Trang

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

ĐIỂM LẠI SỰ TỒN VONG CỦACÁC ĐẾ QUỐC TỪ XƯA TỚI NAY

                                                                                                       Thanh Bình
                                                                                                        Vietnamnet

Trong kỷ nguyên hiện đại của các quan hệ đối ngoại, rất khó tưởng tượng việc một chính quyền đơn lẻ kiểm soát hầu hết thế giới. Tuy nhiên, mãi cho tới gần đây, vào thế kỉ 20, trên thế giới vẫn còn những siêu cường mà lãnh thổ trải khắp một hoặc nhiều lục địa và con đường đi lên cũng như suy vong của chúng liên quan chặt chẽ đến ngày nay.

Đế quốc La Mã (năm 27 trước Công nguyên - năm 476 sau Công nguyên):
Người La Mã là lãnh đạo trong hầu hết các lĩnh vực: quân sự, chính quyền, ngôn ngữ và văn hoá. Tuy nhiên, trong suốt thế kỉ 4 sau Công nguyên, những cuộc chinh phạt lặp đi lặp lại của các nước bên ngoài đã gây mất ổn định Đế chế Tây La Mã. Ngược lại, Đế chế Đông La Mã tiếp tục giành được sự thịnh vượng và quyền lực từ các mạng lưới buôn bán của họ. Không thể cùng tồn tại, hai bên cuối cùng đã chia rẽ.

Đế quốc Khmer (802-1431):
Các lãnh đạo Khmer đã xây dựng sự phồn thịnh dựa trên việc khai thác triệt để các nguồn tài nguyên giàu có của Đông Nam Á. Trung tâm và cũng là thành phố thủ phủ của đế quốc đặt tại Angkor, nơi các hệ thống tưới tiêu nhân tạo đã dẫn nước tới các cánh đồng lúa và nông trại khắp lãnh thổ. Các nguyên nhân đằng sau sự sụp đổ của Angkor hiện vẫn chưa rõ nhưng có một sự thực là đế quốc đã sụp đổ khi trung tâm kỹ thuật của nó tan rã.

Đế quốc Byzantine (962-1461):
Còn được biết đến như Đế chế La Mã thần thánh, Đế quốc Byzantine thành công bởi vì các lãnh đạo của nó có thể kết hợp quyền lực chính trị của Đế quốc La Mã với sự thống trị tinh thần của Nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã. Chiến lược đó đã phát huy hiệu quả suốt gần 500 năm nhưng mâu thuẫn nội bộ đã gây tổn thất cho đế chế. Và cuối cùng, Đế quốc Byzantine sụp đổ khi người Ottoman xâm chiếm vào cuối thế kỉ 15.

Đế quốc Mông Cổ (1206 - 1368):
Người Mông Cổ, dưới sự dẫn dắt của hàng loạt các lãnh đạo quân sự hùng mạnh (kể cả nhân vật Thành Cát Tư Hãn gây nhiều tranh cãi), đã có thể dùng vũ lực mở rộng bờ cõi, thâu tóm một diện tích rộng lớn ở châu Á và gặt hái vô vàn lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, cũng giống như những quốc gia tồn tại trước đó, đế quốc đã trở thành nạn nhân của bất ổn và xung đột chính trị nội bộ. Tinh thần quả cảm trong chiến đấu không đủ để giữ cho đế quốc Mông Cổ tránh khỏi sự sụp đổ vào thế kỉ 14.

Đế quốc Ottoman (1299 - 1922):
Vì người Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp nhất một loạt các tôn giáo và dân tộc vào đế quốc Ottoman của mình nên họ có thể giữ cho lãnh thổ gần như luôn ổn định suốt hơn 600 năm. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân dẫn tới sự suy vong của đế chế: khi các quốc gia chấu Âu bắt đầu tuyên bố độc lập vào thế kỉ 20 thì chính phủ nợ nần chồng chất và kém hiện đại hoá đã không thể kiểm soát được chúng nữa.

Đế quốc Inca (1438 - 1535):
Người Inca lớn mạnh nhờ một chính quyền có tổ chức và kỉ luật cùng các hệ thống nông nghiệp và kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên, cuộc chiến giành quyền lực khốc liệt trong tầng lớp ưu tú đã khiến những kẻ xâm lược Tây Ban Nha dễ dàng tiến công và nắm quyền kiểm soát đế quốc. Kỹ thuật tiên tiến của người Inca, kể cả một mạng lưới đường sá, đã khiến công việc của người Tây Ban Nha thậm chí dễ dàng hơn.

Đế quốc Mughal (1526 - 1858):
Đế quốc này đã đổi mới vào thời của nó. Các chính sách như khoan dung về tôn giáo và hôn nhân khác chủng tộc với tầng lớp chiến binh Hindu đã giúp duy trì sự ổn định trong một đế chế trải dài gần khắp tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy nhiên, các cuộc nổi dậy sau này của người dân đã dẫn tới sự diệt vong của đế quốc.

Đế quốc Anh (1583 - 1997):
Các thuộc địa sinh lời cùng một quân đội áp đảo đã mang lại cho người Anh sức mạnh vô địch ở khu vực châu Mỹ. Thậm chí ngay cả sau khi mất các thuộc địa ở châu Mỹ, đế quốc thương mại đã mở rộng xa tới tận Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dầu vậy, sau Thế chiến thứ hai, những tổn thất to lớn về tài chính và thảm hoạ về quân sự cũng như thất bại trong nỗ lực xâm chiếm kênh đào Suez, đã báo hiệu sự diệt vong của đế quốc. "Mặt trời cuối cùng cuối cùng cũng lặn" ở Đế quốc Anh vào năm 1997 khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc.

Triều đại nhà Thanh (1644 - 1912):
Còn được biết tới như triều đại Mãn Châu, các vua chúa nhà Thanh đã áp đặt những luật lệ hà khắc nhằm buộc các tộc người Hoa khác phải quy phục. Triều đại này của họ được đánh dấu bằng sự tàn bạo và kiểm duyệt gắt gao. Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ 20, không còn chính quyền trung ương đàn áp, các cuộc khởi nghĩa quy mô lớn của người dân vốn đã bắt đầu lan khắp cả nước. Chủ nghĩa bè phái của các tướng cuối cùng đã chia rẽ đế quốc.

Đế quốc Nga (1721 - 1917):
Peter Đại đế đã giúp Nga trở thành một trong 5 thế lực vĩ đại của châu Âu thông qua việc thúc đẩy các thần dân hiện đại hoá và mở rộng tầm với toàn cầu. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự ngày càng thu hẹp của đế quốc cùng với thất bại trong cuộc chiến Nga - Nhật, đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người Mác xít thắng thế và tiến vào một kỷ nguyên mới của đảng Cộng sản lãnh đạo.

Đế quốc của Napoleon (1804 - 1814):
Sự lãnh đạo quân đội đầy tài năng và tham vọng của Napoleon đã giúp người Pháp chinh phục được một dải đất rộng lớn ở châu Âu và chiếm đóng đa số phần còn lại. Tuy nhiên, sự ngạo mạn của Napoleon cuối cùng đã phản lại ông: những tổn thất trên bán đảo Iberia, cuộc chinh phạt thảm khốc vào nước Nga và thất bại lừng danh trong trận chiến Waterloo đã dẫn ông tới việc phải thoái vị, để đế quốc tan rã.

Mỹ (1776 - ?):
Mặc dù Mỹ không thực sự là một đế quốc nhưng nước này vẫn tự hào là nắm giữ một vị thế thống trị thế giới thông qua những ý tưởng, sức mạnh quân sự, thương mại, công nghiệp, giáo dục và công nghệ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc và Ấn Độ đang trên đà tiến lên thì Mỹ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng và địa vị đứng đầu của nước này trên trường quốc tế đang lung lay. Nỗi e sợ về việc Mỹ đánh mất quyền lực đã trở thành một chủ đề chính trong văn học và chính trị trong vài thập kỉ qua.

(Theo Newsweek)

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

DIỄN TIẾN QUAN HỆ VIỆT TRUNG

Diễn Đàn
Sau chuyến thăm của Bí thư Quảng Đông, đây là 16 công việc mà các Bộ và tỉnh thành Việt Nam “phải làm”, được ghi rõ trong công văn của Bộ ngoại giao VN gửi các Bộ và UBND tỉnh, thành phố.
28-06-2014
Chúng tôi vừa nhận được, từ ba bạn đọc ở Hà Nội và Sài Gòn, bản chụp công văn số 1832/BNG/ đề ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ ngoại giao, do thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ký tên, đóng dấu, liên quan đến “danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa“.
H6Công văn nay được gửi cho : một là, “Các Bộ Công Thương ; Kế hoạch và Đầu tư ; Giao thông Vận tải ; Giáo dục và Đào tạo ; Tài chính ; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ; Khoa học và Công nghệ ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch” ; hai là, “Ủy ban nhân dân các tỉnh / thành phố : Hà Nội ; Thành phố Hồ Chí Minh ; Quảng Ninh ; Hải Phòng ; Quảng Nam ; Đà Nẵng“.
Đính kèm công văn (1 trang) này là “Danh mục công việc phải làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 – 17/4/2014)
H7
Dưới đây là toàn văn bản công văn :
Ngày 20/5/2014, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao bản Danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 -17/4/2014).
Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các Bộ/ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại giao xin chuyển đến Quý Cơ quan Danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của Quý Cơ quan với tỉnh Quảng Đông.
Bộ Ngoại giao xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan./.”
Kèm theo là danh mục (hai trang) 16 “công việc phải làm” (xem hình kèm theo)
H8
H9
Để có một ý niệm cụ thể về công văn ký tên Hồ Xuân Sơn nhằm thực hiện ý muốn của Hồ Xuân Hoa, bí thư (hay tổng đốc ?) Quảng Đông, chỉ cần chép lại nguyên văn hai “công việc phải làm” số 1 và số 2 :
“1. Thúc đẩy Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông.
“2. Trong khuôn khổ bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai Đảng Trung Việt, triển khai công tác đào tạo cho cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế hoạch trong 05 năm đào tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ; trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương 100 cán bộ, 100 cán bộ của các tỉnh thành có quan hệ hợp tác với Quảng Đông nhiều như TP. Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam“.
Thiết tưởng mọi bình luận là quá thừa.Câu hỏi duy nhất đáng đặt ra : đây là công văn của “Bộ ngoại giao Việt Nam” hay là của Sở nội vụ tỉnh Quảng Đông ?
B.T
                                                                                  Nguồn: BA SÀM 

