Trang

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

XIN MỌI NGƯỜI HÃY CẢNH GIÁCáo Nhật: Cảnh báo Việt Nam về ngô biến đổi gen Tạp chí The Diplomat (trụ sở tại Nhật Bản) vừa có bài viết dẫn ý kiến các chuyên gia quốc tế cho rằng, với việc cho phép nhập các giống cây biến đổi gene và thuốc diệt cỏ ở Việt Nam. Thực phẩm biến đổi gen: Xơi mà không biết Xem bài khác trên Vef.vn Bài viết dẫn thông tin từ báo chí trong nước cho biết, hồi tháng 8, Bộ NN&PTNT Việt Nam cho phép nhập 4 giống ngô biến đổi gene để chế biến thực phẩm cho người và làm thức ăn gia súc, bao gồm giống MON 89034 và NK 603 - sản phẩm của DeKalb Vietnam (công ty con của Monsanto), GA 21 và MIR 162 của Cty Thụy Sĩ Syngenta. Theo The Diplomat, Bộ TN&MT Việt Nam đã cấp chứng nhận an toàn sinh học cho giống MON 89034 và NK 603 của Monsanto, cùng với giống GA 21 của Syngenta, nghĩa là nông dân có thể bắt đầu trồng các giống này trên quy mô thương mại. Bộ này cũng đang xem xét cấp chứng nhận tương tự cho giống MIR162. ngô-biến-đổi-gen, bộ-nông-nghiệp, thực-phẩm, sức-khỏe, người-tiêu-dùng Các nhà hoạt động môi trường cho rằng, trong khi chính người Mỹ và người dân khắp nơi trên thế giới đang phản đối các giống biến đổi gene thì Việt Nam lại đang vứt bỏ lợi thế cạnh tranh lớn là một nước sản xuất sản phẩm không biến đổi gene. Tại Mỹ, làn sóng người tiêu dùng từ chối sản phẩm biến đổi gene đã tăng lên mức độ chưa từng có tiền lệ, khiến các hãng thực phẩm phải tìm nhiều cách đảm bảo nguồn nguyên liệu không biến đổi gene, báo Mỹ New York Times đưa tin. Châu Âu cũng buộc toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm phải tránh xa thực phẩm biến đổi gene. Vụ việc đáng chú ý nhất là cơ quan chức năng châu Âu đã cấm 99% ngô nhập khẩu từ Mỹ vào thời điểm mà chỉ có 25% ngô của Mỹ là giống biến đổi gene. Năm ngoái, Trung Quốc từ chối 887.000 tấn ngô Mỹ vì có chứa ngô biến đổi gene MIR 162 của hãng Syngenta - loại mà Việt Nam vừa cấp phép cho sử dụng. Theo báo cáo Đánh giá quốc tế về khoa học, công nghệ và kiến thức nông nghiệp phục vụ phát triển, xem xét phân tích đầy đủ nhất về nông nghiệp và tính bền vững trong lịch sử đi đến kết luận rằng, chi phí cao về giống và hóa chất, năng suất không ổn định và nguy cơ làm suy yếu an ninh lương thực địa phương là lý do khiến công nghệ sinh học là lựa chọn tồi đối với thế giới đang phát triển. Theo đó, các giống biến đổi gene hiện nay không giúp được gì trong xóa đói giảm nghèo, kiến tạo nền nông nghiệp bền vững. Theo báo cáo của tổ chức quốc tế Những người bạn của Trái đất tại 74 quốc gia, 6 công ty đa quốc gia gồm Monsanto, Syngenta, Du Pont, Bayer, Dow và BASF hiện kiểm soát 2/3 thị trường giống toàn cầu, 3/4 sản lượng hóa chất nông nghiệp và toàn bộ thị trường giống biến đổi gene. Monsanto là hãng chính sản xuất chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Hơn 4,8 triệu người Việt Nam đã bị phơi nhiễm trực tiếp chất độc da cam/dioxin và nhiều loại hóa chất liên quan ung thư, dị tật bẩm sinh cùng nhiều loại bệnh mạn tính thời chiến tranh. Hàng triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn đang gánh chịu hậu quả thảm khốc của hóa chất này sau nhiều năm chiến tranh. