Phụ cũng có thể khỏi bệnh.
Tôi tò mò tìm trong cuốn giới thiệu về môn tập số điện thoại nào đó và gọi cho cô C. Tôi cảm nhận được giọng nói qua điện thoại là một người đàng hoàng, dễ mến, dễ gần. Cô C đã nhờ người bạn ở gần nhà tôi, tên là H, đem sách và giải thích cho tôi một vài điều về Pháp Luân Công.
Học viên đang đọc cuốn Chuyển Pháp Luân 
Học viên đang đọc cuốn Chuyển Pháp Luân
Tôi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân rất say mê. Đọc liền một mạch. Cảm nhận đầu tiên mà tôi liên tưởng tới là việc chữa bệnh của chúa Jesus, là những phép thần thông của Mục Kiền Liên mà người ta nói là sự thật – những điều trước đây tôi luôn cho là mê tín, là hoang đường.
Gấp sách lại, tôi cố hình dung những gì mình vừa đọc được. Nhưng tôi không nhớ một nội dung nào…
Tôi quyết định đọc lại lần thứ hai. Tuy nhiên, như có ai đó ngăn cản, tôi phải dùng ý chí để đọc. Quả là, đọc xong trang cuối tôi thở phào nhẹ nhõm, dường như đã đi qua một “chuyến xe bão táp”, nhiều ổ gà, ổ voi, nhiều phiền toái và rồi cũng đến đích. Tôi còn phát hiện ra rằng khi tôi đọc sách thì không có cảm giác đau đớn nữa.
Tôi đọc lần thứ ba, thứ tư dễ dàng hơn, bắt đầu hiểu một số vấn đề và cảm nhận được sự hứng thú, sự nghiêm túc từ Pháp.

“Câu chuyện thần thoại”

Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi đọc sách, tôi đã lật người qua lại dễ dàng, không thấy nhói đau; tôi tự bò dậy, ngồi dậy và bắt đầu đứng lên.
Con gái tôi trước đó đã được các học viên Pháp Luân Công ở công viên dạy cho các bài công Pháp. Đúng ngày 16/7/2012, con đã “dạy” cho cha luyện công.
nguoi thay 4
Tác giả đang luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công (Ảnh do tác giả cung cấp)
Đúng ra, mấy ngày đầu tôi chỉ tập bài thứ 2. Sau đó tôi cố ngồi thẳng lưng, 2 chân buông thõng xuống giường để luyện tĩnh công bài thứ 5. Khi tập có lúc tôi cảm nhận được nguồn năng lượng thật kỳ diệu. Nó chuyển động từ dưới hai bàn chân.
Khoảng chừng 1 tháng khổ luyện hai bài công pháp ấy, tôi đã chứng kiến được câu chuyện thần thoại về bản thân mình.
Trước hết, từ trên thắt lưng trở xuống, khi bị liệt thịt đã teo hết chỉ còn da lèo nhèo bọc 2 cái xương chậu và xương chân. Vậy mà giờ đây chúng đã được gần chục ký thịt đắp đầy đặn trở lại. Tôi lại có bắp, có đùi, có mông căng thịt như ngày nào.
Thứ hai là, cánh tay trái của tôi vốn bị teo lại, nhức nhối khôn thấu, người ngoài chạm vào như chạm vào cục nước đá. Cánh tay ấy luôn phải bóp dầu nóng thì mới dịu đau. Vậy mà những cơn đau biến mất lúc nào; da thịt bù đắp khiến nó đầy đặn.
Và lúc này, nếu đặt hai cánh tay bên nhau thật khó mà phân biệt được sự sai khác về kích thước, về màu sắc hồng nhuận, vế độ nóng của da thịt. Không chỉ tay trái hồi phục mà hai vai cùng những đốt sống cổ cũng hết đau nhức. Bệnh đau đầu thường xuyên cũng không còn xuất hiện nữa.
Thứ ba là, khi bị liệt nằm một chỗ, tôi từng mơ ước ngồi được xe lăn để di chuyển trong những ngày còn lại của cuộc đời. Vậy mà giờ đây tôi đã đi lại tự nhiên trong nhà mình. Thậm chí khi đi cầu thang tôi cảm thấy như có ai đẩy mình lên nhẹ nhàng.
Ngày đầu tiên rời khỏi nhà là tôi lên ngay máy bay về quê làm mộ cha ở Hà Tĩnh trước sự ngỡ ngàng của bà con họ hàng. Mọi người không ai nghĩ có thể có sự hiện diện của người con trai trưởng trong dịp này nữa.
Thứ tư là, sau một tuần đi ngoài phân lỏng và mấy ngày đau đầu khủng khiếp tôi đã dừng tất cả các loại thuốc. Không chỉ là “thuốc” theo cách nghĩ thông thường mà gồm tất cả các loại sản phẩm thực phẩm chức năng như viên tăng chất xơ, viên can-xi, viên sữa… tôi đem cho hết.
Ngay cả thói quen ưa dùng dầu gió xanh để bôi mũi, bôi da khi muỗi đốt, tôi cũng không dùng.
Việc đau đầu làm tôi cảm giác như Tôn Ngộ Không bị xiết vòng kim cô khi Đường Tăng đọc thần chú. Đau cứ như siết vào, như khiến con mắt cứ muốn nhảy ra ngoài. Tôi đã nói người nhà mua cho 6 phần thuốc liều cao định uống trong 3 ngày. Mới uống lần thứ nhất, cơn đau không giảm mà lại đau hơn.
Tôi đang chuẩn bị uống liều thứ 2 vào buổi sáng thì cô H – người đưa sách cho tôi – bất ngờ ghé vào thăm nhân tiện đi ngang qua. Mải nói chuyện với H và được cô giở sách chỉ cho đoạn Sư Phụ nói về việc thanh lọc bệnh, tôi không uống thuốc nữa.
Cả ngày, rồi đêm hôm ấy tôi “quên” không uống mọi thứ thuốc khác mà lại ngủ ngon lành. Cho nên sáng hôm sau tôi quyết định “quên” luôn thuốc. Kể từ đây ly khai với thuốc!
Không gì hạnh phúc bằng một người bệnh vừa hết bệnh lại không bị ám ảnh bởi thuốc thang!
Không cần 3 nắm thuốc mỗi ngày, giờ đây tôi đã là một người hoàn toàn khỏe mạnh... (Tác giả là người đứng giữa, ảnh do tác giả cung cấp)
Không cần 3 nắm thuốc mỗi ngày, giờ đây tôi đã là một người hoàn toàn khỏe mạnh… (Tác giả là người đứng giữa, ảnh do tác giả cung cấp)
Thực ra, khi viết những dòng này, tôi biết rằng cái phần đáng viết dài tôi lại viết ngắn. Nhưng những huyền diệu mà Pháp Luân Đại Pháp mang lại cho mỗi người đã được kể rất tỉ mỉ trong các bài chia sẻ của nhiều học viên khác. Tôi chỉ muốn góp thêm một câu chuyện thần thoại trong bao nhiêu thần thoại khác.
Điều tôi muốn viết nhiều hơn ở ngay phần đầu là về những phiền toái, rắc rối, thậm chí là những khổ đau tuyệt vọng vì bệnh tật… Mong ai đó đọc những dòng này cảm nhận được cái vòng bế tắc, cứ “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”.
Hãy tin rằng có một thế giới thân tâm an lạc, một thiên đường đang mở trên mặt đất này, có một thế giới Tịnh Độ, đem lại bao hạnh phúc và may mắn đang ở trước mắt bạn. Thế giới ấy là Pháp Luân Đại Pháp. Vấn đề là bạn có hữu duyên không, có nghiêm túc phi thường để bước vào đó tu luyện tâm tính không?
Tôi tin rằng khi đọc những bài viết như thế này, bạn là người đã có duyên lành gặp Đại Pháp. Phần còn lại là lựa chọn của chính bạn.

