Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

ĐIỆP VIÊN TRUNG QUỐC BẮT ĐẦU TRÀN NGẬP NƯỚC MĨ


Один шпион может украсть 10 000 документов, но столько же украдут 10 тысяч шпионов, если каждый добудет хотя бы один документ. Фото: Mario Tama/Getty Images

  Theo: epochtimes.ru

Các cơ quan tình báo trên toàn thế giới, theo thường lệ, xem cách tiếp cận đối với hoạt động gián điệp của Trung Quốc là bất cẩn và không chuyên nghiệp. Trong khi các nước khác đang chú ý đến sự kín đáo sự tinh tế trong các hoạt động của các cơ quan tình báo, Trung Quốc đã quyết định chọn số đông.

Mặc dù phương pháp này được coi là không chuyên nghiệp, nhưng Trung Quốc đã làm cho nó cực kỳ hiệu quả. Vấn đề của các nước khác chung quy lại một thực tế đơn giản: Trung Quốc có quá nhiều gián điệp để cho các cơ quan tình báo nước ngoài có thể theo dõi được hết tất cả.

"Các cơ quan tình báo của chúng tôi đang quá tải. Vấn đề là quá lớn", - Paul Williams thú nhận trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Ông là giám đốc về công nghệ thông tin trong BlackOps Partners Corporation, công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ bí mật thương mại lợi thế cạnh tranh cho các công ty trong danh sách của Fortune 500.

Sinh viên đóng vai trò to lớn trong hoạt động gián điệp số đông của Trung Quốc. Họ tạo thành một hệ thống, nơi mà mỗi người thực hiện một công việc nhỏ. Ý tưởng ở chỗ rằng một điệp viên giỏi khó đánh cắp được 10 nghìn tài liệu, nhưng 10 nghìn điệp viên không được đào tạo dễ dàng khai thác được ít nhất mỗi người một tài liệu.

Hoạt động gián điệp số đông này của chế độ Trung Quốc đặt các cơ quan tình báo Mỹ thành số ít. Ngay cả khi tiến hành truy tố gián điệp Trung Quốc, thì tất cả các bang của Hợp chúng quốc cũng không đủ sức để đuổi kịp họ.

Theo ông Williams, các sinh viên Trung Quốc tại trường đại học có thể được tiếp cận được với các nghiên cứu trong các trường đại học. Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ gây dựng sự nghiệp ở Mỹ, khi có cơ hội thuận lợi sẽ chuyển thông tin về quê hương. Do đó, chế độ Trung Quốc có điệp viên trong tất cả các cấu trúc: các trường đại học, cơ quan chính phủ và các công ty.

Theo ông Williams giải thích thêm, nhiều điệp viên Trung Quốc không phải là nhà tình báo chính thức: "Vâng, có cả những điệp viên chuyên nghiệp Trung Quốc, nhưng họ thường là số ít. Hầu hết trong số họ - những người bình thường đôi khi hỏi điều gì đó".

Theo lời của các nguồn tin, quá trình tuyển dụng thường xảy ra trước khi học sinh viên ra nước ngoài học tập. Điệp viên của các cơ quan tình báo có thể tiếp cận với họ và nhắc nhở họ phải trung thành với Tổ quốc. Điệp viên sẽ yêu cầu họ thông tin tất cả những gì có thể mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Chế độ này hành chức làm sao để sinh viên thường xuyên xem hoạt động gián điệp như một vấn đề của nghĩa vụ yêu nước.

Đây là phương pháp hoạt động rất hiệu quả, bởi vì các cơ quan tình báo Trung Quốc không yêu cầu nhiều từ các sinh viên. Như ông Williams đã nói, sự đóng góp cá nhân thường  nhỏ bé đến mức mà nhiều sinh viên thậm chí không nhận thức được hoạt động gián điệp của mình.

Điệp viên kiểu khác

Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với hoạt động gián điệp thường được các cấu trúc quyền lực khác xem là cẩu thả và bất cẩn. Paul Williams giải thích thêm rằng trong thế giới điệp viên, tất cả cố gắng để không bị bắt. Hầu hết các nước khác áp dụng biện pháp phòng ngừa phức tạp để đảm bảo sự an toàn của các điệp viên của mình.

Trong trường hợp với Trung Quốc, tất cả đều theo kiểu khác. "Họ thậm chí không lo lắng nếu họ sẽ bị bắt - ông Williams ngạc nhiên. - Thật ngạc nhiên là là họ áp dụng ít các biện pháp phong ngừa, bởi vị những rủi ro của họ rất nhỏ".

Ông nói thêm: "Người Trung Quốc có được tất cả các thông tin cần thiết. Vấn đề còn là ở chỗ rằng bạn không biết chắc chắn họ đã biết được điều gì". Gián điệp số đông cho rằng chế độ thường xuyên nhận được những tài liệu đó một số lần.

"Đây là một mạng lưới rất phức tạp," - Lu Dong, cựu điệp viên Trung Quốc, bây giờ đã trở thành người chỉ trích công khai chế độ Trung Quốc, xác nhận.

Ông nói rằng các hoạt động gián điệp ở mức độ thấp đi qua Phòng mặt trận thống nhất và Văn phòng quan hệ với những người nhập cư Trung Quốc. Hoạt động phức tạp hơn đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, đi qua Phòng tổng hợp của của cơ quan đầu não quân đội Trung Quốc (phòng 3).

