Mình nhớ ngày xưa mỗi lần được nghe thầy Nhân kể những câu chuyện về các nhạc sĩ Chopen, Shuman, Bethoven...;thầy Quí kể chuyện của Victo Huygo tất cả bọn mình như đều chìm đắm trong cõi mộng mơ về một thế giới vô cùng đẹp đẽ và điều đó đã in đậm vào kí ức và đi theo mình suốt mấy chục năm qua.
Và hôm nay đọc bài này, tuy là một câu chuyện khác, cái cảm giác ngày xưa ấy bỗng sống dậy thật đẹp đẽ. Vậy xin các bạn hãy đọc để lại có những giây phút thật thăng hoa ở tuổi U80 ngày hôm nay .
Phải lòng hoàng hậu Pháp tương lai, cậu bé thiên tài Mozart đã ngẫu hứng ứng tác một bản nhạc tuyệt đẹp
Cuộc gặp gỡ đặc biệt khi mới 6
tuổi với công chúa nhỏ tốt bụng Toni, sau này là hoàng hậu nước Pháp, đã
để lại dấu ấn cả đời không phai trong tâm trí thiên tài Mozart. Hình
ảnh cô bé hiền dịu đầy thiện tâm đã theo cậu suốt cuộc đời. Vào giờ phút
ấy, điều gì đã khiến cậu ngẫu hứng ứng tác một bản nhạc tuyệt đẹp giữa
chốn hoàng cung hoa lệ dành tặng riêng cho nàng công chúa nhỏ?
Nơi thần đồng Mozart khẳng định danh tiếng: hoàng cung Áo hoa lệ
Vào thời kỳ đó, thành Viên là nơi tập
trung của những nhạc sĩ giỏi nhất thế giới, họ tìm đến đây để học tập,
sáng tác âm nhạc và muốn khẳng định khả năng, danh tiếng của mình.
Vì thế Viên được coi là thủ đô của nền
âm nhạc Châu Âu, ở đây người dân rất yêu âm nhạc, thành phố có nhiều nhà
hát, nhiều dàn nhạc xuất sắc và các nhạc sĩ tài ba.
Tuy nhiên nhờ tiếng tăm nổi như cồn của
thần đồng âm nhạc Salzburg, khi mới sáu tuổi, Mozart đã cùng với chị gái
được biểu diễn âm nhạc trong hoàng cung của nước Áo.
Buổi diễn này có mặt rất đông cận thần,
đại sứ các nước, có hoàng tử và công chúa tham dự và đặc biệt là sự có
mặt của nữ hoàng của nước Áo thời bấy giờ là Maria Theresa.
Phần đầu của buổi hoà nhạc do hai chị em
cùng chơi, hoà tấu bốn tay trên cây đàn clavơxanh, trình độ biểu diễn
của hai chị em đã đạt tới trình độ xuất sắc và nhận được sự tán thưởng
rất nhiệt tình của giới thượng lưu nước Áo.
Buổi
diễn này có mặt rất đông cận thần, đại sứ các nước, có hoàng tử và công
chúa tham dự và đặc biệt là sự có mặt của nữ hoàng của nước Áo thời
bấy giờ là Maria Theresa.
Điều này không hề đơn giản, vì những
người ở đó đều có sự am hiểu về âm nhạc. Phần tiếp theo, Mozart biểu
diễn một mình những khúc nhạc tuỳ hứng mà cậu ưa thích.
Những âm thanh vang lên, một
làn âm thanh hoà quyện nhau như một dòng suối ùa ra tưởng chừng như bất
tận, cung điện như tràn ngập ánh sáng, tràn ngập hương thơm và màu sắc
của vô vàn loài hoa trên thế gian.
Diện kiến nhạc sĩ vĩ đại Hay đơn và nữ hoàng nước Áo
Khi tiếng đàn cuối cùng của Mozart vừa
tắt, nữ hoàng Theresa giơ cao hai bàn tay lên, cả cung điện như thừa
lệnh của nữ hoàng, cùng rền lên những đợt vỗ tay tưng bừng, những lời
ngợi khen ùa ra, tưởng như không thể dứt.
Một nhạc sĩ già, vóc người nhỏ nhắn, ăn
mặc trang trọng, bước đến gần cậu, đặt tay lên vai, nhìn thật lâu vào
đôi mắt đang tập trung và gương mặt hơi tái đi vì cảm xúc của cậu bé.
Ông khẽ kêu lên:
– Không thể ngờ được! Thật là siêu phàm!
Nữ hoàng quay lại phía ông, nói gần như đáp lại lời ông: – Đúng thế, ông Hay-đơn! Đây thật sự là một hiện tượng siêu phàm!
Người đàn ông đứng đó, chính là nhạc sĩ
Hay-đơn nổi tiếng và vĩ đại của thành Viên, Ông cúi đầu, nói với Mozart
bằng một giọng trầm, như nói với một người bạn tâm tình:
– Ta ngày xưa cũng đã sáng tác âm
nhạc từ năm lên sáu đấy, cháu ạ. Nhưng ta khổ cực lắm! Ta là đứa trẻ mồ
côi, cháu hiểu không, tức là không còn cha mẹ nữa ấy mà! Cháu giỏi lắm,
nhất định cháu còn có khả năng tiến rất xa.
Vượt qua thử thách
Đúng lúc đó, hoàng tử Joseph, là con
trai cả của Theresa, một người cũng có nhiều năm học tập âm nhạc, tiến
lại trao cho Mozart một cây violon và nói giọng thách thức:
– Cậu bé quê mùa, còn đủ sức chơi thêm một bản nữa không?
Mozart nhìn thẳng vào mắt Joseph và đỡ
lấy cây đàn. Sau khi biểu diễn nhiều, cậu đã rất mệt. Lướt nhìn quanh
như muốn tìm một hình ảnh nào đó quen thuộc, ánh mắt cậu dừng lại trước
công chúa út đang ngồi ngoan ngoãn trên chiếc đệm gần nữ hoàng.
Cô bé mặc áo xa-tanh mầu
hồng, thêu thùa rất đẹp. Cô có đôi mắt đầy thiện cảm, đang mở to nhìn
Mozart, trông cô giống như Louisa, người bạn thân thiết nhất của Mô-da
đang sống ở Salzburg.
Cảm giác đó làm Mozart vui hẳn lên, cậu
nhắm mắt lại, nghiêng người, đưa chiếc ác-sê lướt trên dây đàn, một dòng
âm thanh óng mượt và trong vắt như từ trên trời buông xuống, trong giây
lát, căn phòng bỗng trở nên lặng tờ.
Mozart đã ứng tác bản nhạc thật hay,
thật bất ngờ mà không hề chuẩn bị trước. Khi tiếng nhạc dứt, cậu phải
nghiêng mình đáp lễ đến bốn năm lần mà tiếng hoan hô vẫn vang lên.
Quay người lại phía nữ hoàng
định chào lần cuối, bỗng nhiên, Mozart thấy choáng váng, mọi vật chao
đảo, cậu bước thêm một bước và ngã nhào xuống tấm thảm trên sàn.
Lòng tốt của công chúa út Toni
Viên quan hầu đứng ở gần cửa kêu lên,
vội bước tới, nhưng công chúa út đã nhanh hơn, cô vụt nhảy khỏi chỗ
ngồi, chạy lại đỡ Mozart dậy. Mozart ngẩng đầu lên và nhìn thấy ánh mắt
đầy ân cần, trìu mến đang nhìn mình tha thiết.
– Louisa!- Mozart buột miệng kêu lên.
– Không phải Louisa đâu! Tôi là
Tô-ni! Mà thôi, cậu đừng xấu hổ nhé! Cái sàn này trơn lắm. Mọi ngày chơi
ở đây, tôi vẫn bị ngã luôn ấy mà!
Những lời an ủi giản dị, thân tình ấy
làm Mozart muốn khóc lên vì cảm động. Cậu lập cập đứng thẳng dậy, không
biết nói gì, nước mắt cứ định trào ra. Công chúa nắm tay Mozart dắt cậu
lại gần chiếc ghế của Theresa, nữ hoàng hỏi:
– Con có đau không?
Mozart nhìn công chúa Tô-ni với ánh mắt biết ơn, trả lời:
– Con không sao ạ! Công chúa thật
tốt bụng! Khi lớn lên, lệnh bà cho cô ấy kết bạn với con được không ạ?
Con thích sẽ được chơi thân với cô ấy!
Toni khi đã trở thành hoàng hậu Marie Antoinette của nước Pháp, phu nhân của vua Louis XVI.
Tô-ni nói ngay: – Sao lại không? Thưa mẫu hậu, con cũng thích được chơi với cậu nhạc sĩ này. Mẫu hậu sẽ đồng ý chứ? Nữ hoàng Theresa trong lúc đang có tâm trạng phấn chấn liền cười và nói vui: – Để sau này ta nhận nó vào cung dạy nhạc cho con nhé ! Sẽ tha hồ mà kết thân với nhau!
Tức thì, công chúa Tô-ni vòng tay ôm hôn mẹ, trông cô bé có vẻ rất sung sướng, còn Mozart thì đứng ngây người không biết sao.
ậu bé Mozart trong lòng nữ hoàng Áo Marie Theresa
Nhưng về sau, tình bạn ấy chẳng bao giờ
diễn ra, Toni xinh đẹp tốt bụng về sau đã trở thành hoàng hậu nổi tiếng
Marie Antoinette của nước Pháp và nàng có kết cục đau thương là phải lên
đoạn đầu đài khi cuộc cách mạng Pháp nổ ra.
Nhưng, lòng tốt và sự thiện tâm của nàng
công chúa bé nhỏ khi cậu bé ngã ngất đi tại hoàng cung nước Áo thì mãi
khắc ghi trong tâm hồn nhạc sĩ thiên tài suốt cả cuộc đời. Như ngạn ngữ
có câu:
“Lòng tốt là thứ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể nhìn thấy…”
Phải chăng chính vì vậy mà Mozart đã để lại cho đời câu danh ngôn bất hủ của ông:
“Sự thông minh hay trí tưởng
tượng ngất trời, hay thậm chí cả hai kết hợp cùng nhau cũng không làm
nên thiên tài. Yêu thương, yêu thương, yêu thương, đó chính là linh hồn
của một thiên tài.”
Lời giãi bày bất ngờ của một ‘cao nhân’ – Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người
Tên tuổi của anh đã từng rất
quen thuộc và nổi tiếng trong xã hội. Anh Nguyễn Văn San, người sáng lập
điểm chữa bệnh từ thiện nổi tiếng chùa Tứ Kỳ, cũng là người thành lập
trang dienchan.vn và có nhiều đóng góp trong Viện Nghiên cứu và Ứng dụng
Tiềm năng Con người.
Anh là nhà khoa học có nhiều đề tài
nghiên cứu. Học và làm thực tế đã đưa anh đến con đường vinh quang và
trở thành người nổi tiếng trong một chuyên ngành khá đặc biệt. Xuất thân
trong gia đình quan chức cấp cao, anh đã không lựa chọn con đường được
trải thảm mà gia đình sắp đặt. Con đường anh đi lắm chông gai nhưng nó
nuôi dưỡng thiện tâm của con người. Một nghề khá từ thiện, chữa bệnh tuỳ
tâm theo một phương pháp cổ truyền và nghiêng về tâm linh.
Lời tâm sự chân thành của anh trong bài
viết đã tiết lộ những điều rất chấn động. Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến độc
giả lời giãi bày không phải cao nhân nào cũng có thể tiết lộ.
Sự an bài của thượng đế
Phóng viên (PV):
Được biết anh làm luận án Tiến sĩ tại Pháp về Toán kinh tế, rồi đột ngột
chuyển hướng sang một đề tài khác khi anh sắp tốt nghiệp? Một quyết
định làm thay đổi hoàn toàn sự nghiệp một đời người? Vì sao vậy?