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

THẾ GIỚI ĐÁNH GIÁ vIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO

VN 'đội sổ về đóng góp cho nhân loại'

Cập nhật: 15:01 GMT - thứ ba, 24 tháng 6, 2014
Nhân giải bóng đá World Cup ở Brazil, người Việt làm cúp để kinh doanh
Việt Nam bị một bảng xếp hạng đặt ở vị trí ‘đội sổ’ về đóng góp tổng thể cho nhân loại.
Good Country Index là bảng xếp hạng mới ra mắt của một tác giả, nhà tư vấn chính sách Simon Anholt.
Kết quả của bảng xếp hạng nói Ireland đứng đầu thế giới, còn Iraq, Libya và Việt Nam ‘cùng xếp hạng dưới đáy’, theo báo Bấm The Independent của Anh.
Trong ba nước này, Việt Nam (thứ 124) đứng sau cả Iraq (123) và chỉ trên có Libya (125).
Bấm Good Country Index dựa trên các khảo sát của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và World Bank.
Các đánh giá đóng góp của 125 nước dựa trên bảy tiêu chí về thành tích như khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe...
Trong các yếu tố được xem xét có số lượng sinh viên nước ngoài học tại nước đó, tiền dành cho gìn giữ hòa bình, số lượng giành giải Nobel.
Ireland đứng đầu, và cùng nhóm đầu bảng là các nước vùng Bắc Âu được cho là “có đóng góp chung nhiều nhất cho nhân loại và hành tinh”, hơn hẳn các khu vực khác trên thế giới.
Anh Quốc đứng thứ bảy và Hoa Kỳ đứng thứ 21 trong khi Kenya đứng thứ 26 trên toàn cầu nhưng là quốc gia đứng đầu châu Phi vì đã “nêu ví dụ đầy cảm hứng” về đóng góp có ý nghĩa xã hội.
Tác giả báo cáo nói với báo Financial Times: “Một nước thành công vẫn chưa đủ. Họ phải đóng góp gì đó cho nhân loại.”
Một số kết quả xếp hạng gây tranh cãi, ví dụ về văn hóa, Bỉ được xếp thứ nhất. Ai Cập cũng xếp đầu về đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế, mặc dù đang hỗn loạn về chính trị trong nước.
Ông Anholt giải thích những yếu tố nội địa không được ông tính, mà chỉ tính đóng góp của nước đó với thế giới bên ngoài.
“Đức là nước được quản trị rất tốt, nhưng tôi muốn hỏi là Đức làm được gì cho tôi, một công dân Anh?”
Năm 2009, ông Simon Anholt được trao giải Nobels Colloquia, được trao bởi một ủy ban gồm 10 người từng nhận Nobel về Kinh tế.

Nhiều hạng mục khác nhau

Trong 10 nước đứng đầu thế giới thì chín nước thuộc khu vực Tây Âu, tính tổng thể.
Tuy thế, các chỉ số cụ thể của từng nước lại khác.
Ví dụ, Bỉ đứng đầu thế giới về đóng góp văn hóa, Tây Ban Nha về chăm sóc y tế.
Hoa Kỳ bị tụt xuống hàng thứ 21 vì ‘bị điểm xấu trong mục đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế’, theo bài báo của Independent.
Nga bị xếp hạng 95, gần với Honduras và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Việt Nam lại có xếp hạng cao hơn hẳn Iraq và Libya về đóng góp Văn hóa
Trong bảng xếp hạng này, người ta đánh giá các quốc gia theo những tiêu chí: Khoa học - Công nghệ, Văn hóa, Hòa bình và An ninh Quốc tế, Trật tự Thế giới, Biến đổi Khí hậu, Thịnh vượng - Bình đẳng, Sức khoẻ và Vui sống.
Ngoài các hạng mục này, người ta cũng đưa vào các tiêu chí như số sinh viên nước ngoài đến du học, số tiền một nước bỏ ra để gìn giữ hòa bình và đóng góp cho sự phát triển quốc tế cũng như số giải Nobel có được.
Trong ba nước cuối bảng thì Việt Nam lại có xếp hạng cao hơn hẳn hai nước kia về đóng góp Văn hóa vì đạt vị trí 76 so với Iraq (116) và Libya (124).
Còn về Thịnh vượng và Bình đẳng, Việt Nam đạt mức 79, cao hơn hẳn Trung Quốc (108).
Ngoài ra còn xếp hạng tổng thể (Overall Rankings), theo đó tại châu Á, Trung Quốc đứng thứ 107 thế giới, thua xa Ấn Độ (thứ 81).
Hiện chưa rõ dư luận Việt Nam nghĩ gì về bảng xếp hạng này của Good Country Index.
Hồi đầu năm 2011, một khảo sát quốc tế khác lại cho rằng người Việt Nam 'lạc quan nhất thế giới', với 70% người tham gia nói tự tin về triển vọng kinh tế nước này năm 2011.
Khảo sát về chỉ số lạc quan do tổ chức nghiên cứu dư luận BVA của Pháp và Viện Gallup của Mỹ thực hiện ở 53 quốc gia.
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số lạc quan về kinh tế cao nhất, còn Pháp thì 'đội sổ' với 61% người được hỏi tỏ ra bi quan về tình hình kinh tế trong năm đó.
                                                                                             
                                                                                       Nguồn: BBC

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

THÁI ĐỘ CỦA NGA TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

      Hầu hết người Việt nam đã rất thất vọng trước các hành động của Nga đối với việc TQ đưa giàn khoan HD981 tới vùng biển thuộc chủ quyền của VN. Nga đã kí hợp đồng khổng lồ bán dầu cho TQ trong vòng 30 năm với trị giá lên tới 400 tỉ USD, Nga đã tập trận chung với TQ trên biển Đông. Có nhà báo Nga đã coi thường mối quan hệ Nga - Việt....Thế mà trước đó không lâu Nga - Việt đã kí hiệp định về quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện......Vậy Nga có ủng hộ TQ trong vấn đề biển Đông hay không? 
      Câu trả lời  KHÔNG !    

