Trang

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

TÔI TIN ÔNG QUAN NÀY LÀ NGƯỜI TỐT

Qua bài trả lời phỏng vấn nhà báo Tô Lan Hương của ông Lê Mạnh Hà, con trai nguyên Chủ tịch nước L. Đ. Anh, hiện là PCNVP Phủ Thủ tướng, tôi tin ông Hà là một người tốt. Và tôi cứ ao ước các quan chức nước ta đều tốt như thế. Các Cụ sống ở Tp HCM chắc biết rõ Ông này hơn chúng tôi.  


Năm 2016, báo chí dồn sự chú ý vào Bộ Công thương, khi mà vụ án Trịnh Xuân Thanh và chuyện bổ nhiệm con trai của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khiến dư luận xã hội phẫn nộ.
Đó là lý do trong số báo Xuân này, Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng thực hiện cuộc trò chuyện với ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và cũng là con trai của Đại tướng - nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về đề tài “con ông cháu cha” mà chính ông cũng là người trong cuộc theo một cách nào đó. Đây là cuộc trò chuyện thẳng thắn hiếm có từ một quan chức cấp cao dành cho báo chí...
Tôi có lúc “đơn độc” trong đấu tranh...
- Nhà báo Tô Lan Hương:Tôi đã đọc thêm về tiểu sử của anh trên Wikipedia trong lúc ngồi chờ anh đến. Wikipedia viết thế này: Đến năm 1997, khi anh 40 tuổi, anh mới chỉ là chuyên viên trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mà năm 1997, ba anh - Chủ tịch nước Lê Đức Anh mới nghỉ hưu. Thật bất ngờ và thật thú vị...
- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà: Thật ra Wikipedia có tí nhầm lẫn. Năm 1992, tôi đã là thiếu tá quân đội và ra quân, về giảng dạy ở Trường  Hàng không Việt Nam. Năm 1996, tôi sang làm chuyên viên ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Năm 2001 tôi về TP HCM làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ đó mới chính thức “làm quan”.

- Tôi nghe nhiều lời đồn, là lúc còn nắm quyền, và kể cả sau khi nghỉ hưu, trở thành cố vấn của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã giúp đỡ, cất nhắc cho rất nhiều người lên những vị trí cao trong bộ máy. Nếu lời đồn đó đúng, tại sao con trai của ông đến lúc ngoài 40 tuổi, có bằng tiến sỹ viễn thông, vẫn chỉ là một chuyên viên bình thường cấp Bộ?
- Tôi không dám tham dự vào công việc của ba mình và cũng không có thông tin chính thức nên không nhận xét về công tác cán bộ mà ông tham gia. Với cá nhân tôi, tôi tin chắc chẳng có sự nâng đỡ nào dành cho tôi từ phía ông. Như việc tôi được đi học, ví dụ như đi đào tạo tiến sỹ ở nước ngoài cũng có thể là chính sách ưu tiên cho con cán bộ lãnh đạo cao cấp. Cũng trong hoàn cảnh đó có thể người khác không được chọn, nhưng chúng tôi, những “con ông cháu cha”, thì được, đó cũng có thể tính là ưu ái.
- Ba anh có bao giờ đề nghị nâng đỡ anh trong sự nghiệp, và ngược lại, anh có bao giờ mở lời nhờ ông nâng đỡ mình?
- Chưa từng có!
- Vì sao?
- Không cầu danh, không cầu lợi. Đó là điểm tôi cho rằng ba con tôi rất giống nhau. Quan trọng là phải làm thật tốt, làm tốt nhất trên từng vị trí công tác. Khi làm tốt sẽ được nhìn nhận, được đặt ở vị trí cao hơn một cách thuyết phục và công bằng. Đối với mọi người trong gia đình tôi, chuyện lên đến chức này, chức kia không quan trọng.
- Thực lòng là không quan trọng sao? Tôi không tin một người đàn ông mà lại không có tham vọng quyền lực.
- Cô có thích đàn ông có quyền lực không?
- Dĩ nhiên là có!
- Dĩ nhiên tôi cũng thích quyền lực. Đó là lẽ đương nhiên, đó là bản năng tự nhiên của con người. Đến một con vật cũng luôn mong muốn trở thành con đầu đàn nữa là...
- Thế thì thật mâu thuẫn khi anh không tận dụng lợi thế từ gia đình và người cha quyền lực của mình…
- Mâu thuẫn gì đâu? Tôi chỉ đơn giản là muốn thành công bằng chính năng lực của mình. Trong tự nhiên, con sư tử luôn phải giành lấy vị trí đầu đàn bằng chính sức mạnh của mình. Thêm nữa, tôi không thể dùng thủ đoạn, thứ mà người ta dùng ngày càng nhiều hơn để đạt được vị trí nào đó. Hơn nữa, tôi cũng có định nghĩa khác về quyền lực. Mình thực sự có quyền lực khi là người làm tốt nhất, người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình.
- Có nhiều người bất ngờ không khi biết anh không có nhiều quyền chức so với vị trí mà đáng lẽ anh có được khi là con trai Chủ tịch nước?
- Rất nhiều người ngạc nhiên. Cũng có rất nhiều nhà báo đã hỏi tôi như chị khi mà họ so sánh tôi với một số con cháu lãnh đạo.
- Dân gian mình có cụm từ 4C (con cháu các cụ), và càng ngày tôi càng nhận ra rằng người ta  nói về cụm từ đó với nhiều định kiến và ác cảm hơn trước. Anh có bao giờ phải chịu những ánh nhìn ác cảm đó?
- Tôi đã quen với việc đó từ bé đến giờ. Không đâu xa, mới đây tôi nghe một đồng nghiệp của chị nói: “Tại ông Hà là con của ông Lê Đức Anh nên mới dám phát ngôn như thế”.
- Và…?
- Tôi rất giận và nói: “Tôi là tôi, là Lê Mạnh Hà, tôi nói và làm với tư cách của riêng mình. Tôi không sợ không phải vì là con ông nào”.
- Một người rất rõ về anh đã nhận xét về anh như thế này: “Lê Mạnh Hà là người không bao giờ biết sợ ai”...
- Nhiều người luôn nghĩ rằng, tôi không sợ ai, vì tôi cậy mình là con ông Lê Đức Anh. Chứ nếu không có ông Lê Đức Anh ở sau lưng, họ nghĩ tôi đã không dám thế. Nhưng tôi nghĩ, mình làm sai thì mình mới phải sợ. Chứ mình đúng thì mình cứ ngẩng cao đầu thôi, sao phải sợ hãi ai? Tôi tin tự thân mình, tôi đủ bản lĩnh để không phải sợ ai.
- Đó là lý do anh nổi tiếng với những phát ngôn và hành động thẳng thắn, kiên quyết, nổi tiếng với việc chống lại một số quyết định của cấp trên?
- Ngày xưa, lúc còn là Giám đốc Sở Bưu chính - Viễn thông (sau này là Sở Thông tin và Truyền thông) ở TP HCM, tôi là người đầu tiên lên tiếng và cũng là người phản đối quyết liệt cách thực hiện đề án tin học hóa cơ quan hành chính nhà nước (đề án112), đề án do Văn phòng Chính phủ, nơi tôi làm việc bây giờ, chủ trì triển khai. Tôi phản đối vì thấy nó sai, dựa theo khả năng phân tích, đánh giá của mình, nhưng có những người nghĩ tôi dám lên tiếng chỉ vì tôi là hậu duệ của ai đó.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lê Mạnh Hà từng làm cho Bộ nhức đầu một thời gian dài. Tôi đã phát hiện và yêu cầu xử phạt đối vài Đài VTC của Bộ khi Đài này phát trên 30 kênh truyền hình không có giấy phép, cấm phát hành trên địa bàn thành phố một trò chơi trực tuyến bạo lực của một doanh nghiệp của Bộ. Chúng tôi từng xử phạt những tờ báo Trung ương vì đưa tin vi phạm luật báo chí. Sau này, quy định thay đổi, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh không còn được phạt các báo Trung ương nữa.
Nhưng tôi nghĩ thế này: Xe của Trung ương đi ở địa phương mà sai luật, công an địa phương không phạt thì ai phạt? Chúng tôi là đơn vị đầu tiên và rất kiên quyết phạt thẳng tay những trường hợp báo chí in bản đồ Việt Nam không có Trường Sa, Hoàng Sa. Lúc đó nhiều cơ quan báo chí phản đối ghê lắm và bộ cũng chưa đồng thuận cao. Nhờ mạnh tay như vậy mà giờ đây việc in bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa, Trường Sa là việc đương nhiên, hầu như không đơn vị nào vi phạm.
Khi tôi còn là Phó chủ tịch TP HCM, vào năm 2013, tôi phát hiện ra chuyện lãnh đạo ở 4 doanh nghiệp công ích của thành phố nhận lương rất cao, có giám đốc nhận mức lương 2,6 tỷ đồng một năm - một mức lương vô cùng phi lý, báo chí gọi là vụ lương khủng. Những doanh nghiệp này còn tạo ra chênh lệch bất bình đẳng trong thu nhập của doanh nghiệp và còn ký hợp đồng lao động sai quy định. Khi tôi phát hiện ra, tôi đã đề nghị ngay lập tức xử lý sai phạm này.
Với sai phạm rõ ràng và dưới áp lực của dư luận, 8 lãnh đạo của 4 doanh nghiệp công ích này đã bị xử lý kỷ luật một cách nghiêm khắc nhất. Tuy nhiên, trong quá trình này đã có những cuộc họp rất căng thẳng của lãnh đạo thành phố. Tôi đã phải tự mình soạn thảo các báo cáo phục vụ cho các cuộc họp này. Lần này, tuy rằng không hẳn là đơn độc nhưng tôi ở trong hoàn cảnh rất khó khăn. Có người nói, nếu là người khác thì “xong” rồi.
Vụ việc rất lớn, được dư luận quan tâm và hoan nghênh nhưng không có ai được khen thưởng. Và một thời gian sau, vì lý do này lý do khác, những người cùng tôi trực tiếp làm vụ này đều chuyển công tác.