Nguyễn Văn San (NVS):
Tôi tốt nghiệp đại học Thuỷ Lợi năm 1995, từng đoạt giải ba toàn quốc về
Cơ học lý thuyết, được giữ lại trường làm giảng viên. Năm 1997 tôi có
theo học chương trình cao học Hà Lan bằng tiếng Anh tại trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
Rồi con đường du học tại Pháp mở ra, năm
2002 tôi lấy được học bổng tại trường Đại học Paris 1. Con đường chinh
phục tri thức của nhân loại đưa đẩy, tôi “bỗng dưng” biết 2 ngoại ngữ:
tiếng Anh và tiếng Pháp. Tôi học trong ngôi trường có lịch sử rất lâu
đời tại Pháp, khoa tôi chọn cũng hàn lâm và khó: Toán Kinh tế. Khoa của
tôi học đã từng đóng góp 1 trong 2 vị giáo sư của nước Pháp đoạt giải
Nobel về Kinh tế.
Khi làm luận án nghiên cứu về Toán Kinh
tế tôi thấy có điều gì đó không thoả đáng, càng đọc nhiều tôi càng thấy
không thuyết phục. Một trong những giả thuyết khởi nguồn của các mô hình
Kinh tế là mọi người đều tối đa hoá lợi nhuận và chỉ nghĩ đến lợi ích
cá nhân.
Khi tôi đang có rất nhiều băn khoăn
trong tâm như vậy, một ngày cuộc đời tôi bỗng rẽ sang ngả khác. Có lẽ
cũng là định mệnh, cũng là số trời. Người tin khoa học như tôi đến lúc
cũng phải ngả mũ kính phục sự an bài của Thượng đế.
Tôi gặp một bác Việt kiều ở ngoại ô
Paris, bác có một sự hiểu biết sâu rộng về thế giới huyền bí và một
phương pháp trị liệu cổ truyền của Việt Nam. Giữa Paris hoa lệ, nơi có
nền Y học tiên tiến đồ sộ ngang hàng với các nước phát triển khác; dưới
lăng kính khoa học, tôi đã đóng cứng cái khung về trị bệnh chỉ có thể
bằng hai phương pháp: Tây Y hoặc Đông Y.
Qua bác Việt kiều ấy tôi phát hiện ra
còn có một phương pháp chữa bệnh khác làm tôi rất thích thú. Tuy tôi
không phải là một bác sĩ nghiên cứu Y khoa, nhưng tôi là một nhà khoa
học, tôi có sự đánh giá của riêng mình. Tôi cảm nhận được rõ rằng có một
cái gì đó hiện hữu, tồn tại nằm ngoài những cái khoa học mà chúng ta
biết, mới trông thì có vẻ nông cạn nhưng nội hàm thực sự rất thâm sâu.
Sau vài lần thử nghiệm trực tiếp chữa
bệnh cho người khác tôi hoàn toàn bị thuyết phục, đến nỗi tôi đã bỏ
ngang luận án tiến sĩ Toán Kinh tế mà tôi đã theo đuổi từ Việt Nam, sang
làm luận án tiến sĩ Y tế Công cộng bộ môn Diện chẩn này.
Năm 2008 tôi về nước nửa năm, khi quay
lại Pháp tôi quyết định viết một đề cương nghiên cứu sinh về môn này, vì
không có kiến thức y học nên tôi quay sang nghiên cứu Diện chẩn từ góc
độ xã hội học. Tôi tìm được vị thầy khá đặc biệt, ông giữ chức phó chủ
tịch hội châm cứu của Pháp, ông có ba bằng tiến sĩ: Tiến sĩ Y học, Tiến
sĩ Triết học, và Tiến sĩ về Trung Quốc. Ông đã tìm cho tôi một trường
vừa học vừa thực nghiệm nên học phí khá tốn kém.
PV: Quá trình học
hỏi và trở thành một nhà điều trị dưỡng sinh nổi tiếng, anh có thể chia
sẻ với độc giả Đại Kỷ Nguyên những thăng trầm mà anh đã trải qua?
NVS: Trong quá trình
nghiên cứu để có thông tin làm luận án, tôi có tham gia chữa bệnh miễn
phí cho các bệnh nhân là người vô gia cư và nghiện ma tuý tại Pháp. Có
rất nhiều trải nghiệm khiến tôi càng thêm tin tưởng vào con đường mình
đã lựa chọn. Những y tá theo tôi điều trị, họ rất ngưỡng mộ khả năng trị
bệnh tài tình của tôi. Một lần bệnh nhân là một người da đen bị đau ở
tay, tôi chỉ gõ và ấn vào một số nơi trên khuôn mặt anh ấy, sau vài phút
cánh tay anh ấy đã khỏi. Anh ta còn tự đập tay mình vào tường thật mạnh
để xem đã khỏi thật chưa? Tay anh ấy đã hoàn toàn bình thường, anh ta
vui mừng gọi tôi là “thầy phù thuỷ”. Bệnh nhân hay gọi tôi là “Thầy phù
thuỷ đến từ phương Đông”.
Tôi đã đi chữa bệnh khá nhiều kiểu như
vậy và còn tổ chức các hội thảo đông người để thuyết trình về bộ môn mà
tôi đang nghiên cứu. Tôi cũng tham dự tất cả các buổi của ông Bùi Quốc
Châu, người sáng lập ra môn này từ Việt Nam sang giao lưu giảng dạy tại
Pháp. Tôi từ việc nghiên cứu chuyển sang thực hành, lại được nghe một số
thông tin nói rằng môn này còn có thể trị được nhiều căn bệnh nan y.
Tôi hoàn toàn tin tưởng điều đó và bắt đầu chữa bệnh nhiều hơn.
Một năm sau khi chuyển đề tài Tiến sĩ từ
Toán kinh tế sang bộ môn Diện chẩn này, tôi không đủ tài chính để theo
học, đành bỏ ngang, năm 2010 tôi về nước. Bố tôi là một lãnh đạo cấp cao
trong Quốc hội, ông hoàn toàn thất vọng khi thấy tôi trở về chỉ với duy
nhất tấm bằng Thạc sĩ Toán Kinh tế. Với bố tôi, việc thành công và nổi
tiếng ở lĩnh vực nào cũng không thể bằng con đường chính thống mà ông đã
bước đi. Nguyện vọng của bố là muốn tôi làm ở Văn phòng Quốc hội. Tôi
vào đó làm từ năm 2010 đến 2015, một công việc mà nhiều người mơ ước,
vừa ổn định cuộc sống mà bố mẹ lại yên lòng.
PV: Vậy anh có từ bỏ niềm đam mê mà vì nó anh đã buông đi sự nghiệp?
NVS: Tôi vẫn theo đuổi
niềm đam mê của mình. Ban ngày thì đi làm, tối về chữa bệnh và đăng tin
lên trang dienchan.vn. Tôi là một nhà khoa học, đứng từ góc độ khoa học
để phân tích và đánh giá về nhân thể, về bệnh tật rồi đến tâm linh.
Những bài viết đăng trên trang web của tôi đã gây được tiếng vang lớn,
rất uy tín với xã hội Việt Nam và hải ngoại. VTV3 đã phát sóng cuộc
phỏng vấn tôi trong chương trình “bí mật của tạo hoá”, và tôi trở thành
người nổi tiếng.
Công việc chữa bệnh ngày một phát triển,
tôi thành lập nhóm chữa bệnh, tôi có khá nhiều ‘đệ tử’ từ trẻ đến già,
gồm nhiều tầng lớp khắp các tỉnh thành trong cả nước, nhiều giai tầng,
từ trí thức đến nông dân.
Lúc đầu tôi chữa bệnh tại nhà, nhận chữa
những bệnh nhẹ và đơn giản. Khi lượng bệnh nhân ngày một tăng, thậm chí
có cả ba thế hệ cùng đến nhà tôi trị liệu. Rồi bệnh nhân nặng cũng bắt
đầu tìm đến, có bệnh nhân bị xơ gan cổ chướng bụng to như người chửa 9
tháng, hàng ngày chỉ có thể ngồi trên chiếc ghế nhựa để người khác bê
lên tầng ba cho tôi trị bệnh. Rồi cả bệnh nhân bại liệt cũng đến…
Tôi chữa bệnh, tuỳ vào tâm người bệnh có
thể bỏ tiền vào hòm. Khi lượng bệnh nhân tăng lên, vì có chút từ thiện
như vậy nên chúng tôi đã chuyển điểm chữa bệnh từ thiện đến chùa Tứ Kỳ ở
gần bến xe Nước Ngầm. Sau tôi cũng nhận chữa những ca bệnh ung thư,
thậm chí giai đoạn cuối. Tôi muốn thử xem đến tận cùng thế nào? Liệu có
thực sự chữa khỏi được không??? Tôi không ngại bẩn thỉu hôi thối, đến
tận nhà người bệnh để điều trị. Có trường hợp ở Văn Miếu, sau khi tôi
điều trị cũng thấy có tác dụng, từ chín viên giảm đau xuống còn hai, ba
viên. Tuy nhiên nó dừng lại ở đó. Một ngày tôi đến, người nhà nói ông ấy
chết rồi.
PV: Anh đã nhận ra điều gì sau mỗi lần thất bại?
NVS: Tôi vỡ ra rằng,
một vài trường hợp mà nhờ phương pháp này đã khỏi được ấy, có thể vì
mệnh của họ chưa tới. Từ đó tôi rất sợ nhận những ca khó. Không phải vì
nó không trị được, chữa thì cứ chữa, vì ở một mặt nào đó nó cũng có tác
dụng, bệnh nhân cũng thấy dễ chịu hơn, còn việc sống chết là số trời đã
định. Các thầy khác khi trị bệnh cũng vậy, có cầu thì sẽ có cung. Điều
quan trọng tôi nhận ra được, mà các thầy khác cũng thấy, chỉ là họ không
thể liễu giải, chỉ mơ mơ hồ hồ. Và những trải nghiệm thực tế là sau mỗi
lần trị bệnh xong khi về nhà thường rất mệt.
Trước kia, có một thời gian tôi theo một
thầy người miền Nam, thầy này đã từng tu luyện ở Núi Cấm, An Giang, có
khả năng bắt mạch bằng khí công và chuẩn đoán bệnh rất chính xác và chi
tiết, như đọc được kích thước khối u, chỉ số hồng cầu… Cảm giác như ông
ấy biết được chính xác vị trí gốc bệnh.
Chẳng hạn, bệnh nhân đang có rất nhiều
triệu chứng khó chịu ở đầu, nhưng ông bắt mạch bảo là có vấn đề ở tim,
thì bấm bộ huyệt tim xong là bệnh nhân đỡ hẳn. Tôi theo ông thầy này vì
ông ấy bảo chữa được ung thư, và đúng là ông đã giúp tiêu khối u cho
nhiều bệnh nhân ung thư.
Có một lần, tôi theo ông chữa cho một
bệnh nhân có khối u ở vùng động mạnh phổi, nhưng đến nửa đêm, chính bản
thân ông có nhiều triệu chứng bất thường. Tôi đã phải làm đủ cách để
giúp hạ huyết áp cho ông, lúc đấy huyết áp của ông tăng lên đến 220. Gần
đây, tôi biết tin là ông ấy đã mất vì ung thư khi mới chỉ khoảng 50
tuổi.
Tìm được báu vật giữa nhân gian
PV: Anh có đi tìm giải pháp để khắc phục và trau dồi những khiếm khuyết mình đang thiếu?
NVS:Tuy bản thân không hài lòng về kết quả trị bệnh,
nhưng trong mắt thiên hạ tôi vẫn là một vị thầy, một cao nhân, hàng
ngày tôi vẫn đi giảng dạy giao lưu, vẫn quảng bá phương pháp của mình,
nhưng trong tâm tôi luôn có một câu hỏi: “Làm cách nào để có thể
tìm đến được cội nguồn của bệnh tật? Làm cách nào để bổ sung được nguồn
năng lượng bị cạn kiệt sau mỗi lần trị bệnh?”.