Nga không ủng hộ tham vọng TQ trên Biển Đông


Sự cảnh giác của Nga đang đẩy Trung Quốc vào tình thế ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế.
Gần đây, căng thẳng tranh chấp chủ quyền biển đảo tại châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng trở nên nóng bỏng với hàng loạt hành động ngang ngược, hung hăng của Trung Quốc không chỉ trên biển Hoa Đông mà còn trên cả Biển Đông.
Không chỉ liên tục cho chiến đấu cơ áp sát máy bay quân sự của Nhật Bản trên biển Hoa Đông và tìm cách bồi đắp các bãi đá trên xung quanh quần đảo Trường Sa để xây đảo nhân tạo, Trung Quốc còn ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và sau đó là một loạt giàn khoan khác xuống Biển Đông.
Với một loạt những hành động ngang ngược bất chấp thông lệ và luật pháp quốc tế đó của Trung Quốc, tình hình an ninh trên Biển Đông trở nên vô cùng nghiêm trọng, khiến cộng đồng quốc tế phải bày tỏ quan ngại sâu sắc.
Trong bối cảnh đó, chúng ta đã chứng kiến Mỹ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam và tăng cường hợp tác quân sự với Philippines. Tuy nhiên, chúng ta chưa thấy Nga, “đối tác chiến lược” của Trung Quốc bày tỏ quan điểm gì về vấn đề tranh chấp Biển Đông, và Moscow cũng không hề có bất cứ lời nào công khai thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường của Bắc Kinh.
 - 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Sự im lặng này của Nga đã khiến cho nhiều người Trung Quốc thất vọng, bởi họ đã từng ảo tưởng rằng Nga sẽ ủng hộ tham vọng của họ trên Biển Đông sau khi Nga-Trung ký kết thỏa thuận khí đốt kỷ lục và trở thành “đối tác chiến lược” của nhau.
Theo chuyên gia phân tích Mu Chunshan tại Bắc Kinh, Trung Quốc, sự im lặng này của Nga không đồng nghĩa với việc Nga đang thực hiện chính sách “hai mặt” trong quan hệ với Trung Quốc. Việc Nga không thể hiện sự ủng hộ đối với Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông chứa đựng nhiều yếu tố chính trị và chiến lược, trong đó có 4 lý do cơ bản sau.
Thứ nhất, quan hệ Nga-Trung hoàn toàn khác về bản chất so với quan hệ Mỹ-Philippines. Về cơ bản, Trung Quốc không phải là đồng minh của Nga. Hai nước này chưa từng ký một hiệp ước đồng minh nào, trong khi Mỹ đã ký một loạt hiệp ước anninh với Philippines và Nhật Bản.
Trong một quan hệ đồng minh, các bên đều có nghĩa vụ bắt buộc theo hiệp ước để hỗ trợ về mặt chính trị và thậm chí cả quân sự trong trường hợp đồng minh của mình bị nguy cấp (chẳng hạn như bị nước ngoài xâm lược). Trong ngoại giao quốc tế, đây là mức độ cao nhất của mối quan hệ song phương.
Trong khi đó, mặc dù quan hệ Nga-Trung có chứa đựng một số yêu tố của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, song hai nước này chưa có nghĩa vụ ràng buộc theo hiệp ước để bảo vệ lẫn nhau trên trường quốc tế cũng như vì lợi ích quốc gia của nhau.
Bấy lâu nay, truyền thông Trung Quốc vẫn thường tuyên truyền để tìm cách nhấn mạnh các yếu tố tích cực trong quan hệ Nga-Trung, khiến một bộ phận người dân nước này trở nên “ảo tưởng” về mối quan hệ này.
 - 2
Nga không có lý do gì để ủng hộ hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông
Có những lúc, báo chí Trung Quốc còn mạnh mồm tuyên bố rằng Nga và Trung Quốc là “đồng minh”, mặc dù hai nước chưa hề ký kết hiệp ước đồng minh nào. Điều đó đã khiến nhiều người tưởng rằng hợp tác chính trị Nga-Trung là vô cùng sâu rộng, và điều đó sẽ giúp cải thiện tình hình an ninh của Trung Quốc.
Tuy nhiên thực tiễn trong quan hệ quốc tế cho thấy dù quan hệ Nga-Trung có nồng ấm đến mức nào đi chăng nữa, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Biển Đông không phải là nơi để Nga có thể mở rộng lợi ích của mình, cũng không phải là nơi mà Nga nhất thiết phải can thiệp khi không có quan hệ đồng minh chính thức với Trung Quốc. Có vẻ như từ trước tới nay, Trung Quốc đã quá kỳ vọng vào sự ủng hộ của Nga đối với tham vọng của họ trên Biển Đông mà đứng ra thách thức cả cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, Nga có quan hệ rất tốt đẹp với nhiều quốc gia ven Biển Đông, và Nga không cần phải công kích các nước Đông Nam Á vì lợi ích của Trung Quốc. Như đã nói ở trên, Nga không hề mặn mà với việc công khai ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, bởi Moscow không muốn đánh mất quan hệ tốt đẹp đã dày công xây dựng với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Nga thừa hưởng mối quan hệ hữu nghị bền chặt với Việt Nam từ Liên Xô, và mối quan hệ này tiếp tục phát triển với sự vun đắp của lãnh đạo và nhân dân hai nước. Việt Nam và Nga cũng có quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quốc phòng được phát triển từ giai đoạn sau Thế Chiến II tới nay.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng đã mua một loạt tàu ngầm Kilo hiện đại của Nga nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ trên biển của mình. Ngoài ra, trong nửa cuối năm 2014, Nga sẽ tiếp tục chuyển giao 4 máy bay tiêm kích Su-30MK2 cho Việt Nam, một loại vũ khí ưu việt để có thể khống chế bầu trời trên đất liền và trên biển trong trường hợp xung đột nổ ra.
 - 3
Việt Nam sẽ nhận thêm 4 máy bay tiêm kích Su-30MK2 vào cuối năm nay
Nga cũng có quan hệ hợp tác tốt đẹp với Philippines. Cách đây 2 năm, 3 tàu hải quân của Nga, trong đó có tàu khu trục chống ngầm Admiral Panteleyev đã tới thăm quân cảng của Philipines trong 3 ngày nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước.
Thứ ba, Nga không có lý do gì để đối đầu trực tiếp với Mỹ về vấn đề Biển Đông. Hiện nay trọng tâm của Nga vẫn là ở châu Âu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng Ukraine. Vấn đề Ukraine và cuộc đối đầu giữa Nga với phương Tây sẽ rất khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, Nga không có cả mong muốn lẫn khả năng để đối đầu với Mỹ ở Biển Đông.
Ngoài ra, các tranh chấp trên Biển Đông không thực sự là xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỹ chỉ là một yếu tố có ảnh hưởng chứ không phải là nhân tố quyết định tình hình khu vực trong tương lai. Là một kẻ ngoài cuộc, Nga càng có ít động lực hơn để hậu thuẫn Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và lên tiếng chỉ trích Mỹ.
Thứ tư, chính cách hành xử hung hăng, ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc hiện nay cũng khiến Nga phải lo ngại. Ở Nga, không ít người lo ngại rằng với cách hành xử này, Trung Quốc rồi sẽ dần dần “nuốt” các lãnh thổ ở khu vực Viễn Đông của Nga giáp biên giới với Trung Quốc.
Mặc dù các quan chức Nga rất lạc quan về triển vọng hợp tác với Trung Quốc ở khu vực Viễn Đông, họ chưa bao giờ ngớt cảnh giác trước cái gọi là “tham vọng bành trướng lãnh thổ” của Trung Quốc.
Bị cộng đồng quốc tế lên án và chỉ trích, bị ngay cả “đối tác chiến lược” nghi ngờ và cảnh giác, Trung Quốc đang phải trả giá cho những hành động ngang ngược bất chấp thông lệ và luật pháp quốc tế của mình, và chính điều đó đang đẩy Trung Quốc vào tình thế ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế.

                                                                                                      Trí Dũng (Theo Diplomat 22/6/2014)

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

HÃY NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT, DÙ NGHIỆT NGÃ, ĐỂ CỨU NGUY CHO DÂN TỘC

    Tình hình hiện nay của đất nước là một sự thật vô cùng nghiệt ngã. Tuy vậy sẽ là thái độ tích cực nếu dám nhìn thẳng vào nó thay vì né tránh và nhìn nó theo lối duy ý chí để mà tìm ra lối thoát. Vì vậy xin giới thiệu bài viết sau đây để đọc và cùng suy ngấm xem tác giả nói có đúng không.
     Có thể cho đến giờ phút này nhiều người VN, vì yêu nước, vì lòng tự hào dân tộc, hay thậm chí vì vẫn còn niềm tin mơ hồ vào “đảng ta, chính phủ ta” đã từng đánh thắng hai đế quốc to Pháp, Mỹ, sau đó lại chiến đấu ngang ngửa, thậm chí còn trội hơn trong cuộc chiến biên giới với Trung Cộng năm 1979, nên nghĩ rằng VN có thể sẽ thua lúc đầu nhưng sau đó sẽ thắng, rồi nào Trung Hoa đã từng đô hộ ta cả ngàn năm nhưng ta cũng có bị xóa sổ đâu, ta vẫn là ta v.v…

Người viết bài này thì nghĩ khác. Nếu chiến tranh Việt-Trung lại xảy ra một lần nữa, VN chắc chắn sẽ thua và cái thua lần này sẽ dẫn tới một hậu quả bi đát hơn rất nhiều, nếu nhìn vào hình ảnh của các nước Tây Tạng, Tân Cương…hiện nay.

Lý do vì sao trước đây đảng cộng sản VN thắng được Pháp, Mỹ, cho đến bây giờ có lẽ đã có quá nhiều bài viết chỉ ra sự thật phía sau cái “hào quang chiến thắng” này, tưởng chỉ cần nói vắn tắt: Thứ nhất, bởi vì ít ra lúc đó cũng còn khá nhiều người VN tin rằng đảng cộng sản thực tâm vì dân vì nước, bản thân nhiều người trong hàng ngũ đảng cộng sản lúc đó chân thành tin vào đảng, vào lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản, vào tương lai tươi sáng sau khi giành được độc lập, thống nhất đất nước. Thứ hai, nói thẳng ra, chỉ trừ thịt da máu xương là của người Việt còn lại từ phong lương khô, quân trang quân dụng của người lính cho đến đạn dược, súng ống, vũ khí các loại, kể cả cố vấn…cũng là của các đồng minh trong khối XHCN anh em, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc chi viện cho, đúng với cụm từ “Chống “ngoại xâm” bằng “ngoại nhân” trong một bài viết trên RFA trước đây.

Quan trọng nhất, lúc đó đảng cộng sản như những kẻ lên đồng, không sợ Pháp sợ Mỹ. Có thể nói họ tàn ác, sắt máu khi sẵn sàng thí quân trong các trận đánh theo kiểu “mười chọi một”, hoặc sẵn sàng đặt bom, nổ mìn, pháo kích, ám sát các yếu nhân…tại các thành thị cho tới nông thôn miền Nam mà không chùn tay, nhưng khó có thể nói họ hèn.

Còn bây giờ. Đối mặt với Trung Cộng, VN sẽ thua cũng vì quá nhiều lý do rõ ràng không kém. Không chỉ thua về tiềm lực quân sự, vũ khí, kỹ thuật, tiền của sẽ phải đổ vào cho cuộc chiến. Không chỉ thua vì không có bạn bè đồng minh thực sự như trước đây đã có Liên Xô, Trung Quốc và cả khối XHCN. Có thể Trung Cộng, mặc dù là một cường quốc nhưng cũng cô độc không kém gì VN trên thế giới, nhưng Trung Cộng có thừa tiền để nếu không mua được bạn bè đồng minh thì cũng khiến cho nhiều quốc gia cảm thấy ngần ngại không muốn mất đi một đối tác thương mại lớn, một thị trường kinh tế khổng lồ…nếu xen vào giữa cuộc tranh chấp, thậm chí chiến tranh nếu có, giữa hai nước Việt-Trung.

Thua về mặt quân sự, thua luôn về truyền thông. “Cái loa” tuyên truyền của Bắc Kinh từ trước đến nay luôn luôn to hơn, mạnh mồm hơn “cái loa” của Hà Nội, về nghệ thuật vu cáo, nói ngược, đổi trắng thay đen… thì Trung Cộng luôn luôn là thầy của Việt Cộng. Mọi mánh khóe của Hà Nội Bắc Kinh đều hiểu rõ, vì cùng một giuộc như nhau.

Thua về mặt pháp lý. Tranh chấp về lãnh thổ lãnh hải, trong lúc VN chần chờ, lưỡng lự chưa dám kiện Trung Quốc thì Trung Quốc đã đi trước, kiện VN ra trước Liên Hiệp Quốc. Một động thái hoàn toàn trái ngược so với việc theo đuổi đường lối chính sách khăng khăng chỉ giải quyết mọi chuyện song phương từ trước đến nay của họ, mà ví dụ mới nhất là từ chối không chịu tham gia vào vụ kiện do Philippines khởi xướng về quyền hàng hải.