Còn có trường hợp, tất cả lãnh đạo ủy ban nhân dân thành phố đứng một bên, tôi đứng một bên. Đó là việc xử lý rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi không đồng ý đóng cửa khu xử lý rác do doanh nghiệp nhà nước đầu tư để dồn rác về cho bãi rác Đa Phước. Làm như vậy là tạo độc quyền trong xử lý rác, gây lãng phí khi đóng cửa khu xử lý rác mới đầu tư gần 1.000 tỷ đồng và phải trả tiền xử lý rác cao hơn. Giờ thì chị thấy đó, bãi rác Đa Phước đang trở thành nỗi đau đầu vô cùng lớn của thành phố.
- Thế đấy có phải lý do anh rời TP HCM ra Hà Nội nhận công tác mới ở Văn phòng Chính phủ?
- Hoàn toàn không. Tôi ra Hà Nội là do được phân công và cũng là nguyện vọng cá nhân…
- Dù có lúc không đồng thuận với những lãnh đạo cấp trên, anh có nghĩ việc mình là con trai của Đại tướng Lê Đức Anh đã giúp anh được yên vị?
- Chắc là chuyện tôi là con ai cũng là một yếu tố mà không thể không tính đến. Việc đó rất bình thường và cũng là lẽ tự nhiên. Nhưng quan trọng nhất là tôi không làm sai thì không có lý do gì để “luân chuyển”. Thực sự tôi cho rằng chưa hề có ý định nào như vậy.
- Có trình độ, có bằng cấp và một gia thế đáng nể. Hình như tính cách là lý do duy nhất khiến đường quan lộ của anh vô cùng chậm chạp?
- Tôi không cho là chậm. Nhưng nhiều người nghĩ như chị là rất chậm. Nếu có như vậy thì tính cách của tôi là một phần của lý do. Và tôi nghĩ, “con ông cháu cha” là lợi thế nhưng đôi khi chính yếu tố này cũng là cản trở với tôi. Nếu có nhóm lợi ích thì với tính cách đó, tôi sẽ là chướng ngại vật đối với họ. Mà xử lý tôi thì rất khó. Nên tốt nhất là không cất nhắc.
- Thế còn bây giờ, khi anh ra Hà Nội, gần Trung ương hơn, có nhiều việc khiến anh phải đấu tranh như thời làm Phó Chủ tịch TP HCM?
- Khi thấy đúng, tôi vẫn luôn bảo vệ quan điểm của mình và rất nhiều trường hợp được cấp trên chấp thuận.
- Nghĩa là kể cả khi gần “mặt trời” hơn, anh vẫn giữ tính cách “không sợ ai” của mình?
- Đúng, tôi vẫn thế! Thế nhưng dùng từ “không sợ ai” có tác động mạnh nhưng không chuẩn và làm người ta khó chịu.
- Vậy anh có còn rơi vào tình trạng “một mình một phe” ở Văn phòng Chính phủ giống như hồi còn làm ở TP HCM không?
- Từ trước đến nay, thông thường thì tôi có đồng minh là cấp dưới nhiều hơn là cấp trên (cười).
- Với tính cách như thế, anh có trở nên giàu có nhờ làm quan chức?
- Tôi nghĩ mình không nghèo!
- “Không nghèo” theo định nghĩa của anh là...
- Một phần là do gia đình tôi tạo lập, tích lũy, và một phần khác là từ… phong bì, phong bì một cách “chính đáng” nhé! Tôi chưa thấy ai nói về thu nhập của mình từ phong bì, thế nhưng đó là thực tế. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì ít phong bì lắm.  Nhưng ra ngoài này thì khác, tôi đi họp ở nơi này nơi kia, người ta đưa phong bì, tôi vừa buồn cười, vừa xấu hổ. Xấu hổ nhưng rất khó từ chối, vì ở Việt Nam, đó là một thứ “văn hoá”, đã là thứ không thể thiếu trong hoạt động thường ngày.
Khi bộ trưởng và bí thư là “vua” một cõi...
- Năm 2016 là một năm mà báo chí ngập tràn thông tin về câu chuyện “gia đình trị” trong hệ thống chính quyền. Từ trường hợp Vũ Quang Hải - con trai cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng được bổ nhiệm “bất thường”, đến chuyện cả nhà Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh làm quan. Chưa bao giờ, cụm từ “con cháu các cụ” được dư luận nhắc đến với nhiều phẫn nộ như thế, chưa bao giờ người ta nhìn những quan chức xuất thân từ những gia đình danh giá với nhiều ác cảm như thế…
- Tôi hiểu lý do vì sao họ phẫn nộ. Và thực ra, chính bản thân tôi, dù ở vai trò là cán bộ nhà nước hay người dân, mỗi ngày khi đọc những thông tin do báo chí cung cấp về một trường hợp nào đó được cất nhắc bất thường, tôi cũng thấy băn khoăn, bức xúc. Tôi nghĩ những bức xúc, phẫn nộ đó là điều chúng ta có thể hiểu được. 
Dĩ nhiên, chẳng phải đến năm 2016, thì chuyện gia đình trị, chuyện con ông cháu cha mới trở nên nhức nhối. Khi tôi làm việc ở TP HCM, tôi cũng đã chứng kiến có trường hợp mà con của vị lãnh đạo này, vị lãnh đạo kia được bổ nhiệm rất nhanh, nếu không muốn nói là bất thường. Không chỉ ở Hà Giang, không chỉ ở TP HCM, mà ở tỉnh nào, địa phương nào cũng xảy ra chuyện đó. Và ai cũng nhìn thấy, ai cũng biết, ai cũng hiểu, chỉ không dám nói ra.
- Thật ra, chuyện một gia đình có ông, có cha, con cháu đều có quyền lực chính trị không phải chỉ là câu chuyện của riêng Việt Nam. Ở Mỹ, gia đình hai cha con nhà Bush đều làm Tổng thống. Ở  Ấn Độ có dòng họ Nerhu - Gandhi, ở Hàn Quốc có cha con Tổng thống Park Chung Hee - Park Guen Hee… Nhưng không phải ở đất nước nào trong những quốc gia đó, chuyện một người có xuất thân 4C cũng gây ra sự phẫn nộ như ở đất nước ta. Anh có hiểu tại sao?
- Khi mà hệ thống chính trị và hệ thống bầu cử của một quốc gia đảm bảo cho việc lựa chọn những vị trí quan trọng trong chính quyền được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ, đề cao năng lực và đạo đức, thì việc một người có xuất thân trong gia đình có truyền thống làm chính trị trở thành tổng thống hay thủ tướng là rất bình thường. Chuyện của họ sẽ được lịch sử ghi nhận, báo chí khai thác với góc độ truyền thống gia đình chứ không thể biến thành nỗi nghi ngờ hay cơn phẫn nộ của nhân dân.
- Vừa rồi, khi theo dõi báo chí, tôi biết, ở bên kia bán cầu, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã bị cản trở trong việc bổ nhiệm con mình vào bộ máy của ông ta, vì một điều luật Liên bang được quy định rất chặt chẽ, nhằm tránh nạn “gia đình trị”. Anh có nghĩ Việt Nam mình có thể học theo cách làm đó, ra một điều luật, để ngăn cản các quan chức đương quyền bổ nhiệm người thân như tình trạng diễn ra từ Trung ương đến địa phương hiện nay?
- Thật ra chúng ta có cấm đấy nhưng chưa chi tiết, chưa cụ thể và thiếu gì cách để lách. Bí thư của một tỉnh là người cao nhất của tỉnh đó nhưng có phải là người trực tiếp bổ nhiệm con mình đâu nếu như người con đó làm lãnh đạo một sở thuộc ủy ban nhân dân tỉnh.
- Như anh, khi anh nhìn con của ông bộ trưởng này, con của ông bí thư kia, trẻ như thế, tài cán cũng chưa phải là đặc biệt, nhưng đã được cất nhắc ở vị trí này, vị trí kia. Anh cũng là con ông cháu cha, anh cũng có trình độ, có bằng cấp, nhưng 40 tuổi vẫn là chuyên viên, gần 50 tuổi mới là giám đốc sở, vậy anh có thấy bất công cho bản thân mình?
- Thực lòng, tôi không ganh tị cho bản thân mình. Vì tôi biết có nhiều người còn hơn tôi, nhưng họ vẫn chỉ là kỹ sư, là giáo viên bình thường. Thế nhưng người dân rất cần biết những cán bộ trẻ đó có thực sự xứng đáng không, có đúng là hạt giống đỏ không...
- Anh là con trai Đại tướng Lê Đức Anh, đang giữ cương vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một người là Bí thư tỉnh Kiên Giang, một người là Trưởng ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn; Ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương đương nhiệm là con trai nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Đà Nẵng là con trai của nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi; con trai của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là Vũ Quang Hải thì đã trở thành tâm điểm của dư luận năm vừa rồi… Có rất nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam có xuất thân từ những gia đình có truyền thống chính trị mà tôi không thể kể hết ra đây. Và anh nghĩ ai trong số họ, đi lên bằng năng lực của mình, ai trong số họ, đi lên bằng con đường không chính danh, bằng sự nâng đỡ của gia đình?
- Tôi nghĩ chúng ta nên có và phải có một danh sách đầy đủ, từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện những cán bộ có xuất thân như thế, những cán bộ được gọi là con ông cháu cha. Và không ai khác, chính báo chí phải làm nhiệm vụ đó hiệu quả nhất. Khi có một danh sách đầy đủ, chi tiết, chúng ta mới có thể cùng nhau kiểm tra, cùng nhau công tâm đánh giá ai là người xứng đáng với vị trí họ đảm nhiệm, ai là người không.
- Nếu ngày danh sách đó được báo chí công bố, liệu anh có thể cùng tôi một lần nữa trò chuyện kỹ hơn về câu chuyện này?
- Tôi cho rằng phải có danh sách đó, không có chữ “nếu” ở đây. Tôi rất vui lòng được tiếp tục trao đổi về vấn đề ngày một cách thẳng thắn và sẽ không né tránh bất cứ  câu hỏi nào của chị!
- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thẳng thắng này!
 Tô Lan Hương
(An Ninh Thế Giới)