Năm 2015 tôi nghỉ làm ở Văn phòng Quốc
hội, chuyển sang Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người và trở
thành một chuyên gia về tâm linh – sức khỏe. Viện này là một tổ chức
khởi nguồn với những nghiên cứu và hỗ trợ người có khả năng đặc biệt như
chị Phan Thị Bích Hằng. Tôi muốn vào đây để tìm hiểu rõ ngọn nguồn, vì ở
đây hàng ngày tôi được tiếp xúc với rất nhiều cao nhân, các nhà ngoại
cảm, mỗi người đều có một khả năng đặc biệt siêu nhiên nào đó mà khoa
học không thể giải thích. Họ đều có nguyện vọng muốn giúp đỡ con người
giải đi vận hạn hay khổ nạn bằng nhiều phương pháp tâm linh khác nhau.
Tôi tìm đọc nhiều cuốn sách về tu luyện
của các nhà tâm linh như “Từ thuốc đến thiền” (Osho), “Sức mạnh của tĩnh
lặng” (Eckhart Tolle), “Câu chuyện dòng sông” (Hermann Hesse), “Nhà giả
kim” (Paulo Coelho), “Hải âu Jonathan Livingston” (Richard Bach), sách
của các tác giả Krishnamurti, Deepark Chopra, Lobsang Rampa,… Đọc chán
tôi lại chuyển sang nghe, có nhiều “sách nói” khá hay như “Hành trình về
phương đông” và “Bên rặng tuyết sơn” của Nguyên Phong dịch…
Càng đọc tôi càng cảm thấy mâu thuẫn, điều còn đọng lại trong tôi chỉ là một cảm giác: không phải trị bệnh mà chính là tu luyện.
Nhưng tôi không biết phải tu như thế nào vì mọi cuốn sách tôi đọc đều
không giúp tôi giải mã được điều ấy. Tôi ý thức được nếu đủ tĩnh lặng
tôi có thể vào được thế giới bên kia. Tôi biết chỉ có tu luyện chứ không
phải dùng hiểu biết hay tri thức từ sách vở mà có thể làm được điều đó.
Có lần tôi đến nhà bác Nguyễn Phúc Giác
Hải, một nhà nghiên cứu tâm linh hàng đầu ở Việt Nam, thấy tôi quý sách
bác bảo hay là bạn chuyển đến nhà tớ ở, bảo quản hộ tớ cái kho sách này.
Nhìn mấy tầng nhà chỗ nào cũng là sách của bác ấy, cả tiếng Anh, tiếng
Pháp tôi tự nhủ: “Đọc đến khi nào mới hết được chỗ sách này?”. Mặc dù rất yêu sách nhưng tôi đã không nhận lời bác ấy, vì khi ấy tôi đã biết: Tâm linh là phải tu luyện, chứ đọc sách mãi thì nhận thức vẫn bị bó hẹp.
PV: Anh có thể kể với độc giả Đại Kỷ Nguyên một vài điều mắt thấy tai nghe trên con đường đi tìm Đạo của anh?.
NVS: Tôi mang tâm cầu
đạo như vậy, vật vã núi Nam biển Bắc, từ môn này sang phái kia… Chuyện
vào núi “bế quan” tu luyện nghe như cổ tích thì với tôi là lẽ bình
thường.
Tôi có quen một bác ở Hải Phòng. Ông có
một khả năng rất lạ, mỗi lần đi xe đạp thì ông ấy lại nghe được nhiều
câu thơ Thất ngôn Bát cú giải nghĩa về sấm Trạng Trình, hiện tượng này
rất bí hiểm và khó giải thích. Về ông chép lại ra giấy, nó trân quý đến
độ ông ấy mua cả một cái két để cất. Ông sợ hoả hoạn sẽ làm cháy mất thứ
trân quý ấy.
Ông rất thích tôi đến chơi, vì hiếm
người có thể cùng ông đàm đạo và hiểu được nó. Ông tiết lộ cho tôi về
đại nạn của con người trong thời kỳ lịch sử này, về sự thay đổi quy luật
của vũ trụ, về các tầng trời mà ông ấy đã được thấy. Những điều ông ấy
nói đến, tôi không tìm thấy trong bất cứ cuốn sách tâm linh nào.
Rồi tôi cũng tìm đến với ông Trần Văn
Phú, rất nổi tiếng trong giới tâm linh. Ông ở Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, ông
cũng nói với mọi người về thời mạt kiếp, cũng nói về đại đào thải đối
với nhân loại, kiếp nạn của con người, ngày phán xét cuối cùng…
Những cao nhân trong giới tâm linh họ đều cảm thụ được kiếp nạn này.
PV: Người ta vẫn thường nói, nếu có tâm thì Trời không phụ lòng người. Cuối cùng anh có tìm được phương pháp tu luyện chân chính?
NVS: Tôi có anh bạn
trong Viện tiềm năng con người, anh ấy là một người tu luyện lâu năm và
đạt được cảnh giới khá cao trong môn của anh ấy. Anh là người có uy tín
và được tôn trọng trong giới tâm linh. Thấy tôi cứ loay hoay tìm cách tu
luyện, anh bảo: “Hay là cậu tập Pháp Luân Công đi, tập cái ấy tăng công nhanh lắm”.
Anh ấy cũng đã từng luyện thử Pháp Luân Công cùng với nhóm tu tập của
mình, nhưng vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngày 20/7/1999 tại Trung Quốc
và anh cũng mới tìm hiểu, anh cho rằng Pháp Luân Công liên quan đến
chính trị nên nhóm của anh đã không tìm hiểu tiếp nữa. Anh chỉ biết Pháp
này rất tốt, có thể tu lên cao công.
Trước đây tôi cũng đã từng biết đến Pháp
Luân Công nhưng không tu vì nghe thấy Pháp Luân Công liên quan đến
những thứ như: “tà giáo, kéo đổ tượng Lê Nin, phá lăng Hồ Chí Minh…”,
tôi cũng chụp luôn cái mũ như vậy.
Chỉ một câu nói của anh đã khiến tôi đặt
tâm tìm hiểu Pháp Luân Công thực sự là gì? Tôi tin, vì anh là một người
rất uy tín, có tầm ảnh hưởng và không thể nói sai.
PV: Vậy Pháp Luân Công có thật sự chân chính? Có thật sự là Đại Pháp cao thâm?
NVS: Cuối năm 2014 khi
có được trọn bộ Kinh Pháp của Pháp Luân Công, theo thói quen cũ tôi lên
núi “bế quan” đọc sách. Sau một thời gian tìm hiểu và trực tiếp đọc bộ
Pháp này tôi đã hoàn toàn chấn động và hối tiếc sâu sắc vì những suy
nghĩ nông cạn qua một vài thông tin đã vội vã đánh giá sai về Pháp Luân
Công.
Nhiều câu hỏi mà tôi không thể tìm thấy ở
bất cứ cuốn sách nào hoặc vị thầy nào thì đều được khai mở trọn vẹn
trong bộ Pháp này. Tuyệt vời hơn nữa khi tôi bắt đầu luyện các động tác
dù chưa thuần thục và đúng, ngay từ lần tập đầu tiên tôi đã cảm nhận
được dòng năng lượng mãnh liệt của môn Pháp này.
Sau bao nhiêu lần chữa trị cho bệnh nhân
tôi đã tích lại một khối trược khí bất hảo to lớn vào trong thân thể.
Ngay khi tập Pháp Luân Công những thứ này bắt đầu được đẩy ra mạnh mẽ,
thân thể tôi đang được tịnh hoá. Hôm nào tôi không luyện công thì thực
sự cảm thấy rất mệt mỏi.
Tôi đã giải mã được điều mơ hồ về vấn đề
mệt mỏi như nhuốm bệnh sau mỗi lần chữa trị cho người khác, điều mà vị
thầy nào cũng cảm thụ được nhưng không thể rốt ráo tìm ra căn nguyên.
Thật đơn giản, tất cả điều đó được viết chi tiết trong cuốn Chuyển Pháp
Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp.
Tôi minh bạch ra chữa bệnh không phải là
tu luyện, những phương pháp tâm linh khác cũng vậy. Tâm linh là để tu
luyện chứ không phải ứng dụng cải thiện gì vào cuộc sống, những đề tài
khoa học nghiên cứu tâm linh cũng như vậy.
Tôi thấy Pháp Luân Công rất khác biệt
với những công phái khác. Tôi theo các môn phái khác cũng đề cao tâm
tính nhưng lúc được lúc không. Ví như việc bỏ rượu bỏ thuốc, cũng bỏ
nhưng việc tái nghiện là bình thường. Nhưng khi sang tu Đại Pháp tôi đã
bỏ hẳn được hoàn toàn những thói xấu này. Ngày trước cứ nghĩ rằng mình
đã làm được rất nhiều việc thiện, việc tốt, giúp người, tiêu chuẩn đạo
đức của mình cũng được coi khá cao. Tuy nhiên khi so với Chân – Thiện –
Nhẫn của Đại Pháp, tôi thấy chuẩn mực ấy vẫn có thể chưa tốt, chưa đạt,
mình còn có thể trở nên tốt hơn, tốt hơn nữa.
PV: Khi lựa chọn Pháp Luân Công, anh đã hành xử thế nào với những người bệnh đã tin tưởng theo anh?
NVS: Quãng thời gian
này là một bước đột phá khá khó khăn đối với tôi. Ở môn cũ tôi đã đạt
được một số thành tựu, cũng khá nổi tiếng trong xã hội. Trong con mắt
người khác tôi là một vị thầy có nhiều đệ tử, giúp không ít người khỏi
được một số bệnh và thoát cảnh đau đớn. Tôi không muốn mất đi thành quả
mà phải mất bao năm tôi mới có thể gây dựng nên. Mặt khác tôi cũng biết
Pháp Luân Công là Đại Pháp cao thâm có thể tu lên đến tầng thứ rất cao,
công năng và công lực có thể đả xuất ra từ Đại Pháp là vô tỷ, tôi mong
muốn chân tu Pháp Luân Công.
Tôi cứ lưỡng lự song hành hai con đường
như vậy một quãng thời gian. Tuy nhiên mỗi lần thuyết trình trong những
khoá học trị bệnh tôi cũng thường đề cập đến Pháp Luân Công với bệnh
nhân của tôi. Họ có thể lựa chọn, vì tôi biết tất cả các phương pháp trị
liệu dưỡng sinh chỉ có thể làm dịu đi hoặc chuyển dịch khổ nạn của họ,
chứ không thể chạm đến tận gốc bệnh, chuyển hoá nó như Pháp Luân Công.
Tôi nghĩ bệnh nhân của tôi có quyền được
biết, được nghe một phương pháp mới đang được phổ truyền trên toàn thế
giới thực sự khoẻ cả tâm lẫn thân. Không phải chỉ mình tôi được trải
nghiệm mà những người tu Pháp Luân Công đã hơn 20 năm, thậm chí đang bị
bức hại tại Trung Quốc. Tại sao họ nhất định không chịu từ bỏ tu luyện
dù đứng trước sự đàn áp tàn khốc như vậy, họ có thể chết hoặc bị giết.
Chính vì Pháp Luân Công quá chân chính, quá vĩ đại, ban cho họ không chỉ
một thân thể khoẻ mạnh mà còn giải mã cho họ hoàn toàn chỗ mê về các
thời không, nhân thể, về vũ trụ. Những chỗ mà khoa học không thể chạm
đến, họ hiểu được ý nghĩa, mục đích thực sự của một kiếp người.
Sau đó tôi dứt khoát từ bỏ tất cả để
chuyên tu Pháp Luân Đại Pháp. Tôi thấy mình quá may mắn có thể buông bỏ
danh, lợi hay một chút thu hoạch nhỏ bé mà tôi đạt được từ môn cũ để
chân chính tu Đại Pháp.
PV: Qua bài báo này anh muốn gửi gắm gì đến các đồng nghiệp của anh? Đến mọi người trong xã hội?