Nghìn vàng không bán
Vạn lạng không trao
Pháp Luân Đại Pháp nhiệm màu
Cơ duyên vạn đại, thâm sâu trao người.

Thái Quang Vinh (SĐT: 0164.309.4204)

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

BẢY BỨC ẢNH NỔI TIẾNG


7 bức ảnh nổi tiếng nhất mọi thời đại và những câu chuyện ít ai biết

In Đời Sống


9

Đằng sau những bức ảnh nổi tiếng là câu chuyện lịch sử mà không phải ai cũng biết, dưới đây là bí mật của 7 bức ảnh nổi tiếng và có sức ảnh hướng lan tỏa mạnh mẽ  nhất mọi thời đại.

1.Tòa nhà đổ sập trong vụ khủng bố 11/9

Bill Biggart, tác giả của bức ảnh dưới đây đã ghi lại khoảnh khắc tòa nhà đang đổ sập trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu ngày 11/9. Tuy nhiên, ông đã qua đời sau khi tòa nhà thứ hai đổ sập xuống và các mảnh vỡ đè lên người ông. Sau khi dọn dẹp hiện trường vụ tấn công, các cảnh sát đã tìm thấy chiếc máy ảnh và mở lên thì phát hiện ra bức ảnh này, và đó cũng là bức ảnh cuối cùng trong cuộc đời của nhiếp ảnh gia xấu số.
1

2. Ảnh Triển lãm Cơ thể người thật

“Triển lãm cơ thể người” (Bodies…The Exhibition) do công ty của Tùy Hồng Cẩm, Trung Quốc tổ chức. Sự kiện này đã nhanh chóng bị lên án bởi công ty này cũng không chứng minh được nguồn gốc của thi thể người này là do những người tình nguyện hiến tặng.
Mẫu vật của triển lãm là các thi thể người được xử lý và nhựa hóa, rồi tạo dáng ra nhiều tư thế khác nhau. Tất cả các mẫu vật đều là từ người thật.
Bức ảnh là hình một người phụ nữ trẻ Trung Quốc đang mang thai 8 tháng với cái bụng bị cắt mở ra, và người ta có thể thấy các cơ quan nội tạng, đặc biệt là bào thai trong bụng. Bức ảnh đã gây chấn động mạnh mẽ và tạo ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế về câu hỏi: Ai chấp nhân hiến tặng thi thể cho triển lãm này?
Một báo cáo của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã khẳng định rằng, thay vì là “những người hiến tự nguyện” hay “những thi thể vô danh”, phần lớn thi thể trong triển lãm là của các học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ giết sau khi lấy đi nội tạng. Được biết, đây là một môn tập luyện tinh thần vốn là nạn nhân đàn áp của chính quyền Trung Quốc trong 17 năm qua.
2

3. Vụ nổ bom thành phố Oklahoma

Bức ảnh một người lính cứu hỏa đang bế đứa bé bị thương trên tay được ghi lại trong một vụ nổ bom ở Okalahoma nước Mỹ vào năm 1995. Một sự trùng hợp đó là bức ảnh này lại rất giống với một bức ảnh được một nhiếp ảnh gia khác ghi lại.
Một trong số đó là nhiếp ảnh gia Lester Larue, anh đã vô tình ghi lại bức ảnh này bằng chiếc máy ảnh của công ty mình. Tuy nhiên vì sự nổi tiếng của bức ảnh do đó quản lý của Lester Larue đã kiện anh ra tòa vì dùng chiếc máy ảnh của mình, sau đó tòa án phán quyết rằng bức ảnh này thuộc về người quản lý, và người quản lý của Lester Larue sẽ được hưởng toàn bộ số tiền liên quan đến bản quyền.
Một nhiếp ảnh gia khác là Charles Porter cũng đã ghi lại bức ảnh này với góc chụp y hệt nhau đến 99%, sau đó nhiếp ảnh gia này cũng được trao giải thưởng Pulitzer cho bức ảnh.
3

4. Ca cấy ghép tim đầu tiên trên thế giới

Ca phẩu thuật tim thành công đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Ba Lan, các bác sĩ phải làm việc vất vả trong suốt 23 giờ. Bởi ca phẩu thuật này là một bước tiến lớn trong ngành y học thế giới, do đó vào năm 1987, bức ảnh này đã được giải là”Bức ảnh đẹp nhất” của tạp chí National Geographic và trở nên vô cùng nổi tiếng.
Một điều thú vị là bệnh nhân sau ca phẫu thuật lại sống thọ hơn tất cả những bác sĩ đã từng tham gia vào kíp mổ của ông.
4

5. Máy bay số hiệu 182 thuộc hãng hàng không Southwest Pacific

Nhiếp ảnh gia Hans Wendt được giao nhiệm vụ chụp ảnh các ống dẫn ga tại San Diego. Vào ngày 25/09/1978, trong lúc đang làm việc, bất ngờ ông nghe được một tiếng nổ lớn trên bầu trời.
Ngay lập tức nhiếp ảnh gia đã ghi lại được khoảnh khắc chiếc máy bay mang số hiệu 182 của hãng hàng không Southwest Pacific đâm xuống mặt đất.
Vụ tai nạn máy bay này cũng được ghi nhận là vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành hàng không của nước Mỹ.
5

6. Trận đấu của huyền thoại Muhammad Ali

Nhiếp gia trẻ tuổi Neil Leifer đã ghi lại bức ảnh về trận đấu của huyền thoại Muhammad Ali, đây là một bức ảnh được đánh giá là một trong những bức ảnh thể thao ấn tượng nhất của thế kỷ 20. Nhưng tiết lộ cả nhiếp ảnh gia 22 tuổi này về bức ảnh đã khiến cho nhiều người bị sốc, bởi theo anh đây là một bức ảnh sự cố không theo ý muốn.
Sau khi mất vị trí săn ảnh “đắc địa” nên anh đành phải đứng về phía đối diện của sàn thi đấu, tuy vậy sự cố này đã vô tình khiến anh có được một bức ảnh ngoài sức tưởng tượng của mình. Bức ảnh này cũng đưa tên tuổi của Neil Leifer trở thành một trong số những nhiếp ảnh gia tài năng của nước Mỹ.
Muhammad Ali reacts after his first round knockout of Sonny Liston during the World Heavyweight Title fight at St. Dominic's Arena. Lewiston, Maine 5/25/1965 (Image # 1001 )

7. Bìa album cuối cùng của nhóm nhạc huyền thoại the Beatles

Với những người hâm mộ nhóm nhạc huyền thoại này thì sẽ rất dễ để nhận ra bức ảnh dưới đây là bức ảnh bìa của một album, cũng chính là album cuối cùng của The Beatles. Bức ảnh được chụp bơi nhiếp ảnh gia Iain Macmillan, trong đó có sự trợ giúp của cảnh sát giao thông đang giúp nhiếp ảnh gia ngăn dòng xe chạy tới. Có lẽ vị cảnh sát giao thông này cũng là một người hâm mộ cuồng nhiệt của nhóm nhạc huyền thoại. Trong số 6 bức ảnh được chụp, ông đã chọn được bức ảnh ưng ý của mình.
7
Công Phượng



i Facebook

BẠN ĐÃ NGHE NÓI VỀ " H A A R P " ?

