Là "Bên thắng trận" trong Chiến tranh Thế giới II, quân đội Mĩ đã chiếm đóng nước Nhật. Trong 7 năm chiếm đóng họ đã hành xử theo cách của mình,làm được nhiều việc cho người Nhật. Do đó họ đã xóa được hận thù của bên bại trận và còn nhiều hơn thế. ( Nhưng cũng có bên thắng trận đã hành xử theo cách khác nên đã để lại những hậu quả năng nề... ). Mời các Cụ làng ta đọc bài dưới đây:
Bị ném bom nguyên tử, vì sao người Nhật không khắc ghi lòng căm thù nước Mỹ?
Tướng quân MacArthur là danh tướng của Mỹ. Năm 1942 tướng MacArthur
dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến
Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế vô số người Nhật muốn xé
xác ông, còn ông cũng hận người Nhật thấu xương.
Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng (Ảnh: Internet)
Vào 2 giờ 30 phút chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và
đặt chân lên đất Nhật Bản, cho dù ông không mặc quân phục và không mang
theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc
đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể
quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước, mất
nước, mất nước”.
Nhưng tướng MacArthur mang quân đến vì hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ
Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của
Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ
khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ
trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc
được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn gây
áp lực đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của
từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.
Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để
chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật
vô cùng chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn
nếu gặp nhau cũng khó khăn để đi qua nhau, vì thế thường thì người lính
Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể
không băn khoăn tự hỏi, nếu mình là kẻ chiến thắng thì mình có làm được như
thế không?
Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm
chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật
bắt giam trong thời gian dài.
Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật xây dựng tổ
chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của
phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được
quyền bầu cử và ứng cử.
Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều
thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người
chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị
bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ
phải là người thay mặt cho mình để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu
ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi
trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều
việc có ý nghĩa.
Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật
Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận. Ngày 22/12/1945, ban hành
“Luật Công đoàn”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày
1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương tối thiểu và thời gian làm việc tối đa.
Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo
Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến
pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri
trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5,
quân liên minh đưa ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật
Bản thông qua Hiến pháp này. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến
pháp.
Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm đóng chiếu theo giá trị quan phương Tây áp
đặt cho kẻ bị chiếm đóng, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại hạnh phúc cho nhân dân quốc gia bị chiếm đóng. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi
công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời ban cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền
bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì
không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra
và tước đoạt vô cớ.
Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, không mất một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.
Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”.
Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà
là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà
giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ
quyết định.
Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản.
Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển
của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho
người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật
bước vào con đường thênh thang. Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường
quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã
hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi
một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ
tiền thuế của người Mỹ.
Người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn tướng quân MacArthur
Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư
gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ
can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người
còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”
Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm
đóng, tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số
quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới
phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người
Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng
nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!
Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như
hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân
đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn
MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay
của Thiên hoàng Hirohito.
Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur
đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để
đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo
trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên
con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài
không lời nào có thể diễn tả được.”
Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của
Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh
phục được người Nhật Bản.
(Đại Kỷ Nguyên VN)
Rất hay ! Rất có ý nghĩa !
Trả lờiXóaCái ĐẦU đã chinh phục TRÁI TIM !
Đây là một tư liệu lịch sử rất quí,cần được các nhà nghiên cứu chính sách của ta quan tâm,đúc rút kinh nghiệm. Rõ ràng sức mạnh của một thể chế dân chủ,thực sự vì nước vì dân có thể làm được những điều kỳ diệu nhất. Từ lâu tôi đã đọc về cuộc CCRĐ ở Nhật được tiến hành thông qua phương thức CP mua đất của địa chủ rồi chia cho nông dân.Mọi việc diễn ra ôn hòa, không có đổ máu ,không xáo trộn ,hận thù.Bởi lẽ các bên đều được lợi,đều có thể tồn tại trong một xã hội nhân ái và công bằng. Chao ôi, nếu VN ta cũng làm được như vậy thì đất nước đâu có tan nát đau thương một thời?
Trả lờiXóaNgười Nhật khác Việt Nam từ xa xưa rồi nên quốc gia Nhật mới phát triển như vậy. Tính tự giác, tôn trọng người khác và tự trọng bản thân của người Nhật rất cao. Trong cuốn sách "Nhựt Bổn - ba mươi năm canh tân" của ông Đào Trinh Nhất viết năm 1936 đã nghiên cứu rất sâu về dân tộc Nhật. Tiếc là những cuốn sa1cyh như vậy không được phổ biến đại chúng cho thanh niên Việt Nam.
Trả lờiXóa