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa các giống ngô biến đổi gene và thuốc diệt cỏ Roundup Monsanto vào sử dụng ở Việt Nam là không có lợi. Các nhà hoạt động nói rằng, các giống ngô biến đối gene được cấp phép chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Khi đã tạo được tiền lệ cấp phép cho các sản phẩm của mình, các hãng công nghệ sinh học như Monsanto sẽ sớm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm biến đổi gene và thuốc diệt cỏ nguy hiểm hơn. Thay vì giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu, các giống biến đổi gene sẽ gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc diệt cỏ. Bộ TN&MT mới đây cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gene GA21 của Cty TNHH Syngenta Việt Nam và NK603 của Cty TNHH Dekalb Việt Nam. Đây là hai giống tiếp theo được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học sau giống đầu tiên (MON 89034). Theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, Bộ NN&PTNT mới công nhận 4 tổ hợp chuyển gene ngô (nạp vào giống ngô để tạo thành giống biến đổi gene) được sử dụng ở Việt Nam. Bộ NN&PTNT đang xem xét những giống được “cấy” biến đổi gene đó có được trồng ở Việt Nam hay không. “Ở ta, có nhiều người phản đối trồng cây biến đổi gene, nên phải làm rất khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế”, ông Phát nói. Theo ông Phát, việc dán nhãn sản phẩm cây trồng biến đổi gene sẽ được thực hiện từng bước. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp các bộ liên quan hoàn thiện cơ sở pháp lý, từ đó mới tổ chức thực hiện. “Chúng tôi đang thực hiện theo kế hoạch dự kiến, trong năm nay sẽ ra thông tư hướng dẫn việc dán nhãn”, ông Phát nói. (Theo Tiền Phong) Phó Chủ tịch TP.HCM nổi giận với Sở xây dựng Ôtô Ấn Độ, Indo giá 400 triệu đổ vào Việt Nam Lĩnh đủ vì vay tiêu dùng, mua ô tô trả góp Ham quà tặng voucher, dính 'thương tích đầy mình' Nhà ông Trần Văn Truyền ở Sài Gòn có giá 10 tỷ? Thịt già nhập khẩu 20 ngàn/kg: Đỡ không nổi 4 triệu đồng/quả: Loạn giá bưởi hình tay Phật Làm dâu đại gia siêu giàu: Sao showbiz không lễ cưới, bỏ sàn diễn Từ khóa: ngô-biến-đổi-gen, bộ-nông-nghiệp, thực-phẩm, sức-khỏe, người-tiêu-dùng 2 Đánh giá: Tin mới nhất Lương ở VN quá thấp, không phải tại giá nhà đắt Lương ở VN quá thấp, không phải tại giá nhà đắt Căn hộ ven sông hút khách nhờ tiện ích '5 sao' Căn hộ ven sông hút khách nhờ tiện ích '5 sao' Dành sẵn hàng sang đón luồng khách mới Dành sẵn hàng sang đón luồng khách mới Vietnamnet TV Cận cảnh hàng trăm con rắn lục đuôi đỏ ngụy trang trên cây Tâm sự kinh hoàng của người vợ bị bạo hành tình dục Cười đau bụng xem ông bố "xử" hai nhóc "siêu quậy" Tin khác Quảng Ninh: Bảo kê vụ buôn lậu cực lớn? (26/11/2014) Những chiêu dạy con siêu dị của