"Phòng này chỉ gửi điệp viên có trình độ chuyên môn cao", - ông Lu giải thích nhấn mạnh rằng phòng 3 có 200 000 nhân viên.

Các haker quân sự Trung Quốc - block 61.398 - hoạt động ở phòng ba của cục hai, theo báo cáo của công ty Mandiant nghiên cứu an ninh.

Không chỉ Hoa Kỳ

Không chỉ Hợp chúng quốc đang có vấn đề kiểu này. Tình hình tương tự đã tồn tại ở Úc.

Trung Quốc đã xây dựng những mạng lưới gián điệp thông qua các đoàn thể sinh viên trong các trường đại học ở Úc. Những điệp viên này cũng thuyết phục ngay cả các sinh viên Trung Quốc khác tham gia "bảo vệ lợi ích" của chế độ Trung Quốc.

Mới đây, một trong những tờ báo hàng đầu của Úc Sydney Morning Herald đưa tin rằng các cơ quan tình báo Úc không thể theo kịp với số lượng các gián điệp Trung Quốc, và chính phủ Úc dự định mở rộng hoạt động phản gián của họ.

Điệp viên không chỉ ăn cắp thông tin, mà còn theo dõi những người chỉ trích chế độ Trung Quốc.

Theo tờ Sydney Morning Herald, một giảng viên đại học Úc bị thẩm vấn bốn lần ở Trung Quốc vì những nhận xét đưa ra tại một cuộc hội thảo tại một trường đại học của Úc. "Họ cho tôi thấy một báo cáo - giáo viên cho biết. - Tôi thậm chí thể nêu tên người phụ nữ đã gửi cho họ báo cáo này".

Những sự việc như vậy rất phổ biến trong các trường đại học của Úc, nơi mà các sinh viên và giáo viên Trung Quốc cần phải theo dõi những gì họ nói.

Chen Yonglin, một nhà cựu ngoại giao của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, kể với "The Epoch Times" rằng vào năm 2005, khi ông trốn khỏi lãnh sự quán, tại Úc đã có hơn 1.000 điệp viên bí mật của Trung Quốc hoạt động một mình.

Nếu lời nói của ông ta là đúng sự thật, thì ở Hợp chúng quốc, nơi có số lượng người nhiều  hơn 14 lần, còn lợi ích của Trung Quốc nhiều hơn, tình hình là rất có vấn đề.

"Ở Hoa Kỳ có rất nhiều người Trung Quốc, - ông Williams nói. - Không một cơ quan gián điệp nào khác trên hành tinh này được bất cứ điều gì tương tự như thế".

Chen Yonglin, người tự mình tham gia vào hoạt động gián điệp của Trung Quốc ở Úc, nói với phóng viên của The Sydney Morning Herald, rằng sinh viên-điệp viên Trung Quốc thực hiện nhiều chức năng "hữu ích": chào đón các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại sân bay, ngăn chặn các nhóm chống đối và thu thập thông tin.

Khi Chen đàu tẩu, ông đã lấy theo những tài liệu bí mật. Trong số đó có danh sách các hoạt động của  lãnh sự quán Trung Quốc, nơi mô tả chi tiết lãnh sự quán đã sử dụng các mạng lưới gián điệp của sinh viên như thế nào để thực hiện các đơn đặt hàng của chính quyền Trung Quốc ở nước ngoài.

Trong số các nhiệm vụ khác của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney:  các phương tiện truyền thông sử dụng tiếng Trung, thu hút sinh viên mới vào hoạt động gián điệp và xâm nhập vào chính sách của phương Tây.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