NVS: Trải qua quãng
thời gian này tôi mới thấu hiểu được những người đã tu theo một môn phái
khác, gặt hái được chút thành tựu, để họ bước vào tu Đại Pháp thật khó
khăn. Nhưng tôi chắc chắn rằng nếu họ thực sự có thể buông bỏ và nghiêm
túc đọc bộ Pháp này, họ sẽ không bao giờ phải hối tiếc.
Những lời giãi bày chân thành từ sâu
thẳm trái tim tôi có thể làm ai đó hẫng hụt, đổ vỡ điều gì đó trong tâm
khảm một số người. Nhưng nếu tôi không nói ra, có thể sau này tôi sẽ
phải hối hận vĩnh viễn, rằng chỉ vì nỗi sợ hãi làm mất lòng ai đó, vì sự
ích kỷ tự bảo vệ mình, lựa chọn con đường an toàn tự giải thoát mà
không xuất tâm giúp những người khác thì đó chính là vị kỷ, là tư tâm
dẫu có tu mà cũng như không. Sự từ bi của một đệ tử Đại Pháp cần có là
phải giúp người, giúp đời một cách chân chính nhất.
Đại Pháp đã khai mở trí huệ cho tôi,
giải đáp cho tôi đến tận cùng câu hỏi bệnh tật xuất hiện từ đâu và cách
hoá giải được nó? Tu luyện chân chính là gì? Làm thế nào để đồng hoá và
thấu hiểu sự vĩ đại của vũ trụ? Giúp tôi đột phá khỏi cái khung của khoa
học, hiểu được bên kia sự sống là gì, các sinh mệnh, không gian và thời
gian tồn tại trong vũ trụ bao la này… Thật to lớn, thật hồng đại không
thể nghĩ bàn. Chỉ có thể là trí huệ của một vị Thần cự đại mới giải mã
hoàn toàn những chỗ mê, những thiên cơ chưa từng tiết lộ cho con người.
Qua Đại Kỷ Nguyên tôi mong muốn truyền
tải giá trị đẹp đẽ chân chính mà Pháp Luân Công mang lại. Tôi đã từng bị
lẫn lộn, bị che mờ bởi thông tin không đúng về Pháp Luân Công, đã lỡ
mất một quãng thời gian quý báu.
Những người muốn tìm hiểu về môn tu
luyện kỳ diệu này, vui lòng gửi email qua hòm thư: ngvsan@gmail.com,
hoặc: facebook.com/ngvsan Tôi sẽ trả lời thư của các bạn.
Xin chân thành cảm ơn Đại Kỷ Nguyên.
PV: Cảm ơn nhà tâm linh Nguyễn Văn
San. Chúc anh thành công và thực hiện được tâm nguyện giúp nhiều người
hơn nữa thoát khỏi bệnh tật, có được cuộc sống khoẻ mạnh bình an.
(Toàn bộ ảnh trong bài do anh Nguyễn Văn San cung cấp)
Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một cựu phiên dịch thân cận – Phần II
Lê Anh Hùng - 16.8.2017
Ngày
15/8/2017, VOA đã đăng bài “Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một cựu phiên dịch thân cận”, ghi lại cuộc trò
chuyện giữa tác giả với Đại tá Đoàn Sự, người từng làm phiên dịch cho ông Hồ
Chí Minh. Đây là phần tiếp theo của câu chuyện, đặc biệt là nhằm trả lời câu hỏi
mà nhiều người quan tâm: “Hồ Chí Minh có phải là Hồ Tập Chương không?”[i]
“[…] Thứ hai, Cụ sống rất là keo kiệt. Nói
thật là thế. Cho nên gần Cụ thì vinh dự nhưng mà sợ lắm. Ăn uống, sinh hoạt rất
là khổ. Không có được cái gì tự do cả. Bác bảo, ‘Cái hoàn cảnh tôi ngày xưa… thực
ra con quan thật đấy, nhưng mà nghèo lắm, đói lắm… Các chú biết không, Nghệ
Tĩnh có câu “dân cá gỗ mà”...”
“Bác hỏi thì mình trao đổi, mình nói nhưng
mình không dám nói hết. Thực ra, tôi thấy Bác có mấy chỗ này. Thứ nhất, Bác rất
máy móc trong việc thiểu số phục tùng đa số. Cho nên trong Cải cách Ruộng đất,
trong Nghị quyết 9, trong tất cả các thứ, Bác không đồng ý, nhưng mà khi mình
là thiểu số thì Bác vẫn thuận theo. Nhưng mà sau này thấy sai rồi, đáng lẽ Bác
phải can đảm, dùng cái uy lực của mình để chặn cái chuyện đó lại thì lúc ấy Bác
lại không làm. Bác coi như một cuộc thí điểm, mà thí điểm tai hại không biết chừng
nào. Thứ hai, thực ra mà nói, cả cuộc đời mình, ông cụ đi từ lòng yêu nước
thôi, sang đến bên kia Cụ mới giác ngộ giai cấp, Cụ vào Đảng Xã hội, sau đó Cụ
mới vào cái đảng của Lenin, trong đó có vấn đề đấu tranh cho thuộc địa mà…
Trong vụ khủng bố Bukharin - Zinoviev [tức Vụ án Moskva], Cụ đã thấy rằng ở Nga có vấn đề. Cụ đã có suy nghĩ rồi. Cho nên tư
tưởng của Cụ, tuy rằng theo Marx-Lenin nhưng ngả dần về phía Tôn Dật Tiên, về
chủ nghĩa tam dân…”
“Vừa rồi tôi sang địa chỉ của Thanh niên Cách
mạng Đồng chí Hội, tôi giở những tài liệu giảng dạy ra. Trong đó có 3 người dạy.
Người thứ nhất là ông Lưu Thiếu Kỳ, lúc bấy giờ là Chủ tịch Công hội Trung Quốc.
Ông đến giảng về phong trào công đoàn. Người thứ hai là ông Bành Bái, lãnh tụ
phong trào nông dân. Ông giảng về phong trào nông dân của Trung Quốc. Còn ông cụ,
tất cả bài giảng của ông cụ là con đường cách mạng, trong đó phảng phất chủ
nghĩa tam dân. Tuy rằng cũng có lồng chủ nghĩa Marx-Lenin đấy, nhưng mà nó có
hơi hướng của chủ nghĩa tam dân. Bây giờ còn lại bút tích như thế. Thế cho nên
mình mới thấy là ông cụ cũng có cái khác, củng cố nhận thức của tôi, là Cụ theo
chủ nghĩa Marx-Lenin, Cụ dùng Marx-Lenin làm phương tiện, nhưng còn mục đích
thì Cụ không nói.”
“Cho nên vừa rồi ông Trương Minh Tuấn có viết
cái bài về việc Bác Hồ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa [bài “Kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo ra phát triển ngoạn mục cho đất nước”
của Bộ trưởng TT-TT] thì tôi bảo là không phải đâu. Câu ấy là người ta ghép cho
Cụ Hồ thôi, chứ trong Di chúc, Cụ có nói gì về chuyện ấy đâu. Cụ có nói gì đến
chuyện xây dựng CNXH đâu. Chính Cụ lại do dự chuyện ấy. Cho nên vừa rồi ông [GS]
Chu Hảo và cả ông [GS Nguyễn Khắc] Mai nữa đã nói rằng, đến giai đoạn giải
phóng dân tộc là Cụ bắt đầu bế tắc…”
“Có những trường hợp Cụ biết, như vụ Xét lại
này này. Cụ biết chứ sao không biết, là vì xử trí ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký của
Cụ; xử trí ông Võ Nguyên Giáp là tay chân của Cụ, v.v. Cụ biết cả. Nhưng lúc bấy
giờ Cụ bị sức ép. Sức ép thứ nhất là do đã phải dựa vào Trung Quốc, cho nên nó
chỉ đạo, nó ép Cụ. Sức ép thứ hai là bộ phận tả khuynh của ta đã tranh thủ điều
đó để nắm lấy quyền lực. Cụ thấy như thế cho nên trong những trường hợp đó, với
vị trí của Cụ, Cụ cũng gần như là để thí điểm xem nó thế nào. Trong vụ Nhân văn
Giai phẩm cũng thế. Cụ để cho ông Tố Hữu và ông Nguyễn Chí Thanh làm, chứ Cụ có
dính gì đâu. Nhưng mà cái dở nhất của Cụ là thế này, sau khi biết làm có kết quả
sai rồi thì phải mạnh dạn nhận ra mà trấn chỉnh cái đó lại thì Cụ lại không dám
làm. Và Cụ bị ảnh hưởng [bởi] cái đó rất mạnh…”
“Khi ra Nghị quyết 9, chuyển sang đấu tranh
vũ trang chính thức ở Miền Nam thì Cụ không tán thành. Và lúc bấy giờ Trung Quốc
khuyên thế này: Đánh nhau thì đánh, có lực lượng thì chuẩn bị, cứ dần dần mà
làm, nhưng mà không nên làm quy mô lớn. Vì nếu làm quy mô lớn lên thì Mỹ sẽ nhảy
vào đấy. Kinh nghiệm Triều Tiên mà. Cho nên Cụ cho rằng vẫn tổ chức đấu tranh ở
Miền Nam, vẫn thế này thế khác, nhưng mà gây dựng dần dần về ý thức, như vết dầu
loang thôi, chứ chưa phải đánh nhau lớn được. Nhưng mà các cụ nhà ta lại hăng
hái quá, cứ kiên quyết phải đánh, rồi thì là lập Đường 559... Cụ không tán
thành.”
“Hôm bỏ phiếu Cụ bỏ ra ngoài, không tham gia
bỏ phiếu. Ông Võ Nguyên Giáp, Ung Văn Khiêm, v.v. không tán thành, cho nên bị kỷ
luật cả nút đấy. Nhưng mà đa số, ông Duẩn, ông Thọ, ông Trường Chinh… thì lại
theo quan điểm này rồi. Thế thì khi xẩy ra, Cụ rất đau lòng. Lúc bấy giờ ông [Võ
Nguyên] Giáp giao cho ông [Lê Trọng] Nghĩa và ông Đỗ Đức Kiên [Cục trưởng Cục
Tác chiến] chuẩn bị một cuộc chiến đấu có quy mô lớn, chứ chưa phải cuộc tổng
phản công – một cuộc chiến đấu về vấn đề chiến lược, đánh mạnh để tạo áp lực,
chứ chưa phải tổng phản công, vì điều kiện chưa đầy đủ. Thế nhưng các cụ nhà ta
lại nghe các báo cáo ở Miền Nam ra – bây giờ khắp nơi tốt lắm rồi, bây giờ nổi
lên một cái là nó lật nhào ngay… Nhân thể đó đả luôn ông Giáp, bắt một loạt tay
chân của ông Giáp, từ Cục trưởng Tác chiến, Chánh Văn phòng, Cục trưởng Tình
báo… kể cả ông Nguyễn Văn Vịnh, Trung tướng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thống nhất. Và cô
lập Cụ, không cho Cụ tham gia gì cả, cứ lấy lý do là Cụ ốm đau mà, rồi tống Cụ
đi.”
“Chính sai lầm đó mà sau này một bà nhà văn
Pháp đã viết một cuốn sách mà ta có dịch ra nhưng cắt phần đó đi. Bà nói, chính
sai lầm Mậu Thân đã dẫn đến cái chết của ông Hồ Chí Minh. Chứ với điều kiện ấy,
ông Hồ Chí Minh [lẽ ra] chưa chết đâu. Nhưng vì ông bị thất bại quá nhiều,
trong việc thí điểm, nào là vụ Nhân văn, v.v. rồi dồn đến cái cuối cùng là
không thực hiện được ý đồ, mà bị các ông kia lấn át, cho nên ông suy nghĩ, suy
sụp và dẫn đến cái chết của ông.”