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

MỘT CHUYỆN GÂY SỬNG SỐT Ở NƯỚC NGA

Một gia đình chạy vào rừng rậm để trốn bức hại, 40 năm sau trực thăng phát hiện ra họ và sửng sốt…



Một gia đình Liên Xô vì chạy trốn bức hại của chính quyền những năm 30 thế kỷ trước, đã vào sống trong rừng rậm. 40 năm sau, ở một nơi vô danh, các nhà nghiên cứu đã tình cờ tìm thấy họ và sửng sốt trước bản năng sinh tồn của gia đình này.
Sâu trong rừng rậm Siberia là khu rừng Taiga (còn được biết đến với tên gọi rừng tuyết) tuyệt đẹp phủ đầy thông, vân sam và linh sam. Nhưng đối với con người, khu rừng lại là một nơi vô cùng khắc nghiệt và tàn nhẫn. Mùa hè thì nóng nực, độ ẩm cao, đồng thời lại rất ngắn ngủi. Từ tháng 9, phía Bắc rơi vào thời kỳ lạnh cóng, tuyết bắt đầu rơi vào thời điểm này và kéo dài đến tận tháng 5. Cả một khu vực rộng lớn chỉ có vài trăm người sinh sống.
Năm 1978, một trực thăng chở các nhà địa chất của Liên Xô cũ bay ngang khu rừng Taiga. Khi bay tới giữa rừng, ở một khu vực hẻo lánh, biệt lập, cả đội phát hiện những luống đất ở dưới trông giống như một khu vườn nhân tạo.
Quá ngạc nhiên, trực thăng đảo vài vòng ở khu vực này cho tới khi các nhà nghiên cứu chắc chắn: có người sống ở đây. Nhưng ai lại có thể sinh sống ở nơi này, quá tách biệt với khu vực dân cư? Để có thể đến khu vực này từ thị trấn gần nhất, người ta phải đi canô mất 7 ngày. Họ đã cử một đội thám hiểm đi tìm hiểu. Trưởng đoàn thám hiểm lúc ấy là Galina Pismenskaya, đi cùng với một nhóm, có mang theo một số quà để tặng cho người họ sắp gặp; đồng thời cũng mang theo súng đề phòng trường hợp xấu.
Các nhà khoa học cuối cùng đã tới được khu vực họ nhìn thấy từ trên máy bay, mang trong đầu nhiều phỏng đoán khác nhau. Rất nhanh chóng họ bắt gặp một ông già trong bộ đồ lôi thôi, bẩn thỉu. Sau rất nhiều nỗ lực giao tiếp của đoàn thám hiểm, cuối cùng ông cũng dẫn họ tới nơi mình đang sống, đó là một ngôi nhà tranh sơ sài.
1454698_1388379468068172_2076256448_n
Khi tiến vào bên trong ngôi nhà, các nhà nghiên cứu cảm giác như đang trở về thời Trung Cổ. Có sáu người sinh sống trong túp lều này gồm Karp Ossipowitsch Lykow (người đàn ông già, cũng là chủ gia đình), hai con trai ông là Sawwin (45 tuổi) và Dimitri (36 tuổi), cùng các con gái là Natalja (42 tuổi) và Agafja (34 tuổi). Mẹ họ là bà Akulina Karpowna đã qua đời cách đó mấy năm vì đói. 
1002001_1388379424734843_1973171706_n
Gia đình nhà Lykow là những tín đồ Thiên Chúa giáo ngoan đạo, những người theo đạo Chính Thống. Năm 1936, đối mặt với sự bức hại của chính phủ và để bảo vệ niềm tin, cả gia đình chạy trốn vào rừng rậm Siberia, và trốn ở nơi không ai sinh sống. Họ sinh tồn bằng bất kỳ thứ gì tìm được trong tự nhiên, và thường xuyên phải chịu đói.
14906977_1098095300304776_6301274238163
Gia đình Lykow dị ứng với công nghệ hiện đại, và sống theo phong cách của thế kỷ 19. Bà Agafjia kể lại: “Thời đó, chúng tôi bị giết hại chỉ vì niềm tin của mình, những đứa trẻ bị mất cha, các gia đình chìm trong sự đau đớn, đó là lúc chúng tôi quyết định từ bỏ cuộc sống vật chất và cắt đứt liên hệ với thế giới này.” Các nhà khoa học không thể tin nổi cả gia đình hoàn toàn không biết đến tình hình bên ngoài, không biết những biến đổi to lớn đã xảy ra trên thế giới trong vòng 40 năm qua như Chiến tranh Thế giới thứ II, sự kiện con người đặt chân lên mặt trăng, v.v… Họ chỉ nhận biết thế giới bên ngoài qua ánh đèn nhấp nháy từ những chiếc máy bay và vệ tinh bay ngang khu rừng.
998305_1388379291401523_312900791_n
Việc phát hiện ra một gia đình sinh sống trong rừng rậm hoang dã tức thì trở thành một sự kiện quốc gia. Rất nhiều nhà khoa học và giới báo chí đã đến thăm và phỏng vấn các thành viên trong gia đình.
14963332_1098095256971447_4590168384544
Năm 1981, ba người con đầu trong gia đình lần lượt qua đời, bố họ ông Karp cũng qua đời năm 1988. Chỉ còn người con gái út là bà Agafjia còn sống, và duy trì liên lạc với thế giới bên ngoài.
Bà vẫn sống cuộc sống ‘lạc hậu’ như ngày nào và bầu bạn cùng một vài chú chó mèo. Suốt bao nhiêu năm, bà vẫn giữ niềm tin kiên định vào Chúa. Bà kể có lần bà thấy một con gấu lớn trước nhà, nó chằm chằm nhìn bà. Lúc ấy Agafjia không có dao hay bất cứ vũ khí tự vệ nào, vì vậy bà đã lặng lẽ cầu nguyện Thánh George và con gấu đã lẩn đi mất. Agafjia là một con người dễ mến và bà luôn giữ cho mình một trái tim bình an. Cuộc đời bà đã được viết thành sách và dựng phim tư liệu.
10881569_801830456540102_39590824874427
Agajia không cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với người khác, nhưng bà vẫn tiếp tục chọn sống trong rừng Taiga trong toàn bộ những năm tháng đời mình. Bà đã từng vào thành phố nhưng ‘sợ phát khiếp’ với tiếng còi ô tô ồn ã và các phương tiện giao thông chạy tấp nập trên đường. 
Người phụ nữ này và gia đình hẳn đã sống một cuộc đời khốc liệt và kỳ lạ. Nếu chiếc trực thăng chở các nhà khoa học năm đó không phát hiện ra gia đình Lykcow, thì chúng ta vĩnh viễn không hề biết lại có những người có thể thách thức và sống sót trong khu rừng hoang dã phương Bắc.
Theo Hefty
Lê Anh

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

HÃY ĐỌC QUYỂN SÁCH LÀM D. TRUMP THỨC TỈNH


“Chết bởi Trung Quốc”: cuốn sách làm Donald Trump thức tỉnh. (P1) Sát thủ tàn độc nhất hành tinh

Vừa đắc cử xong, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bổ nhiệm ngay tác giả quyển sách “Chết bởi Trung Quốc” (Death By China), giáo sư Peter Navarro làm cố vấn kinh tế tối cao. Ông Trump cho biết bản thân ông đã nghiền ngẫm rất kỹ và rất thích quyển sách này. Chúng ta hãy cùng nghiên cứu từng phần quyển sách này để xem tại sao nó lại gây chấn động như thế.
Kinh tế gia Peter Navarro (giữa) là người có quan điểm rất cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề thương mại. Ảnh BLOOMBERG
Kinh tế gia Peter Navarro (giữa) là người có quan điểm rất cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề thương mại. Ảnh BLOOMBERG

Đó không phải là chỉ trích Trung Quốc, mà là sự thật

Chết dưới tay Trung Quốc. Đây là hiểm nguy rất thực mà giờ đây tất cả chúng ta phải đối mặt khi quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế sẽ sớm trở thành lớn nhất thế giới này đang nhanh chóng biến thành sát thủ tàn độc nhất hành tinh.
Về mặt an toàn của người tiêu dùng, các doanh nhân vô đạo đức Trung Quốc đang làm tràn ngập thị trường thế giới với một loạt sản phẩm, thực phẩm, dược phẩm không gây chết người thì cũng cực kỳ có hại, gây ung thư, dễ gây cháy, độc.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
• Về đồ dùng cho trẻ em, những sản phẩm nguy hiểm này có từ vòng tay, dây chuyền và đồ chơi chứa chì đến đồ ngủ dễ cháy, áo quần độc hại.
• Ở tiệm thuốc gần nhà hay trên mạng, ta có thể tìm thấy tất cả cách thức “chữa trị” mà thực ra là giết người – từ viên aspirin nhiễm độc, Lipitor nhái, Viagra giả trộn với strychnine đến thuốc heparin phá thận và vitamin chứa đầy độc tố arsen.
• Nếu thích chết do nổ, hỏa hoạn hay điện giật, bạn có thể chọn trong một đống thứ từ ổ cắm nối dài, quạt, đèn bẫy người, điều khiển từ xa quá nhiệt, điện thoại di động dễ nổ và máy nghe nhạc công suất lớn tự bốc cháy.
• Dĩ nhiên, nếu vừa đói vừa muốn tự tử, ta luôn luôn có thể thưởng thức cá, trái cây, thịt hay rau nhập khẩu từ Trung Quốc ngấm ngon lành các kiểu kháng sinh bị cấm, vi khuẩn gây thối rữa, kim loại nặng, hay thuốc trừ sâu bất hợp pháp.
Ngay cả khi hàng nghìn người thực sự chết do sự tấn công dữ dội này của sản phẩm rác rưởi và chất độc của Trung Quốc, nền kinh tế Mỹ và công nhân của nó đang chịu đựng “cái chết không kém phần đau thương hơn của nền tảng sản xuất của Mỹ.”
Trên mặt trận kinh tế này, nhãn hiệu quái đản “Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước” theo kiểu cộng sản của Trung Quốc đã hoàn toàn xé bỏ những nguyên tắc của cả thị trường tự do và thương mại tự do. Thay vào đó, “các nhà vô địch quốc gia” được nhà nước chống lưng của
Trung Quốc đã triển khai một hỗn hợp vũ khí của chủ nghĩa con buôn và bảo hộ để lần lượt vặt hết việc làm này đến việc làm khác, từng bước một, khỏi những ngành công nghiệp của Mỹ.
“Vũ khí hủy diệt việc làm” của Trung Quốc bao gồm trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, giả mạo tràn lan sở hữu trí tuệ của Mỹ, bảo vệ môi trường lỏng lẻo một cách tệ hại, và sử dụng phổ biến lao động nô lệ. Tuy thế, trung tâm của chủ nghĩa con buôn Trung Quốc là tiền tệ bị thao túng một cách vô liêm sỉ đã gây khó khăn rất lớn cho các nhà sản xuất Mỹ, kích thích điên cuồng xuất khẩu của Trung Quốc, và dẫn đến trái bom hẹn giờ thâm hụt thương mại Mỹ – Trung gần một tỉ đô-la một ngày.
Trong khi đó, “phí nhập cuộc” cho bất cứ công ty Mỹ nào muốn leo qua “Vạn Lý Trường Thành Bảo hộ” của Trung Quốc và bán hàng vào thị trường nước này không chỉ là giao nộp công nghệ của họ cho đối tác Trung Quốc. Các công ty Mỹ còn phải chuyển cơ sở nghiên cứu và phát triển sang Trung Quốc, theo cách đó đã xuất khẩu “nguồn sữa mẹ” tạo ra việc làm tương lai của Mỹ cho đối thủ thù địch.
Cho đến nay hàng triệu việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ đã bị mất đi trong sự nhạo báng thương mại tự do của Trung Quốc, còn chính công nhân áo xanh Mỹ cũng đã trở thành một loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hãy xem xét những điều sau đây:
• Từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2001 và hứa hẹn giả dối chấm dứt thực hiện chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ, các ngành may mặc, dệt và đồ gỗ của Mỹ đã thu nhỏ lại chỉ còn một nửa – riêng việc làm trong ngành dệt đã giảm 70%.
• Những ngành quan trọng khác như hóa chất, giấy, thép và lốp xe cũng bị bao vây tương tự, trong khi đó việc làm trong ngành sản xuất máy tính và điện tử công nghệ cao của chúng ta đã giảm hơn 40%.
Khi chúng ta đã mất hết việc làm này đến việc làm khác, nhiều người Mỹ vẫn tiếp tục nhầm lẫn gắn sản xuất Trung Quốc với những sản phẩm rẻ tiền, phẩm cấp thấp như giày dép và đồ chơi. Nhưng thực ra, Trung Quốc đang tiến lên trong “chuỗi giá trị” và thành công trong việc chiếm lấy thị phần của nhiều ngành thu nhập tốt nhất của Mỹ – từ ô tô và hàng không vũ trụ đến thiết bị y tế tiên tiến.
Với sự hỗ trợ to lớn của chính phủ, các công ty Trung Quốc đang ráo riết lũng đoạn các thị trường được gọi là ngành “xanh” như ô tô điện, năng lượng mặt trời, và năng lượng gió. Hiển nhiên, đó chính là những ngành các chính khách Mỹ rất thích rêu rao như là các nguồn mới tạo ra việc làm tốt nhất của Mỹ.