XIN MỌI NGƯỜI HÃY CẢNH GIÁCáo Nhật: Cảnh báo Việt Nam về ngô biến đổi gen Tạp chí The Diplomat (trụ sở tại Nhật Bản) vừa có bài viết dẫn ý kiến các chuyên gia quốc tế cho rằng, với việc cho phép nhập các giống cây biến đổi gene và thuốc diệt cỏ ở Việt Nam. Thực phẩm biến đổi gen: Xơi mà không biết Xem bài khác trên Vef.vn Bài viết dẫn thông tin từ báo chí trong nước cho biết, hồi tháng 8, Bộ NN&PTNT Việt Nam cho phép nhập 4 giống ngô biến đổi gene để chế biến thực phẩm cho người và làm thức ăn gia súc, bao gồm giống MON 89034 và NK 603 - sản phẩm của DeKalb Vietnam (công ty con của Monsanto), GA 21 và MIR 162 của Cty Thụy Sĩ Syngenta. Theo The Diplomat, Bộ TN&MT Việt Nam đã cấp chứng nhận an toàn sinh học cho giống MON 89034 và NK 603 của Monsanto, cùng với giống GA 21 của Syngenta, nghĩa là nông dân có thể bắt đầu trồng các giống này trên quy mô thương mại. Bộ này cũng đang xem xét cấp chứng nhận tương tự cho giống MIR162. ngô-biến-đổi-gen, bộ-nông-nghiệp, thực-phẩm, sức-khỏe, người-tiêu-dùng Các nhà hoạt động môi trường cho rằng, trong khi chính người Mỹ và người dân khắp nơi trên thế giới đang phản đối các giống biến đổi gene thì Việt Nam lại đang vứt bỏ lợi thế cạnh tranh lớn là một nước sản xuất sản phẩm không biến đổi gene. Tại Mỹ, làn sóng người tiêu dùng từ chối sản phẩm biến đổi gene đã tăng lên mức độ chưa từng có tiền lệ, khiến các hãng thực phẩm phải tìm nhiều cách đảm bảo nguồn nguyên liệu không biến đổi gene, báo Mỹ New York Times đưa tin. Châu Âu cũng buộc toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm phải tránh xa thực phẩm biến đổi gene. Vụ việc đáng chú ý nhất là cơ quan chức năng châu Âu đã cấm 99% ngô nhập khẩu từ Mỹ vào thời điểm mà chỉ có 25% ngô của Mỹ là giống biến đổi gene. Năm ngoái, Trung Quốc từ chối 887.000 tấn ngô Mỹ vì có chứa ngô biến đổi gene MIR 162 của hãng Syngenta - loại mà Việt Nam vừa cấp phép cho sử dụng. Theo báo cáo Đánh giá quốc tế về khoa học, công nghệ và kiến thức nông nghiệp phục vụ phát triển, xem xét phân tích đầy đủ nhất về nông nghiệp và tính bền vững trong lịch sử đi đến kết luận rằng, chi phí cao về giống và hóa chất, năng suất không ổn định và nguy cơ làm suy yếu an ninh lương thực địa phương là lý do khiến công nghệ sinh học là lựa chọn tồi đối với thế giới đang phát triển. Theo đó, các giống biến đổi gene hiện nay không giúp được gì trong xóa đói giảm nghèo, kiến tạo nền nông nghiệp bền vững. Theo báo cáo của tổ chức quốc tế Những người bạn của Trái đất tại 74 quốc gia, 6 công ty đa quốc gia gồm Monsanto, Syngenta, Du Pont, Bayer, Dow và BASF hiện kiểm soát 2/3 thị trường giống toàn cầu, 3/4 sản lượng hóa chất nông nghiệp và toàn bộ thị trường giống biến đổi gene. Monsanto là hãng chính sản xuất chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Hơn 4,8 triệu người Việt Nam đã bị phơi nhiễm trực tiếp chất độc da cam/dioxin và nhiều loại hóa chất liên quan ung thư, dị tật bẩm sinh cùng nhiều loại bệnh mạn tính thời chiến tranh. Hàng triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn đang gánh chịu hậu quả thảm khốc của hóa chất này sau nhiều năm chiến tranh. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa các giống ngô biến đổi gene và thuốc diệt cỏ Roundup Monsanto vào sử dụng ở Việt Nam là không có lợi. Các nhà hoạt động nói rằng, các giống ngô biến đối gene được cấp phép chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Khi đã tạo được tiền lệ cấp phép cho các sản phẩm của mình, các hãng công nghệ sinh học như Monsanto sẽ sớm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm biến đổi gene và thuốc diệt cỏ nguy hiểm hơn. Thay vì giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu, các giống biến đổi gene sẽ gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc diệt cỏ. Bộ TN&MT mới đây cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gene GA21 của Cty TNHH Syngenta Việt Nam và NK603 của Cty TNHH Dekalb Việt Nam. Đây là hai giống tiếp theo được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học sau giống đầu tiên (MON 89034). Theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, Bộ NN&PTNT mới công nhận 4 tổ hợp chuyển gene ngô (nạp vào giống ngô để tạo thành giống biến đổi gene) được sử dụng ở Việt Nam. Bộ NN&PTNT đang xem xét những giống được “cấy” biến đổi gene đó có được trồng ở Việt Nam hay không. “Ở ta, có nhiều người phản đối trồng cây biến đổi gene, nên phải làm rất khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế”, ông Phát nói. Theo ông Phát, việc dán nhãn sản phẩm cây trồng biến đổi gene sẽ được thực hiện từng bước. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp các bộ liên quan hoàn thiện cơ sở pháp lý, từ đó mới tổ chức thực hiện. “Chúng tôi đang thực hiện theo kế hoạch dự kiến, trong năm nay sẽ ra thông tư hướng dẫn việc dán nhãn”, ông Phát nói. (Theo Tiền Phong) Phó Chủ tịch TP.HCM nổi giận với Sở xây dựng Ôtô Ấn Độ, Indo giá 400 triệu đổ vào Việt Nam Lĩnh đủ vì vay tiêu dùng, mua ô tô trả góp Ham quà tặng voucher, dính 'thương tích đầy mình' Nhà ông Trần Văn Truyền ở Sài Gòn có giá 10 tỷ? Thịt già nhập khẩu 20 ngàn/kg: Đỡ không nổi 4 triệu đồng/quả: Loạn giá bưởi hình tay Phật Làm dâu đại gia siêu giàu: Sao showbiz không lễ cưới, bỏ sàn diễn Từ khóa: ngô-biến-đổi-gen, bộ-nông-nghiệp, thực-phẩm, sức-khỏe, người-tiêu-dùng 2 Đánh giá: Tin mới nhất Lương ở VN quá thấp, không phải tại giá nhà đắt Lương ở VN quá thấp, không phải tại giá nhà đắt Căn hộ ven sông hút khách nhờ tiện ích '5 sao' Căn hộ ven sông hút khách nhờ tiện ích '5 sao' Dành sẵn hàng sang đón luồng khách mới Dành sẵn hàng sang đón luồng khách mới Vietnamnet TV Cận cảnh hàng trăm con rắn lục đuôi đỏ ngụy trang trên cây Tâm sự kinh hoàng của người vợ bị bạo hành tình dục Cười đau bụng xem ông bố "xử" hai nhóc "siêu quậy" Tin khác Quảng Ninh: Bảo kê vụ buôn lậu cực lớn? (26/11/2014) Những chiêu dạy con siêu dị của giới nhà giàu Việt (26/11/2014) Bị dồn ép, cước taxi, vận tải giảm tới trên 30% (25/11/2014) Lạm phát thấp nhất 10 năm: Giá cả vẫn lơ lửng (26/11/2014) Quảng cáo du kích được lòng người xem (26/11/2014) Chủ đầu tư sắm du thuyền triệu đô tặng khách mua nhà (26/11/2014) Gamuda Garden ưu đãi đặc biệt đón Giáng sinh (26/11/2014) Sinh lời từ căn hộ Watermark Hồ Tây (26/11/2014) Phố bán 'pizza kiểu Việt' thu nhập tiền triệu mỗi đêm ở Sài Gòn (26/11/2014) Cơn sốt cúc họa mi của gái Hà thành (26/11/2014) Còn 40 phút mới làm thủ tục sẽ không được bay (26/11/2014) Osin cho Tây sướng hơn máy lạnh văn phòng (24/11/2014) Đọc nhiều nhất Phản hồi nhiều Biệt thự 500m2 ven sông ở Sài Gòn của ông Trần Văn Truyền Vợ Hoài Linh và những bí ẩn hiếm hoi được tiết lộ Tiểu thuyết sex: ba xu hay nghệ thuật? Buổi chiều định mệnh của nữ sinh tử vong trong nhà nghỉ Phó Chủ tịch TP.HCM nổi giận với Sở Xây dựng Cự cãi sau va chạm giao thông, 1 người bị đâm chết Dừng dự án của nhà đầu tư TQ ở đèo Hải Vân Thanh Lam hạnh phúc lên chức bà ngoại ở tuổi 45 Điều thú vị trong thu chi ngân sách của VN Vụ mất điện sân bay: 'Cứu thua' nhờ hệ thống… thử nghiệm Mới nóng Nữ sinh chết trong nhà nghỉ vì bế tắc chuyện tình cảm? Nữ sinh chết trong nhà nghỉ vì bế tắc chuyện tình cảm? HLV Miura e ngại sức mạnh tuyển Thái Lan HLV Miura e ngại sức mạnh tuyển Thái Lan Thêm việc khủng khiếp cho giáo viên tiểu học Thêm việc khủng khiếp cho giáo viên tiểu học Nổ súng trấn áp 2 kẻ cướp giật ở trung tâm Sài Gòn Nổ súng trấn áp 2 kẻ cướp giật ở trung tâm Sài Gòn VEF 4 triệu đồng/quả: Loạn giá bưởi hình tay Phật 4 triệu đồng/quả: Loạn giá bưởi hình tay Phật Dành sẵn hàng sang đón luồng khách mới Dành sẵn hàng sang đón luồng khách mới Nhà ông Trần Văn Truyền ở Sài Gòn có giá 10 tỷ? Nhà ông Trần Văn Truyền ở Sài Gòn có giá 10 tỷ? Thịt gà nhập khẩu 20 ngàn/kg: Đỡ không nổi Thịt gà nhập khẩu 20 ngàn/kg: Đỡ không nổi Tài chính Lĩnh đủ vì vay tiêu dùng, mua ôtô trả góp Lúc mới xem hàng, nhân viên kinh doanh của đại lý nhiệt tình hướng dẫn mua trả góp trong 5 năm, trả trước 30% và mức lãi suất không quá 15%/năm. Thế nhưng, lãi suất không những không hạ, mà còn liên tục tăng, đến đầu năm 2013 thành... 24,8%/năm. Rolls Royce 'Mặt trời phương Đông' vào gara đại gia 'điếu cày' Mường Thanh Những chiêu dạy con siêu dị của giới nhà giàu Việt Kinh doanh Lương ở VN quá thấp, không phải tại giá nhà đắt Lương ở VN quá thấp, không phải tại giá nhà đắt Dành sẵn hàng sang đón luồng khách mới 'Choáng' với thú chơi ngông và tiêu tiền khác người của đại gia Việt Biệt thự 500m2 ven sông ở Sài Gòn của ông Trần Văn Truyền Thị trường 4 triệu đồng/quả: Loạn giá bưởi hình tay Phật 4 triệu đồng/quả: Loạn giá bưởi hình tay Phật Điểm hẹn cho những buổi tiệc đáng nhớ Điểm hẹn cho những buổi tiệc đáng nhớ Thịt gà nhập khẩu 20 ngàn/kg: Đỡ không nổi Thịt gà nhập khẩu 20 ngàn/kg: Đỡ không nổi Báo Nhật: Cảnh báo Việt Nam về ngô biến đổi gen Báo Nhật: Cảnh báo Việt Nam về ngô biến đổi gen