“Ngay từ hôm chuẩn bị Tết Mậu Thân, ông cụ
đi máy bay từ Bắc Kinh về Hà Nội, xuống đến sân bay thì sân bay xẩy ra sự cố
[ông Vũ Kỳ từng kể về sự cố bí hiểm có thể dẫn đến tai nạn này – đèn chỉ huy
trên sân bay bị chệch 15 độ – trong bài “Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy” trên Văn Nghệ số Tết Mậu Dần 1998]. Lúc đó ra đón chỉ có ông Duẩn,
ông Đồng, ông Thọ thôi…”
“Đến Tết, theo quyết định của Bộ Chính trị,
Cụ lại đi [Trung Quốc] nghỉ. Cụ đi nghỉ mà có mang gì đâu, mỗi một ông Vũ Kỳ
thôi. Hệ thống điện đài, hệ thống thông báo cho Cụ đều bị cắt hết. Cho nên Cụ
có biết gì đâu. Vì vậy Cụ rất khổ tâm trong chuyện này. Cho nên ở trong Cụ Hồ nếu
nhìn cho kỹ thì nó có cái bi kịch, bi kịch cuộc đời, không đơn giản đâu. Nhưng
bây giờ tôi rất phản đối có những người với ý đồ xấu [với Cụ], hết chuyện này
chuyện nọ…”
“Cậu đã có cuốn ‘Hồ Chí Minh sinh bình khảo’
chưa? Tôi sẽ cho cậu một cuốn… Là vì thế này, khi tôi sang Quảng Châu [thăm trụ sở Việt Nam Thanh niên
Cách mạng Đồng chí Hội], tôi vào cái buồng mật thì [ở đó] có cả cuốn này. Người
ta [những người phụ trách di tích] hỏi tôi, ‘Cụ thấy cuốn này thế nào?’ Tôi hỏi
lại, ‘Các vị thấy thế nào?’ Họ bảo, ‘Làm gì có cái chuyện này. Đây là họ phịa
ra thôi, nhưng mà chúng tôi lưu lại đây để tham khảo.’”
“Trên gác hai di tích trụ sở Việt Nam Thanh
niên Cách mạng Đồng chí Hội có một buồng rất to, ảnh rất nhiều. Lúc mình đến, đầu
tiên họ không cho vào. Mình mới trình bày thì họ hẹn: ‘10h ngày mai mời Cụ đến’.
10h hôm sau mình đi ô tô đến thì mình thấy họ đã sắp xếp lại. Những ảnh nào có
những người thân thiết với Cụ Hồ nhà mình thì họ để, nào là Mao, Chu Đức, Lưu
Thiếu Kỳ… còn những người nào mà mình không khoái (như Đặng Tiểu Bình) thì họ cất
đi. Nhưng họ lại để nhiều hình ảnh của ông Hoàng Văn Hoan, khi sang Trung Quốc
thế nào. Khi xem thì tôi chỉ xem qua, vì tôi biết rồi. Bà phụ trách (ở đó chỉ
2-3 người thôi) nói: ‘Ở đây còn một buồng mật, chúng tôi chỉ mở cho một số cán
bộ nghiên cứu, cần biết thì xem thôi. Ông có muốn xem không?’ ‘Ồ, thế thì hay
quá!’ ‘Nhưng chỉ ông xem thôi nhé. Những người đi với ông không vào được đâu
nhé.’ Thế là họ mở, buồng nhỏ thôi. Trong đó có cả ‘Hồ Chí Minh sinh bình khảo’,
có cả những tài liệu của Hoàng Văn Hoan và những tài liệu khác… Mình xem qua một
lượt xong thì họ hỏi mình, mình bảo: ‘Tôi thì tôi nói thật tôi tuy không lâu
nhưng cũng đã tiếp xúc với Cụ Hồ. Và ngay từ thời kỳ đó tôi thấy là không thể
đóng giả Cụ Hồ được. Đóng giả Cụ Hồ thế nào được. Sau này [gặp] bà Tống Khánh
Linh, bà… v.v. rồi về phụ trách lớp học cán bộ cao cấp của ta ở trường đảng thì
những Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong… đều biết Cụ Hồ chứ sao không biết. Chuyện đó
không giả được, mà chỉ là phịa thôi…”
“Hiện nay tôi có 2-3 bản [Hồ Chí Minh sinh
bình khảo] gì đấy. Nếu cậu thích thì lấy về tham khảo thôi. Chứ còn tất cả tài
liệu đó, nó viết nó phịa lắm, mà nó có những cái vô lý lắm. Vừa rồi ông Hà Tuấn
Trung [nguyên Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, TBT Tạp chí Kiểm tra] đã vạch
ra cái sai trái của chuyện này rồi. Nhưng ông mới chỉ vạch sơ sơ thôi...”
“Đứng về chữ nghĩa mà nói, Cụ Hồ chỉ có 4 thứ
tiếng giỏi thôi… Còn những thứ tiếng khác nói thế thôi chứ không giỏi đâu… Cụ
giỏi Tiếng Pháp nhất. Sau rồi đến Tiếng Trung… là vì ở nhà Cụ đã học tam thư
ngũ kinh Tiếng Hán rồi. Sau này sang Nga, Cụ lại học ba khoá Tiếng Nga… nên Tiếng
Nga của Cụ rất khá… Từ Tiếng Pháp cụ lần ra Tiếng Anh, nhưng Tiếng Anh của Cụ
thì vừa phải thôi…”
“Khi nó viết cái cuốn ấy [‘Hồ Chí Minh sinh
bình khảo’] là nó có ý đồ xấu rồi. Cho nên nó lợi dụng tất cả các khía cạnh.
Ngay trong cuốn ấy cũng có những chi tiết mâu thuẫn nhau cơ mà…”
Tác
giả [Lê Anh Hùng] nói với Đại tá Đoàn Sự (về cuốn “Hồ Chí Minh sinh bình khảo”):
“Đây là âm mưu của cả Trung Quốc lẫn ban lãnh đạo Việt Nam. Trung Quốc thì rõ
ràng rồi. Lãnh đạo Việt Nam thì muốn trên không gian mạng, công chúng cứ cãi
nhau về một chuyện vớ vẩn, vô bổ, một chuyện không có thật, làm mất thời gian
và gây chia rẽ. Riêng chuyện này đã gây chia rẽ rồi. Đó là thứ nhất. Thứ hai, họ
có ý đồ là muốn dân chúng hiểu rằng ‘Ừ, bây giờ Việt Nam đang lệ thuộc Trung Quốc
đấy, nhưng chúng tôi đang phải giải quyết hậu quả của cái ông Hồ Tập Chương kia
để lại.’ Lý do thứ ba là họ muốn tạo điều kiện, dọn đường về dư luận cho Hoàng
Trung Hải lên nữa.”
*Xem toàn bộ cuộc trò chuyện giữa
Đại tá Đoàn Sự và nhà báo Lê Anh Hùng trên Youtube tại địa chỉ: https://youtu.be/2B4j2xGoAss.
Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một cựu phiên dịch thân cận
Lê Anh Hùng , 15.8.2017
Hồ
Chí Minh là một nhân vật gây rất nhiều tranh cãi không chỉ ở Việt Nam, mà cả trên
thế giới. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày người khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà giã từ trần thế, song hình ảnh của ông vẫn phủ bóng lên gần
như mọi sinh hoạt chính trị quan trọng trên dải đất hình chữ S, đồng thời in đậm
trong tâm trí hàng triệu người dân Việt. Chừng đó đủ cho thấy việc mô tả chân
dung nhân vật lịch sử này nhạy cảm và dễ đụng chạm đến thế nào.
Tuy
nhiên, khi thời gian càng lùi xa thì người ta càng có cơ hội để hình dung ra bức
tranh nhân cách đầy đủ của ông từ những góc nhìn đa chiều. Dưới đây là hình ảnh
cố Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh dưới con mắt một người từng là phiên dịch thân
cận, qua cuộc trao đổi của tác giả với ông vào ngày 31/7 vừa qua.[i] Đại
tá Đoàn Sự nguyên là phiên dịch Tiếng Trung trong đại bản doanh của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ. Năm 1955, khi đang dạy Tiếng Trung cho Thiếu tướng
Trần Quý Hai, Phó Tổng tham mưu trưởng, ông được điều sang Trung Quốc để làm
phiên dịch cho một nhóm cán bộ quân đội cao cấp đang học tại một trường quân sự
ở Nam Kinh, do Thượng tướng Tống Nhiệm Cùng (cựu Phó Tổng Tư lệnh Chí nguyện
quân tại Triều Tiên, về sau là Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương) làm hiệu trưởng.
Khoá học gồm chừng 20 người, với những tên tuổi như Vương Thừa Vũ, Phùng Thế Tài,
Hoàng Minh Thảo…
Vài
tháng sau, Đại sứ Hoàng Văn Hoan đến thăm Hiệu trưởng Tống Nhiệm Cùng thì gặp
người em trai của Đại tá Lê Trọng Nghĩa (tên thật là Đoàn Xuân Tín, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng, Cục trưởng
Cục Quân báo, trợ tá thân cận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Viên Đại sứ liền
điều ông về Bắc Kinh tăng cường cho phòng quân sự của ĐSQ (lúc đó mới chỉ có 2
người và còn thiếu kinh nghiệm). Ông được giao nhiệm vụ làm bí thư thứ ba và trợ
lý cho tuỳ viên quân sự ĐSQ, và ở đấy cho đến đầu năm 1960 mới về nước.
Lúc
bấy giờ cả ĐSQ Việt Nam tại Bắc Kinh chỉ có 4 người thành thạo Tiếng Việt và Tiếng
Trung (ông về ĐSQ một thời gian thì Đại sứ Hoàng Văn Hoan về nước, ông Nguyễn Khang
sang thay): Phó Đại sứ Phạm Bình; một người Trung Quốc; ông Đặng Nghiêm Hoành, người
về sau trở thành Đại sứ tại Trung Quốc từ 1989-1997; và ông Đoàn Sự. Ông Phạm
Bình là Phó Đại sứ nên làm phiên dịch không tiện; ông người Trung Quốc cũng vậy;
ông Đặng Nghiêm Hoành thì chưa phải đảng viên. Vì thế, ĐSQ quy định là những việc
gì liên quan đến đảng (nhất là những chuyện cơ mật) thì ông Đoàn Sự được giao
nhiệm vụ làm phiên dịch. Vậy nên mỗi khi ông HCM sang Trung Quốc thì ông Đoàn Sự
lại đi theo.
“Đi theo nhưng thực ra mình có làm cái gì
đâu. Ông Cụ nói thẳng chứ có cần gì… Ông Cụ cứ thoăn thoắt sang luôn…”
Nhiệm
vụ chủ yếu của ông Đoàn Sự vì thế là để theo dõi xem các vị lãnh đạo trao đổi với
nhau những gì, có gì quên không ghi lại hay không; và để nhắc nhở lãnh tụ trong
trường hợp ông đang nói chuyện với nhiều người mà với vị thế nguyên thủ quốc
gia, ông không nên nói Tiếng Trung.
Bấy
giờ Liên Xô tặng cho Việt Nam 1 chiếc máy bay IL-18 (họ còn tặng cho Mao Trạch
Đông và Chu Ân Lai mỗi người 1 chiếc). Do Việt Nam chưa có người lái cũng như
chỗ chứa máy bay nên chiếc IL-18 này được gửi lại Bắc Kinh. Khi nào ông Hồ cần
sang Trung Quốc thì viên phi công người Trung Quốc sẽ bay từ Bắc Kinh sang Hà Nội
để đón ông. Ông Đoàn Sự vì thế cũng thường xuyên đi đi về về giữa Bắc Kinh và
Hà Nội.
“[…] Lần này… khoảng tháng Sáu, tháng Bảy gì
đấy, Bác đi Liên Xô dự hội nghị 61 đảng về [Bắc Kinh]. Bác vào thăm ông Mao Trạch
Đông. Ông ấy bảo: ‘Này, tôi trông anh sắc thái không được khoẻ. Ở lại đây nghỉ
một thời gian. Anh về bây giờ công việc bận rồi ốm đấy.’ Cụ Hồ thì rất nể. Người
khác mà nói [thế] là không được với Cụ đâu. Cụ nói thế này: ‘Vâng. Tôi xin chấp
hành chỉ thị của Chủ tịch.’ Thế là ông ở lại…”
“Sống với ông Cụ thì thấy vinh dự, nhưng mà
rất khó sống… vì ông Cụ khó tính lắm, chứ không phải dễ đâu. Cụ chỉ dễ tính với
mấy bà phụ nữ thôi… muốn cái gì cho cái đó, rất là thân thiết… Còn mấy ông con trai, nhất là mấy ông có tuổi
đến, là Cụ mắng cho sa sả đấy…”
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Tư tưởng HCM là
đa nguyên đa đảng. Lúc đầu, năm 1945, Cụ cho thành lập Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội.