Vũ khí biến đổi khí hậu có thể khiến nhân loại    diệt vong



ngay-huy-diet

Có một thực tế hiện nay con người bằng nhiều kỹ thuật phức tạp đã có thể điều khiển được thời tiết. Tuy nhiên, điều này hiếm khi được nhắc tới trong các cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Với những thành tựu nghiên cứu gần đây đạt được với loại công nghệ này, các chuyên gia dự báo nó sẽ sớm trở thành loại vũ khí hủy diệt tối thượng trong tương lai không xa.
Các kỹ thuật giúp biến đổi khí hậu đã được quân đội Mỹ áp dụng trong hơn nửa thế kỷ nay. Vào cuối thập niên 1940 – thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, nhà toán học Mỹ John von Neumann và Bộ Quốc phòng Mỹ đã có những nỗ lực đầu tiên trong việc nghiên cứu về loại công nghệ này. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ít người biết rằng, bắt đầu từ năm 1967, kỹ thuật “gieo mây” (cloud-seeding) đã được sử dụng nhiều lần để gây mưa liên tục trong suốt hơn 30 ngày trên đường Trường Sơn, làm ngập lụt cục bộ với mục tiêu ngăn chặn và làm tê liệt con đường tiếp vận này.
maharashtra-government-mulls-use-of-cloud-seeding-technology-for-artificial-rains

Không dừng lại ở đó, đến thập niên 1990, chương trình có tên gọi (HAARP) thuộc Sáng kiến phòng thủ chiến lược – ‘Star Wars’ mới thực sự là điểm sáng cho công nghệ này của Bộ Quốc Phòng Mỹ
HAARP là một chương trình nghiên cứu tối mật thuộc hàng “an ninh quốc gia” được tài trợ bởi Hải quân, Không quân Mỹ, Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến DARPA và Đại học Alaska. Chương trình này núp bóng dưới danh nghĩa là một chương trình nghiên cứu khoa học tìm hiểu về tầng điện ly phục vụ cho các hoạt động thông tin liên lạc trên mặt đất cho cả mục đích quân sự và dân sự.
Chương trình HAARP chính thức được triển khai vào năm 1993 tại Gokona, Hoa Kỳ với việc cho xây dựng một chuỗi các máy phát tần số cao có hệ thống ăng ten cao tới 22m, kết nối với nhiều hệ thống dây chuyên biệt để phát sóng điện từ vào không trung nhằm nghiên cứu những thay đổi do tín hiệu điện từ tạo ra đối với tầng điện ly.
Xét về mặt quân sự, ở góc độ chiến thuật, tầng điện ly có tác dụng quan trọng đối với hoạt động thông tin liên lạc sóng ngắn trên mặt đất. Nên việc gây nhiễu động tầng này sẽ giúp quân đội Mỹ vô hiệu hóa các hệ thống thông tin liên lạc, radar, dẫn đường vệ tinh khiến vũ khí của đối phương bị vô hiệu hóa.
Những thử nghiệm đầu tiên cho thấy, hệ thống cho phép phong tỏa liên lạc vô tuyến điện, loại khỏi vòng chiến thiết bị điện tử trên khoang của tên lửa, máy bay và vệ tinh trên vũ trụ, gây ra những sự cố quy mô lớn trong các lưới điện và trên các tuyến đường ống dẫn dầu, dẫn khí đốt,…
Mặt khác, từ lâu các nhà vật lý học đã phát hiện ra rằng, mọi thay đổi ở tầng điện ly đều có tác động đến quá trình thay đổi thời tiết trên mặt đất. Tính chất vật lý của tầng này thay đổi liên tục theo từng giờ từng phút, từng ngày và theo từng mùa khác nhau
Chính bởi vậy, chương trình HAARP có thể giúp các cường quốc quân sự như Mỹ, Nga thiết kế các vũ khí đặc biệt có khả năng tạo ra những kiểu thời tiết bất thường như các trận siêu bão, hạn hán, lũ lụt, tuyết rơi làm phá hủy hệ thống sinh thái và nông nghiệp của đối phương, gây suy yếu toàn bộ nền kinh tế, khiến hàng triệu người lâm vào cảnh nghèo đói, từ đó tiêu diệt các nước thù địch mà không cần tốn một viên đạn.
Ngoài khả năng siêu hủy diệt, đây còn là một loại vũ khí siêu bí mật bởi rất khó để chứng minh được trận siêu bão hay siêu lốc xoáy đó là “tác phẩm” của con người hay của tự nhiên.
haarpsieubao_kienthuc_4701_lihh

Rosalie Bertell – Chủ tịch Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng quốc tế cho rằng: “HAARP hoạt động như một lò vi sóng khổng lồ có thể làm gián đoạn và xáo trộn sự biến đổi của tầng điện ly, nó có thể tạo ra những lỗ hổng hay những vệt rạch dài ở tầng điện ly đang bảo vệ trái đất trước bức xạ chết người từ mặt trời”.
Nguy hiểm hơn, bản thân các nhà thiết kế hệ thống HAARP đã thừa nhận rằng, ngoài các tác động nêu trên, loại vũ khí này có thể tác động tiêu cực đến hệ thống thần kinh của con người, làm thay đổi tâm lý và hành vi của họ. Biểu hiện là sợ hãi, giận dữ, mất cảm giác tự vệ, mất khả năng kiểm soát hành vi, đánh giá và phân tích các tình huống phức tạp trong cuộc sống, định hướng về thời gian và không gian… Tất cả những điều đó đều có thể sử dụng để tác động cục bộ hay quy mô hàng loạt.
TI (1)

Các nhà nghiên cứu khoa học độc lập trên thế giới đã nhiều lần đặt câu hỏi về sự liên quan của HAARP với những thảm họa gần đây của nhân loại. Một tuần trước khi xảy ra trận siêu bão Katrina, các nhà khoa học đã ghi nhận được những thay đổi bất thường của không khí mà có thể do thay đổi ở tầng điện ly tạo ra. Năm 2005, bão Ophelia di chuyển một cách bất thường và đây là cơn bão hoạt động lâu nhất từng được ghi nhận. Hệ thống dự báo thời tiết tối tân của Hoa Kỳ đã không thể dự đoán đường đi của cơn bão này. Nó di chuyển giống như có “ai đó” đang điều khiển chứ không phải đi theo quy luật của tự nhiên.
Trang TheWeatherSpace tiết lộ rằng, Không quân Mỹ đã từng dùng hệ thống này để thử nghiệm tạo ra một cơn lốc xoáy ở bang Oklahoma. Cựu tổng thống Venezuela Hugo Chavez thì lên tiếng cáo buộc HAARP đã kích hoạt trận động đất ở Haiti năm 2010 và có liên quan đến cơn bão Haiyan hủy diệt Philippines hồi tháng 11/2013, bằng công nghệ phát xung vi ba tân tiến.
618
Đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử Afghanistan đã xảy ra trong ba năm liên tiếp trước khi Mỹ can thiệp quân sự vào nước này năm 2001 khiến toàn bộ nỗ lực phát triển ngành nông nghiệp sau cuộc chiến tranh với Liên Xô 10 năm trước đó tan thành mây khói. Sau khi kiểm soát Afghanistan, Hoa Kỳ cung cấp cho nước này các loại lúa mì biến đổi gen với khả năng chịu hạn hán cao và các loại phân bón thích hợp cho loại lúa mì này. Việc này gây mất ổn định nền kinh tế nông dân nhỏ, vì các giống lúa mì biến đổi gen không thể nhân giống tại địa phương. Kết quả, năm 2002, một nạn đói khủng khiếp đã quét qua nước này khiến hàng trăm ngàn người lao đao.