Báo Nhật: Cảnh báo Việt Nam về ngô biến đổi gen

Tạp chí The Diplomat (trụ sở tại Nhật Bản) vừa có bài viết dẫn ý kiến các chuyên gia quốc tế cho rằng, với việc cho phép nhập các giống cây biến đổi gene và thuốc diệt cỏ ở Việt Nam.

Bài viết dẫn thông tin từ báo chí trong nước cho biết, hồi tháng 8, Bộ NN&PTNT Việt Nam cho phép nhập 4 giống ngô biến đổi gene để chế biến thực phẩm cho người và làm thức ăn gia súc, bao gồm giống MON 89034 và NK 603 - sản phẩm của DeKalb Vietnam (công ty con của Monsanto), GA 21 và MIR 162 của Cty Thụy Sĩ Syngenta.
Theo The Diplomat, Bộ TN&MT Việt Nam đã cấp chứng nhận an toàn sinh học cho giống MON 89034 và NK 603 của Monsanto, cùng với giống GA 21 của Syngenta, nghĩa là nông dân có thể bắt đầu trồng các giống này trên quy mô thương mại. Bộ này cũng đang xem xét cấp chứng nhận tương tự cho giống MIR162. 
ngô-biến-đổi-gen, bộ-nông-nghiệp, thực-phẩm, sức-khỏe, người-tiêu-dùng
Các nhà hoạt động môi trường cho rằng, trong khi chính người Mỹ và người dân khắp nơi trên thế giới đang phản đối các giống biến đổi gene thì Việt Nam lại đang vứt bỏ lợi thế cạnh tranh lớn là một nước sản xuất sản phẩm không biến đổi gene. Tại Mỹ, làn sóng người tiêu dùng từ chối sản phẩm biến đổi gene đã tăng lên mức độ chưa từng có tiền lệ, khiến các hãng thực phẩm phải tìm nhiều cách đảm bảo nguồn nguyên liệu không biến đổi gene, báo Mỹ New York Times đưa tin.
Châu Âu cũng buộc toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm phải tránh xa thực phẩm biến đổi gene. Vụ việc đáng chú ý nhất là cơ quan chức năng châu Âu đã cấm 99% ngô nhập khẩu từ Mỹ vào thời điểm mà chỉ có 25% ngô của Mỹ là giống biến đổi gene. Năm ngoái, Trung Quốc từ chối 887.000 tấn ngô Mỹ vì có chứa ngô biến đổi gene MIR 162 của hãng Syngenta - loại mà Việt Nam vừa cấp phép cho sử dụng.
Theo báo cáo Đánh giá quốc tế về khoa học, công nghệ và kiến thức nông nghiệp phục vụ phát triển, xem xét phân tích đầy đủ nhất về nông nghiệp và tính bền vững trong lịch sử đi đến kết luận rằng, chi phí cao về giống và hóa chất, năng suất không ổn định và nguy cơ làm suy yếu an ninh lương thực địa phương là lý do khiến công nghệ sinh học là lựa chọn tồi đối với thế giới đang phát triển. Theo đó, các giống biến đổi gene hiện nay không giúp được gì trong xóa đói giảm nghèo, kiến tạo nền nông nghiệp bền vững.
Theo báo cáo của tổ chức quốc tế Những người bạn của Trái đất tại 74 quốc gia, 6 công ty đa quốc gia gồm Monsanto, Syngenta, Du Pont, Bayer, Dow và BASF hiện kiểm soát 2/3 thị trường giống toàn cầu, 3/4 sản lượng hóa chất nông nghiệp và toàn bộ thị trường giống biến đổi gene.
Monsanto là hãng chính sản xuất chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Hơn 4,8 triệu người Việt Nam đã bị phơi nhiễm trực tiếp chất độc da cam/dioxin và nhiều loại hóa chất liên quan ung thư, dị tật bẩm sinh cùng nhiều loại bệnh mạn tính thời chiến tranh. Hàng triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn đang gánh chịu hậu quả thảm khốc của hóa chất này sau nhiều năm chiến tranh. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa các giống ngô biến đổi gene và thuốc diệt cỏ Roundup Monsanto vào sử dụng ở Việt Nam là không có lợi. 
Các nhà hoạt động nói rằng, các giống ngô biến đối gene được cấp phép chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Khi đã tạo được tiền lệ cấp phép cho các sản phẩm của mình, các hãng công nghệ sinh học như Monsanto sẽ sớm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm biến đổi gene và thuốc diệt cỏ nguy hiểm hơn. Thay vì giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu, các giống biến đổi gene sẽ gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc diệt cỏ. 
Bộ TN&MT mới đây cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gene GA21 của Cty TNHH Syngenta Việt Nam và NK603 của Cty TNHH Dekalb Việt Nam. Đây là hai giống tiếp theo được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học sau giống đầu tiên (MON 89034). Theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, Bộ NN&PTNT mới công nhận 4 tổ hợp chuyển gene ngô (nạp vào giống ngô để tạo thành giống biến đổi gene) được sử dụng ở Việt Nam. Bộ NN&PTNT đang xem xét những giống được “cấy” biến đổi gene đó có được trồng ở Việt Nam hay không. “Ở ta, có nhiều người phản đối trồng cây biến đổi gene, nên phải làm rất khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế”, ông Phát nói. Theo ông Phát, việc dán nhãn sản phẩm cây trồng biến đổi gene sẽ được thực hiện từng bước. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp các bộ liên quan hoàn thiện cơ sở pháp lý, từ đó mới tổ chức thực hiện. “Chúng tôi đang thực hiện theo kế hoạch dự kiến, trong năm nay sẽ ra thông tư hướng dẫn việc dán nhãn”, ông Phát nói.
(Theo Tiền Phong)