Tại sao? Vì suốt trong mấy chục năm qua, khi đảng cộng sản VN u mê mù quáng tin tưởng vào tình hữu nghị giữa hai đảng, hai nhà nước, thì đảng cộng sản Trung Quốc đã âm thầm “gài bẫy” đảng cộng sản VN bằng rất nhiều cách khác nhau. Và hậu quả là những bằng chứng bán nước từ công hàm năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng đến bản đồ, sách giáo khoa…của nước VNDCCH thừa nhận Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Quốc mà Bắc Kinh vừa mới trưng ra. Đó là chưa nói đến những bản thỏa thuận ký kết bí mật giữa hai đảng, hai nhà nước cộng sản, đặc biệt là trong Hội nghị Thành Đô 1990…Nên khác với vụ kiện của Philippines, Trung Cộng tự cho là họ có đủ tự tin để đi kiện VN.

Nhưng cái lý do chính yếu nhất, là từ sự khác nhau của chính nhà cầm quyền VN khi đương đầu với Trung Cộng, so với khi còn đánh nhau với Pháp, Mỹ. Bây giờ họ hèn. Cái hèn của họ nhân dân đều thấy, thế giới cũng phải nhận thấy.

Họ hèn, họ bạc nhược một cách lạ lùng.

Cái hèn ấy một phần do bị ràng buộc về ý thức hệ, về mối quan hệ “anh em đồng chí 16 chữ vàng” mà Bắc Kinh thì đã vứt vào sọt rác từ lâu, nhưng Hà Nội vẫn chưa dám và chưa thể thoát ra, do bị vướng mắc bởi những món nợ từ sự viện trợ, giúp đỡ của Trung Cộng dành cho VN thời chiến tranh, mặc dù tính ra thì Trung Quốc mới chính là kẻ phải mang ơn VN từ cuộc chiến tranh đánh Mỹ. Nghĩa là đảng và nhà nước cộng sản VN chưa thể thoát “ta” thì nói gì đến “thoát Trung”?

Từ mưu mô tham vọng cho tới tầm nhìn, chiến lược của nhà cầm quyền Trung Quốc từ lâu đã là của một nước lớn, tính toàn chuyện đường dài, chơi canh bạc lớn và vì thế, họ đã âm thầm chuẩn bị mọi đường đi nước bước từ hàng chục năm trước khi xuất chiêu. Trong khi đó, nhà cầm quyền VN vẫn tư duy theo kiểu nước nhỏ, quen thói đu dây, dựa dẫm vào nước khác, lúc thì Liên Xô lúc thì Trung Quốc, không nhìn thấy hoặc giả có nhìn thấy trước âm mưu xâm lược của Tàu thì cũng không chuẩn bị nên khi chuyện xảy ra là lại lúng túng, bị động. Từ cuộc chiến biên giới Việt-Trung từ năm 1979 cho tới câu chuyện giàn khoan HD 981, vụ kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế hay việc chuẩn bị cho các bước tiếp theo như thế nào, khi Trung Cộng xây xong các căn cứ quân sự khổng lồ tại Hoàng Sa-Trường Sa chặn bít lối ra biển của VN…tất cả đều cho thấy sự lúng túng, bị động, tầm nhìn kém cỏi đó của nhà cầm quyền VN.

Cái hèn ấy một phần do các thế hệ lãnh đạo VN kém tầm hơn các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc, nhưng họ lại còn tự hù dọa mình trước nguy cơ phải đương đầu với Trung Quốc và bằng mọi giá tìm cách né tránh điều này. Nhưng họ có né tránh được không? Thực tế trong bao nhiêu năm qua và trong những ngày gần đây đã là câu trả lời.

Cái hèn ấy do trong hàng ngũ đảng cộng sản VN có qua nhiều những kẻ vì lợi ích của bản thân đã chọn con đường thân Tàu, thậm chí như nhân dân đã vạch ra, là những Lê Chiêu Thống thế kỷ XXI, sẵn sàng bán nước để giữ đảng, giữ chế độ và giữ ghế.

Cuối cùng, cái hèn ấy còn do suốt trong bao năm qua, VN đã trở nên lệ thuộc Trung Quốc nặng nề về mọi mặt, nhất là kinh tế, khiến mọi sự trả đũa của Bắc Kinh đều có thể khiến VN phải trả giá đắt v.v…

Nghĩa là lý do chủ quan là chính. Chưa kể, nguồn sức mạnh lớn nhất mà đảng cộng sản VN từng sử dụng rất hiệu quả là lòng yêu nước, chí quật cường của nhân dân trước mọi kẻ thù xâm lược thì bây giờ, chính họ đã hủy diệt lòng yêu nước ấy bằng sự bịt miệng, đàn áp…bao nhiêu năm, cộng thêm chính sách ngu dân, khinh dân, không muốn cho dân tham gia vào việc nước “Mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo”. Nên bây giờ một bộ phận dân chúng có thờ ơ, vô cảm, không hiều biết về tình hình thế sự hay nhút nhát sợ hãi không dám bộc lộ lòng yêu nước thì đó là lỗi của nhà cầm quyền.

Chưa kể, lòng dân đa phần đã không còn tin tưởng vào đảng cộng sản, chán ghét đảng cộng sản, chán ghét chế độ. Người VN muôn đời vẫn nồng nàn lòng yêu nước nhưng liệu bây giờ chiến tranh xảy ra, nhân dân có sẵn lòng hy sinh dưới ngọn cờ của đảng cộng sản một lần nữa?

Thế nên VN sẽ thua là vì vậy.

Cho đến thời điểm hiện tại, nói thẳng ra, VN chẳng có gì nhiều để mà chơi lại trong ván bài Việt-Trung và biển Đông, VN chỉ còn có một con đường, một sự lựa chọn duy nhất đúng, như nhiều người cũng đã phân tích, đó là phải thoát Cộng và thoát “ta” trước khi thoát Trung. Ngoài lý do để tập trung được tối đa sức mạnh đoàn kết của nhân dân, có thêm bạn bè đồng minh thực sự từ các nước dân chủ thì ai cũng thấy rõ, chỉ khi nào chế độ này không còn tồn tại nữa thì mọi ràng buộc, nợ nần ân oán cho đến mọi văn bản, ký kết, thỏa thuận giữa hai đảng, hai nhà nước cộng sản mới trở nên vô giá trị, VN mới có thể đường hoàng thắng Trung Cộng về mặt pháp lý, ngoại giao mà thôi.

Nguồn: FB Song Chi

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

XIN CÁM ƠN VÀ TỎ LÒNG KHÂM PHỤC HỌC GIẢ TQ LÍ LỆNH HOA

      Trước làn sóng dân tộc chủ nghĩa vô cùng nguy hiểm được nhà cầm quyền TQ thổi bùng ngày một dâng cao và lợi dụng bản thân tôi không dám tin là có một người TQ dám đứng lên nói ra sự thật rằng Hoàng sa, Trường sa không phải là của TQ. Người đó là học giả người TQ LÍ LỆNH HOA. Xin cám ơn và tỏ lòng khâm phục sự trung thực. khảng khái và vô cùng dũng cảm của con người chân chính này.