Ngoài ra còn có Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội. Năm đảng cơ
mà…”
“Cụ bảo, lúc nào trong con người ta cũng có
cái nhân và cái nghĩa, có cái thiện và cái ác. Có người cái thiện nhiều, cái ác
ít. Nhưng người nào cũng có cả. Cho nên phải làm thế nào để giảm bớt cái ác,
phát huy cái thiện của người ta. Đừng quan niệm rằng đã là kẻ thù là xấu…”
“Thực ra ban đầu Cụ về, Cụ rất muốn đi theo
con đường quan hệ với Mỹ đấy… Tôi còn có tài liệu về việc Cụ gửi cành đào cho
ông Ngô Đình Diệm. Chính Cụ rất muốn lợi dụng chuyện đó… Xẩy ra cuộc chiến
tranh Việt - Pháp là Cụ đã hết sức nhân nhượng rồi, nhưng vì rằng tình thế lúc
đó, cộng với các nước cộng sản đã muốn rằng đây là một chiến trường để thử
thách. Do đó buộc ta phải nhảy vào chiến tranh. Trong chiến tranh, về sau này,
khi trận Điện Biên Phủ xong rồi… chuyển sang thời kỳ đánh Mỹ. Quan điểm của Cụ
về chuyện đó là khác. Cụ rất muốn để cuộc chiến tranh ấy cố gắng giữ ở mức độ
nào đó để Mỹ không vào được. Nhưng mà các ông nhà ta cứ làm…”
“Khi thành lập nước, Cụ Hồ cho giải tán trường
luật. Điều đó là không được, vì lúc đó Cụ quan niệm trường luật là theo luật
pháp của đế quốc, cho nên Cụ giải tán. Chính ra là phải bảo vệ trường luật để
sau này xây dựng hệ thống pháp luật.”
Ông
Đoàn Sự vừa sang Quảng Châu từ ngày 30/5 - 9/6, thăm di tích trụ sở Việt Nam
Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Ông tìm ông Hoàng Tranh, nguyên Phó Viện trưởng
Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, người từng viết một cuốn sách về bà Tăng
Tuyết Minh, nhưng không gặp. Năm 1955, ông từng đến thăm bà Tăng Tuyết Minh. Lần
này ông đến thì bà đã mất (từ năm 1991). Người ta nói là phần mộ của bà không
có, vì khi mất, bà yêu cầu thiêu xác và thả tro xuống dòng sông Hồng.
“Cụ Hồ có bao nhiêu vợ thì tôi không lạ gì,
nhưng trong số những người quan hệ với Cụ thì chỉ có bà Tăng Tuyết Minh là có
làm lễ thành hôn rõ ràng…”
Khoảng
năm 1955-1956, Hồ Chí Minh gặp Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đông Đào Chú. Trong cuộc gặp
đó, Đào Chú muốn đưa bà Tăng Tuyết Minh về với Hồ Chí Minh, nhưng ông Hồ từ chối,
nói rằng với vị trí của mình lúc này mà có vợ là người nước ngoài thì sẽ mang
tiếng. Ý kiến của Bộ Chính trị là không nên, mà chỉ yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ
cho bà tồn tại thôi. Bà Tăng Tuyết Minh không lấy ai cả. Khi về hưu bà được hưởng
trợ cấp đặc biệt. Năm 1955, ông Đoàn Sự đã cùng Đại sứ Hoàng Văn Hoan bí mật đến
thăm bà. Lúc bấy giờ ông Hồ Chí Minh giao cho ĐSQ hàng năm đến thăm và tặng quà
cho bà. Ông Hoàng Văn Hoan dặn ông là phải giữ bí mật về chuyến đi, không được
nói cho ai biết. (Ông Hồ Chí Minh không gặp lại bà Tăng Tuyết Minh lần nào nữa.)
“… Tôi còn tìm hiểu và biết là Cụ Hồ còn nhiều
đám lắm… Nguyễn Thị Minh Khai, kể cả với bà Tống Khánh Linh… Năm 1924 [?] cụ từng
sang Vienna, cụ yêu cả bà Tống Khánh Linh đấy. Khi tôi đưa Cụ về Thượng Hải để
thăm bà Tống Khánh Linh thì đi chiếc xe mui trần. Lúc bấy giờ bà Tống Khánh
Linh là Phó Chủ tịch nước… Hôm đó tháng Sáu, tháng Bảy gì đó… Cụ Hồ ngồi bên cạnh
bà Tống Khánh Linh… Giời nắng, ông cụ lấy cái mũ chụp lên đầu bà ấy… Khi về đến
chỗ ở của bà Tống Khánh Linh, Cụ Hồ gọi Tống Khánh Linh là “Tống muội”… Bọn tôi
mới thầm thì: “Gớm, sao mà đẹp đôi thế!”… Bác Hồ không kể [chuyện tình với bà
Khánh Linh], nhưng qua những chuyện đó, rồi qua [việc] ông Vũ Kỳ kể lại những mối
tình của Bác… Ông ấy [Vũ Kỳ] kể cả bà Tống Khánh Linh, ông ấy kể cả vợ của ông
Hồ Tùng Mậu nữa cơ… vân vân… nhiều lắm… Tại vì thế này này, thời kỳ hoạt động
cách mạng, các ông ấy cứ ghép nhau… Cũng như là bà Nguyễn Thị Minh Khai, có dạo
sống với Cụ Hồ đấy chứ, mà đăng ký đi học là vợ chồng đấy chứ…”
“Thế nhưng những chuyện đó là bình thường
thôi… ta bây giờ cứ xoay vào đó, rồi thì là khoét sâu nó… thực ra chẳng ra gì cả.
Khi tôi ở Hàng Châu với Cụ, có hôm thứ Bảy rỗi rãi, tôi mới bảo bà Tống Minh
Phương là hỏi xem người yêu của Cụ Hồ có những ai và ở đâu, vì anh Vũ Kỳ cứ bảo
rằng ông ấy [HCM] có quyển sổ tay ghi tháng nào thì phải gửi thư cho bà Madam
này, Madam kia… Mình mới gạ hỏi… Đang vui vẻ cười thế này. Bà Tống Minh Phương với Cụ Hồ bình thường rất là thân, cho nên bà mới bạo dạn bảo: ‘Bác
ơi, Bác kể những mối tình của Bác cho chúng tôi nghe với nào.’ Thế là Cụ nghiêm
mặt lại Cụ bảo: ‘Bây giờ có lẽ không còn chuyện gì để moi chuyện tôi nữa nên
các cô các chú lại… Kể ra bây giờ thì chưa phải lúc. Nhưng mà thôi, hôm nay tôi
cũng nói sơ cho cô chú… Tôi là người, chứ tôi không phải là ông thánh. Tôi có
nhu cầu tất cả mọi thứ. Khi ra ngoài tôi ở đâu tôi cũng có người yêu cả. Mà người
yêu không phải chỉ là [quan hệ] vớ vẩn, người yêu là phải sống với nhau như vợ
chồng đấy. Nhưng mà tôi phải có nghị lực…’ Sau rồi Cụ mới chỉ vào mình…: ‘Khi
tôi ở nước ngoài, tôi diện hơn các cô các chú nhiều lắm. Tôi không ăn mặc thế
này đâu. Sau này về Trung Quốc rồi, tôi thấy mặc thế này nó tiện hơn. Nó phù hợp
với Á Đông hơn…’.”
“Ông Cụ cũng có những cái hóm hỉnh lắm. Thí
dụ như hôm tôi đưa Cụ đi đảo Hải Nam về, [chỉ tay lên tường] khi chụp cái ảnh
này này. Khi lên bên Châu Giang ở Quảng Châu… [người ta] huy động dân Quảng
Châu đông lắm, đứng ở bên sông hoan nghênh. Ô tô từ trên tàu chạy thẳng lên. Cụ
ngồi trên xe vẫy tay. Về chỗ nghỉ rồi chúng tôi mới hỏi, ‘Tại sao dân hoan
nghênh đông thế nhỉ?’ Cụ bảo, ‘Chú Sự xem tại sao?’ ‘Thưa Bác, vì Bác là bạn
thân của ông Mao, bạn thân của ông Lưu Thiếu Kỳ, bạn thân của ông này ông khác...
Chứ cháu ở Trung Quốc 8 năm nay rồi, cháu đi rất nhiều nơi rồi, nhưng mà cháu
chưa thấy các nguyên thủ quốc gia các nước khác đến các tỉnh người ta hoan
nghênh lắm, người ta bình thường thôi, chỉ mấy ông lãnh đạo gặp nhau thôi.’ Thế
là Cụ cười, Cụ bảo, ‘Ờ, thế cũng có lý. Nhưng mà này, người ta hoan nghênh
chúng ta là người giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, người ta không hoan
nghênh chúng ta bởi chúng ta là cộng sản đâu.’ Lúc bấy giờ cách đây 60 năm nhé.
Tôi mới thấy lạ quá. Tôi không dám hỏi gì. Tôi im. Sau tôi quay lại tôi hỏi ông
Vũ Kỳ, ‘Quái nhỉ. Cụ Hồ 100% là cộng sản mà sao Cụ nói câu gở thế nhỉ?’ Ông Vũ
Kỳ vuốt râu bảo, ‘Cái này phải suy nghĩ lâu dài. Ông cụ nói là có hàm ý sâu sắc
lắm đấy.’
“60 năm sau, tôi nhớ lại chuyện này. Vừa rồi
tôi sang [Trung Quốc] tôi đã đến bến Châu Giang, cái nơi mà tôi đón Cụ Hồ để
tôi nhớ lại cái đó, là ngay từ đó Cụ Hồ đã có cái suy nghĩ như vậy. Do đó nên vừa
rồi rất nhiều người viết rất nhiều chuyện về Cụ Hồ... thì có cái tôi công nhận [đúng].”
Việt Nam cô đơn và
lạc trong một thế giới bất an và bất định
Nguyễn Quang Dy
“Chỉ có những kẻ khôn ngoan nhất và ngu xuẩn
nhất là không thể thay đổi” (It is only the wisest and the stupidest that
cannot change). (Khổng tử- 551-479
BC)
Có thể nói ngay (mà chưa cần phân tích) là Việt Nam cô đơn và lạc trong
một trật tự thế giới mới bất an và bất định, của một thế giới “không
phẳng” (xin lỗi Tom Friedman). Nhiều nước cũng khốn đốn (như Venezuela)
chứ không riêng Việt Nam. Nhưng Việt Nam đang trong một tình thế hiểm
nghèo (vì Trung Quốc đè) và có đặc thù riêng cần làm rõ. Chủ nghĩa “đặc
thù” (exceptionalism) và “tiệm
tiến” (Gradualism) cùng với chủ
nghĩa “cực đoan” (extremism)
và “giáo điều” (dogmatism),
chính là những rào cản trước đòi hỏi đổi mới và tiến bộ. Sau nhiều năm
cố gắng đổi mới và hội nhập với thành quả đáng kể, Việt Nam đang tụt hậu
so với láng giềng. Tuy có nhiều tài nguyên và nguồn nhân lực, nhưng đất
nước đang kiệt quệ về tài chính và phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy hô khẩu
hiệu “làm bạn với tất cả”,
nhưng Viêt Nam vẫn “thân cô thế cô”
(Bill Hayton), bị bắt nạt nhưng không có đồng minh bênh vực. Trong khi
sa vào “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam vẫn chưa chịu thay đổi thể
chế.