giới nhà giàu Việt (26/11/2014) Bị dồn ép, cước taxi, vận tải giảm tới trên 30% (25/11/2014) Lạm phát thấp nhất 10 năm: Giá cả vẫn lơ lửng (26/11/2014) Quảng cáo du kích được lòng người xem (26/11/2014) Chủ đầu tư sắm du thuyền triệu đô tặng khách mua nhà (26/11/2014) Gamuda Garden ưu đãi đặc biệt đón Giáng sinh (26/11/2014) Sinh lời từ căn hộ Watermark Hồ Tây (26/11/2014) Phố bán 'pizza kiểu Việt' thu nhập tiền triệu mỗi đêm ở Sài Gòn (26/11/2014) Cơn sốt cúc họa mi của gái Hà thành (26/11/2014) Còn 40 phút mới làm thủ tục sẽ không được bay (26/11/2014) Osin cho Tây sướng hơn máy lạnh văn phòng (24/11/2014) Đọc nhiều nhất Phản hồi nhiều Biệt thự 500m2 ven sông ở Sài Gòn của ông Trần Văn Truyền Vợ Hoài Linh và những bí ẩn hiếm hoi được tiết lộ Tiểu thuyết sex: ba xu hay nghệ thuật? Buổi chiều định mệnh của nữ sinh tử vong trong nhà nghỉ Phó Chủ tịch TP.HCM nổi giận với Sở Xây dựng Cự cãi sau va chạm giao thông, 1 người bị đâm chết Dừng dự án của nhà đầu tư TQ ở đèo Hải Vân Thanh Lam hạnh phúc lên chức bà ngoại ở tuổi 45 Điều thú vị trong thu chi ngân sách của VN Vụ mất điện sân bay: 'Cứu thua' nhờ hệ thống… thử nghiệm Mới nóng Nữ sinh chết trong nhà nghỉ vì bế tắc chuyện tình cảm? Nữ sinh chết trong nhà nghỉ vì bế tắc chuyện tình cảm? HLV Miura e ngại sức mạnh tuyển Thái Lan HLV Miura e ngại sức mạnh tuyển Thái Lan Thêm việc khủng khiếp cho giáo viên tiểu học Thêm việc khủng khiếp cho giáo viên tiểu học Nổ súng trấn áp 2 kẻ cướp giật ở trung tâm Sài Gòn Nổ súng trấn áp 2 kẻ cướp giật ở trung tâm Sài Gòn VEF 4 triệu đồng/quả: Loạn giá bưởi hình tay Phật 4 triệu đồng/quả: Loạn giá bưởi hình tay Phật Dành sẵn hàng sang đón luồng khách mới Dành sẵn hàng sang đón luồng khách mới Nhà ông Trần Văn Truyền ở Sài Gòn có giá 10 tỷ? Nhà ông Trần Văn Truyền ở Sài Gòn có giá 10 tỷ? Thịt gà nhập khẩu 20 ngàn/kg: Đỡ không nổi Thịt gà nhập khẩu 20 ngàn/kg: Đỡ không nổi Tài chính Lĩnh đủ vì vay tiêu dùng, mua ôtô trả góp Lúc mới xem hàng, nhân viên kinh doanh của đại lý nhiệt tình hướng dẫn mua trả góp trong 5 năm, trả trước 30% và mức lãi suất không quá 15%/năm. Thế nhưng, lãi suất không những không hạ, mà còn liên tục tăng, đến đầu năm 2013 thành... 24,8%/năm. Rolls Royce 'Mặt trời phương Đông' vào gara đại gia 'điếu cày' Mường Thanh Những chiêu dạy con siêu dị của giới nhà giàu Việt Kinh doanh Lương ở VN quá thấp, không phải tại giá nhà đắt Lương ở VN quá thấp, không phải tại giá nhà đắt Dành sẵn hàng sang đón luồng khách mới 'Choáng' với thú chơi ngông và tiêu tiền khác người của đại gia Việt Biệt thự 500m2 ven sông ở Sài Gòn của ông Trần Văn Truyền Thị trường 4 triệu đồng/quả: Loạn giá bưởi hình tay Phật 4 triệu đồng/quả: Loạn giá bưởi hình tay Phật Điểm hẹn cho những buổi tiệc đáng nhớ Điểm hẹn cho những buổi tiệc đáng nhớ Thịt gà nhập khẩu 20 ngàn/kg: Đỡ không nổi Thịt gà nhập khẩu 20 ngàn/kg: Đỡ không nổi Báo Nhật: Cảnh báo Việt Nam về ngô biến đổi gen Báo Nhật: Cảnh báo Việt Nam về ngô biến đổi gen