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

SỰ GIỐNG NHAU CỦA NHỮNG BỨC ẢNH KIM JONG UN VÀ LUCÁHENCO

Lukashenko và Kim Jong Un – anh em sinh đôi

Лукашенко и Ким Чен Ын - близнецы-братья


Mặc dù hình  dạng bên ngoài của họ không giống nhau, hai nhà độc tài có  rất nhiều điểm chung. Các cơ quan tuyên truyền  của cả hai nước biến họ thành những vị cứu tinh, mà không có  họ  thì đến  mùa màng cũng thất bát, rồi    sẽ không cho vắt sữa, và  ngay cả mặt trời cũng sẻ không mọc. Lukashenko và Kim Jong Un yêu thích những  thứ như nhau, cũng đến những nơi như nhau và thậm chí  họ cũng có những sở thích như nhau.

Chúng ta hãy so sánh các bức ảnh của các nhà độc tài Belarus và Bắc Triều Tiên để thấy  sự  tương đồng  giữa hai con người này.





 

 

 

 

 

 

 



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 



-----




Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

TẤM LÒNG CỦA BÀ GIÁO TIẾNG NGA SOFIA CORCHICOVA ĐÃ ĐƯỢC ĐỐI XỬ THẾ NÀO ( tiếp theo bài trước )

Tấm lòng cao cả của bà giáo Nga dành cho VN đã bị đối xử bạc bẽo thế nào?
(VTC News) - Sau khi VTC News quyết liệt vào cuộc, một số cán bộ ĐSQ đã phải thừa nhận họ đã thông tin thiếu trung thực, không hề chuyển giáo trình của bà Sofia Korchikova về Việt Nam như trước đó đã nói.

Trong những ngày đầu tháng 10, VTC News đã gửi mail, gọi điện liên tục tới ĐSQ Việt Nam tại Liên bang Nga và liên lạc được với ông Nam, được giới thiệu là trợ lý của tân Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Nguyễn Thanh Sơn. 
Tấm lòng cao cả của bà giáo Nga dành cho VN bị đối xử bạc bẽo thế nào?
Những lưu học sinh đầu tiên của Việt Nam đến Liên Xô nói họ được bà Sophia Korchikova chăm sóc, dạy dỗ như một người mẹ, người chị 

Ông Nam nói số giáo trình của bà Sofia đã được chuyển cho đại diện Bộ GD&ĐT, cùng một số trường đại học giảng dạy tiếng Nga ở Hà Nội. 


Một email hồi âm từ ĐSQ ngày 10/10 gửi tới phóng viên VTC News sau đó cũng khẳng định các mẫu sách trên cho 'nhiều Đại học và trung tâm giảng dạy tiếng Nga trong nước đề nghị cho ý kiến về khả năng áp dụng trong giảng dạy, nhưng chưa nhận được phản hồi chính thức'.

Tuy nhiên, cho đến ngày 11/11, nghĩa là nửa năm sau khi 100 cuốn sách được cán bộ ĐSQ Việt Nam tại LB Nga đến đưa đi, mà theo mong muốn của bà giáo Sofia là chuyển đến những địa chỉ cần thiết ở VN, phóng viên VTC News đã nhận được email của bà Kim Thu- Bí thư Thứ hai ĐSQ Việt Nam tại Liên bang Nga với nội dung như sau:

“Ngày 6/10 Phòng Công tác LHS được thông báo, bà Sofia Korchikova  có tặng cho Việt Nam 100 cuốn giáo trình học tiếng Nga cho người mới bắt đầu, và chúng tôi cần thu xếp chuyển số sách này về Việt Nam. 

Do lượng sách khá nặng và cước phí hàng không cao, theo chỉ thị của Lãnh đạo, chúng tôi có kế hoạch chuyển về VN theo chuyên cơ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 25/11/2014, để Bộ GD&ĐT chuyển đến các trường ĐH và PT, nơi đang đào tạo tiếng Nga. Tuy nhiên, sau khi nhân được chỉ thị của Thứ trưởng BGD&ĐT Bùi Văn Ga, chúng tôi đã cho triển khai ngay việc xin kinh phí vận chuyển và tìm người nhận mang số sách đó về Hà Nội. (Tuy nhiên việc xin kinh phí cũng còn một số vướng mắc)

Ngày 30/10, trong buổi làm việc của Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn với đoàn công tác ĐHQG Hà Nội do Giám đốc Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu chúng tôi đã nhờ GĐ Phùng Xuân Nhạ và đoàn công tác chuyển đến  Khoa Nga, ĐH NN ĐHQG HN, (Đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội - PV) nơi TS Đinh Thị Thu Huyền làm trưởng khoa, 30 cuốn. 10 cuốn được chuyển cho các giáo viên dạy tiếng Nga của trường ĐH NN (ĐH Ngoại ngữ) Đà Nẵng và Thái Nguyên đang thực tập ngắn hạn tại Viện Tiếng Nga mang tên Puskin, Matxcova.