Chẳng hạn, trên mặt trận năng lượng gió, Trung Quốc hiện nay dẫn đầu thế giới về sản xuất tua-bin gió và thật mỉa mai trong cả chủ nghĩa bảo hộ. Vì ngay cả khi các công ty được nhà nước trợ cấp của Trung Quốc làm tràn ngập thị trường thế giới với tua-bin của họ, các nhà sản xuất nước ngoài như General Electric đóng tại Mỹ, Gamesa của Tây ban nha, và Suzlon của Ấn Độ bị cấm đấu thầu các dự án ở Trung Quốc do chính sách “Chỉ mua hàng Trung Quốc”.
Một trong những hậu quả nguy hiểm nhất từ sự nổi lên của Trung Quốc như là “công xưởng” không thể tranh chấp của thế giới là sự phàm ăn ngày càng tham lam năng lượng và nguyên liệu của trái Đất. Để nuôi cỗ máy sản xuất của mình, Trung Quốc phải tiêu dùng một nửa xi-măng, gần một nửa lượng thép, một phần ba đồng, và một phần ba nhôm của thế giới.
Hơn nữa, vào năm 2035, nhu cầu dầu của chỉ riêng Trung Quốc sẽ vượt tổng sản lượng dầu hiện nay của toàn thế giới.
Đây là thói phàm ăn chết người. Vì để hỗ trợ cho thói phàm ăn này, các viên chức chính quyền Trung Quốc đã leo lên chiếc chiếu thực dân đẫm máu ngồi cùng các nhà độc tài sát nhân và các chế độ tàn bạo khắp thế giới. Để làm điều đó, các viên chức chính phủ và nhà ngoại giao Trung Quốc đã tiến hành lạm dụng một cách thô bỉ nhất chính sách ngoại giao của Liên Hiệp Quốc mà thế giới từng thấy.
Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc có thể phủ quyết bất cứ biện pháp trừng phạt nào họ muốn. Trong gần một thập kỷ nay, những nhà ngoại giao cao cấp Trung Quốc đã dùng quyền phủ quyết của Trung Quốc để mối lái một loạt các giao dịch “đổi máu lấy dầu”“cưỡng đoạt lấy nguyên liệu”. Hãy xem xét các thực tế sau:
• Để đổi lấy dầu của Sudan, những con buôn quyền phủ quyết Trung Quốc đã ngăn Liên Hiệp Quốc can thiệp vào nạn diệt chủng ở Darfur – thậm chí khi lực lượng quân sự Janjaweed tàn bạo sử dụng vũ khí Trung Quốc để cưỡng hiếp hàng ngàn phụ nữ và giết chết 300.000 người dân Sudan vô tội.
• Những con buôn quyền phủ quyết Trung Quốc cũng ngăn Liên Hiệp Quốc trừng phạt Iran và vị tổng thống bài Do Thái, trúng cử nhờ gian lận, để được tiếp cận các mỏ khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Hành vi này đã mở toang cánh cửa cho phổ biến hạt nhân ở Trung Đông. Nó cũng làm tăng cao khả năng tấn công hạt nhân vào Israel và làm tăng đáng kể nguy cơ vũ khí hạt nhân rơi vào tay các phần tử thánh chiến chống Mỹ.
Sự lạm dụng của Trung Quốc đối với sứ mạng gìn giữ hòa bình của LHQ không còn là những sự cố riêng lẻ. Có thể nói rằng, chúng là một phần của chiến lược “tiến ra ngoài”, biến Trung Quốc từ một quốc gia từng theo chủ nghĩa biệt lập thành một đế quốc thực dân bành trướng lớn nhất thế giới. Đây là sự mỉa mai không nhỏ cho một quốc gia ban đầu được xây dựng trên những nguyên tắc Mác-xít chống thực dân và từng là nạn nhân đau khổ của Đế quốc Anh và cuộc chiến tranh thuốc phiện trên đất Trung Quốc.
Khắp châu Phi, châu Á, và Mỹ Latin sân sau của Mỹ, nhãn hiệu chủ nghĩa thực dân thế kỷ 21 của riêng Trung Quốc luôn bắt đầu với sự mặc cả hiểm ác này: những khoản cho vay hậu hĩnh, lãi suất thấp để xây dựng hạ tầng đổi lấy nguyên liệu và sự xâm nhập thị trường nội địa.
Dĩ nhiên, một khi đất nước đó cắn phải miếng mồi thực dân này, thay vì dùng lao động tại chỗ, Trung Quốc sẽ mang đến đội quân kỹ sư và công nhân khổng lồ để xây dựng đường cao tốc, đường sắt, cảng và hệ thống viễn thông. Hạ tầng này cả về nghĩa đen và nghĩa bóng mở đường khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu. Sau đó gỗ của Cameroon, ma-giê của Congo, thạch cao của Djibouti, mangan của Gabon, uran của Malawi, titan của Mozambique, mo-lyp-đen của Niger, thiếc của Rwanda, và bạc của Zambia quay trở lại các công xưởng của Trung Quốc ở các thành phố như Trùng Khánh, Đông Quan, và Thẩm Quyến. Tiếp theo, như cú đánh kết liễu cuối cùng của chủ nghĩa thực dân, Trung Quốc sẽ bán lại thành phẩm của họ vào thị trường các nước này – xóa bỏ các ngành tại chỗ, đẩy cao tỉ lệ thất nghiệp, và đẩy các thuộc địa mới lún sâu hơn nữa vào đói nghèo.

Tự vũ trang đến tận răng

Ngay khi Trung Quốc phát triển bằng cái giá mà tất cả các nước còn lại trên thế giới phải trả, họ cũng dùng sự phát triển kinh tế nhanh chóng của mình tài trợ cho một trong những sự tăng cường quân sự nhanh và toàn diện nhất mà thế giới từng chứng kiến. Theo cách này, với tinh thần nhận xét của Lê-nin là nhà tư bản sẽ bán dây thừng dùng để treo cổ chính hắn, mỗi “đô-la Walmart” người Mỹ chúng ta hiện nay chi tiêu vào những thứ nhập khẩu rẻ tiền giả tạo của Trung Quốc vừa là khoản ứng trước cho tình trạng thất nghiệp của chúng ta vừa là khoản tài trợ bổ sung cho một Trung Quốc vũ trang nhanh chóng. Đây chỉ là một vài điểm mà cỗ máy chiến tranh khoa trương đó đang định hình:
• Hải quân và không quân mới được hiện đại hóa có tất cả mọi thứ từ tàu ngầm hạt nhân tàng hình và máy bay phản lực chiến đấu với thiết kế mới nhất của Nga đến tên lửa đạn đạo có thể nhắm chính xác các tàu sân bay Mỹ trên các đại dương.
• “Lầu năm góc” của Trung Quốc tự tin phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến – trong đó nhiều thứ do tin tặc và gián điệp ăn cắp của chúng ta – để bắn hạ vệ tinh và hệ thống GPS của chúng ta và tấn công bằng đầu đạn hạt nhân vào sâu trung tâm nước Mỹ.
• Không giống như quân đội Mỹ đã kiệt sức và giờ đây dàn mỏng do các cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc – quân đội lớn nhất thế giới – có cả lực lượng vượt trội và tính sẵn sàng chiến đấu để áp đảo lực lượng của Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, hay Việt Nam và vẫn còn quá đủ bộ binh để nghiền nát Taliban và giữ gìn hòa bình ở Baghdad nếu nó quan tâm đến.
• Cánh “diều hâu chiến tranh” của quân đội Trung Quốc thậm chí chuẩn bị khả năng ném bom hạt nhân từ vũ trụ mà hầu như không để lại dấu vết. Những vũ khí hạt nhân vũ trụ này đến đúng mục tiêu chỉ trong vài phút ngắn ngủi, quá nhanh và lặng lẽ để đối phó.
Dĩ nhiên, Mỹ không phải là quốc gia duy nhất nên e ngại sự nổi lên của kẻ gây hấn châu Á mới và hùng mạnh này. Những láng giềng ngày càng lo lắng giờ đây đối mặt với nguy cơ tăng lên nhanh chóng từ một kẻ bá quyền châu Á đang lên với chính sách đe dọa chiến tranh và bắt nạt trong các vấn đề từ tiếp cận các tuyến vận tải biển đến tranh chấp lãnh thổ âm ỉ kéo dài.
còn nữa

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

BÀI ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ TT TRUMP

Trump-vị TT chịu chơi

  Ông TT đắc cử Trump mặc dầu chưa ngồi vào cái ghế ở WH để điều hành bộ máy. Qua các cử chỉ lời nói và hành động sau ngày được bầu chọn làm TT, Trump có vẻ chịu chơi táo bạo và quyết đoán trong công việc. Để ngoài tai mọi chỉ trích mà phần đông thuộc về phe cánh thua cuộc, Trump vẫn dùng mạng xã hội Twitter để liên hệ trao đổi trực tiếp với dân chúng thay vì mở nhiều cuộc họp báo như thông lệ các vị President-elect tiền nhiệm. Mỗi ý tưởng xuyên qua câu ông tweet về chuyện thay máy bay Air Force One giá cả cao quá, máy bay F35 hảng sản xuất tính giá cắt cổ cần phải giảm... Mỗi một chuyện như vậy đều có tác động mà các hảng liên hệ đều lên tiếng xét giá lại. Trump cảnh cáo đánh thuế nhập nội cao với các hảng dọn ra nước ngoài rồi đem hàng vào bán lại Mỹ, trong lúc ông tìm cách thương lượng như đã thương lượng với hảng làm máy lạnh Carrier không dọn đi Mexico.

Trump phê bình các hảng sản xuất xe, đồng thời dùng sưu cao thuế nặng để gây áp lực. Sự kiện trong tương lai sẽ gây phản ứng dây chuyền. Chẳng hạn như hãng xe Ford bỏ ý định dùng 1 tỉ 6 đô la xây xưởng tại Mexico và hảng Fiat Chrysler sẽ đầu tư 1 tỉ và thêm 2 ngàn nhân công ở bang Ohio và Michigan. Tuy rằng hai hảng này họ nói quyết định không dời đi là do thương mại công xưởng chứ không phải bị áp lực Trump, nhưng họ tán thưởng vai trò Trump cải tiến phạm vị nguồn lực sản xuất nội địa.

Nhìn vào danh sách Trump bổ nhiệm các chức vị quan trọng trong nội các, có chức vụ phải ra quốc hội gọi là confirmation hearing để chấp thuận hay bị bác bỏ. Qua quá trình khả năng kinh nghiệm của các nhân vật này để đoán biết khuynh hướng chính sách ngoại giao, quốc phòng, an ninh nội địa, di dân cư trú bất hợp pháp... Tướng về hưu John F. Kelly 66 tuổi làm Bộ trưởng an ninh nội chính (Secretary of Homeland Security) Ông có 40 năm phục vụ quân đội, lên tới cấp tướng TQLC (Marine Corps), có con trai hy sinh chiến trường Afghanistan. Ông có lần phê bình là chính phủ không nhiệt tình làm đúng mức để trấn giữ an ninh biên giới. Rex W. Tillerson 64t Bộ trưởng ngoại giao gốc bang cao bồi Texas, là người ủng hộ ƯCV Jeb Bush. Ông Rex có liên hệ làm ăn chặt chẻ lâu năm với TT Nga Putin qua hảng ExxonMobil mà Rex là CEO (Chief Excutive Officer). James Mattis Bộ trưởng quốc phòng (Secretary of Defense) 66tuổi là tướng về hưu TQLC(Marine Corps)độc thân mang hổn danh "Warrior Monk" (Nhà sư Chiến binh) và biệt danh "Mad Dog"(con chó điên) Chó ở đây không phải nghĩa đen mà là biểu hiện vồ vập đánh trận bạt mạng liều lĩnh xông xáo như kiểu tướng George S. Patton trong Đệ nhị thế chiến. Tướng về hưu Michael Flynn 57 tuổi, được bổ nhiệm làm Cố vấn an ninh quốc gia (National Security Adviser) chức vụ này không cần QH duyệt xét thông qua, có quan điểm cứng rắn với đạo Hồi qua lời tuyên bố là sự kiện nước Mỹ bị đe dọa lớn lao nhất là "radical Islamic terrorism" (gốc gác Hồi giáo khủng bố)

Chuyện này còn quá sớm để nhận định diều hâu hay dung hòa, hoặc làm ăn thân Nga chống Trung Cộng. Tuy nhiên căn cứ vào những phát ngôn gần đây về chuyện xem Do Thái là bạn không thể bỏ rơi. Tìm quan hệ ngoại giao tốt với Nga. Xét lại ký kết giữa chính phủ Obama-Iran. Đặt điều kiện sách lược một quốc gia với Trung Cộng đi kèm với điều kiện trao đổi thương mại phải nghiêng hẳn cán cân lợi ưu thế cho Mỹ. Bỏ Obamacare và thay thế chương trình tương tự khác? Trump khuyên thành phố Chicago nhiều tội ác, Thị trưởng cần phải kêu gọi liên bang giúp đỡ thiết thực hơn để bảo đảm an ninh.