Trật tự thế giới
mới
Năm 2016 được đánh dấu bởi hiện tượng “Brexitism”
(tại Anh) và Trumpism (tại
Mỹ). Đó là một xu thế mới tạo ra một bước ngoặt lịch sử, và mở ra một
thời kỳ mới, không chỉ đối với Anh mà cả Cộng đồng Châu Âu, không chỉ
đối với Mỹ mà cả thế giới. Toàn cầu hóa đang bị thách thức bởi chủ nghĩa
dân tộc đang trỗi dậy, các giá trị và thành quả của nó đang bị phản bác.
Tự do thương mại bị thay thế bởi chủ nghĩa biệt lập (như
America First). Các giá trị
dân chủ tự do (liberal democracy) bị thách thức, và nhân quyền bị coi
nhẹ. Trật tự thế giới đang thay đổi như một số học giả đã từng cảnh báo
trong cuốn “The End of History”
(Francis Fukuyama) hay “The End of
Power” (Moises Naim). Tuy có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng hầu
hết đều nhất trí là trật tự thế giới mới bất an và bất định, thậm chí
“vô chính phủ”(Robert
Kaplan, “Eurasia’s Coming Anarchy”,
Foreign Affairs, February 15, 2016).
Trong khi phương Tây và Mỹ đi xuống (falling), thì phương Đông đi lên
(rising) với sự trỗi dậy đầy ấn tượng của Trung Quốc. NATO và EU phân
hóa do tác động của Brexitism & Trumpism. Sau khi Anh rút khỏi EU, Pháp
cũng lao đao, còn Đức phải suy nghĩ lại về an ninh của mình. Trong khi
đó, Trung Quốc tranh thủ cơ hội, thách thức Mỹ và trật tự thế giới do Mỹ
cầm đầu, với “Giấc mộng Trung hoa” (China
Dream) và bàn cờ lớn “Một Vành đai, Một Con đường” (One belt, One road). Hiện nay, bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, và
Biển Đông đã trở thành những điểm nóng như “thùng thuốc súng” (powder
kegs). Trước sự trỗi dậy đầy thách thức của Trung Quốc và sự rút lui của
Mỹ, Nhật buộc phải tự lo cho an ninh của mình bằng cách sửa đổi
Hiến pháp (điều 9) để có thể tái
vũ trang. Đây là một thay đổi rất lớn trong bức tranh địa chính trị Đông
Á, có thể làm thay đổi cục diện chiến lược tại khu vực.
Trong bối cảnh đó, nhiều nước phải điều chỉnh thể chế và chính sách để
thích ứng với môi trường và trật tự thế giới mới. Nhưng với nhiều người,
thay đổi tư duy “đặc thù” là việc không hề dễ. Người ta vẫn hành xử như
“thời chiến tranh lạnh”, ngộ nhận về quyền lực và vị thế của mình, mà
không lường được hệ quả. Sự ngạo mạn và ngộ nhận quyền lực không đúng
lúc, đúng chỗ, sẽ dẫn đến tai họa. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một ví
dụ.
Mỹ có thể cử biệt
đội SEAL xâm nhập Pakistan để tìm diệt Osama Bin Laden (2/5/2011), và
Trung Quốc cũng có thể cử các biệt đội “Săn Cáo” (Fox
Hunt) sang Mỹ và các nước khác để săn lùng các quan chức tham nhũng
của họ đang lẩn trốn. Nhưng Việt Nam không phải là Mỹ hay Trung Quốc.
Mình phải tự biết mình là ai và đang ở đâu. Lúc này, Việt Nam đang trong
một tình thế đầy hiểm nghèo, cả về kinh tế lẫn chủ quyền Biển Đông.
Trong một quan hệ bất đối xứng (asymmetric)
các nước nhỏ hơn và yếu hơn càng phải thao lược. Nói cách khác, đừng nên
quá sợ Trung Quốc, nhưng cũng đừng nên coi thường Đức, là đối tác chiến
lược quan trọng nhất trong số các nước EU (nhất là sau khi Mỹ rút khỏi
TPP).
Theo các chuyên
gia, Trung Quốc đã ứng dụng “Tam chủng Chiến pháp” (Three
Warfares doctrine) bao gồm “chiến tranh tâm lý”
(psywar),
“chiến tranh pháp lý” (lawfare),
và chiến tranh truyền thông (media warfare),
để đạt được mục tiêu chiến lược. Theo binh pháp Tôn Tử, thượng sách là
“thắng mà không cần đánh” (winning
without fighting). Trung Quốc quen dọa nạt và bắt nạt (bluffing and
bullying) các nước láng giềng tại Biển Đông, cũng như tại Doklam (nơi
đang diễn ra xung đột giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Bhutan). (Brahma Chellaney, “Calling the
Chinese bully’s bluff”, Project Syndicate, August 8, 2017).
Việt Nam đi về đâu
Trong giai đoạn đổi mới lần thứ nhất (từ 1986), đặc biệt là sau khủng
hoảng tài chính Châu Á (từ 1997), khi kinh tế một số nước bị đình trệ
thì Việt Nam nổi lên như “con hổ mới” ở Châu Á. Nhưng đáng tiếc là chưa
đầy 10 năm dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2006-2016), kinh tế Việt
Nam chưa kịp cất cánh thì đã lụn bại. “Con hổ mới” đã biến thành “con
mèo hoang”.Các nhóm lợi ích
thân hữu đã lợi dụng thể chế độc quyền độc đảng để lũng đoạn và tham
nhũng, biến các tập đoàn kinh tế nhà nước (những “quả
đám thép”) thành gánh nặng thua lỗ và nợ nần (như Vinashin). Mô hình
kinh tế thị trường “định hướng
XHCN” đã đẻ ra một thứ quái thai là “tư
bản đỏ”. Các nhóm lợi ích được chính quyền bảo kê đã kết hợp “CNXH
thân hữu” (là cái vỏ) với CNTB hoang dã (là cái ruột) trong một cuộc hôn
phối vụ lợi. Đoàn tàu cách mạng Việt Nam đã bị chúng bắt cóc và bẻ ghi
chạy theo một hướng khác.
Trong khi Trung Quốc cải cách kinh tế thành công và “cất cánh” với mô
hình phát triển mang “bản sắc Trung Quốc”, được các học giả phương tây
gọi là “nền độc tài bền vững” (resilient
authoritarianism), thì Việt Nam thất bại. Nguyên nhân vừa do thể chế
bất cập (structural gaps) giữa
kinh tế thị trường và định hướng XHCN, vừa do điều hành tồi (operational failure) và quản trị kém (poor governance) cộng với tham nhũng tràn lan. Một khi quyền lực và
tham nhũng không bị kiểm soát, thì nó sẽ hoành hành như con quái vật
Frankenstein bị xổng. Tư duy “kiểu Việt Nam” dựa trên sự ngộ nhận về
tính “đặc thù” (exceptionalism)
và tư tưởng “giáo điều” (dogmatism),
bị các nhóm lợi ích lợi dụng và thao túng để trục lợi.
Cải cách hành chính bị vô hiệu hóa bởi chống đối ngầm (passive
resistance). Luật doanh nghiệp bị gây khó dễ bởi các loại “quy
trình” và “giấy phép con” (thậm chí vi hiến) được các bộ ngành và địa
phương đặt ra để trục lợi (rents seeking). Mọi việc đều bị chính trị hóa. Thói quen tư duy
(mindset) “kiểu Việt Nam”, và cách làm việc “không giống ai” đã bị dập
khuôn thành “quy trình” dựa trên danh nghĩa “hệ tư tưởng XHCN” (như bất
khả xâm phạm), nên rất khó thay đổi. Ví
dụ cái “loa phường”, ai cũng biết là đã quá lỗi thời, nhưng đến tận bây
giờ người ta vẫn chưa từ bỏ. Đó là những sản phẩm ý thức hệ từ thời “chính
trị là thống soái”.
Kết quả là tài nguyên thiên nhiên (“rừng vàng biển bạc”) đang cạn kiệt
dần. Trong khi dầu khí, than đá, kim loại (và kể cả cát) sắp hết, thì ô
nhiễm môi trường ngày càng tăng, nhiều nơi tới mức báo động, như bờ biển
miền Trung (bị ô nhiễm bởi Formosa), hoặc không khí ô nhiễm tại Hà Nội.
Tài chính quốc gia đang cạn kiệt: ngân sách thu không đủ chi, dự trữ
quốc gia chỉ đủ trả nợ đến hạn. Chính phủ không biết lấy tiền từ đâu để
đầu tư phát triển, trong khi viện trợ phát triển (ODA) đang cạn dần. Nạn
tham nhũng tràn lan đã làm giảm tín nhiệm của Việt Nam trước cộng đồng quốc
tế, và lòng tin của người dân cũng đang cạn kiệt. Nhiều người cảm thấy
bất an và bất lực đành “bỏ phiếu bằng chân”. Mỗi năm có khoảng một trăm
ngàn người bỏ đất nước ra đi. Họ có thể là doanh nhân, trí thức, hay
quan chức. Dòng người di cư ngày càng đông đã gây ra nạn chảy máu chất
xám và thất thoát tài chính. Cũng như người Trung Quốc, người Việt đang
đổ xô di cư sang Mỹ, Canada, Úc, Anh, và các nước phương Tây khác.
Khủng hoảng kép
Trong tháng 7/2017, có hai sự cố như “khủng hoảng kép” (double crises)
vào thời điểm nhạy cảm, đặt Việt Nam vào thế mắc kẹt.
Thứ nhất là khủng hoảng do khoan dầu tại Biển Đông. Việt Nam đã yêu cầu
Repsol ngừng khoan thăm dò lô 136-03 trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc đe dọa tấn công các cứ điểm Trường
Sa nếu Việt Nam không chịu dừng. Dù ngừng tạm thời hay lâu dài, Việt Nam
khuất phục Trung Quốc về quyền khai thác dầu khí, do không có đồng minh
bảo vệ, và không đủ sức mạnh răn đe. Thứ hai là khủng hoảng ngoai giao
Viêt-Đức. Việt Nam đã dùng hạ sách bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin
và đưa về nước (theo thông báo của phía Đức) “như
một bộ phim hành động thời chiến tranh lạnh”. Đức đã phản ứng mạnh
mẽ, lên án Việt Nam vi phạm luật pháp Đức và quốc tế một cách “trắng
trợn” (blatant) và “chưa từng có” (unprecedented).
Vụ bắt cóc này đang
dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng chưa lường hết, vì cả hai phía đều
đang bị mắc kẹt. Chính phủ Đức coi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là “không
thể chấp nhận được” (unacceptable) và “không thể bỏ qua”. Đức đang đặt
mọi phương án trừng phạt Việt Nam lên bàn (và chờ thái độ phản ứng của
Việt Nam), đúng lúc Việt Nam cần Đức ủng hộ Hiệp định tự do thương mại
(EVFTA),
cũng như tranh chấp tại Biển Đông. Đức là đối tác chiến lược quan trọng
nhất của Việt Nam tại EU.
Đối với Việt Nam, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai sau Trung Quốc và
là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Mỹ. Thương mại song phương
Viêt-Đức tăng từ $10 tỷ (2006) lên $48 tỷ (2016). Sau khi TPP bị Mỹ bỏ
rơi, thì có lẽ EVFTA là cái phao cứu sinh duy nhất đối với Việt Nam.
Nhưng, thủ tướng Angela Merkel có thể gây áp lực với các nước EU phủ
quyết EVFTA cho Việt Nam (dự kiến năm 2018).
Hiện nay, Viêt Nam đang bị bao vây bởi quá nhiều vấn đề nan giải (như
“thập diện mai phục”). Nhưng nan giải và bức xúc nhất vẫn là vấn đề nợ
công và Biển Đông. Việt Nam làm thế nào để trả nợ và đối phó với nguy cơ
vỡ nợ (nếu mất khả năng thanh toán) hay nguy cơ xung đột Biển Đông do
tranh chấp chủ quyền và khai thác dầu khí (không thể nhân nhượng)? Liệu
Trung Quốc có dám tấn công Trường Sa (như năm 1988) hay chỉ hù dọa bắt
nạt Việt Nam, theo kế “rung cây dọa khỉ” và “bất chiến tự nhiên thành”
(trong Binh pháp Tôn Tử)?