Số còn lại đã được nhờ chuyển về Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ GD&ĐT vào ngày 14/11.

 

Tấm lòng cao cả của bà giáo Nga dành cho VN bị đối xử bạc bẽo thế nào? Đối với bà Korchikova, cách đây mấy hôm chúng tôi đã nhờ chị Điệp Anh, phóng viên thường trú VOV tại Matxcova thông báo miệng những thông tin trên. Tấm lòng cao cả của bà giáo Nga dành cho VN bị đối xử bạc bẽo thế nào?
 
Đối với bà Korchikova, cách đây mấy hôm chúng tôi đã nhờ chị Điệp Anh, phóng viên thường trú VOV tại Matxcova thông báo  miệng những thông tin trên. 

Về phía Đại sứ quán, sẽ chính thức có thư cảm ơn Bà Sophia Korchikova về việc Bà đã dành cho người học tiếng Nga Việt Nam một cuốn sách hay và ghi nhận tấm lòng của Bà với đất nước và con người Việt Nam”.

Cuối thư, bà Kim Thu nói "đây là lần đầu Phòng Công tác Lưu học sinh nhận được thư của phóng viên và được ủy nhiệm trả lời. Do một việc, nhưng nhiều nơi đề nghị và không có những thông tin cụ thể, nên có thể vì thế dẫn đến việc chậm trễ”.

Tấm lòng cao cả của bà giáo Nga dành cho VN bị đối xử bạc bẽo thế nào?
Dù đã qua đại thọ 90 tuổi, bà Sofia Korchikova vẫn mang trong mình tình yêu sâu sắc với đất nước, con người Việt Nam 
Như vậy, có thể thấy, thông tin của ông Nam đưa ra trước đó rằng sách của bà Sofia đã được chuyển về Việt Nam là thiếu trung thực, lấp liếm, cho thấy sự tắc trách, đối xử thiếu tôn trọng với tâm huyết của một người phụ nữ Nga dù đã cao tuổi nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết, quyết tâm biến tình yêu với đất nước, con người Việt Nam thành những việc làm cụ thể.

Trong email gửi VTC News ngày 10/10, cán bộ ĐSQ cũng nói rõ từ tháng 5/2014, Đại sứ quán chưa nhận được ý kiến chính thức của Bà Korchikova về việc này.

"Nhưng trong trao đổi không chính thức với bà qua điện thoại đầu tháng 9/2014, Đại sứ quán đã thông báo với bà về việc đã chuyển một số sách mẫu về cho các đơn vị trong nước, cũng như sử dụng tại chỗ phục vụ cán bộ, cộng đồng", trích nội dung email cán bộ ĐSQ gửi VTC News ngày 10/10

Tuy nhiên, trong email mới nhất, bà Kim Thu lại thừa nhận' đến tận tháng 11 mới nhờ phóng viên VOV tại Nga trả lời bà Sofia Corchicova'

Có thể hiểu sự ‘tiền hậu bất nhất’ trong thông tin của một số cán bộ Đại sứ quán ta ở Nga. Phải chăng, khi VTC News quyết liệt vào cuộc, họ thấy rằng đã không thể che giấu việc làm thiếu trách nhiệm nên buộc phải thừa nhận sự thực?
Tấm lòng cao cả của bà giáo Nga dành cho VN bị đối xử bạc bẽo thế nào?
Cuốn giáo trình mà VTC News có trong tay chỉ nặng 300 gram, nhưng cán bộ Đại sứ quán VN ở Nga nêu lý do khó khăn trong việc xin kinh phí chuyển 100 cuốn sách về Việt Nam 
Hơn nữa, tại sao Đại sứ quán không cử người chính thức thông tin cho bà Sofia biết việc làm của mình và số phận 100 cuốn sách của bà mà lại phải “nhờ phóng viên thường trú VOV tại Matxcova thông báo miệng (đến bà Sofia) những thông tin trên.”? 

Điều này rõ ràng cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng, nhất là với tấm lòng cao cả của một bà giáo già dành cho VN của một số cán bộ ngoại giao ĐSQ Việt Nam tại Liên bang Nga.

Và nữa, trong email gửi tòa soạn, bà Kim Thu nêu lý do khó khăn trong việc xin kinh phí chuyển 100 cuốn sách về Việt Nam. 

VTC News đã có trong tay cuốn sách với trọng lượng khoảng 300gram. Như vậy 100 cuốn sách cũng chỉ có trọng lượng khoảng 30kg

Một cán bộ Vietnam Airlines cho hay, hãng sẵn sàng tài trợ vận chuyển miễn phí những chuyến hàng đặc biệt theo quy định và việc chuyên chở 100 cuốn sách miễn phí về Việt Nam là việc quá nhỏ xét về tính chất đặc biệt của chúng. Như vậy, có khăn gì chuyển 100 cuốn sách về VN hay sự vô trách nhiêm, vô tâm của một số cán bộ?