Báo Nhật: Cảnh báo Việt Nam về ngô biến đổi gen

Tạp chí The Diplomat (trụ sở tại Nhật Bản) vừa có bài viết dẫn ý kiến các chuyên gia quốc tế cho rằng, với việc cho phép nhập các giống cây biến đổi gene và thuốc diệt cỏ ở Việt Nam.

Bài viết dẫn thông tin từ báo chí trong nước cho biết, hồi tháng 8, Bộ NN&PTNT Việt Nam cho phép nhập 4 giống ngô biến đổi gene để chế biến thực phẩm cho người và làm thức ăn gia súc, bao gồm giống MON 89034 và NK 603 - sản phẩm của DeKalb Vietnam (công ty con của Monsanto), GA 21 và MIR 162 của Cty Thụy Sĩ Syngenta.
Theo The Diplomat, Bộ TN&MT Việt Nam đã cấp chứng nhận an toàn sinh học cho giống MON 89034 và NK 603 của Monsanto, cùng với giống GA 21 của Syngenta, nghĩa là nông dân có thể bắt đầu trồng các giống này trên quy mô thương mại. Bộ này cũng đang xem xét cấp chứng nhận tương tự cho giống MIR162. 
ngô-biến-đổi-gen, bộ-nông-nghiệp, thực-phẩm, sức-khỏe, người-tiêu-dùng
Các nhà hoạt động môi trường cho rằng, trong khi chính người Mỹ và người dân khắp nơi trên thế giới đang phản đối các giống biến đổi gene thì Việt Nam lại đang vứt bỏ lợi thế cạnh tranh lớn là một nước sản xuất sản phẩm không biến đổi gene. Tại Mỹ, làn sóng người tiêu dùng từ chối sản phẩm biến đổi gene đã tăng lên mức độ chưa từng có tiền lệ, khiến các hãng thực phẩm phải tìm nhiều cách đảm bảo nguồn nguyên liệu không biến đổi gene, báo Mỹ New York Times đưa tin.
Châu Âu cũng buộc toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm phải tránh xa thực phẩm biến đổi gene. Vụ việc đáng chú ý nhất là cơ quan chức năng châu Âu đã cấm 99% ngô nhập khẩu từ Mỹ vào thời điểm mà chỉ có 25% ngô của Mỹ là giống biến đổi gene. Năm ngoái, Trung Quốc từ chối 887.000 tấn ngô Mỹ vì có chứa ngô biến đổi gene MIR 162 của hãng Syngenta - loại mà Việt Nam vừa cấp phép cho sử dụng.
Theo báo cáo Đánh giá quốc tế về khoa học, công nghệ và kiến thức nông nghiệp phục vụ phát triển, xem xét phân tích đầy đủ nhất về nông nghiệp và tính bền vững trong lịch sử đi đến kết luận rằng, chi phí cao về giống và hóa chất, năng suất không ổn định và nguy cơ làm suy yếu an ninh lương thực địa phương là lý do khiến công nghệ sinh học là lựa chọn tồi đối với thế giới đang phát triển. Theo đó, các giống biến đổi gene hiện nay không giúp được gì trong xóa đói giảm nghèo, kiến tạo nền nông nghiệp bền vững.
Theo báo cáo của tổ chức quốc tế Những người bạn của Trái đất tại 74 quốc gia, 6 công ty đa quốc gia gồm Monsanto, Syngenta, Du Pont, Bayer, Dow và BASF hiện kiểm soát 2/3 thị trường giống toàn cầu, 3/4 sản lượng hóa chất nông nghiệp và toàn bộ thị trường giống biến đổi gene.
Monsanto là hãng chính sản xuất chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Hơn 4,8 triệu người Việt Nam đã bị phơi nhiễm trực tiếp chất độc da cam/dioxin và nhiều loại hóa chất liên quan ung thư, dị tật bẩm sinh cùng nhiều loại bệnh mạn tính thời chiến tranh. Hàng triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn đang gánh chịu hậu quả thảm khốc của hóa chất này sau nhiều năm chiến tranh. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa các giống ngô biến đổi gene và thuốc diệt cỏ Roundup Monsanto vào sử dụng ở Việt Nam là không có lợi. 
Các nhà hoạt động nói rằng, các giống ngô biến đối gene được cấp phép chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Khi đã tạo được tiền lệ cấp phép cho các sản phẩm của mình, các hãng công nghệ sinh học như Monsanto sẽ sớm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm biến đổi gene và thuốc diệt cỏ nguy hiểm hơn. Thay vì giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu, các giống biến đổi gene sẽ gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc diệt cỏ. 
Bộ TN&MT mới đây cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gene GA21 của Cty TNHH Syngenta Việt Nam và NK603 của Cty TNHH Dekalb Việt Nam. Đây là hai giống tiếp theo được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học sau giống đầu tiên (MON 89034). Theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, Bộ NN&PTNT mới công nhận 4 tổ hợp chuyển gene ngô (nạp vào giống ngô để tạo thành giống biến đổi gene) được sử dụng ở Việt Nam. Bộ NN&PTNT đang xem xét những giống được “cấy” biến đổi gene đó có được trồng ở Việt Nam hay không. “Ở ta, có nhiều người phản đối trồng cây biến đổi gene, nên phải làm rất khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế”, ông Phát nói. Theo ông Phát, việc dán nhãn sản phẩm cây trồng biến đổi gene sẽ được thực hiện từng bước. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp các bộ liên quan hoàn thiện cơ sở pháp lý, từ đó mới tổ chức thực hiện. “Chúng tôi đang thực hiện theo kế hoạch dự kiến, trong năm nay sẽ ra thông tư hướng dẫn việc dán nhãn”, ông Phát nói.
(Theo Tiền Phong)

1 nhận xét:

  1. Tôi vốn không có cảm tình với ông CĐP- bộ trưởng một bộ quan trọng bậc nhất : bộ tam nông. Bao nhiêu năm rồi, nông dân nước ta vẫn nghèo nhất, nông nghiệp ta vẫn lạc hậu, dần đánh mất lợi thế cạnh tranh. Nay lại vướng cái vụ ngô biến đổi gien . Hôm nghe TV đưa tin, tôi đã la lên: thôi chết rồi. Điều quan trọng trước tiên là oongta có dám chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó không? và ông dựa vào cơ sở khoa học- thực tiến nào để ra cái quyết định tày đình ấy? Liệu đằng sau nó có "cái gì" không ?rất cần cơ quan chức năng vào cuộc vì đại cục Quốc gia...nếu không cẩn thận, cháu chắt ta cũng bị biến đổi gien hết thành ra họ tôn!

    Trả lờiXóa