Mặc dù chương trình HAARP được cho là có những lợi ích nhất định như giúp giải quyết vấn đề hạn hạn, mưa lũ nhưng dưới góc độ quân sự, đây thực sự sẽ là thảm họa đối với nhân loại nếu không được ràng buộc bởi luật pháp quốc tế.
Năm 1977, Liên Hợp Quốc đã thông qua một đạo luật nhằm ngăn cấm việc can thiệp vào thời tiết để phục vụ cho các mục đích chiến tranh, nhưng với tầm chiến lược to lớn của nó, các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ, Trung Quốc chắc chắn vẫn đang âm thầm nghiên cứu chúng nhằm tạo được lợi thế áp đảo về chiến lược trên toàn cầu.
                                                                                  
                                                                                                  Nguồn: ĐẠI KỈ NGUYÊN

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ HỒ CHÍ MINH

Trích hồi kí của GS Nguyễn Đăng Mạnh về Hồ Chí Minh


Chương VII: Hồ Chí Minh
Bìa Ngục Trung Nhật Ký


Tôi được tận mắt thấy Hồ Chí Minh hai lần.

Lần thứ nhất ngay sau Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc khởi nghĩa tháng tám 1945, bố tôi đưa cả gia đình từ Thái Bình về Thị xã Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học cấp II ở trường Hàn Thuyên.

Một hôm được tin Hồ Chủ Tịch về Bắc Ninh. Tôi và mấy bạn học được nhà trường cử đi đón. Mỗi đứa được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy, hễ Hồ Chủ Tịch đến thì vẫy cờ và hô khẩu hiệu chào mừng.

Chúng tôi đứng xếp hàng trước cửa phòng thông tin thị xã, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới.

Đợi một lúc thì có một chiếc xe ôtô con đỗ ngay mép đường, trước cửa phòng thông tin. Tôi thấy có hai anh cảnh vệ vọt ra trước, cầm lăm lăm tiểu liên, nhẩy lên đứng trên hai cái trụ của bức tường hoa thấp trước phòng thông tin. Hai anh lia mũi súng sang trái, sang phải, vẻ mặt căng thẳng.

Hồ Chí Minh bước ra sau. Quần áo kaki. Giầy vải. Cầm batoong. Người gầy, đen. Râu tóc cũng đen. Ông đứng lại ngay sát chúng tôi, nhưng không để ý gì đến bọn trẻ con này cả, tuy chúng tôi ra sức phất cờ và hô "Hồ chủ tịch muôn năm!"

Đứng lại một lát, liếc nhìn chung quanh một chút, mặt đầy cảnh giác, rồi ông đi rất nhanh vào phòng thông tin. Lưng rất thẳng, gầy nhưng cứng cáp, cử chỉ lanh lẹn - ấn tượng của tôi về Hồ Chí Minh là như thế.

Hồi đó, ở Bắc Ninh, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động khá mạnh. Đã có những cuộc đụng độ vũ trang giữa lính quốc dân đảng và Vệ quốc đoàn ở Thị Cầu. Chắc vì thế nên Ông Hồ và các vệ sĩ của ông rất cảnh giác.

Lần thứ hai tôi được thấy Hồ Chủ Tịch là vào khoảng 1961, 1962 gì đó, hồi tôi công tác ở trường Đại học Sư phạm Vinh.

Ông Hồ vào Vinh. Người ta tổ chức cho Ông gặp đồng bào ở một cái sân vận động của thị xã.

Họ dựng một cái kỳ đài bằng tre - có vẻ thô sơ thôi. Ông Hồ đứng trên đó với một số cán bộ Tỉnh. Lúc hô khẩu hiệu, ông cùng vung tay hô như mọi người:

- Đảng lao động Việt Nam Muôn năm!

- Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà muôn năm!

Ông Hồ vung tay rất cao.

Nhưng đến khẩu hiệu thứ ba:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!

Ông Hồ cũng vung tay lên, nhưng chợt nhận ra họ hoan hô mình, vội rụt tay xuống.

Tôi theo dõi không bỏ sót một cử chỉ nào của ông cụ hôm ấy.

Ông Hồ bắt đầu nói chuyện với đồng bào.

Hồ Chí Minh không hề tỏ ra là người hùng biện. Nói chậm, ngắn, không lưu loát. Có chỗ lỡ miệng nói hớ, vội lảng sang ý khác. Tôi nhớ ông đang nói dở một câu tục ngữ: "Thanh cậy thế, Nghệ cậy..." thì vội ngừng lại và lảng sang ý khác. Có lẽ ông không muốn làm mất lòng người Nghệ Tĩnh chăng, vả lại "cậy thần" là thần nào, thần Hồ Chí Minh à? Tôi chắc ông nghĩ thế nên không nói tiếp câu ấy nữa.

Năm 1969, tôi chuyển ra công tác tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Hoàng Dung thay nhau làm tổ trưởng tổ Văn học Việt Nam hiện đại. Các anh đều rất quan tâm đến việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh nên thường tổ chức cho chúng tôi gặp những người hiểu biết về Hồ Chí Minh như Hoàng Văn Hoan, Lê Quảng Ba, hoạ sĩ Diệp Minh Châu, Vũ Kỳ. Nhờ gặp các vị này, tôi được biết nhiều chuyện cụ thể về Ông Hồ, trước hết là chung quanh sự kiện Ông Hồ bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và viết Nhật kí trong tù.

Ông Hồ về PắcBó đầu năm 1941 ngày 28 - 01, tháng 8 - 1942 ông trở lại Trung Quốc để vận động các cơ sở cách mạng bên ấy ủng hộ Việt Minh và mua vũ khí về cho Việt Minh.

Ông Lê Quảng Ba cùng đi với Ông Hồ. Đến một địa điểm nào đó thuộc Quảng Tây thì gặp núi lở, một tảng đá văng vào chân Lê Quảng Ba. Ba bị đau, cố đi một cách khó khăn. Để động viên người đồng hành với mình, Ông Hồ vừa đi vừa kể Chinh phụ ngâm. Vừa kể vừa giảng. Té ra xa nước ba muơi năm, Hồ Chí Minh vẫn thuộc lòng Chinh phụ ngâm.

Nhưng Lê Quảng Ba càng đi càng đau. Đến Tĩnh Tây thì phải nghỉ lại tại một cơ sở cách mạng. Hôm sau, Ông Hồ tiếp tục lên đường. Cùng đi với ông có một thanh niên Trung Quốc tên là Dương Đào - tất nhiên cũng là một cơ sở cách mạng. Đến xã Túc Vinh, huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị bọn Hương cảnh Trung Quốc bắt (ngày 27 - 8 - 1942).

Không phải Ông Hồ không có giấy tờ hợp lệ. Hồ Chí Minh không thể sơ xuất như thế được. Hồ Chí Minh bị bắt vì khám trong người, cảnh sát Tầu phát hiện có rất nhiều đôla. Nghe nói hồi ở PắcBó, có người đã thấy ông phơi đôla cho khỏi ẩm mốc. Bây giờ qua Trung Quốc, ông đem đôla đi để mua vũ khí cho Việt Minh.

Nhưng cảnh sát Tầu cho là Hán gian, là gián điệp của Nhật lúc bấy giờ đang đánh Trung Quốc. Chỉ có gián điệp mới có đôla thôi chứ, người dân Trung Quốc bình thường làm gì có lắm ngoại tệ thế! Điều này tác giả Nhật kí trong tù cũng đã nói rõ trong thơ của mình:

Gs Nguyễn Đăng Mạnh
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị tình nghi là Hán gian

(Đường đời hiểm trở)

Hôm nay xiềng sắt thay dây trói,
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung;
Tuy bị tình nghi là gián điệp,
Mà như khanh tướng vẻ ung dung.