Điều cần nói là sau 8 năm Obama từ giã ra đi khi trở về đọc diễn văn tình trạng bắn giết băng đảng tồi tệ gấp nhiều lần. Hầu như phần đông những gì mà Obama dựng lên đều bị Trump cho đi chỗ khác chơi. Điều đáng nói lần Trump gặp Obama tại WH, Obama mong muốn Trump giữ lại viên gạch Obama dựng chẳng hạn như Obamacare, Trump cũng nói là sẽ nhận những lời khuyên của Obama. Obama hứa sẽ chuyển trao quyền hành suôn sẻ, nhưng trớ trêu thay có cơ hội là Obama tấn công để lấy điểm cho đảng Dân chủ của ông.

Ông Trump chịu chơi một đòn khá nặng vào dàn nhạc quốc tế của Obama cài cắm 8 năm. Đó là không theo quy lệ cho các Đại sứ thêm thời gian để chuẩn bị rời nhiệm sở. Đằng này Trump ra lệnh tất cả Đại sứ phải từ chức trước ngày Trump làm lễ nhậm chức 20 tháng 1.

Trump đã gặp những đại bàng các công ty khổng lồ bàn chuyện kiến tạo việc làm và giúp kinh tế tăng trưởng (Larry Page and Eric Schmidt of Alphabet, Sheryl Sandberg of Facebook, Elon Musk of Tesla, Saya Nadella of Microsoft, Jeff Bezos of Amazon and Tim Cook of Apple.) Đồng thời Trump cũng có đề cập tới sẽ có biện pháp về hạn chế loại Visa cho hảng công nghệ thuê người có trình độ chuyên môn nước ngoài vào làm việc thay vì xử dụng nhân tài địa phương bản xứ. Trump với bản chất ngang tính nhưng phải nói là biệt tài mới đánh bại 16 ứng cử viên nặng ký đảng CH. Trump lại thắng đối thủ là bà Clinton lão luyện chính trường đối nội (làm TNS) và đối ngoại (Bộ trưởng ngoại giao) Sau lưng bà có 57 tờ báo lớn ủng hộ đăng bài cổ võ, trong lúc Trump chỉ có 2 tờ. Bà Clinton có CNN, CBS, NBC, ABC làm cái miệng loa tuyên truyền, bên cạnh đó còn có đội ngũ phim ảnh Hollywood rung chuông cho đường lối Clinton. Nhưng cuối cùng Trump thắng. Cái đáng bàn ở Trump là nói bạo chửi thẳng cẳng nhưng bắt tay vào việc lại xử dụng những người đã công kích mình nặng nề trong thời gian vận động tranh cử. Đó là bổ nhiệm bà Nikky Haley Thống đốc S. Carolina là con của một di dân Ấn Độ làm Đại sứ tại LHQ. Bà Elain Chao làm Bộ trưởng giao thông, bà sinh tại Đài Loan lớn lên ở Mỹ là vợ của lãnh tụ CH đại đa số thượng viện Mitch McConnell, người chống lại Trump quyết liệt lúc tranh cử. Bà Besty Devos làm Bộ trưởng giáo dục cũng là người phản đối Trump tới bến. Ba người đàn bà và nhiều người đàn bà khác làm trong ban cố vấn không cần qua Quốc hội confirmation hearing. Đây cũng là điểm đánh tan luận điệu xuyên tạc Trump kỳ thị đàn bà. Khi tranh cử Trump tranh cãi sát ván không chịu thua để giành phần thắng về mình. Vì thế khi đối diện với Trung Cộng về biển Đông cho ta coi mặt mà bắt hình dong chú Sam Trump không dễ dầu gì bị Tập kéo mũi như Obama. Không biết ông Thủ tướng Phúc gọi điện thoại có trao đổi gì để mừng hụt không. Hình như ông Trump trọng chủ nghĩa thực dụng có no mới lo thiên hạ. Ông đã gọi "Make America Great Again "thì cái chuyện xé bỏ TPP và các chế độ man rợ độc tài như Fidel Castro chết xuống còn bị ông chửi là độc tài phản dân hại nước thì cở ác ôn như đảng CSVN là cái thớ gì.

Obama để cho CT Triết "phân hóa nội bộ Mỹ" (chữ ông Triết nói) Obama để Trọng Lú tới WH tuyên truyền nhân quyền tự do để rồi sấp lưng về bắt người khác chính kiến vào tù, tịch thu thẻ nhà báo, đóng cửa báo đi sai đường ban tuyên giáo cho phép.
Ông Trump là dáng dấp của bậc trưởng lão 70 chịu chơi chứ không phải chơi chịu như Trọng Lú trên cứ bảo mà dưới chẳng nghe, kể cả con riêng trong cơ thể và đàn con hoang hút máu dân hàng giờ ngoài xã hội.


Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

BÀI HỌC LỚN CHO U80

Để hành trang trở về của mỗi người thật nhẹ

Nhà Phật dạy rằng nhân sinh vô thường, cuộc sống cõi nhân gian chỉ là cõi tạm. Con người ở cõi tạm này, một khi thoát khỏi những vướng bận của vòng tham sân si, có thể buông bỏ các chấp trước, các loại tâm thái không tốt, thì hành trang của người đó lúc trở về quê cũ, tức là tới chốn An Nhiên, ắt sẽ nhẹ nhàng, tâm trí họ ắt sẽ thảnh thơi, thân thần họ ắt sẽ thanh thoát.
Tôi là người bị bệnh tật hành hạ đến mức uống thuốc thay cơm. Rồi đòn sấm sét của số phận cho tôi biết tầng đầu trong 12 tầng Địa Ngục là gì. Tôi đã phải mổ xương sống 2 lần với 6 đinh ốc và nằm liệt chờ Thần Chết. May mắn thay, cuộc đời đã hữu duyên cho tôi gặp Phật Pháp và được cứu. Vì đã ở tầng đầu của Địa Ngục nên tôi phần nào thấm cái nghĩa của cái tham, của chữ Chấp trong con chữ Thánh Hiền. Khi nằm trong tình trạng đợi chết, ta thấy rõ của cải, danh vọng là bùa Mê. Nó không mang theo được. Chỉ có hai cái mang theo để chuyển sinh, luân hồi là ĐỨC và NGHIỆP mà thôi!
Vậy, những chấp trước mà Nhà Phật đã giảng rằng cần phải buông bỏ ấy, rốt cuộc là gì, và tại sao chúng ta lại cần phải buông bỏ chấp trước?
Chữ CHẤP trong tiếng Hán có 2 chữ cùng song song tồn tại: Chấp [執] phồn thể và Chấp [执] giản thể.
Chữ “Chấp” (執) phồn thể là chữ “Hạnh” (幸) trong “Hạnh phúc” cộng với chữ “Hoàn” (丸) trong “hoàn tử” (丸子) – nghĩa là viên, vê tròn; như: hoàn tán cao đan 丸散膏丹 chỉ chung các loại thuốc đông y (viên, bột, cao, tễ). Như vậy có thể hiểu rằng “Chấp trước” chính là đem một thứ nhỏ nhoi như “viên” coi là hạnh phúc, tức là coi trọng thứ không đáng.
Chữ “Chấp” (执) giản thể là “thủ nã hoàn tử”, nghĩa là tay cầm hạt viên, ý tứ đại để giống nhau, cũng không khác là mấy, tức là cầm thứ chẳng đáng cầm. Người nào Chấp Trước, tức là người nắm giữ những HẠNH PHÚC nhỏ nhoi, chẳng đáng giá, mà cứ tưởng đó là thuốc thần chữa trị được thân tâm an lạc. “Chấp trước” là nắm lấy thứ chẳng đáng mà không buông bỏ được.
Hình  trái và giữa là  2 chữ Chấp cùng nghĩa và được sử dụng rất phổ thông. Hình phải là những  chữ Chấp khác cách viết có cùng nghĩa
Sống làm người, đi theo quy luật Sinh, Lão, Bệnh, Tử là tất nhiên. Làm thân Tứ Đại thì phải chịu Tứ Khổ. Muốn thoát nó thì phải thấu triệt bài giảng đầu tiên của Đức Phật Thích Ca khi Ngài vừa rời cội bồ đề: TỨ DIỆU ĐẾ.
Những tín ngưỡng lớn như Thiên Chúa giáo, như Phật giáo, Đạo giáo thậm chí cả Nho giáo tích cực nhập thế cũng không coi trọng Vật Chất và Hưởng thụ như con người hôm nay. Thực tình mà nói, cái gì có trong mệnh ta thì cuối cùng ắt có, cái gì không có trong mệnh ta thì ta không thể cưỡng cầu, dù có tranh đấu đến bao nhiêu cũng chẳng thể đạt được đâu. Hết thảy mọi vinh hoa mà ta đạt được trong kiếp này đều là do phúc phận kiếp trước mang đến, chứ không phải do tranh giành mà có, không phải do chấp trước mà được. Chấp trước không hề thay đổi thực tế của cuộc sống chúng ta mà chỉ gia tăng phiền não mà thôi.
Người xưa cho rằng, con người sống cần phải có nhu cầu để tồn tại. Dù ở trong nhà đúc bằng vàng nhưng tâm họ coi tiền bạc Hữu Vi rất nhẹ. Tôi nghĩ đây là cái gốc cho họ giàu để thúc đẩy văn minh và chia sẻ với chúng sinh. “Bạn sẽ cất tiền của mình ở đâu và tiêu tiền như thế nào nếu bạn là người giàu nhất thế giới? Nếu bạn chưa biết nên làm như thế nào, hãy học tập Bill Gates.” Đây là cái tựa bài trên Google.
Giàu với cái Tâm Tham chẳng biết sẻ chia thì đó là những khối Nghiệp khổng lồ.
Đức Chúa Jesus đã có lần mời gọi một “Bill Gates” cách đây hơn 2000 năm: “Hãy bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy theo tôi”. Anh này đã không buông được CHẤP TRƯỚC mà “sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi” – Chúa đưa ra kết luận: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”. Theo mình, Chúa đang nói về những người giàu của nhưng không giàu lòng. Chúa cũng dạy chúng ta phải mở rộng bàn tay, không để mình làm nô lệ của cải để có thể dễ dàng sống bác ái, sống hiến dâng…

Ai cũng có cái lỗ kim là chữ TÂM mà Cụ Nguyễn Du thường nhắc đến: “Dễ lòa yếm thắm, trôn kim” (có lẽ bắt nguồn từ ca dao “Dễ loà yếm thắm, khó loà trôn kim”).
Ai cũng phải dắt những con Lạc Đà của Dục vọng, Lợi lộc; Tham, Sân, Si đi qua lỗ kim ấy cả. Hành trình làm rộng hoặc đúc cái trôn kìm ấy thành Cổng Khải Hoàn Môn để cho cả trăm con Lac Đà đi qua là phi thường khó khăn. Từ Buông đến Bỏ. Phải liên tục tống khứ cho đến phải Vứt Bỏ triệt để tâm chấp trước vào của cải thì ta mới nhìn thấy và bước vào cảnh giới không phải Mê mờ như Thường Nhân.