Đường lưỡi bò, Chủ quyền Trường Sa Hoàng Sa, thư tịch cổ, châu bản, Trung Quốc, Việt Nam, cưỡng chiếm Hoàng Sa, bản đồ, sử sách, hải đội Hoàng Sa, Lý Lệnh Hoa
Học giả Lý Lệnh Hoa
Từ thiền sư Thích Đại Sán đến học giả Lý Lệnh Hoa
Thế kỷ 17, thiền sư Thích Đại Sán đã qua Việt Nam, ghi chép đầy đủ và trung thực chủ quyền của nhà Nguyễn ở Đàng Trong với Vạn Lý Trường Sa. Lúc ấy, vương triều Trung Hoa đang "quay lưng ra biển", chỉ quan tâm đến lục địa. Song những ghi chép, quan sát, cảm nhận của vị thiền sư Trung Quốc danh tiếng đã cho thế giới và người Trung Quốc góc nhìn về sự thật ở biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Vào đầu thế kỷ 20, Trung Quốc bắt đầu "dòm ngó" và nhảy vào cưỡng chiếm Hoàng Sa, một số quần đảo Trường Sa. Và, tham vọng chưa dừng tại đây, "đường lưỡi bò" được vẽ ra chiếm gần trọn biển Đông từ "một phút giây hứng khởi bất thường của một viên chức Trung Hoa Dân Quốc" đã trở thành chính sách bành trướng của nhà nước Trung Quốc xuyên suốt từ giữa thế kỷ 20 đến thế kỷ 21.
Tuy nhiên, ngay tại chính TQ, vẫn có những người dũng cảm, bất chấp nguy hiểm để nói lên sự thật với nhân dân, đồng bào của mình và nhân dân trên thế giới. Một trong số đó là học giả Lý Lệnh Hoa.
Học giả Lý Lệnh Hoa sinh năm 1946. Từ năm 1964 đến 1970 học khoa Hải dương học tại Học viện Sơn Đông. Sau khi ra trường, từ năm 1970 đến 2006 ông công tác tại Trung tâm thông tin Hải Dương quốc gia (ở Thiên Tân).
Nhờ môi trường công tác tại Trung tâm thông tin Hải dương quốc gia, ông đã tiếp cận và nghiên cứu nhiều tài liệu lịch sử, tài liệu khoa học về biển đảo và các vấn đề xung quanh liên quan. Từ đó, ông liên tục nói lên sự thật, chân lý và lẽ phải. Ông có viễn kiến sâu sắc, có trách nhiệm với đất nước và nhân dân Trung Quốc cũng như các nước láng giềng.
Ngay từ đầu ông đã khẳng định: "Trung Quốc muốn phát triển kinh tế và nâng cao uy tín thì cần phải tích cực và chủ động giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông - TG), phải xác lập được cơ chế đàm phán, thương lượng song phương và đa phương hữu hiệu, được các nước liên quan cùng chấp nhận, thiết thực sớm chấm dứt cục diện xung đột dài ngày ở Nam Hải (Biển Đông - TG).
Những bài viết sắc bén, có căn cứ khoa học, pháp lý và lịch sử phản bác lại lập luận sai trái của Trung Quốc về Biển Đông của ông không được các báo chính thống của Trung Quốc đăng tải. Do đó, ông đã tích cực sử dụng blog cá nhân để truyền tải đến nhân dân Trung Quốc sự thật và lẽ phải. Mới đây nhất khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông đã nghiêm khắc cảnh báo tai họa cho đất nước và nhân dân của mình: "Trung Quốc đang tự biến mình thành kẻ thù của các nước láng giềng và thế giới văn minh".
Trên blog cá nhân ngày 21/5/2014, Lý Lệnh Hoa viết: "Truyền thông Trung Quốc đã đăng tải quá nhiều phát biểu vô trách nhiệm về những vấn đề về liên quan đến biển Đông. Họ chẳng hiểu gì Công ước 1982 hay Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), họ bỏ qua lý lẽ và thậm chí coi thường Công ước đã ký. Những gì họ nói, họ biết về "đường lưỡi bò" là vô cùng cẩu thả. Tất cả các đường ranh giới trên đất liền và hải phận trên thế giới đều là những đường liền mạch, rõ ràng, còn "đường lưỡi bò" chỉ là một vệt 9 đoạn đứt quãng quá mơ hồ..."
Và "Trung Quốc là một quốc gia lục địa. Từ xa xưa cho đến tận đời nhà Minh, nhà Thanh, Trung Quốc vốn không quan tâm nhiều đến biển. Làm sao lại có thể dám nói rằng, người Trung Quốc từ xa xưa đã vươn ra hoạt động trên một vùng biển rộng đến hơn 200 vạn km2 mà Trung Quốc đang đòi hỏi hiện nay? Đấy là một sự ngụy tạo, bóp méo sự thật lịch sử".
Đường lưỡi bò, Chủ quyền Trường Sa Hoàng Sa, thư tịch cổ, châu bản, Trung Quốc, Việt Nam, cưỡng chiếm Hoàng Sa, bản đồ, sử sách, hải đội Hoàng Sa, Lý Lệnh Hoa
Bản đồ đường lưỡi bò vẽ và viết bằng tay gốc bị phát hiện do một viên chức vẽ.
30 năm kiên trì sự thật
Để giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý Lệnh Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển đảo trên biển Đông và đường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm. Chính ông đã tìm ra nguồn gốc ra đời "đường lưỡi bò" và gọi tác giả và cơ quan chuyên môn này là "Ổ sáng tác ra đường lưỡi bò". Và, "Đường chín đoạn do tiền nhân của chúng ta vạch ra không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý".
Chính nhờ ông mà cả thế giới biết xuất xứ về "đường lưỡi bò" (Cửu tuyến đoạn) là một sản phẩm do một công chức bình thường của Trung Quốc vẽ sau một chuyến đi qua biển Đông. Ông nhiều lần phát biểu công khai: "Đường 9 đoạn" chỉ là đường ảo, trong khi đường biên giới trên biển phải được quốc tế thừa nhận là có thực". Khi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa đánh chiếm của Việt Nam, ông thẳng thừng tuyên bố: "Không nên làm trò hề cho thế giới cười".
Ông đã dành gần cả cuộc đời nghiên cứu và công bố sự thật với mong muốn "Không để Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc ảo mộng". Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, trước sự bành trướng ngày càng hung hăng của chính quyền Trung Quốc, học giả Lý Lệnh Hoa đã nỗ lực không ngừng để cung cấp cho người dân và giới nghiên cứu Trung Quốc những bằng chứng, lý lẽ, luật pháp quốc tế để "lay tỉnh" mọi người thoát khỏi "ác mộng" "đại họa".
Ngày 14/6/2012, Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc Trung Quốc tổ chức Hội thảo Tranh chấp biển Đông: Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế. Học giả Lý Lệnh Hoa được mời tham gia cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu của Trung Quốc.
Tại đây, ông đã thẳng thắn đánh giá hành vi của Trung Quốc trên biển Đông như sau: "Không thể xỏ giày trước rồi mới đi tất". Ông đã chứng minh cho các diễn giả thấy những sai trái của Trung Quốc khi dùng vũ lực xâm chiếm cưỡng đoạt nhiều đảo và biển Đông. Chiếm xong rồi tìm cách "chứng minh". Vì vốn không phải sự thật nên không chứng minh được, đành phải viện dẫn nhiều dẫn chứng vu vơ, vô căn cứ.
Ông tỏ ra lo lắng cho cách hành xử của nhà nước Trung Quốc và nhiều lần lên tiếng. Ông nói tại hội thảo : "Bởi vậy Bộ Ngoại giao và phía quân đội (Trung Quốc) có lúc rất cứng rắn trên vấn đề này, tôi cảm thấy làm như thế là xem xét vấn đề chưa chu toàn. Tôi đã viết rất nhiều thư gửi cho các cán bộ liên quan của Bộ Ngoại giao (Trung Quốc - TG) nhưng cũng không có thư trả lời..."
(Còn nữa)
Duy Chiến ( Theo TUẦN VIỆT NAM )

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

RẤT MONG NHÀ NƯỚC CHẤP NHẬN ĐỀ XUẤT CỦA LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI

Luật sư Trần vũ Hải đã được người nhà nước đề nghị đóng góp ý kiến về việc kiện Trung quốc ra Tòa án Quốc tế. LS Trần Vũ Hải đã đề xuất về các bước chuẩn bị, trong đó có việc mời LS Lê Công Định và TS Cù Huy Hà Vũ tham gia. Hiện chưa rõ Nhà nước quyết định thế nào. Tiếp theo đây là đề xuất của LS Trần Vũ Hải.