(Đi Nam Ninh)

Các vị lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ ở Cao Bằng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt... nghe tin cụ Hồ bị bắt, hoảng quá, cho người sang Tầu dò hỏi xem nó giam ở đâu, nhưng không tìm được. Qua mấy tháng bặt tin tức, các vị bèn quyết định lật bài ngửa: điện cho Mạc Tư Khoa và cho Tưởng Giới Thạch nói rõ đó là Nguyễn ái Quốc, thủ lĩnh Việt Minh, đề nghị thả ra.

Biết không phải là Hán gian, các nhà chức trách Trung Hoa bèn chuyển Hồ Chí Minh sang chế độ nhà tù khác. Trong Nhật kí trong tù, bài Bốn tháng rồi có thể coi là bản tổng kết giai đoạn đầu của thời gian 14 tháng ở tù vô cũng cực khổ của Ông Hồ - "Sống khác loài người vừa bốn tháng, Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời"

Chuyển sang chế độ nhà tù mới, Ông Hồ được tắm rửa, ăn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo quanh nhà lao, đặc biệt được cung cấp rất nhiều sách báo. Tưởng Giới Thạch còn tặng ông một cuốn sách của mình. Điều này ông Trần Dân Tiên đã có nói nhưng không giải thích lý do vì sao. Điều đáng chú ý là, Nhật kí trong tù có tất cả 133 bài tuyệt cú thì bài Bốn tháng rồi là bài thứ 103. Nghĩa là 10 tháng sau, tác giả chỉ làm thêm ba chục bài nữa thôi. Vì sao vậy? Vì Hồ Chí Minh chỉ làm văn chương khi tuyệt đối không có điều kiện làm chính trị, làm cách mạng. Mười tháng sau này, có điều kiện chuẩn bị cho cách mạng, lập tức ông dồn sức vào đấy: đọc sách báo, dịch tác phẩm "Tam dân chủ nghĩa" của Tôn Trung Sơn, đọc sách của Tưởng Giới Thạch tặng (Cuốn "Trung Quốc đích mệnh vận")...

Nguyên bản Nhật kí trong tù đâu chỉ có thơ. ở cuối tập Nhật kí còn có tới 20 trang ghi kín tin tức thời sự lấy từ các báo chí được cung cấp gọi là Độc báo lan, và những thu hoạch từ các sách đã đọc gọi là Độc thư lan

Mới biết, viết bài Mở đầu (Khai quyển) Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh đã nói thật lòng mình:

Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.

Hồ Chí Minh được bọn Tầu Tưởng thả về nước không phải ngẫu nhiên, chắc ông phải khôn khéo thương lượng với chúng và với cánh Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam như thế nào đó, nó mới thả cho về nước.

Hôm tiễn cụ Hồ về nước, Hầu Chí Minh (Trong Nhật kí trong tù ông Hồ gọi là Hầu chủ nhiệm (Chủ nhiệm cục chính trị đệ tứ chiến khu)) cùng với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam có tổ chức một cuộc liên hoan hẳn hoi (tháng 12 – 1943). Trong liên hoan, họ có thử tài nhau bằng thách đối.

Nguyễn Hải Thần đưa ra một vế đối khá hóc hiểm:

"Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh"

Ông Hồ xin đối:

"Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách"

Mọi người tán thưởng. Hầu Chí Minh ca ngợi: "Đối hay lắm!". Còn Nguyễn Hải Thần thì cung kính nói: "Hồ Tiên Sinh tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục!"

Trong cuộc liên hoan, ông Hồ còn góp vui một tiết mục rất đặc biệt: nhảy điệu Nga - la - tư. Một điệu vũ dân gian rất khoẻ của Nga.

Trong Nhật kí trong tù và hồi kí Vừa đi đường vừa kể chuyện, ông Hồ có nói, khi mới ra tù "chân mềm như bún", đi không được, phải tập leo núi rất khó nhọc, phải bò, phải lết mãi mới đi được. Vậy sao lại có thể nhẩy điệu Nga - la - tư?

Suy ra ta có thể hiểu như thế này: từ khi biết ông Hồ là ông Hồ, không phải Hán gian, nhà chức trách Trung Quốc cho ông được hưởng chế độ quản thúc. Nghĩa là chỉ không được ra khỏi vùng quản thúc thôi, còn thì có thể ra ngoài nhà tù để leo núi, tập đi, tập luyện mắt (Cho nên mới có chuyện, ở Liễu Châu, ông Hồ đi tắm sông, gặp tướng Tàu Trương Phát Khuê). Khoảng giữa tháng 9 - 1943, sau một thời gian tập luyện, cuối cùng ông Hồ chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi, Ông cao hứng làm một bài thơ chữ Hán:

Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh,
Nam vọng trùng dương ức cố nhân

(Vừa đi đường vừa kể chuyện)

Bài thơ này cụ Hồ đã bí mật gửi về cho các đồng chí của mình ở Cao Bằng (Viết lên mép trắng của một tờ Quảng Tây nhật báo). Võ Nguyên Giáp, trong tập hồi kí Những chặng đường lịch sử cho biết: "Bữa ấy, tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Đông, anh Vũ Anh và anh Lã đang xem xét quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:

- Anh xem có đúng là chữ của Bác không?

Đó là một tờ báo ở Trung Quốc mới gửi về, trên mép trắng có mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng là chữ Bác, Bác viết: "Chúc chư huynh ở nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác. ở bên này bình yên"

Phía dưới lại có một bài thơ".

Như thế bài thơ này đã được làm từ khá lâu (9 - 1943) trước cuộc liên hoan tiễn chân nói trên 3 tháng (12 - 1943)

Sau này, Tô Hoài còn cho biết, trong buổi liên hoan tiễn cụ Hồ về nước hôm ấy còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa. Lúc này Quang Dũng đang đi theo Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần.

Về tập Nhật kí trong tù, có người nói, ông Hồ đánh mất ngay sau khi ra khỏi tù. Thực ra không phải.

Ngày 16 - 9 - 1943, ông Hồ được trả lại tự do, cuốn Nhật kí trong tù vẫn được ông giữ cẩn thận.

Ngày 14 - 9 - 1955, ông đưa tác phẩm này cho ông Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức triển lãm cải cách ruộng đất tại phố Bích Câu: "Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm còn giữ được đến bây giờ, các cô, các chú xem có triển lãm được thì dùng". Nguyễn Việt đưa vào triển lãm, bầy ở phòng "Ngọn đuốc soi đường của Đảng Cộng sản Đông Dương"

Nhật kí trong tù hiện được lưu giữ ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam.

Vào năm 1970, 1971 gì đó, anh Huỳnh Lý được biết hoạ sĩ Diệp Minh Châu từng sống với Hồ Chủ Tịch sáu tháng ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp, nên tổ chức cho chúng tôi gặp hoạ sĩ ở nhà riêng.

Hai vợ chồng cùng là hoạ sĩ và điêu khắc. Nhà cửa hết sức bề bộn, có thể nói là tanh bành. Đất sét, thạch cao vung vãi. Nước đổ lênh láng trên nền nhà. Khắp nơi lăn lóc những đầu người: đầu Nguyên Hồng, đầu Nguyễn Tuân... bằng đất sét.

Cách trò chuyện của Diệp Minh Châu cũng vậy. Chuyện nọ sọ chuyện kia, có lúc lại tạt ngang giới thiệu tranh của vợ.

ở đây tôi chỉ lọc ra những gì anh nói về Hồ Chí Minh.

Diệp Minh Châu ở với Hồ Chủ Tịch sáu tháng ở chiến khu Việt Bắc trước khi ra nước ngoài học tiếp về hội hoạ, điêu khắc. Hằng ngày, anh cùng ăn với Hồ Chủ Tịch.