Đức Thích Ca đã nhận thức điều này khi nửa đêm dắt Bạch Mã rời cung Thái Tử. Các đồ đệ của ngài phần lớn là trí thức tinh hoa đã rời khỏi tầng lớp thượng đẳng Bà La Môn dùng bình bát khất thực hóa duyên để Độ Nhân…
Đó là những tấm gương làm những trôn kim để đưa chúng sinh đến với Thiên Đường.
Tôi có những học trò là con Chúa, con Phật. Chúng được hưởng năng lượng Bác Ái của Chúa, năng lượng Từ Bi của Phật từ trong trứng nên chúng làm tôi phải làm “trò” ngược lại. Cũng may mà tiếp xúc với các em và phụ huynh của họ khá sớm nên sau này tôi nhận thức người theo Đạo khác với chính Đạo mà họ theo. Đúng hơn, có những con chiên và có những kẻ đi nhà thờ nhưng CHẤP quá mênh mông. Họ cứ làm co dần cái lỗ kim vốn không thể cho con kiến chui lọt nói gì tới Lạc Đà!
Tôi đi dạy 2 trường Dân lập. Một trường thì năm nào cũng đánh điện, gửi thư mời, quà cáp lễ nghi. Còn một trường thì giàu gấp hàng chục lần. Thời còn dạy, ông ta nhận đủ tiền học phí nhưng mấy ngày Tết ngày lễ thì cắt tiền của Ô sin. Họ đều đọc Kinh Thánh cả!
Mà thôi… Chúa nói: đây là thời Tận Thế. Phật nói: đây là thời Mạt Pháp.
Buông luôn cái Tâm hữu vi này cho nó nhẹ. Hành trang nhẹ, rời quán trọ Trần Gian chẳng phải thảnh thơi hơn sao?
La Vinh

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

BÀI HAY NÊN ĐỌC

Thời gian vừa qua đã có rất nhiều bài viết chung quanh việc ông D. Trump trúng cử Tổng thống N45 của Hoa kì, đặc biệt là hậu quả của sự kiện này đối với Thế giới. Có rất nhiều ý kiến khác nhau và đều đang mang tính dự đoán, chỉ đáng đọc để tham khảo. Trong những bài đó, bài của tác giả Bùi Quang Vơm là rất hay; đặc biệt là phần kế sách " thân Nga đả Tàu "xem ra rất thâm hậu. Đọc nhiều bài không bằng đọc một bài này. Vậy nên dù là khá dài các cụ cũng nên cố đọc.  

Cuối năm nhìn ông Trump ngẫm chuyện Việt Nam

Bùi Quang Vơm  - Nhìn toàn cảnh thế giới trước những chính sách có triển vọng trở thành sự thật sau ngày 20/01/2017, ngày chính thức nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ của Donald Trump, nhiều câu hỏi đặt ra cho đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam, cho cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc.

Có thể thấy trọng tâm trong các chính sách toàn cầu của Trump tập trung vào hai đối tượng chính là Nga và Trung Quốc.

Cải thiện quan hệ với Nga
Putin chúc mừng Trump

Tổng thống Vladimir Putin hoan nghênh mong muốn thắt chặt quan hệ với Nga của ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump.

- "Ông ấy là một người hào hoa, tài năng, không nghi ngờ gì về điều đó." 

- "Ông ấy nói muốn tiến tới một cấp độ quan hệ mới, cấp độ sâu sắc hơn với Nga. Làm sao chúng tôi có thể không hoan nghênh điều đó?"

- "Trump chiến thắng là cơ hội xây dựng "đối thoại mang tính xây dựng giữa Moscow và Washington dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cân nhắc lập trường của nhau", ông Putin tuyên bố trong điện mừng.

Trump ca ngợi Putin

- "Tôi nghĩ, tôi sẽ hợp tác với ông ấy. Tôi sẽ hòa hợp với các lãnh đạo khác trên thế giới và chúng tôi sẽ cùng nhau xây dựng một thế giới ổn định hơn", Trump nói. 
- "Ông Putin là nhà lãnh đạo tốt hơn tổng thống của chúng ta [Obama]"."ông ấy điều hành nước Nga rất tuyệt". "Tôi nghĩ rằng mình sẽ đồng hành cùng ông ta."

- "Trong "danh sách đen" này không có bất cứ chi tiết nào đề cập đến Nga".

- "Không tốt đẹp hơn hay sao nếu chúng ta hợp tác với Nga?", Trump đặt câu hỏi.

Ngoại trưởng Mỹ mà Trump bổ nhiệm là Tillerson vì "ông Tillerson có nhiều hợp đồng làm ăn khổng lồ ở Nga." Trong khi chính ông Tillerson thì nói, "Tôi quen biết ông Putin từ năm 1999. Tôi có quan hệ thân thiết với ông Putin."

Nếu quan hệ đối đầu giữa Nga và Mỹ giảm xuống, thì thái độ của chân Âu đối với vấn đề Ukraine sẽ thay đổi, cấm vận của phương Tây và liên minh châu Âu đối với Nga sẽ giảm mức độ gay gắt. Nga sẽ không bị thúc ép tìm kiếm Trung Quốc như cứu cánh cho tình tuống xấu nhất. Những gì Trung Quốc chờ đợi kiếm lợi từ mối quan hệ tưởng như có thế thượng phong này với Nga không còn ý nghĩa nữa. Thực chất thì Nga thừa biết bản chất vụ lợi ích kỷ của Trung Quốc trong các mối quan hê với họ̣, và chưa từng chịu nhường nhịn bất cứ lợi thế bất bình đẳng nào cho Trung Quốc. Người Nga, giống Việt Nam, là một quốc gia hiểu rõ bản chất nền văn hoá có màu sắc đại Hán của các nhà lãnh đạo luân phiên nhau tại Trung Nam Hải, nhưng hơn Việt nam ở chỗ họ giàu hơn Trung Quốc và giỏi hơn Trung Quốc về mọi mặt, trừ một nền văn hoá có nhiều tính phương Tây hơn Trung Quốc.

Liên minh Nga Trung lỏng, và loãng ra, vấn đề Triều Tiên, Syri và Iran sẽ có khả năng giảm nhẹ sự quan tâm của chính phủ vào các vấn đề do các khu vực này tạo ra để tập trung vào các vấn đề kinh tế.
Tập trung mũi nhọn vào Trung Quốc

Cho dù tỏ ra thân thiện với Nga, nhưng không cần biết, việc cải thiện quan hệ với Nga sẽ đi đến đâu, đạt tới mức độ nào, không tính tới lợi ích trực tiếp mà Mỹ có thể thu được từ các mội quan hệ này, có thể dự đoán, mục đích được che đậy trong các tính tóan của Trump chính là đánh gục Trung Quốc.

"Khá rõ là cả ông Trump và ông Tillerson đều coi không phải Nga, mà chính Trung Quốc là đối thủ chiến lược chính của Mỹ trên thế giới", Phó giáo sư Matthew Wilson, Đại học Southern Methodist, Mỹ, trao đổi với VnExpress.
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, John Bolton nói "Tổng thống tân cử Donald Trump cần phải 'làm rung chuyển' quan hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc."

1- Trump đánh gục khát vọng tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc bằng một chi phí quân sự tăng kỷ lục:
- Đối phó sức mạnh hạt nhân:

Trump nêu ý kiến nên để cho Nhật, Nam Hàn và ngay cả Saudi Arabia có võ khí nguyên tử để những quốc gia này “tự bảo vệ an ninh quốc phòng,” không phải trông chờ vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ

Ngày 21/12/2016 ông Trump nêu câu hỏi “tại sao không nhà lãnh đạo Mỹ nào nghĩ đến chuyện sử dụng võ khí nguyên tử để giải quyết những điểm nóng trên thế giới?” “nước Mỹ phải tăng sức mạnh nguyên tử của mình” và chỉ dừng lại khi nào “thế giới hiểu được thế nào là võ khí nguyên tử.”

- Đối phó với ngân sác quân sự:

Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn ứng viên Tướng James Mattis giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền mới, chi tiêu quân sự của Mỹ hiện sát mức cao lịch sử với 596 tỷ USD trong năm 2016. Ngân sách quốc phòng Mỹ nhiều hơn chi tiêu của 7 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Saudi Arabia và Nga cộng lại. Tướng James Mattis không có thói quen nhượng bộ. Binh sĩ dưới quyền gọi ông là "tu sĩ lính chiến" hay "chó điên" một cách trìu mến. Tổng thống tân cử Donald Trump không ngần ngại dùng biệt danh này để mô tả bộ trưởng Quốc Phòng tương lai.
Ngân sách quốc phòng (NDAA)do tổng thống Obama vưà phê chuẩn 22/12/2016, cho năm tài khóa 2017 trị giá 618,7 tỷ USD, nhiều hơn 9 tỷ USD so với dự toán trước đó.

Nhưng, với chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân, mở rộng quy mô hải quân và tăng quân số, nhiều chuyên gia dự đoán chi tiêu quốc phòng Mỹ có thể tăng mạnh dưới thời Tổng thống Donald Trump. Phải tìm "ở đâu đó trong khoảng từ 250 tới 300 tỷ USD trong vòng 4 năm tới".
Trung Quốc buộc phải tăng ngân sách quốc phòng trong tình huống sụt giảm kinh tế. Trung Quốc đã chi 191.7 tỉ USD cho quốc phòng năm 2016 và dự kiến đạt 233 tỉ USD vào năm 2020, gấp đôi so với năm 2010. Với một nền kinh tế đang trong khủng hoảng suy giảm, năm 2017, tăng trưởng sẽ tiếp tục tụt xuống dưới mốc 5%, đội quân thất nghiệp sẽ có thêm 75 triệu người. Không có gì nguy hiểm đối với chế độ độc tài hơn thế.

Đó là chủ trương mà Trump gọi là "không đánh mà đối thủ phải khuất phục". Liên Sô trước đây từng sụp đổ với cùng một lý do. Áp lực chạy đua không chịu nổi sẽ ép buộc sự khuất phục vô điều kiện của Bắc Kinh, đè bẹp ảo tưởng siêu cường của Trung Quốc. Mục tiêu của Trump là buộc Trung Quốc nhượng bộ Mỹ trong các vấn đề kinh tế, thương mại đem lại lợi ích cho Washington. Sức mạnh áp đảo quân sự là nền tảng để thực hiện điều này, đó cũng là lý do Trump tuyên bố sẽ khiến quân đội Mỹ "vĩ đại trở lại".

Theo hãng tin CNBC, đây là nhận định mà ông Roy Teo, chiến lược gia cấp cao về ngoại hối của ngân hàng ABN AMRO Bank đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 23/12. “Ngay thời điểm hiện nay, lãi suất tương lai mới phản ánh hơn hai lần tăng lãi suất trong năm 2017. Như vậy, đồng USD vẫn còn dư địa để tăng giá”, ông Teo nói với chương trình “Street Signs” của CNBC.

Chiến lược gia này cho biết ông kỳ vọng FED tăng lãi suất 3 lần trong năm 2017, phù hợp với dự định mà FED đưa ra trong cuộc họp chính sách tháng 12. Tuy nhiên, ông nói: “Trên thị trường đang có một số đồn đoán rằng FED có thể tăng lãi suất tới 4 lần”.

Người Mỹ có thể tăng lãi suất đồng đôla để tự tăng tài sản mà không cần sản xuất, để mua tài sản của các quốc gia khác với đồng đôla mạnh, rồi người Mỹ có thể in tiền để làm giảm giá đồng đôla, khiến cho các đồng tiền cạnh tranh khác lên giá, hàng hoá xuất khẩu giảm tính cạnh tranh. Và các nước, đặc biệt là Trung Quốc, vốn là quốc gia sống chủ yếu nhờ xuất khẩu sẽ tự bỏ tiền ra mua để giữ giá cho đồng đôla. Bằng cách đó, Trump làm yếu Trung Quốc, rút tiền từ kho bạc Trung Quốc, tước đọat mồ hôi của người Trung Quốc. Mỹ đã có công nghệ in tiền với chi phí bằng không (zero), trong khi nhân dân tệ là vật thực, là tài sản vật chất của Trung Quốc.

Cũng như vậy, Mỹ đã bán Trái phiếu chính phủ Mỹ như vậy, thậm chí còn không phải là những đồng đôla in bằng giấy, mà chỉ là những Trái phiếu điện tử, tức là tiền ảo, tiền virtuel, thứ tiền chỉ có trên sổ sách, trông thấy mà không sờ được. Và Trung Quốc bỏ tiền thật ra mua, tài sản quốc gia và lao động của người Trung Quốc, với tham vọng biến Mỹ thành con nợ, hy vọng dùng nợ để thao túng và mặc cả với Mỹ. Đó là sự khác nhau giữa trí khôn đại Hán và trí khôn Mỹ.
Đây là lời Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, John Bolton:

"Nói thẳng ra thì tôi nghĩ chúng ta cần phá tung quan hệ đó (với Trung Quốc). Trong những năm qua, Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố chủ quyền hung hãn ở biển Nam Trung Hoa."