Trần Vũ Hải
12-06-2014
1. Một ngày u ám, một quan chức cao cấp của Chính phủ (xin giấu tên) nhắn qua một khách hàng Vip của tôi, rằng cấp trên định mời luật sư tham vấn để hình thành một nhóm luật sư chuẩn bị kiện Trung Quốc ra tòa án hoặc trọng tài quốc tế.
2. Tại một nhà hàng trong một tòa nhà của khách hàng vip này, vị quan chức cao cấp này cùng một vị trung tướng an ninh (cũng xin được giấu tên) nói chuyện thân mật với tôi. Hai vị ngỏ ý:
a. Dư luận và người dân Việt Nam đang gây sức ép yêu cầu Nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc do những vấn đề tại biển Đông. Cá nhân ông có thể giúp Nhà nước như thế nào, ví dụ có thể lập một nhóm luật sư để giúp Nhà nước chuẩn bị kiện Trung Quốc được không?
b. Nếu kiện Trung Quốc ra tòa án, trọng tài quốc tế phải nắm chắc phần thắng mới kiện, ý ông thế nào?
3. Chắc nhiều người phì cười cho rằng ông luật sư TVH thật là hão huyền, viển vông. Nhà nước có đầy giáo sư, tiến sĩ luật và nhiều chuyên gia pháp lý nghiên cứu về Luật Biển và Công pháp quốc tế, cớ gì phải mời một ông luật sư chuyên kiến nghị gây khó cho Nhà nước.
Việc mời luật sư để tham vấn cho chuẩn bị vụ kiện là điều tất yếu phải làm. Nhà nước định kiện Trung Quốc, đương nhiên phải mời luật sư tham vấn. Người đó có thể là luật sư này hay luật sư kia, nhưng cũng có thể là tôi. Còn các giáo sư, tiến sĩ luật, chuyên gia pháp lý hàng đầu khác (không phải là những luật sư chuyên nghiệp), tuy có hiểu biết rộng, sâu nhưng chưa chắc là những luật sư giỏi và thành công. Nếu họ có thể là một luật sư giỏi, thành công, họ đã chuyển nghề thành luật sư chuyên nghiệp, vì những luật sư hàng đầu ở bất cứ nước nào cũng có thu nhập và danh tiếng hơn so với các giáo sư, tiến sĩ luật đơn thuần.
Một bạn trẻ học luật tại Mỹ cho biết, các giáo sư luật tại Mỹ thừa nhận họ thường không thành công lắm trong các vụ kiện mà họ nhận làm luật sư trong khi luật sư đối phương chỉ là những luật sư chuyên nghiệp bậc trung. Các giáo sư luật phân bua rằng, họ không có những mãnh khóe của những luật sư chuyên nghiệp, dày kinh nghiệm, và với sự tự trọng, họ cũng không chấp nhận những mánh khóe, những cài bẫy lẫn nhau khi hành nghề luật sư.
Việt Nam kiện Trung Quốc chẳng khác “kiến kiện voi” (dùng hình tượng của tướng Nguyễn Chí Vịnh). Tôi đã có kinh nghiệm “kiến kiện voi”, đã giúp một người tiêu dùng Việt Nam kiện một tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh, kết quả đại diện tập đoàn này phải xuống nước, thỏa thuận bồi thường cho người tiêu dùng.
Vậy nếu chính quyền có chọn tôi làm luật sư tham vấn cũng không có gì lạ.
4. Nhận lời đề nghị của 02 vị quan chức này, tôi có ý kiến như sau:
a. Việc kiện hay không kiện Trung Quốc phải chuẩn bị kỹ, không thể vì bất cứ một sức ép nào, dù từ dân chúng hay từ Trung Quốc. Việc kiện giữa hai nước là biểu hiện văn minh, không có nghĩa “hất nước bỏ đi”, nhiều nước vẫn có quan hệ bình thường, thậm chí hữu hảo trong và sau khi kiện lẫn nhau.
b. Nhà nước cần thành lập một nhóm công tác đặc biệt gồm một số cán bộ, công chức là những chuyên gia pháp lý giỏi cả chuyên môn và ngoại ngữ. Người lãnh đạo nhóm này có quyền báo cáo trực tiếp với các nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước để quyết định các vấn đề liên quan đến việc khởi kiện.
Tôi đề cử một tiến sỹ luật rất thông minh, có khả năng nghiên cứu, quyết đoán và tranh biện xuất sắc là ông Nguyễn Văn Thanh (hiện là Phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn, có vợ là một bà Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Thanh đã có bằng tiến sĩ luật tại Đức từ gần 30 năm trước, giỏi tiếng Anh và tiếng Đức) sẽ là người phụ trách nhóm này. Ông Nguyễn Văn Thanh sẽ tự lựa chọn những thành viên của tổ công tác này.
c. Bên cạnh nhóm công tác trên, một nhóm luật sư, luật gia người Việt có tâm huyết (không phải là cán bộ, công chức) sẽ được thành lập, mỗi người trong nhóm phải thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ. Trước mắt tôi nhận vai trò điều hành tạm thời nhóm này trong một thời gian.
Về nhân sự của nhóm luật sư, luật gia người Việt này, tôi đề xuất luật sư Lê Công Định (giỏi tiếng Anh, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quốc tế), tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (giỏi tiếng Pháp, chuyên gia về công pháp quốc tế) và một số luật sư khác, kể cả người đã từng làm việc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa và đang hành nghề luật sư tại Mỹ (ví dụ luật sư Nguyễn Hữu Thống, đã có nghiên cứu sâu về biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa), và luật sư thành thạo tiếng Trung.
5. Khi 02 quan chức này lo ngại, nhóm gồm những luật sư, luật gia như trên sẽ có khuynh hướng chống Nhà nước Việt Nam, không đáng tin cậy và không thể bảo vệ được lợi ích của Nhà nước Việt Nam. Tôi giải thích rằng mời những người như vậy có những lợi sau:
- Đây là những luật sư, tiến sĩ luật yêu nước, đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Trung Quốc và biển Đông, họ luôn có thái độ đấu tranh vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc Việt Nam.
- Phần lớn trong số họ là những người có nhiều kinh nghiệm và thành công trong việc hành nghề luật sư, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tuy chưa hành nghề luật sư nhưng đã có những hoạt động như một luật sư chuyên nghiệp.
- Những người này đã có những uy tín nhất định trong giới luật và người Việt trong và ngoài nước, có những quan hệ nhất định với giới luật nước ngoài. Nếu họ nhận lời tham gia nhóm luật sư, luật gia người Việt để giúp Nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc về biển Đông, chắc chắn họ sẽ làm hết mình, không chỉ vì uy tín, danh dự của họ mà còn vì lòng yêu nước.
- Một đội ngũ luật sư, luật gia như vậy cùng với nhóm công tác của Nhà nước Việt Nam sẽ chứng minh cho thế giới biết rằng, Nhà nước Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các lực lượng, thành phần dân tộc Việt ở khắp thế giới, không phân biệt chính kiến, quá khứ để quyết tâm bảo vệ chủ quyền Việt Nam trước xâm lấn của Trung Quốc. Một sự hòa hợp, hòa giải dân tộc Việt thực sự có thể khởi đầu từ đây.
6. Tôi đề xuất nhóm công tác của Nhà nước sẽ tập hợp tất cả những tài liệu, chứng cứ lịch sử và pháp lý mà Việt Nam đang lưu giữ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa…. Nhóm này tập hợp những tài liệu mà các chính quyền của Việt Nam đã phát hành, gửi, công bố liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, biển Đông; kể cả những biên bản các cuộc trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết, ghi nhận những vấn đề giữa hai nước tại biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.
7. Nhóm công tác của Nhà nước sẽ yêu cầu lãnh đạo cao nhất của đất nước phê chuẩn nhân sự của nhóm luật sư, luật gia người Việt. Lực lượng an ninh có trách nhiệm bảo vệ tối đa cho những nhân sự này, một cách kín đáo và lịch sự. Hai nhóm này sẽ thống nhất những bước chuẩn bị, nhằm hoàn thành các công việc nghiên cứu, tập hợp tài liểu, chuẩn bị khác trong thời gian nhanh nhất khoảng từ 3 – 6 tháng.
8. Công việc của nhóm luật sư, luật gia người Việt tập trung nghiên cứu, tập hợp những tài liệu, vấn đề sau:
a. Các tài liệu mà Trung Quốc cho rằng chứng minh họ có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông
b. Các ý kiến, lập luận của các học giả Trung Quốc biện hộ cho Trung Quốc có chủ quyền tại biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa. Những ý kiến này thông thường được đăng tải trên các báo có uy tín, tạp chí chuyên ngành của thế giới, nêu trong những bài phát biểu tại những hội nghị quốc tế liên quan.
c. Những ý kiến, lập luận của các học giả, chuyên gia Trung Quốc bác bỏ về những lập luận, chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.
d. Những ý kiến của các học giả, chuyên gia nước ngoài (không phải Trung Quốc và người Việt) về những lập luận của Trung Quốc và Việt Nam về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa. Những quan điểm của họ về những cách thức giải quyết xung đột, tranh chấp biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.
e. Thu thập về các vụ án đã và đang được thụ lý, xét xử tại các tòa án, trọng tài quốc tế liên quan đến giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển, giải thích Luật Biển và tương tự, đặc biệt vụ Philippines kiện Trung Quốc đã được Tòa trọng tài Unclos thụ lý.
f. Lập danh sách các chuyên gia, học giả, thẩm phán, luật sư quốc tế có uy tín trong lĩnh vực Luật Biển, công pháp Quốc tế (cùng lý lịch khoa học, hành nghề của họ).
g. Những chi phí để tiến hành các vụ kiện này
Do những công việc trên đồ sộ, phức tạp nên nhóm công tác của Nhà nước cũng phải phối hợp, cùng tham gia, chịu trách nhiệm. Một đội ngũ phiên dịch (Anh, Trung, Tây Ban Nha, Pháp, Đức) sẽ được trưng tập để trợ giúp 02 nhóm này trong việc sưu tập, dịch các tài liệu liên quan.
9. Giai đoạn nghiên cứu các nội dung nêu trên nếu khẩn trương có thể làm trong khoảng từ 3-6 tháng, hoặc cũng có thể bị kéo dài hơn. Sau khi nghiên cứu kỹ, nhóm công tác của Nhà nước và nhóm luật sư, luật gia người Việt sẽ đề xuất:
a. Những vụ việc Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án, trọng tài quốc tế.
b. Danh sách các luật sư quốc tế (cùng lý lịch chi tiết của họ) có thể được mời và dự kiến chi phí phải trả cho họ.
10. Nếu Nhà nước quyết tâm chuẩn bị kiện và sẵn sàng kiện, tôi đề xuất nhóm công tác của Nhà nước cần trình lãnh đạo cấp cao một hoặc một số công hàm gửi Trung Quốc để đề xuất với Trung Quốc: tất cả những tranh chấp về biển, đảo và những vấn đề khác liên quan đến biển đảo tại biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu không giải quyết thông qua đàm phán trong một thời hạn nhất định, hai bên sẽ chấp nhận để một tòa án hoặc trọng tài quốc tế giải quyết theo đề nghị của một hoặc cả hai bên. Tất nhiên, khả năng lớn Trung Quốc không chấp nhận đề nghị này, nhưng cho dù Trung Quốc không chấp nhận sẽ tạo một áp lực mãnh mẽ đối với Trung Quốc trên trường quốc tế.
11. Về chi phí đi kiện, nếu Nhà nước lo ngại chi phí quá lớn (phải trả thù lao và chi phí ở mức khá cao mới thuê được những luật sư, chuyên gia giỏi), tôi sẵn sàng thuyết phục các đại gia Việt Nam (xin không nêu tên) trợ giúp đến 50% chi phí đi kiện. (Đây cũng là một thế mạnh của tôi so với những luật sư khác).
12. Nếu Nhà nước đồng ý với các đề xuất về các khả năng kiện do nhóm công tác của Nhà nước và nhóm luật sư, luật gia người Việt đưa ra, sẽ mời một nhóm luật sư quốc tế để giúp Việt Nam kiện Trung Quốc. Nhóm luật sư quốc tế này với quan điểm khách quan, độc lập sẽ đưa ra (i) các ý kiến, quan điểm về những vụ kiện có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc về biển Đông, (ii) đánh giá về các chứng cứ, tài liệu, quan điểm, lập luận của Việt Nam và Trung Quốc, (iii) đưa ra lời khuyên để lựa chọn một hoặc vài vụ kiện mà theo họ Việt Nam có cơ hội khả quan nhất. Thời gian để các vị luật sư quốc tế nghiên cứu, đưa ra ý kiến khoảng từ 1 – 2 tháng.
13. Dựa trên ý kiến của nhóm công tác của Nhà nước, nhóm luật sư, luật gia người Việt và nhóm luật sư quốc tế, những lãnh đạo cao nhất của Việt Nam sẽ quyết định hướng kiện Trung Quốc. Như vậy, thời gian chuẩn bị ít nhất phải là một năm.
Sau khi Nhà nước Việt Nam quyết định kiện Trung Quốc, nhiệm vụ của nhóm luật sư, luật gia người Việt chấm dứt. Nhà nước sẽ chọn ra những chuyên gia trong nhóm này tham gia nhóm luật sư quốc tế để giúp Việt Nam khởi kiện Trung Quốc. Nhóm công tác của Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục nhiệm vụ. Riêng tôi, đến đó nhiệm vụ sẽ hoàn thành, vì tôi không có khả năng trực tiếp tranh tụng tại tòa án, trọng tài quốc tế.
(Cho dù Nhà nước không mời, một số nội dung trên vẫn được một nhóm luật sư, luật gia người Việt triển khai theo những cách thức thích hợp).
T.V.H

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

PHẢI CHĂNG NIỀM HI VỌNG CỦA ĐẤT NƯỚC ĐÃ LÓE LÊN ?