Có một bữa, đến giờ ăn rồi mà mãi không thấy ông Hồ ra. Diệp Minh Châu ngồi đợi. Cuối cùng ông cũng ra, nhưng lại châm điếu thuốc hút, nghĩa là chưa ăn ngay. Thấy Châu ngồi đợi, ông bảo: "Chú cứ ăn trước đi". Tất nhiên Châu không dám, vẫn đợi. Một lát, ông Hồ nói thủng thẳng với hoạ sỹ: "Về sau chú làm nghề gì thì làm nhé, đừng làm chủ tịch nước, khổ lắm!"

Diệp Minh Châu không bình luận gì. Tôi cho rằng, Hồ Chí Minh vừa qua một cuộc họp trung ương, chắc có điều gì không thuyết phục nổi các đồng chí của mình: Người ta đang sùng bái Staline, Mao Trạch Đông, không chịu nghe Hồ Chí Minh, chắc thế. (Staline vốn không coi Hồ Chí Minh là cộng sản chân chính. Ông Phạm Văn Đồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ (khi hai người cùng công tác ở Liên Xô): Năm 1950, Staline triệu Hồ Chí Minh sang gặp. Ông ta không gọi Hồ Chí Minh là đồng chí (tavarich).

ở rừng Việt Bắc vào những đêm trăng đẹp, ông Hồ thường rủ Diệp Minh Châu ra suối câu cá. Vừa câu vừa trò chuyện. Có lần ông nói về Nhật kí trong tù: "Hồi ấy bị giam trong tù buồn quá, phải nghĩ ra cách gì để giải trí. Có ba cách: một là nằm ngửa đếm ngói trên mái nhà, đếm hết lại phân loại ngói lành, ngói vỡ. Hai là săn rệp ở những khe ván sàn xà lim. Ba là làm thơ". Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi. Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật kí trong tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi. (Trong Vừa đi đường vừa kể chuyện, ông đã nói như thế).

Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng.

Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Đại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ, oai phong. Cô khoe vừa được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Đến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô chờ ở đây, người khác sẽ đưa đi tiếp. Chặng cuối cùng, anh dẫn đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ. Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: "Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi"

Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh.

Tôi nghĩ đến câu nói của một nhân vật của Dostoievsky trong Anh em nhà Karamadôp: "Tôi càng yêu nhân loại nói chung thì lại càng ít yêu con người nói riêng, tức tách bạch ra từng người riêng rẽ. Những lúc mơ ước, nhiều khi tôi đã có dự định say mê phụng sự nhân loại (...) thế những tôi lại không thể sống chung với bất kì ai trong một căn phòng". Đó là loại người mà Dostoievsky gọi là chỉ có "tình yêu mơ mộng" chứ không có tình yêu thực sự. Ông Hồ một mặt yêu nhân loại rộng lớn, mặt khác, quan tâm rất cụ thể thiết thực đến những con người cụ thể quanh mình.

Anh Trần Việt Phương có kể một câu chuyện khác cũng tương tự về ông Hồ. Trước căn nhà sàn của chủ tịch luôn có một anh bộ đội đứng gác. Thương anh lính trẻ đứng gác lâu chắc đói bụng, ông cụ đem một quả chuối xuống cho anh ta ăn. Anh lính không dám ăn vì như thế là vi phạm luật nhà binh. Ông Hồ nói: Vậy để bác gác cho cháu ăn, không sợ.

Hồ Chí Minh có điều này cũng rất quý: trong cách ứng xử với mọi người, tỏ ra rất lịch sự, nghĩa là rất tôn trọng con người: Hồi kháng chiến chống Pháp, hoạ sĩ Dương Bích Liên được cử đến ở với ông Hồ để vẽ. Sau một thời gian, Tố Hữu đến xem tranh, cho là không đạt (Chắc là Dương Bích Liên thích vẽ Hồ Chí Minh trong sinh hoạt đời thường, không thể hiện được tư thế lãnh tụ chăng?). Tố Hữu quyết định cho Dương Bích Liên thôi việc và mời đi luôn. Khi ông Hồ biết chuyện này thì Dương Bích Liên đã đi rồi. Hồ Chí Minh không bằng lòng với cách đối xử như thế. Ông cho người đuổi theo mời hoạ sĩ trở lại để có lời với anh và đưa tiễn đàng hoàng.

Tôi nghĩ Hồ Chí Minh thực bụng, không hề coi mình là ông thánh, nghĩa là chỉ muốn được là người với những nhu cầu như của mọi người bình thường. Cũng có thể trong tư cách nhà chính trị lại khác. Vì nhu cầu chính trị, có khi Hồ Chí Minh cũng phải "diễn" những điều trái với bản chất của mình. Vì thế tôi nói, thực bụng ông Hồ không thích làm thánh nhân chút nào. Thí dụ, mệt cũng muốn nghỉ. Tố Hữu có lần đi với ông, thấy một khẩu hiệu trên tường: "Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!", ông nói: "Hồ Chí Minh chỉ muốn nằm!" Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề ra cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ. Hoạ sĩ Dương Bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi (Người ta nuôi một con bò để lấy sữa cho ông).

Theo Trần Đăng Ninh (Tô Hoài kể lại), ông Hồ ở phủ chủ tịch, thỉnh thoảng lại đóng bộ complet, cravate, chống ba toong đi dạo một lúc trong khuôn viên cho đỡ nhớ - hẳn là nhớ sinh hoạt hồi ở Paris.

Hà Huy Giáp cho biết: Một hôm linh mục Phạm Bá Trực gặp ông Hồ, bảo ông là surnature - ông Hồ nói: "Chúng mình là contrenature".

Hà Huy Giáp có một thời gian ở gần Hồ Chủ Tịch. Ông kể chuyện hồi năm 1950, ông mới lấy vợ được một năm thì bị điều ra công tác tại Việt Bắc và ở với Cụ Hồ. Ông hỏi ông Hồ: "Sao Bác không lấy vợ mà chịu được". Ông Hồ nói: "Mình cũng như các chú thôi, từ rốn trở xuống là 18 tuổi. Từ rốn đến cổ là 40 tuổi. Từ cổ đến đầu là 60 tuổi. Kinh nghiệm của dân ta là lao động suốt ngày, mệt thì ngủ luôn. Không có việc gì thì đổ trấu ra xay. Buồn ngủ hãy ngủ. Tỉnh ngủ, dậy liền, đừng có nằm mãi trong chăn. Đừng mặc đồ láng, mềm, mỏng. Nên mặc quần áo vải. Có cán bộ lên công tác ở Việt Bắc, rỗi việc, ngồi tán gẫu. Bác bảo cởi lạt sàn nhà ra, sau đó lại bảo buộc lại. Để khỏi "nhàn cư vi bất thiện".

Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác và Hoàng Dung còn tổ chức cho chúng tôi gặp ông Vũ Kỳ, thư kí riêng của cụ Hồ.

Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết thêm gì về Hồ Chí Minh. ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Đi guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi: "Các đồng chí có bao nhiêu nữ?"

Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế: Để râu dài. áo cánh lụa. Đi guốc. Cầm quạt phe phẩy...

Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.

Về chuyện làm thơ của Hồ Chí Minh, tôi vẫn cho rằng, ông Hồ có ý thức sáng tác hai loại: một là loại thơ tuyên truyền thường dùng lối ca vè, cốt minh hoạ đường lối chính trị. Những bài thơ chúc Tết, mừng xuân cũng thuộc loại này. Thơ này không sáng tác theo quy luật nghệ thuật. Hai là loại thơ nghệ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Loại này ông cốt làm để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc ở trong nhà tù, khi hoàn toàn không có cách gì để làm việc cho cách mạng.

Nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu đã phê phán tôi về sự phân biệt này: Thơ Bác Hồ, thơ nào chả là thơ nghệ thuật và thơ Bác là thơ cách mạng sao lại bảo là để giải trí.

Tôi cho rằng chính cụ Hồ có ý thức phân biệt như vậy.

Người ta thường kể chuyện này để ca ngợi đức tính giản dị, khiêm tốn của cụ Hồ: khi làm những bài thơ tuyên truyền, cụ Hồ thường chuyển cho nhiều người xem, kể cả chú liên lạc, để nhờ góp ý sửa chữa cho thật dễ hiểu, dễ nhớ đối với mọi người. Thế là thơ tuyên truyền chứ còn gì nữa. Tuyên truyền thì cốt nhất là mọi người đều dễ hiểu, dễ nhớ, thế thôi. Nghệ thuật gì mà lại góp ý tập thể như thế!

Trước kia, hàng năm, vào dịp 19/5, tôi thường được nhiều nơi mời đi nói chuyện về thơ Hồ Chủ Tịch. Thường có chị Trần Thị Tuyết cùng đi để ngâm thơ minh hoạ. Chị Tuyết cho biết, khi Hồ Chủ Tịch còn sống, vào dịp cuối năm, chị thường được gọi đến để ngâm thơ chúc Tết của Chủ tịch và phát luôn trên đài. Tới dự có cụ Hồ và mấy ông trong Bộ Chính trị. Khi ngâm thơ chúc Tết, chị để ý thấy ông Hồ có vẻ không quan tâm lắm. Ngâm xong ông thường bảo chị chuyển ngay sang ngâm Kiều. Tôi hỏi, thường chị ngâm đoạn Kiều nào. Chị nói, thường Bác bảo ngâm đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đây là đoạn Kiều nhớ nhà, nhớ người yêu, nhớ quê. Một đoạn thơ buồn.

* *
*

Chung quanh Hồ Chí Minh, đến nay vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn không biết đến bao giờ mới được làm sáng tỏ.

- Chẳng hạn, chuyện vợ con thế nào? Trung Quốc đã công bố Hồ Chí Minh kết hôn với Tăng Tuyết Minh. Rồi chuyện cô Hà Thị Xuân người dân tộc Tày và các con (Trung và Trinh gì đó). Ông Trần Độ cho biết, vì cô Xuân cứ đòi chính thức hoá, người ta bèn giao cho Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cả ba chị em.

Chuyện này nhiều người biết. Có người đã viết ra như Vũ Thư Hiên trong cuốn Đêm giữa ban ngày. Riêng tôi được biết do giáo sư Ngô Thúc Lanh được ông Văn Tân kể cho nghe và truyền đạt lại, hai là do một giáo sư dạy Sử ở Đại học Sư phạm Hà Nội, ba là Dương Thu Hương, bốn là ông Trần Độ. Nhưng gần đây có người điều tra ra vụ việc này rất tỉ mỉ, rõ ràng, và công bố cụ thể trên internet: cô Xuân bị thủ tiêu vì hai lý do: một là cô đòi chính thức hoá: điều này phải do Đảng quyết định, mà Đảng thì không thể chấp nhận. Hai là cô bị Trần Quốc Hoàn hãm hiếp nhiều lần. Hoàn tuy đã đe doạ cô, nhưng vẫn sợ bị cô tố cáo. Hắn sai Tạ Quang Chiến đập chết, rồi ban đêm, đặt xác cô ở quãng đường từ Nhật Tân đi Chèm, bố trí một xe ô tô cán lên, tạo ra một vụ tai nạn giao thông giả. Còn ba chị em cô Xuân là ba chị em họ. Một cô tên Nguyệt, một cô tên Vàng. Hai cô này cũng bị thủ tiêu vì đều biết chuyện. Nguyệt mất tích, không rõ bị thủ tiêu ở đâu. Còn cô Vàng thì bị đập chết và quăng xác xuống sông Bằng Giang, Cao Bằng.

Theo Tô Hoài, có một hồi người ta định lấy vợ cho cụ Hồ. Một số cô gái đến cho ông chọn. Ông không chọn ai vì thấy đàn bà mà chẳng ý tứ gì, cứ phơi quần, slip... rất vô ý. Có một cô người Huế, ông Hồ thích. Nhưng cô này hói đầu, ông cũng không lấy. Ông nói, nếu có một cô công chúa nước nào thì lấy – lấy vì mục đích chính trị – chắc ông nói cho vui.

Tô Hoài cũng cho biết, Phạm Văn Khoa thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Tầu, có lần cùng đi với Hồ Chí Minh sang Trung Quốc (đi xe lửa). Một buổi sáng, Khoa thấy ông Hồ ở toilet ra, cầm slip vừa giặt, nói: "Không có vợ, khổ thế!"

- Còn chuyện xuất dương của Hồ Chí Minh? Có phải lần đầu tiên ra nước ngoài là đi Pháp từ cảng Nhà Rồng?

Anh Nguyễn Nguyên (tức Nguyễn Ngọc Lương), một cán bộ tình báo cao cấp của ta, cho tôi biết, Nguyễn Tất Thành lần đầu ra nước ngoài là sang Trung Quốc theo đường dây của Phan Bội Châu. Tất Thành đóng vai một người bán nước mắm, từ Nghệ An ra – giao liên là cô Chu Bích Viêm, tức bà Cả Chính (Nguyễn Nguyên đã gặp bà Cả Chính). Cơ sở cách mạng của Phan Bội Châu ở Hải Phòng lúc bấy giờ là hai cô Nhung và Sâm. Còn cơ sở ở Móng Cái là hai cô con gái ông Ký nhà đoan tên là Yến và Nhạn.

Bà Cả Chính đã từng đưa Nguyễn Tất Thành qua Hải Phòng, Móng Cái, sang Trung Quốc gặp Lý Đông A ở Liễu Châu.

Hồi ấy, ở Việt Nam chưa có phong trào cộng sản.

Sau này, cụ Nguyễn Sinh Sắc mới nhờ cụ Phan Chu Trinh bảo lãnh cho Nguyễn Tất Thành đi Pháp.

- Còn chuyện đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh?

Theo Hà Huy Giáp, người đầu tiên phê phán Nguyễn ái Quốc có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa là Trần Phú. Ông Đào Phan cung cấp cho tôi một tài liệu: khi thành lập đảng Cộng sản Việt Nam ở Hồng Kông, Nguyễn ái Quốc có đưa ra một văn bản gọi là chính cương vắn tắt, phân tích tình hình giai cấp sát với thực tế Việt Nam, nhất là về giai cấp địa chủ (chế độ công điền khiến địa chủ không phát triển được, vì thế địa chủ ở Việt Nam có thể phân hoá được. Staline bèn phái Trần Phú về nước, vất chính cương của Nguyễn ái Quốc đi, thay bằng luận cương Trần Phú đã được đóng dấu ở Mạc Tư Khoa và đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. Staline còn chủ trương vô hiệu hoá Nguyễn ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.

Xem chừng Hồ Chí Minh thích tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên hơn. ông từng dịch cuốn Tam dân chủ nghĩa hồi bị giam ở nhà tù Quảng Tây, Trung Quốc. Và "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" chính là khẩu hiệu cách mạng của Tôn Trung Sơn.