"Không ai ở Bắc Kinh có quyền ra lệnh là chúng ta nói chuyện với ai hay không. Đó thật là chuyện nực cười khi cho là một cú điện thoại lại như vậy làm thay đổi mấy chục năm quan hệ."

"Tiếp tục thất bại trong việc giải quyết cứng rắn thói phiêu lưu và ngang bướng của Trung Quốc sẽ chỉ khiến nhiều quốc gia châu Á cứ rơi vào vòng tay của Bắc Kinh và như Philippines có vẻ đang làm, là chấp nhận thân phận làm chư hầu cho đế chế Trung Hoa."
2- Tiêu diệt nền kinh tế Trung Quốc:

- "Thương mại tự do không có nghĩa là thương mại ngu ngốc", ông Wilbur Ross nói. 

- "Một trong những mối quan hệ quan trọng nhất mà chúng ta phải cải thiện, bắt buộc phải cải thiện, là quan hệ giữa chúng ta với Trung Quốc", Trump nói trong một sự kiện ở bang Iowa.

“Trung Quốc không phải là một nền kinh tế thị trường”, Trump phát biểu. “Họ không tuân thủ các quy tắc của cuộc chơi, và tôi biết đã đến lúc họ phải bắt đầu tuân thủ quy tắc”.

- Ông tuyên bố, sau khi chính thức nhậm chức vào ngày 20/1, chính quyền của ông sẽ đặt trọng tâm vào hai nguyên tắc “Mua hàng Mỹ và thuê lao động Mỹ.”

Có thể những biện pháp mà tân tổng thống Donald Trump sử dụng chỉ nhằm phục vụ lợi ích Mỹ, nhưng một cách ngẫu nhiên chúng trở thành những biện pháp đánh trực tiếp vào nền kinh tế của Trung Quốc. Có lẽ chỉ vì nền kinh tế Trung Quốc tồn tại và phát triển từ lâu dựa hoàn toàn hay phần lớn vào những lợi ích rút tỉa từ Mỹ, thậm chí từ những thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ.

Hiện tại, đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc đóng góp một nửa tổng kim ngạch ngoại thương tại Trung Quốc, 1/4 tổng sản lượng công nghiệp và đóng góp 1/5 cho nguồn thu từ thuế của nước này. 

Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới với tổng vốn đầu tư ở nước ngoài lũy kế đến hết Quý I/2015 là khoảng 5.000 tỷ USD. 

Theo công bố tại hội thảo về thương mại và phát triển của Liên Hợp quốc, năm ngoái, các công ty nước ngoài đầu tư 128 tỷ USD vào Trung Quốc. 

* Rút các công ty Mỹ về Mỹ:

- Theo tờ New York Daily, Trump nói rằng sẽ là một “sai lầm đắt đỏ” nếu các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, bởi họ sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt từ chính quyền mới của nước Mỹ, bao gồm thuế suất 35%. “bất kỳ công ty nào rời đất nước của chúng ta để đến một đất nước khác” sẽ phải lĩnh hậu quả.
Giới phân tích cho rằng cảnh báo mà Trump vừa đưa ra có thể khiến nhiều tập đoàn lớn của Mỹ như Apple cảm thấy như “ngồi trên đống lửa”.

Theo một số ước tính, giá điện thoại iPhone do Apple sản xuất có thể tăng lên gấp rưỡi nếu được sản xuất ở Mỹ thay vì ở Trung Quốc như hiện nay.

* Đóng cửa với hàng hoá Trung quốc:

- "Tôi sẽ áp đặt một mức thuế... để tôi nói cho các bạn biết, mức thuế nên là 45% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc vào Mỹ thời gian tới". Ông Trump nói với tờ The New York Times, "hoặc họ phải tăng đồng nhân dân tệ của họ lên 45% hoặc hàng hoá nhập khẩu cuả họ phải chịu thế 45%".

Đương nhiên, bằng cách nào thì hàng Trung Quốc cũng không còn rẻ so với hàng Mỹ trên thị trường Mỹ, và cùng với các phẩm chất độc hại nổi tiếng nguy hiểm đối với sức khoẻ con người, hàng Trung Quốc sẽ chết cứng, và phía sau là nền sản xuất và một nền kinh tế sống chủ yếu nhờ xuất khẩu sẽ chết.

* Tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc:

Ông Trump và các cố vấn của ông hình như thống nhất một chiến lược Cách mạng hoá Trung Quốc bằng ngọn cờ Đài Loan, trái ngược hoàn toàn với ảo tưởng dân chủ hoá Trung Quốc bằng xâm lược hàng hoá của Obama. Trước đó, Alexander Gray và Peter Navarro, hai cố vấn thân cận của ông Trump đã từng ca ngợi Đài Loan là "ngọn đèn dân chủ ở châu Á".
"Bà Thái Anh Văn sẽ được lắng nghe ở Tòa Bạch Ốc". Đó là tiếng của nhà Trắng trước dự định sẽ ghé qua NEW YORK trong chuyến đi thăm các quốc gia Nam Mỹ của bà Thái Anh Văn.

"Trung Quốc muốn Mỹ “không cho phép bà Thái Anh Văn quá cảnh, và không gửi đi bất kỳ một thông điệp sai lầm nào đến các lực lương đòi độc lập cho Đài Loan”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố gửi đến Reuters.

Cũng theo hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Mỹ dường như đã từ chối đề nghị trên của Trung Quốc, nói rằng việc này “dựa trên thông lệ đã có từ lâu của Mỹ, phù hợp với bản chất không chính thức của mối quan hệ với Đài Loan”.

Trung Quốc đã nói rõ từ giữa thập niên 1990 rằng vấn đề Đài Loan là một vấn đề chiến tranh và hòa bình”, thái độ của Mỹ sẽ thách thức toàn bộ hệ thống quan hệ Trung Mỹ.

“Liệu Trung Quốc đã hỏi chúng ta rằng việc họ phá giá đồng tiền (khiến các công ty của chúng ta khó cạnh tranh), đánh thuế mạnh vào các sản phẩm của chúng ta xuất khẩu sang nước họ (Mỹ không đánh thuế họ), hay xây dựng một tổ hợp quân sự khổng lồ giữa Biển Đông có phải là những hành động chấp nhận được hay không? Tôi nghĩ là họ không hề hỏi!” Trump viết trên Twitter.

Ông Pence đã gọi việc Bắc Kinh "nổi đóa" với Washington về cuộc gọi với bà Thái Anh Văn - nhà lãnh đạo "được bầu một cách dân chủ" - là "cơn bão trong ấm trà".
Trung Quốc bắt tàu ngầm không người lái của Mỹ trên vùng biển phía đông căn cứ hải quân của Mỹ trên đảo Subic với ý định vừa đe dọa vưà thử gân Trump, hy vọng sẽ làm cho Trump phải xuống thang, nhưng Trump đã viết trên Twitter: “Chúng ta nên nói với Trung Quốc rằng chúng ta không cần lấy lại thiết bị lặn mà họ đã đánh cắp. Hãy để họ giữ nó!”. Và thậm chí ông còn bóng gió, rằng nếu Trung quốc có thể bắt của chúng ta một, chúng ta sẽ cho họ biết rằng, số tàu ngầm hoạt động có thể sẽ tăng lên gấp hai, ba lần nhiều hơn. đây là thái độ mà ngay sư ngạo mạn vốn có của Trung Nam Hải không ngờ tới.

Và vị bộ trưởngb bộ quốc phòng tương lai được Trump chọn là Tướng Mattis, người có biệt danh "Mad Dog" (Chó điên), Tướng James Mattis không có thói quen nhượng bộ. Tổng thống tân cử Donald Trump không ngần ngại dùng biệt danh này để mô tả bộ trưởng Quốc Phòng tương lai.
"Cao nhân tất có cao nhân trị". Tập Cận Bình vẫn được coi là một một nhà lãnh đạo có thói quen cao ngạo và ngang ngược theo kiểu "Mục hạ vô nhân", gần hai tháng nay không hề có phản ứng gì với các tuyên bố đầy tính khiêu khích của Trump. Có thể thấy cawboy Mỹ đã chiếm thế thượng phong.

- “Hy vọng rằng hòa bình ở eo biển Đài Loan sẽ không bị gián đoạn. Nhưng Trung Quốc đại lục cần thể hiện quyết tâm lấy lại Đài Loan bằng sức mạnh. Hòa bình không thuộc về những kẻ nhút nhát”, một bài báo của Thời báo Hoàn cầu có đoạn viết.

- “Chúng ta đang chịu ảnh hưởng rất xấu từ việc Trung Quốc phá giá đồng tiền, việc họ đánh thuế nặng đối với hàng hóa của chúng ta trong khi chúng ta không đánh thuế họ, việc họ xây dựng những công trình lớn giữa biển Đông, và việc họ thực ra chẳng giúp được gì cho chúng ta trong vấn đề Triều Tiên, Trump phàn nàn. “Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, và Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề này, nhưng họ chẳng hề giúp chúng ta”.

- “Tổng thống Obama ban đầu đã quá mềm mỏng với Bắc Kinh, và điều đó khiến ông mất “thế” khi Trung Quốc tỏ ra hung hăng trong những vấn đề như tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và Hoa Đông sau này”, ông Green nói.

“Cần phải 'làm rung chuyển' quan hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc đó là câu nói của Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, John Bolton nói Tổng thống tân cử Donald Trump.

Cùng với thái độ của Trump về vấn đề Đài Loan, Hiệp hội giao lưu (Interchange Association) của Nhật Bản đặt văn phòng tại Đài Bắc, thông báo "từ ngày 1.1.2017, Hiệp hội giao lưu này sẽ đổi thành Hiệp hội giao lưu Nhật Bản – Đài Loan", tức thêm rất rõ chữ Đài Loan ngang với Nhật Bản trên tên chính thức của cơ quan này.
Sau tám năm dưới quyền Ronald Trump, ai dám tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ nằm yên ở vị trí thứ hai.

Và thái độ của Trung Quốc:

Sẽ không thể đòi chia đôi Thế giới theo giọng "thế giới ngày nay chỉ còn hai siêu cường", hoặc "Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Trung Quốc và Mỹ".

Trung quốc sẽ phải co lại, phải xuống nước, phải bớt hung hăng, ngang tàng và chắc chắn phải nhượng bộ Mỹ trong các vấn đề kinh tế và an ninh thế giới.
Triều Tiên sẽ bớt ngang ngược, Mỹ sẽ sẵn sàng trừng phạt, không giống trước đây, bất kể thái độ và thủ đoạn ngư ông đắc lợi của Trung Quốc.

Napoléon từng nói "Trung Quốc đang ngủ. Haỹ để cho nó ngủ, vì nếu nó thức dậy, mặt đất sẽ rung chuyển", Nhưng Trump có thể sẽ đóng cũi và nhốt con sư tử ấy lại. sẽ chỉ cho phép nó gầm gừ, thậm chí gào thét, nhưng vô hại.

Trump sẽ không để yên cho Trung quốc cơi nới các hòn đá thành đảo nhân tạo, sẽ không cho phép Trung Quốc tuyên bố lập vùng ADIZ trên biển Đông. Trường Sa của Việt Nam sẽ không bị Trung Quốc chiếm được nữa. Trung Quốc đã chậm. Đáng lẽ mọi chuyện phải xong trước khi có bầu cử Mỹ. Bây giờ, đe doạ chiếm lại Đài Loan bằng vũ lực trước 2020 cũng trở thành viển vông rồi. Trung Quốc vốn chỉ là "Gái đĩ già mồm", mềm nắn rắn buông.