Tại hội nghị
ngoại trưởng ASEAN-50 (Manila, August 5-8, 2017), mặc dù bị cô lập trong
lập trường về Biển Đông, và trước sức ép của Trung Quốc, nhưng đoàn Việt
Nam vẫn kiên trì đấu tranh. Cuối cùng hội nghị ASEAN vẫn ra được Thông
cáo Chung phản ánh được phần nào quan điểm cứng rắn của Việt Nam về Biển
Đông và về quy tắc ứng xử (COC), làm Trung Quốc tức giận, hủy cuộc gặp
chính thức giữa hai ngoại trưởng. Tuy nhiên, Thông cáo Chung của ba
ngoại trưởng Mỹ, Nhật, Úc (Manila, 7/8/2017) có nội dung và lời lẽ cứng
rắn hơn nhiều so với Thông cáo Chung của các ngoại trưởng ASEAN
(6/8/2017). Ba ngoại trưởng đã lên án hành vi “bồi đắp đảo và quân sự
hóa các thực thể đang tranh chấp”, và kêu gọi “quy tắc ứng xử Biển Đông
phải ràng buộc pháp lý, thực chất và hiệu quả”.(Laura
Zhou, “China Vietnam maritime tensions
flare as foreign ministers meeting called off”, SCMP, August 7, 2017
Vụ bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh tại Berlin tuy táo tợn nhưng “chuyên nghiệp một cách vụng về”
(too good too be true). Thứ
nhất, họ tiến hành giữa ban ngày tại công viên có nhiều người qua lại
(rất lộ liễu). Thứ hai, họ để lại smart phone tại hiện trường (có chứng
cứ). Thứ ba, họ thuê xe có cài đặt thiết bị GPS chống trộm (dễ phát
hiện). Thứ tư, họ đưa Trịnh Xuân Thanh vào Đại Sứ Quán Việt Nam (theo
thông báo của Đức). Không biết đây là do sơ xuất của những người thực
hiện, hay là họ làm
theo kịch bản của một đạo diễn “cao tay”, cố ý diễn kịch để
khiêu khích chính phủ Đức. Có lẽ đây là một nước cờ “gambit”
trong “trò chơi vương quyền” (game
of thrones) đầy bí ẩn “kiểu Việt Nam”, trong khi có “đợt sóng ngầm”
(theo Lê Hồng Hiệp) đang diễn ra trước Đại hội Đảng Giữa kỳ. Khủng
hoảng ngoại giao do sự kiện này gây ra sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ
Viêt Nam với Đức (cũng như với EU), làm cho quá trình hội nhập và hợp
tác quốc tế của Việt Nam càng thêm khó khăn. Nó vừa phản ánh khủng hoảng
chính trị và đấu tranh quyền lực tại Việt Nam đã tới đỉnh điểm, vừa bộc
lộ khủng hoảng truyền thông và đấu đá phe phái, với nhiều “tin vịt”
(fake news) làm thật giả lẫn lộn.
Giải pháp khả thi
Gốc rễ của vấn nạn tham nhũng là do chế độ độc quyền, độc đảng, bị các
nhóm lợi ích thân hữu thao túng để trục lợi. Trong một chế độ không có
pháp quyền mà chỉ có đảng trị, thì không thể kiểm soát được quyền lực,
vì những người cầm quyền tự cho mình đứng trên pháp luật và thao túng
mọi quyền lực và nguồn lực xã hội, dẫn đến tha hóa quyền lực, bất công
xã hội và mất lòng dân. Nếu bắt và xử được một Trịnh Xuân Thanh thì sẽ
có mười Trịnh Xuân Thanh khác, nếu không thay đổi thể chế chính trị. Vì
vậy, để thúc đẩy cải cách thể chế (vòng hai), Việt Nam cần tập hợp những
“nhân tố thay đổi” (change
agents)
trong nước và ngoài nước thành một liên minh những người cùng chủ trương
cải cách thể chế (a
coalition of like-minded institutional reformers).
Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng vừa thành lập là một ý tưởng đúng hướng
(nếu đó là thực chất), vì một chính phủ “Kiến tạo” (Constructive
government).
Đối với Việt Nam, lúc này có lẽ Nhật là đối tác chiến lược quan trọng
nhất làm đối trọng trước sự bành trướng và bá quyền của Trung Quốc tại
Biển Đông, khi Mỹ không còn đáng tin cậy. Nhật không phải chỉ là một
cường quốc kinh tế, mà còn là một cường quốc quân sự, sẵn sàng hỗ trợ
các nước Đông Nam Á duy trì cân bằng quyền lực tại khu vực này. Lợi ích
an ninh của Nhật tại Biển Hoa Đông song trùng với lợi ích chiến lược của
họ tại Biển Đông, nên cam kết an ninh của Nhật đối với Việt Nam và khu
vực chắc bền vững và đáng tin cậy hơn.
Vì Chính quyền Trump đã quyết định rút khỏi TPP và có thể giảm cam kết
an ninh với Châu Á, nên việc các nước khu vực hợp tác chiến lược mạnh mẽ
hơn với Nhật càng trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết để lấp vào chỗ trống
đó. Các nước không chỉ cần tăng cường quan hệ song phương mà còn phải
lập ra một “Mạng lưới An ninh trên Nguyên tắc” (Principled
security network) như Tổng thống Barack Obama đã từng gợi ý, hoặc
một “Mạng lưới Liên kết mở” (Mesh
Networks) như Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp-Hooper mới đề cập gần
đây (“How
America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate,
January 24, 2017).
Cơ chế của một mạng lưới an ninh khu vực như vậy phù hợp với mô hình an
ninh tập thể và đối tác chiến lược, nhằm đảm bảo sự tồn tại bền vững.
Theo Anne-Marie Slaughter, ngay cả khi “một khâu bị đứt thì hệ thống vẫn tồn tại”. Quan hệ an ninh song
phương được tăng cường giữa Nhật với Việt Nam cũng như các nước khác
(như Mỹ, Ấn, Úc) là nòng cốt để xây dựng một “Đối tác Chiến lược cùng
Quan điểm” (Like-Minded Strategic
Partnership) bao gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc và Việt Nam (AJIA+V). Một liên
minh bền vững như vậy là một đảm bảo thiết yếu cho sự thiếu hụt cam kết
an ninh của Mỹ đối với khu vực, cũng như là một răn đe hiệu quả đối với
mối đe dọa ngày càng lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong bối cảnh
đó, thỏa thuận Mỹ sẽ cho tàu sân bay thăm Cam Ranh (năm 2018) qua chuyến
thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (7-10/8/2017) tiếp theo
chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, (31/5/2017) là một dấu hiệu
răn đe, có thể làm thay đổi cuộc chơi (game changer).
Việt Nam hoặc bất
cứ nước nào khác cũng không thể một mình đương đầu với Trung Quốc. Các
nước có cùng lợi ích chiến lược tại Biển Đông phải liên kết lại trong
một liên minh để răn đe và ngăn chặn Trung Quốc bành trướng.
Muốn duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, không thể trông chờ vào
Trung Quốc và ASEAN thỏa thuận một bộ quy tắc ứng xử (COC) có hiệu lực.
Trong mấy năm nữa, ít nhất cho đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Donald
Trump, khi khu vực còn nghi ngờ vào các cam kết của Mỹ, nếu các nước này
không hình thành được một liên minh gồm các nước có chung lợi ích chiến
lược như vậy, để đối phó với Trung Quốc, thì sẽ là quá ít và quá muộn
(như bài học dưới thời Tổng thống Barack Obama).
Thay lời kết
Những người cực đoan giống con gà trống. Mỗi lần nó gáy thì thấy mặt
trời mọc, nên nó ngộ nhận tưởng là do mình gáy nên mặt trời mọc. Vì vậy,
nếu nó chưa gáy mà mặt trời đã mọc thì nó rất tức tối, cho rằng mặt trời
sai, chưa gáy đã mọc. Những người cực đoan thường bảo thủ, với tư duy
“đặc thù”, nên không chịu lắng nghe. Họ có xu hướng luôn khẳng định mình
là đúng, còn những người khác là sai. Vì tư duy cực đoan và giáo điều,
họ tin rằng chỉ có họ mới có quyền phán quyết đúng sai. Những ai không
giống họ và không theo họ đều bị coi là phản động và thù nghich. Vì họ
không chấp nhận đa nguyên, nên khẩu hiệu “thêm
bạn bớt thù” là vô nghĩa. Nếu không tỉnh ngộ và thay đổi thì Việt
Nam rất khó hội nhập, sẽ cô đơn không có bạn bè mà chỉ có kẻ thù. Ngay
bạn bè và đồng minh cũng có thể biến thành kẻ thù.
Chính quyền Việt Nam tỏ ra quyết liệt chống tham nhũng (tuy nhắm vào
những đối thủ chính trị nhất định) nhưng lại không chịu thay đổi thể chế
chính trị (là nguyên nhân đẻ ra ra tham nhũng). Trong khi chống tham
nhũng, lãnh đạo Việt Nam sợ đánh “vỡ bình” (chế độ) nhưng lại sẵn sàng
đánh chìm cái thuyền kinh tế & đối ngoại (là cái phao cứu sinh). Câu
chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin là một ví dụ, bất chấp luật
pháp của Đức và quốc tế, có thể bị Chính phủ Đức trừng phạt, tuy Đức là
đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam tại EU. Khủng hoảng bất
ngờ trong quan hệ Đức-Viêt thật không đúng lúc khi Việt Nam rất cần Đức
và EU để ủng hộ EVFTA, và bênh vực Việt Nam đối phó với Trung Quốc tại
Biển Đông. Trong khi hô khẩu hiệu “làm bạn với tất cả”, Việt Nam đang biến một đối tác tốt thành thù
địch. Đây là một nghịch lý chết người, mà chỉ có thể hóa giải được bằng
thay đổi thể chế.
Quyền lực và tham nhũng là hai thứ khó kiểm soát, nếu không quyết thay
đổi thể chế bằng cách thay mô hình đảng trị (party
rule) bằng pháp trị (rule of
law) và pháp quyền (rule by
law). Nếu quyền lực không bị kiểm soát nó sẽ tiếp tục đẻ ra tham
nhũng, do quản trị yếu kém và thiếu minh bạch. Đó là nguyên nhân chính
làm kinh tế thị trường “định hướng XHCN” bị méo mó, đi trệch đường ray phát triển. Từ mô
hình phát triển (growth model)
để “hóa rồng/hóa hổ” Việt Nam đã biến thành “con mèo hoang”, với mô hình
thất bại (failed state). Đó là
bài học đắt giá từ những “diễn biến tiêu cực” trong một thập kỷ qua, làm
triệt tiêu thành quả đổi mới của hai thập kỷ trước đó, làm Việt Nam vẫn
sa lầy tại ngã ba đường ý thức hệ.
Tham khảo
1. Le Hong Hiep,
“Asia’s Evolving Security Order”,
Project syndicate, August 7, 2017
2.
Brahma Chellaney, “Calling the Chinese bully’s bluff”, Project Syndicate, August
8, 2017
3. Laura Zhou, “China Vietnam maritime tensions
flare as foreign ministers meeting called off”, SCMP, August 7, 2017
5.
Robert Kaplan, “Eurasia’s Coming
Anarchy”, Foreign Affairs, February 15, 2016
6. Moises Naim, “the End of Power”,
Basic Books, New York, 2013
NQD. 12/8/2017
(Nguyễn Quang Dy là
Harvard Nieman Fellow 1993, hiện nay là nhà báo và nhà nghiên cứu độc
lập. Bài này viết theo chủ đề “Việt Nam và trật tự thế giới mới” để đóng
góp làm tài liệu tham khảo cho Hội thảo Hè 2017, và để đăng trên
Viet-studies).