Lại có chuyện này: Nguyễn Hữu Đang có lần nói với Hoàng Ngọc Hiến:

Sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh có nói với Đang: Bảo Đại nó thoái vị sớm quá! ý ông muốn Bảo Đại cứ tiếp tục làm vua để có thể thành lập ở Việt Nam chính thể quân chủ lập hiến mà ông cho là thích hợp hơn với nước mình. Sau khởi nghĩa tháng Tám, ông ở chiến khu về muộn, lúc đó phái đoàn Trần Huy Liệu, Huy Cận đã lên đường vào Huế nhận ấn kiếm của Bảo Đại. Ông muốn cho người đuổi theo để gọi trở lại, nhưng không kịp. Anh Phạm Tuyên cho biết, ông cũng rất tiếc Phạm Quỳnh đã bị Việt Minh ở Huế thủ tiêu. Chuyện lỡ rồi, ông chỉ còn biết mời mấy người con của Phạm Quỳnh ra gặp để an ủi (ông gặp hai bà con gái của Phạm Quỳnh). Hồi mới sang Pháp, Nguyễn Tất Thành đã từng gặp Phạm Quỳnh (cùng với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường). Chắc ông đã hiểu Phạm Quỳnh không phải người bán nước.

Ngoài ra, từ hồi dự hội nghị Fontainebleau ở Paris (1946), Hồ Chí Minh đã muốn liên hệ với Mỹ và sau này muốn thương lượng hoà bình với chính quyền Sài Gòn.

- Một bí ẩn nữa là vì sao Hồ Chí Minh đoán rất chính xác mấy thời điểm lịch sử quan trọng: năm 1945, chấm dứt đại chiến thế giới thứ hai và cách mạng tháng Tám thành công; năm 1954 chiến thắng giặc Pháp (đoán từ năm 1950); năm 1975 chiến thắng giặc Mỹ (đoán năm 1960).

Theo Trần Quốc Vượng, vì ông có tử vi.

Năm 1943, khi Hồ Chí Minh viết câu kết bài Diễn ca lịch sử nước ta: "Bốn nhăm sự nghiệp hoàn thành", thì ở hội nghị Téhéran, thủ lĩnh ba siêu cường trong phe Đồng Minh là Staline, Churchill, Roosevelt đoán, chiến tranh chấm dứt năm1946.

Không lẽ gì Hồ Chí Minh ở Việt Bắc, với một cái đài bán dẫn rất thô sơ, lại đoán thời cuộc thế giới chính xác hơn ba tay trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến tranh chống phát xít với những thông tin phong phú, cập nhật và những dữ kiện đầy đủ. Mà ba tay này đâu có dốt nát gì!

Trần Quốc Vượng kết luận: Cụ Hồ có tử vi.

Vượng cũng là tay rất sành sỏi tử vi. Anh nói, ở thư viện quốc gia có cuốn Tử vi phú đoán của Lê Quý Đôn đã dịch. Vượng đến mượn. Cô thủ thư nói sách không còn. Bố Trần Quốc Vượng có quen cụ Xước là giám đốc thư viện, Vượng đến hỏi, cụ Xước nói: Ông Hoàng Minh Giám đến lấy cho Cụ Hồ đọc rồi. Sách đang ở chỗ Cụ Hồ.

Anh Từ Sơn có tặng tôi tập Di bút của Hoài Thanh (bản đánh máy lúc chưa xuất bản thành sách). Trong đó có đoạn viết: "Năm 1945, khi quân Tưởng đã kéo vào dày đặc ở miền Bắc và quân Pháp đã bắt đầu đánh phá ở miền Nam, anh Tố Hữu có dịp được gặp Bác. Anh thưa với Bác:

- Thưa cụ, một bên thì Tây, một bên thì Tàu, bên nào đáng sợ hơn?

- Tây cũng không đáng sợ. Tàu cũng không đáng sợ. Đáng sợ nhất là các chú - Ông Hồ trả lời như vậy.

Ngẫm ra đây cũng là một tiên đoán thiên tài của Hồ Chí Minh. Ngày nay Pháp, Mỹ đều rút hết rồi. Đất nước nếu còn khốn khổ thì đúng là do "các chú".

- Một câu hỏi khác đặt ra: Cụ Hồ có ý thức tự thần thánh hoá mình không? Đã nói ông Hồ không thích làm ông thánh, nay lại nói ông có ý thức thần thánh hoá? Tôi cho hai chuyện có chỗ khác nhau. Vì yêu cầu chính trị, có khi phải dùng mưu mẹo, có khi phải diễn kịch nữa - Về mặt này, ông Hồ cũng khá "siêu" đấy. Dân tộc Việt Nam là dân tộc nông dân nên có tâm lý trọng người già và sùng bái thần thánh, chứ không tin ở người trẻ, người thường. Cho nên ông Hồ, năm mươi tuổi đã để râu dài và xưng là già Hồ. Và cũng không phản ứng gì khi người ta gọi là cha già dân tộc. Theo Trần Quốc Vượng, hồi kháng chiến chống Pháp, Trung ương có giao cho ông Trần Huy Liệu bình tán những câu sấm Trạng Trình ứng vào Cụ Hồ rồi cho truyền đi để tạo thành dư luận quần chúng. Đó là chủ trương của Hồ Chí Minh hay chỉ là "sáng kiến" của Đảng ngoài ý kiến của ông Hồ? Nhưng ông Trần Dân Tiên viết Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, có chỗ ví cụ Hồ như con rồng ẩn hiện trong mây. Mà Trần Dân Tiên chính là ông Hồ chứ ai!

- Như đã nói, vì lí do chính trị, Hồ Chí Minh nhiều khi phải diễn kịch, sống cứ phải "diễn" như thế, kể cũng khổ. "Không có gì quý hơn độc lập tự do". "Diễn" tức là bị tước đi của mình quyền sống tự do chứ còn gì nữa! Liệu đã ai hiểu cho ông cụ nỗi khổ này?

Những trò diễn của Hồ Chí Minh nói chung có tác dụng chính trị rất tốt đối với tầng lớp bình dân. Nhưng đối với trí thức, có khi lại phản tác dụng. Năm 1946, Hồ Chí Minh ở hội nghị Fontainebleau về nước có Trần Hữu Tước và một kỹ sư tên là Quang theo về. Trên tàu, Cụ Hồ diễn trò nhẩy son lá son với các thuỷ thủ. Quang thấy thế lấy làm khó chịu, mất tin tưởng. Ông ta bỏ không theo Hồ Chí Minh nữa. Theo Tô Hoài, ông ta sau này về sống ở Nha Trang. Nhưng Hoàng Ngọc Hiến lại đưa ra một thông tin khác: Trần Hữu Tước sau này có gặp Quang rửa xe máy ở Sài Gòn.

- Cuối cùng là ngày sinh và ngày mất của Hồ Chí Minh. Ngày sinh cũng do ông tự đặt ra, ai cũng biết rồi. Còn ngày mất? Đúng cái ngày ông đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9)

Theo Hoàng Ngọc Hiến, ông Hồ chủ động chết vào cái ngày lịch sử ấy. Ông ấy đáo để lắm đấy! Một người quyết lấy lại họ Hồ là dòng máu thật của mình (Hồ Sĩ Tạo) thì cũng có thể quyết chết vào đúng ngày sinh của cả nước, ngày mà ông đọc Tuyên ngôn độc lập.

- Nhưng chủ động chết làm sao được khi người ta luôn chầu chực quanh mình – Tôi cãi lại Hiến.

- Thì cũng có lúc người ta ra ngoài chứ. Lúc ấy chỉ cần dứt hết những dây dợ của cái ống thở ôxy là chết luôn chứ sao! – Hiến khẳng định thế. Một phán đoán không phải là không có lý! 
Thụy Khuê 
(Văn hóa Nghệ An)