  Bạn đọc chắc đã từng đọc nữ nhà văn này ? Trăn trở trước hiện tình của đất nước; khao khát một xã hội tự do, dân chủ; bức xúc trước tình trạng quyền con người bị chà đạp thô bạo và sự đồi bại cùng cực của hệ thống cầm quyền, Bà đã có nhiều bài viết sâu sắc,dũng cảm đương đầu với sự đàn áp của cường quyền. Trong bài mà các bạn sắp đọc dưới đây bà, đã có một dự cảm về tình thế hiện nay của đất nước. 

    Bài khá dài nhưng rất hay, mong các bạn vui lòng đọc.


Võ Thị Hảo - Hãy từ bỏ việc đồng nhất Tổ quốc và quyền lợi của nhà cẩm quyền. Đó là một nhầm lẫn tai hại do tuyên truyền khiến người VN khốn khổ từ bao đời nay.
Thời đại đã khác. Cách thức tiến hành chiến tranh vệ quốc hoàn toàn khác. Có nhiều biện pháp không phải mất súng đạn và máu xương. Sử dụng những thế cờ chính trị trong một tổng thể liên minh, bằng CM Nhung và chiến tranh ngoại giao là biện pháp duy nhất có thể cứu nhà cứu nước trong thời điểm này.

Việt nam bên bờ hủy diệt ?

   Có thể nói rằng nhà cầm quyền TQ đã thực hiện một kịch bản và chọn thời cơ hoàn hảo cho việc thôn tính VN. Với tiền lệ Nga ngon xơi một phần lãnh thổ của Ucraina mà Mỹ và châu Âu cũng chỉ có thể phản ứng yếu ớt trên sự đã rồi, TQ càng thêm táo tợn.

Vòng vây xâm lược của Trung quốc thêm ráo riết, đặt ra những tình huống khốc liệt. Nhà cầm quyền VN ngày càng bối rối và có quá ít điều để lựa chọn. Trong khi đó, TQ tấn công ngày càng mạnh mẽ trên mọi phương diện, đặc biệt là truyền thông. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/6/2014 tố cáo : “… từ 5 giờ chiều ngày 7/6, lúc cao điểm có tới 63 tàu Việt Nam trong khu vực. Các tàu này tìm cách phá vỡ hàng rào của Trung Quốc và đâm vào tàu chính phủ của Trung Quốc tổng cộng 1.416 lần”. Bằng những phương tiện theo dõi hiện đại, các nhà quan sát quốc tế có thể phân định được đúng sai. Nhưng VN đang là nạn nhân thì phản ứng một cách hết sức yếu ớt, thậm chí nhiều người có trách nhiệm vẫn bao che cho TQ, vẫn chưa chịu kiện TQ ra tòa án quốc tế thì việc mất nước theo những bước leo thang táo tợn của TQ là điều đương nhiên.

Không ai dám đảm bảo rằng TQ, qua một số người trong nhà cầm quyền VN đang được dư luận cho rằng đớn hèn và bán nước, sẽ không sử dụng thủ đoạn tương tự Nga đã làm với Crưm, sẽ mượn cớ “trưng cầu dân ý” và dùng vũ lực để chiếm đoạt VN trong một ngày không xa.

Phải chăng nhiều nhà cầm quyền VN đang trên lộ trình đã cài đặt sẵn là ôm đống vàng cướp bóc được của dân để ngủ ngon trên đống giáp trụ đã cởi bỏ để quy hàng TQ. VN sẽ biến mất trên bản đồ thế giới?!

Hoặc toàn dân VN sẽ mù quáng tuân theo tiếng gọi nô lệ cho chủ nghĩa dân tộc và nhà cầm quyền thực dân, quên nhu cầu làm người của mình, ưỡn ngực ra trận “còn cái lai quần cũng đánh”, sẵn sàng tan xương nát thịt trong biển máu theo đuổi một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức với TQ?

Còn cách nào khác không? Một cánh chim nhỏ cô đơn giữa tầng không còn có thể làm gì?

Đã đến, khoảnh khắc CM Nhung VN

   Ngày 24/5/2014- Want China Times cho biết chuyến bay HU-7863, cất cánh từ tỉnh Sơn Tây, gặp phải sự cố khi vừa đến sân bay quá cảnh Lạc Cương Hợp Phì ở tỉnh An Huy. Nguyên nhân sự cố là do máy bay đâm phải một con chim. Cú va chạm khiến mũi phi cơ bị móp, trầy xước nặng. Máy bay phải hạ cánh khẩn cấp.

Lịch sử hàng không thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp một cánh chim có thể làm tan xác một chiếc máy bay khổng lồ có sức mạnh và vận tốc triệu lần. Nguyên nhân chủ yếu do lực cộng hưởng và xung lực vô cùng lớn tại khoảnh khắc va chạm.

Quy luật này hoàn toàn có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực của xã hội, đặc biệt là những thời điểm hội đủ điều kiện cộng hưởng các xung lực cho một cuộc cách mạng.
Cách mạng Nhung VN cũng vậy thôi.

Đó sẽ là một cuộc cách mạng êm ái, ít gây thiệt hại nhất, các bên đều gặt hái lợi ích khả thể, và quyền lợi của của dân VN đã bị thể chế độc tài cướp đoạt sẽ được trả lại bằng một thể chế minh bạch, đa nguyên.

Khoảnh khắc đó đang đến với VN, và đã chín muồi…

Xung lực tạo Cách mạng Nhung VN

   Vấn đề là xung lực nào và ai có khả năng nắm bắt nó để biến CM Nhung VN thành hiện thực?

Xung lực quan trọng nhất là từ bên trong thể chế chính trị . Nhân tài vật lực VN đã cạn kiệt. Các số liệu từ mọi phía, nếu không là dối trá che đậy, đều cho thấy nền kinh tế và chính trị VN đều có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu không thay đổi.

Mối nguy Trung quốc xâm lược, mối nguy nước mất nhà tan đã vô tình tập hợp được một lực lượng đông đảo mọi sắc cờ người VN dù ở trong hay ngoài nước đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ để bảo vệ Tổ quốc.

Rất nhiều người dân VN đã quá chán ngán và bất bình trước nhà cầm quyền đương nhiệm. Ngay cả phần lớn các cán bộ công chức, đảng viên bảo thủ cũng khao khát có được một gương mặt lãnh đạo xứng tầm, đáng tin cậy để bảo vệ đất nước và giữ quyền lợi cho chính họ.

Tầng lớp cấp tiến, bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức, các tổ chức xã hội dân sự và những công dân thuộc các tầng lớp sớm tỉnh ngộ trong và ngoài nước, đang có những hoạt động mạnh mẽ cả về hành động và truyền thông, được nhiều lực lượng trọng công lý và nhân quyền trên thế giới ủng hộ. Số lượng này đang nhân bản theo cấp số nhân, đòi hỏi đưa đến một cuộc cách mạng xã hội và thể chế chính trị.

Trong hoàn cảnh đó, sự kiện giàn khoan Trung quốc, vô tình lại như một mồi lửa rất đúng lúc làm cháy đống củi, là một cơ hội để người VN thoát ra khỏi ảo tưởng, thoát gọng kìm Trung quốc.

Lựa chọn sống còn đó chỉ có thể là: thực hiện cấp bách một cuộc cải cách thể chế để VN đủ điều kiện đón nhận cánh tay mạnh mẽ, đáng tin cậy của nước Mỹ và các nước đồng minh. Muốn Mỹ thực sự bảo vệ như một đồng minh, thì phải đồng thời làm CM Nhung VN để cải cách thể chế.

May mắn ngoài sức tưởng tượng cho VN, trên thực tế, Mỹ đã chìa tay ra, công khai và lẫm liệt, dù với một nhà cầm quyền từng bộc lộ nhiều tráo trở như VN.

Tổng thống Mỹ Barac Obama, ngày 28/5/2014, trong bài nói chuyện về chính sách đối ngoại của Mỹ tại học viện quân sự West Point tuyên bố : “Một hành động gây hấn dù là ở Nam Ukraine, Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều có ảnh hưởng đến đồng minh của Hoa Kỳ và có thể kéo theo hành động quân sự của nước Mỹ”.(theo RFA -2014-05-28 ).

Ngày 31/5/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ - Ông Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore, đã mạnh mẽ nói "Chúng tôi kiên quyết chống lại bất cứ hành động khiêu khích, gây hấn hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền từ bất cứ quốc gia nào".

Ý chí của nhà cầm quyền Mỹ cũng được ủng hộ bởi các nhà lập pháp tại Thượng viện Mỹ.

Nhiều giải pháp của các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước VN đã được đưa ra. Lựa chọn cải cách thể chế, bắt tay với Mỹ và đồng minh đang là xu thế ưu việt nhất.

“Không liên minh quân sự với Hoa Kỳ thì chắc chắn mất Biển Đông. Liên minh quân sự với Hoa Kỳ thì vừa giữ được Biển Đông vừa giữ được môi trường hòa bình. Trong tình thế hiện nay mà chỉ thề một lòng vì hòa bình tức là khoanh tay nộp mạng cho bọn Đại Hán. …cùng ta giữ Biển Đông trong trường hợp cụ thể này chỉ có thể tìm kiếm chủ yếu ở Hoa Kỳ…Muốn liên minh được với Hoa Kỳ chỉ cần Đảng bớt độc quyền, độc đoán, độc tài vì Đảng mà hãy vì nhân dân, vì Tổ quốc mở rộng tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền.”(TS Nguyễn Thanh Giang trả lời PV RFA)

Giáo sư Jonathan London – một trong những nhà nghiên cứu về VN rất có uy tín trên thế giới đã phân tích rõ: “Có những hạn chế nhất quán về quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến tình hình nhân quyền, và mỗi khi đề cập đến việc này thì phải đối mặt với một rào cản. Vì vậy, có rất nhiều điều Việt Nam cần phải làm ngay lập tức nếu thực sự muốn có bạn bè và đồng minh… Ðó là lý do tại sao nhiều người cho rằng có nhiều triển vọng cho Việt Nam, vì nếu Việt Nam bước trên một lộ trình khác, một lộ trình thực sự độc lập mà không phải là một đàn em của Trung Quốc, và giải quyết những vấn đề thể chế, bao gồm việc không giới hạn nhân quyền từ trước đến giờ cản trở nhiều mối quan hệ với các nước khác…”.