Việt Nam ở đâu? 

Nhưng đánh gục Trung Quốc không phải là kế hoạch cục bô, tách rời. Trung Quốc, với tư cách là cường quốc đứng đầu các thế lực tiêu cực phản dân chủ thế giới, là nguồn gốc trở ngại lâu dài của hoà bình ổn định và tiến bộ Nhân ḷoại.

Chính sách của Trump là xét lại tất cả những gì Obama đã làm với tham vọng gạt bằng hận thù. Obama đã có những ảo tưởng cải hoá những quái thai dị dạng của nhân lọai chỉ bằng con đường dĩ hoà vi quý. Các hồ sơ Cuba, Việt Nam, Triều Tiên, Iran sẽ được xem lại theo góc độ cứng rắn và được gọi là thực chất hơn.

Như vậy, Việt Nam không ở ngoài tầm ngắm và thoát ra ngoài những biến động trong thái độ của chính phủ Mỹ đối với một chế độ không được thế giới văn minh chấp nhận như một thể chế thông thường và bình đẳng. Với Trump, chế độ phi dân chủ không đáng được hưởng sự đối xử bình đẳng, vì những chính sách đối xử không bình đẳng về quyền con người trong các chính sách nội địa của các chế độ đó.

Quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ sẽ không giảm nhưng không có gì hứa hẹn phát triển vì Việt Nam không đem lại lợi ích đáng kể nào cho Mỹ. Chủ nghĩa biệt lập, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế sẽ biểu hiện qua các chính sách bảo hộ, và rào cản đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ nói chung sẽ gây khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam nói riêng.

Cùng với việc rút bỏ hiệp định TPP, trong chính sách chung thu hút vốn đầu tư quay lại Mỹ, luồng vốn đang chuẩn bị chảy vào Việt Nam đón đầu TPP có thể bị dừng lại, thậm chí còn có thể xảy ra khả năng ngược lại, một số hãng kinh doanh Mỹ đã đầu tư hoặc đang chuẩn bị đầu tư sẽ hoãn hoặc rút vốn về.

Hàng loạt các công ty khác có nguồn gốc đến từ Nhật, từ Hàn Quốc, và đặc biệt đến từ Trung Quốc sẽ không tăng mà có thể còn sẽ giảm. Nguồn ngoại tệ tự nhiên đến từ tiền đầu tư FDI sẽ giảm trầm trọng, khiến sự thiếu hụt vốn đầu tư trên thị trường càng trầm trọng. Tiền đồng Việt Nam sẽ ứ đọng trong hệ thống ngân hàng, bất chấp lãi xuất vay sẽ buộc phải xuống thấp chưa từng thấy. Lượng tiền lưu thông sẽ ít đi trên thị trường, khiến cuộc sống sẽ chậm lại, tình trạng mậ́t trật tự, mất ổn định xã hội sẽ có thể bùng phát. Với một nền kinh tế sống chủ yếu bằng xuất khẩu và đầu tư, thì khi cả hai con đường này đều bị chặn, gần như đóng nút, suy giảm tăng trưởng là không thể tránh khỏi. Và với một xã hội chỉ ổn định giả tạo nhờ vào tốc độ sinh hoạt quay cuồng từ đồng tiền trôi nổi dễ kiếm sẽ bộc lộ những nguy cơ đổ vỡ. 

Theo Quyết định 3137/QĐ-BTC của Bộ Tài chánh ngày 10/12/2014, và báo cáo Quốc hội tháng 11/2016, nợ công đã lên trên 65% GDP với trên 60% các khoản nợ đã tới hạn hoàn trả cả vốn lẫn lãi, tương đương con số phải bỏ ra ít nhất 12 tỷ đô la một năm. Ngân sách thu năm 2016 là 1014500 nghìn tỷ đồng, khoảng 48 tỷ đôla, như vậy nếu buộc phải trả nợ, ngân sách chỉ còn 36 tỷ đô, trong khi theo kế hoạch, chi thường xuyên năm 2016 là 823995 tỷ đồng, khoảng 39 tỷ đôla. Ngân sách đã thâm hụt - 3 tỷ đôla. Kế hoạch tài chính năm 2016 đã vỡ hoàn toàn. Chi đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách dự định 254.950 tỷ bằng khoảng 12 tỷ đôla là con số ảo. 

Dự án Điện Nguyên tử Ninh Thuận bị hủy bỏ không có nguồn vay cho đầu tư. Dự án sân bay Long Thành dậm chân tại chỗ vì không có vốn. Tuyến đường cao tốc Bắc-Nam dự kiến 230,000 tỷ đồng không biết gọi tiền vốn từ đâu. Hàng trăm dự án trung ương khác phải hoãn vô thời hạn. Hàng ngh̀ìn dự án khác thuộc nguồn vốn địa phương không được chính phủ duyệt bảo lãnh vốn vay, sẽ tiếp tục đắn chiếu. Vốn đầu tư cho phát triển năm 2017 có thể chỉ còn lại dưới 20% GDP do nguồn vốn FDI giảm khoảng 10%, trong khi vốn đầu tư ngân sách gần bằng không, xuất khẩu có thể giảm 20%, tiêu thụ của thị trường nội địa có khả năng sẽ giảm 50%. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2017 khó có thể đạt được mốc 5,5%.

Thiếu giảm đầu tư, xuất khẩu chưa có lối thoát, dự án đầu tư đóng cửa, thoái vốn, công ăn việc làm của người lao động giảm, th́ât nghiệp sẽ tăng đột ngột, thu nhập xã hội giảm, nguồn thu từ tiêu thụ sẽ giảm trầm trọng. GDP năm 2017 không có cách gì duy trì được mức trên 5,5%. Lượng lao động mất việc làm sẽ tăng thêm khoảng 2 triệu, chủ yếu từ Sài Gòn và các khu công nghiệp tập trung khác. Mâu thuẫn xã hội sẽ tăng tới mức gay gắt. Đặc biệt là sự đụng độ giữa hai luồng di chuyển, một từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp vì nông thôn mất muà do thiên tai lụt lội và ngập mặn còn chưa khắc phục khắp Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, khiến hàng trăm ngàn người không còn tìm được kế sinh nhai. Một luồng di chuyển theo chiều ngược lại từ chính các thành phố và các khu công nghiệp giãn thợ do giảm mức sản xuất và thiếu vốn đầu tư, nạn thất nghiệp và tiền lương bị hạ thấp do quá nhiều thất nghiệp. 

Tất cả ngân sách cấp cho địa phương bị cắt giảm 10% bình quân, trong khi hơn 80% địa phương không tự túc được ngân sách. Sự thiếu hụt ngân sách, giảm lượng tiền có thể xà xẻo sẽ đẩy bộ máy quan liêu tham nhũng tới các xung đột không thể lường trước. Kỷ luật đảng sẽ không còn hiệu lực.

Sài Gòn, nơi có chỉ tiêu thu ngân sách cao nhất gần 50 % nguồn thu cả nước, nhưng chỉ tiêu thu thì được giao tăng lên, trong khi chỉ tiêu giữ lại cho địa phương lại giảm từ 22% xuống 18%. Đó là khủng hoảng ngân sách. Chi thường xuyên, thực chất là chi lương thưởng cho cả hai bộ máy, bộ máy hành chính quản trị và bộ máy đảng, chiếm 81% tổng thu ngân sách là con số không thể chấp nhận, một nghịch lý của khoa học quản trị. Thông thường chi thường xuyên là 15% và không bao giờ được phép vượt quá 20%. Sức ép này đang là sự thử thách klhông thể vượt qua của tổ chức đảng. Thu nhập theo thang bậc của các cán bộ đảng thuộc hai hệ thống, chuyên trách và chính phủ là ngang nhau, nhưng thu nhập thực tế của các đảng viên bên chính phủ có thể vượt hàng trăm lần, thậm chí hàng nghìn lần so với bên chuyên trách đảng. Sức ép này một mặt buộc ngân sách phải bù đắp bằng các khoản phụ cấp hoặc lương thưởng khác khiến ngân sách không thể cân đối, mặt khác thúc đẩy hệ thống chuyên trách đảng trở thành lực lượng ngăn cản hoạt động của hệ thống chính phủ, đẩy nội bộ đảng thành hai phía chống đối nhau, phân hoá lẫn nhau. Bên chuyên trách tìm mọi cách để truy tố bên chính phủ, ngược lại, bên chính phủ tìm mọi cách để lôi kéo, mua chuộc vấy bùn, nhuốm chàm phía chuyên trách. 

Sức ép cải cách hành chính mà trọng tâm là giảm biên chế sẽ gây sức ép lên hệ thống chuyên trách đảng, sự sắp xếp, thu gọn sẽ tạo ra làn sóng thanh lọc, vây cánh, bè phái làm gay gắt thêm mâu thuẫn vốn đã rất cao trong nội bộ các cơ quan trung ương.

Trừ các tổ chức là cánh tay nối dài của đảng trong hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và những người cao tuổi, tất cả các hội và hiệp hội quốc doanh khác sẽ buộc phải tự túc 90% kinh phí, có nguy cơ tan rã, nhường chỗ cho sự hình thành các hiệp hội xã hội dân sự.

Tám năm nhiệm kỳ Dĩ hoà vi quý của Obama đã qua đi. Thể chế độc đảng suýt nữa thì được quốc Hội Mỹ phê chuẩn. Một cái quái tha chính trị không theo mô thức nào, một chút nữa thì lọt lưới với cái ảo tưởng hai lần Nobel hoà bình của tổng thống Obama.

Cơ hội liên minh Việt Mỹ lại một lần nữa có thể tuột mất.

Nhưng với một chính sách minh bạch và sòng phẳng cuả Donald Trump, nền kinh tế "nửa nạc nửa mỡ" với mộ̣t cơ cấu kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng gần 70% tổng tài sản quốc gia, với một chế độ tín dụng và lợi thế tài nguyên, một hệ thống giá cả đặc biệt giành cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước, nền kinh tế đó không thể được công nhận là một nền kinh tế thị trường để có thể luồn lách các rào cản kỹ thuật và thương mại, gia nhập các hiệp định kinh tế tự do, để hưởng ưu đãi các nguồn tín dụng quốc tế v.v...

Đảng cộng sản Việt Nam đứng trước một lựa chọn, hoặc cải tổ hoàn toàn cơ cấu và cơ chế nền kinh tế theo chuẩn mực quốc tế, hoặc chấp nhận chấm dứt tăng trưởng và đối phó với khủng hoảng xã hội.

Cơ hội một lần nữa có một tổng thống theo chủ nghĩa Duy Hoà kiểu Obama sẽ không quay lại. Sự tồn tại một thể chế chính trị độc đảng sẽ không còn cơ hội để lập lờ đánh lận con đen. Hoặc là chế độ Đại nghị, chế độ Tổng thống hay Đại nghị Bán tổng thống, không thể có một mô thức thể chế nào mà cả ba lọai chế độ chính trị này đều nằm bên dưới một đảng chính trị. Quốc hội, Tổng thống hay cả Tổng thống lẫn Thủ tướng đều nằm dưới sự cai quản của một Tổng bí thư đảng. Một mô thức chính trị như vậy có thể đẻ ra được cái gì hợp với tiêu chuẩn chung của loài người văn minh?

Năm 2017 sẽ là một năm bắt đầu đen tối đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, mở màn cho một thời kỳ suy thoái và hỗn lọan. Nhưng sẽ là năm bản lề quyết định một sự thay đổi về chất của thể chế, bắt đầu bằng sự biến mất của cái đuôi xhcn trong cái tên ghép Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

29.12.2016