“…cần tìm tới một đồng minh xa xôi hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, quốc gia có thể sẽ chấp nhận tham gia vào mối quan hệ địa chính trị, và họ cũng là quốc gia duy nhất có thể cân bằng lại với sức mạnh của Trung quốc, còn nếu riêng từng nước đơn lẻ trong khu vực thì không thể đấu lại được,” “… Nhưng lúc đó Việt Nam sẽ ở vào vị trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn được đề cập tới là nhân quyền và sự minh bạch trong chính trị Việt Nam…Với cách làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông thêm một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ…Như thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình dân chủ.( - Ông Gédéon, nhà nghiên cứu người Pháp - (theo BBC- 25/5/2014).

Rõ ràng, với VN hiện nay, Nhật bản đã là một tiền lệ thành công đáng học hỏi. Gần một thế kỷ nay, Mỹ không bất tín với Nhật. Nước Nhật vận hành trên đường ray của Mỹ ngày càng yên bình, hùng cường và được tôn trọng trên toàn thế giới. Gần đây là những thí dụ về Myanma, Philipin và Ucraina…

Ai lãnh đạo Cách mạng Nhung?

    Thời cơ Cách mạng Nhung VN đã đến, thậm chí CM Nhung đang diễn ra từng giờ phút?

Cách mạng Nhung VN chỉ có thể thành công khi có được sự ủng hộ của đông đảo người người dân VN yêu hòa bình, chuộng sự thật và nhân quyền trên cơ sở nội lực và sự ủng hộ giúp đỡ của nhiều cường quốc văn minh trên thế giới

Nhưng ai lãnh đạo CM Nhung VN? Ai đủ năng lực và tầm cỡ?

Thực tế cho thấy CM có vô số con đường xẩy ra ở một quốc gia, thường rất bất ngờ, thậm chí những chuyên gia chính trị không hình dung nổi.

Lãnh đạo một cuộc CM, nhiều khi không hẳn là một cá nhân đủ uy tín, trong sạch, đại diện cho một lực lượng ưu tú của xã hội đương thời. CM nhiều khi khơi nguồn và dẫn dắt từ một vài nhân vật nào đó đã nhận thức ra sai lầm của mình và bị dồn vào tình thế “Thay đổi hay là chết”.

Đó là câu chuyện bí ẩn muôn đời giữa Thời và Thế. Ai đủ khát vọng, đủ tinh nhạy, dám thay đổi và đủ lực nắm được khoảnh khắc ngàn năm có một của CM Nhung, người đó sẽ thắng.
Ở VN hiện nay, ai có thể?

Cuộc biểu tình được chính quyền bật đèn xanh rộng khắp tại nhiều tỉnh thành VN ngày 11/5/2014 vừa qua phải chăng là một phép thử, một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho những toan tính của lực lượng nào đó ở tầm vĩ mô?

Phân tích tình hình, GS Jonathan London nhận định: …” Tôi không biết ông Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò nào trong tương lai chính trị của Việt Nam, nhưng tại thời điểm này ông rõ ràng đã trở thành một lãnh đạo nổi bật nhất của đất nước, trong khi đó một số các nhà lãnh đạo khác phần lớn im lặng về các cuộc xung đột hiện nay với Trung Quốc. Việt Nam chỉ có thể có lợi trong việc lợi dụng tình huống này như một cơ hội để đạt được những cải cách mang tính đột phá mà mọi người dân Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đã chờ đợi và khuyến khích. Cái cần phải có là can đảm chính trị”.

Không ít người tán đồng nhận định này.

Nguyễn Tấn Dũng – mặc dù lộ trình lãnh đạo của ông trong vai trò Thủ tướng bên một Đảng độc tài mà ông vừa lũng đoạn lại vừa bị kiềm chế, đã để lại rất nhiều hậu quả khiến cho tham nhũng mặc sức tung hoành; TQ tha hồ cướp bóc cả về chính trị và kinh tế, ngoại giao; nền kinh tế VN khánh kiệt, nhân quyền bị xâm hại nghiêm trọng, và đất nước bên bờ sụp đổ… Ông đã từng làm cho người dân VN phẫn nộ và chán ngán.

Nhưng xem ra, trong tình thế này, ông đã có một lựa chọn hợp lý. Ông là vị lãnh đạo thức thời khi nhận ra rằng phải thay đổi thì mới giữ được quyền lợi của mình và giữ được đất nước. Ông kêu gọi cải cách thể chế và thẳng thắn phản đối TQ xâm chiếm lãnh thổ VN. Khuynh hướng mà ông tỏ rõ là thoát TQ và bắt tay với Mỹ.

Hành động của vị Thủ tướng này đã tạo sự nổi bật trên chính trường. Dù chưa ai có thể dám chắc chắn về sự thực tâm của ông đến đâu. Nhưng chí ít, hành động này đã tạo sự đối lập với những vị lãnh đạo khác đang lờ đi hoặc bày tỏ yếu ớt, thậm chí còn ve vuốt TQ, khiến cho người VN vô cùng thất vọng vì mỗi giây phút qua lại càng gần bờ vực mất nước.

Nguyễn Tấn Dũng đã đưa tay cầu cứu về phía Mỹ và các cường quốc thuộc thế giới văn minh . Nếu muốn Mỹ thực sự giúp VN, như Nhật bản trước đây đã được Mỹ cứu giúp khi đại bại sau thế chiến II, dù muốn hay không, vị Thủ tướng này cũng phải tận dụng mọi lực lượng, ngay trong tầng lớp lãnh đạo VN đương nhiệm và người dân VN, hợp lực làm một cuộc đại loại như CM Nhung Việt Nam để cải cách thể chế, vượt rào cản ngăn VN với sự cứu giúp của thế giới văn minh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang được nhiều nhà quan sát hy vọng là nhân vật có thể tận dụng uy quyền cũng như những thủ pháp tập hợp lực lượng từ nhiều phía. Nếu thế, phải chấp nhận thương thảo, điều hòa các quyền lợi để xác lập một thể chế đa nguyên, dù chưa hẳn ông đã thực sự muốn. Nhưng chỉ có thể bằng cách này mới giúp ông và nhóm lợi ích của ông cũng như nhà cầm quyền VN thoát khỏi tình thế khủng hoảng chính trị và mất tất cả. Đó cũng là cách vừa tránh đổ máu cho dân VN mà vẫn bảo vệ được đất nước.

Đó là lối thoát ưu việt nhất. Nếu ông làm được, người dân VN sẽ tha thứ cho ông về những hậu quả trước đây trong vai trò là một Thủ tướng và biết ơn ông vì mở ra một trang mới cho VN.
Đây là thời điểm mà người VN cần sáng suốt lựa chọn.

Hãy từ bỏ việc đồng nhất Tổ quốc và quyền lợi của nhà cẩm quyền. Đó là một nhầm lẫn tai hại do tuyên truyền khiến người VN khốn khổ từ bao đời nay.

Thời đại đã khác. Cách thức tiến hành chiến tranh vệ quốc hoàn toàn khác. Có nhiều biện pháp không phải mất súng đạn và máu xương. Sử dụng những thế cờ chính trị trong một tổng thể liên minh, bằng CM Nhung và chiến tranh ngoại giao là biện pháp duy nhất có thể cứu nhà cứu nước trong thời điểm này.

Đây là tình thế muôn năm có một. Người VN cần biến lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc cực đoan thành lòng yêu hòa bình và yêu quyền con người của chính mình và đồng loại bằng cách đồng lòng chung tay thiết lập một thể chế chính trị có đủ điều kiện tối thiểu để bảo vệ điều đó.

Ngày 7-6 vừa qua, trong Lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống mới của Ukraine, ông Petro Poroshenko đã nói những điều cốt thiết cùng đồng bào của ông – những người vừa đứng lên làm một cuộc cách mạng lật đổ nhà cầm quyền thực dân và tham nhũng, bán nước để giành quyền đi về phía một thế giới văn minh: “...Nhưng tự do không thể đạt được chỉ một lần và mãi mãi. Chúng ta luôn luôn phải đấu tranh vì tự do…Không ai có thể biến chúng ta thành nô lệ tội phạm và quan liêu, thành đầy tớ của chính quyền thực dân…”

Người dân VN cũng vậy. Mỗi công dân phải dũng cảm đứng lên đòi quyền con người, dũng cảm bộc lộ thái độ đối với những kẻ bán nước, không khoan nhượng với việc chậm trễ cải cách thể chế và không bao giờ thỏa mãn với những thành quả tạm thời đã đạt được.

Như thế, mỗi người sẽ góp phần vào thúc đẩy sự thành công của CM Nhung VN. Thiết yếu nữa là hãy luôn cảnh giác với khuynh hướng tự nhiên đi về phía lạm dụng và đồi bại của tầng lớp cầm quyền dù cũ hay mới, dù ở thể chế nào nếu không có một thiết chế xã hội hữu hiệu để ngăn chặn.

Người VN cần rất nhiều dũng lược và kiên trì, đồng lòng, hết thế hệ này sang thế hệ khác để canh giữ nền hòa bình, tự do và công lý ngay cả sau khi CM Nhung thành công. /.

VTH

Nguồn: FB Võ Thị Hảo