Bộ trưởng GD&ĐT quyết liệt vào cuộc

Sau khi VTC News phản ánh về số phận 100 cuốn giáo trình tiếng Nga cho người Việt của bà giáo già Sofia, ngày 25/10, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã ngay lập tức yêu cầu các đơn vị liên quan tìm hiểu sự việc để báo cáo lãnh đạo Bộ và trả lời VTC News.


Ngay trong ngày 25/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết sẽ làm việc với Phân viện Puskin và ĐH Hà Nội để nghiên cứu, sử dụng tài liệu này.

Bên cạnh đó, các cơ quan của Bộ GD&ĐT sẽ liên hệ với ông Phúc - Tham tán phụ trách phòng Công tác Lưu học sinh Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga để tiếp nhận tặng phẩm.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cũng giao cho Phân viện Puskin và ĐH Hà Nội nghiên cứu và cho ý kiến về cuốn giáo trình.

Cũng trong ngày 25/10, ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục đào tạo nước ngoài (Bộ GD&ĐT) cho biết đơn vị này và Phân viện Puskin sẽ triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bùi Văn Ga.

Ngày 26/10, Phân viện Puskin đã liên hệ với ông Phúc - Tùy viên Giáo dục Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga về cuốn sách giáo trình tiếng Nga. Ông Phúc hứa sẽ gửi sách mẫu về phân viện trong những ngày sau đó.

Ngày 27/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan, sau khi có cuốn sách giáo trình thì nghiên cứu xem có thể triển khai giảng dạy ở Phiên viện Puskin và các trường đại học không. Ngày 28/10, đại diện Cục Đào tạo Nước ngoài cho biết sẽ sớm đưa cuốn sách giáo trình này về Việt Nam.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

CÔ GIÁO TIÊNG NGA NHÂN HẬU SOFIA CORCHICOVA VÀ NỖI BUỒN

Món quà nặng tình cho người Việt bằng lương hưu còm cõi và trái tim bị tổn thương của bà giáo Nga nhân hậu


(VTC News) - Bà giáo Nga hơn 90 tuổi của những học trò Việt nổi tiếng, trong đó có nguyên PTT Vũ Khoan dành dụm lương hưu ít ỏi làm giáo trình tiếng Nga tặng VN, nhưng một số cán bộ ĐSQ VN tại Liên bang Nga tắc trách đã làm tình cảm của bà tổn thương.

Từ Matxcơva, biên tập viên Đài Tiếng nói nước Nga, chị Nguyễn Kim Hiền cho VTC News biết: Có một bà giáo già người Nga hơn 90 tuổi vẫn đầy nhiệt huyết với việc dạy học tiếng Nga cho người Việt. 

Bà là Sofia Korchikova, Phó Giáo sư - Phó Tiến sỹ Ngôn ngữ học, cô giáo đầu tiên của 100 “hạt giống đỏ” được cử sang Liên Xô đào tạo từ năm 1954.

Trong số những hạt giống đỏ ấy có nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, dịch giả Thúy Toàn…

Đã bao năm trôi qua, bà vẫn nhớ rành rẽ tên tuổi những học trò của mình, vẫn đau đáu thông tin ai còn, ai mất.

Món quà nặng tình cho người Việt bằng lương hưu còm cõi và trái tim bị tổn thương của bà giáo Nga nhân hậu
Bà giáo Sofia Korchikova  

Món quà nặng tình cho người Việt bằng lương hưu còm cõi và trái tim bị tổn thương của bà giáo Nga nhân hậu
100 "hạt giống đỏ" năm nào 

Đầu năm nay, với những đồng lương hưu còm cõi, bà Sofia Korchikova đã cho xuất bản một cuốn sách dạy tiếng Nga dành riêng cho người Việt Nam. 

Cũng chỉ với những đồng lương hưu còm cõi ấy, bà còn kỳ công thuê nghệ sĩ nổi tiếng đọc các bài đối thoại, in đĩa kèm theo sách, được 200 cuốn.

Bà viết thư cho đại sứ Việt Nam tại Nga về nguyện vọng tặng sách và nhờ chuyển về Việt Nam 100 cuốn kèm đĩa cho sinh viên. Đại sứ quán Việt Nam đã cho người đến nhà bà lấy sách mang đi, nhưng không ai trả lời bà về số phận những quyển sách đó.

Trong lần trao đổi qua điện thoại với VTC News, vẫn bằng giọng nói đầy nhiệt huyết, bà Sofia Korchikova nói bà "tâm nguyện sẽ sang tổ chức tập huấn cuốn giáo trình mới cho các giáo viên Việt Nam, nhưng do không nhận được phản hồi" từ phía Đại sứ quán nên bà đành ở lại.


VTC News đã vào cuộc xác minh, tìm hiểu số phận 100 cuốn giáo trình mang đầy tâm huyết của một người Nga nặng nghĩa, nặng tình với đất nước, con người Việt Nam.

Món quà nặng tình cho người Việt bằng lương hưu còm cõi và trái tim bị tổn thương của bà giáo Nga nhân hậu
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan (ngoài cùng bên phải) và bà giáo Sofia Korchikova (ngoài cùng bên trái) trong buổi truyền hình trực tiếp "Thầy trò ngày gặp lại" ngày 17/1/2010 tại Hà Nội 

Trước khi đi vào chi tiết câu chuyện về sự tắc trách của một số cán bộ ĐSQ Việt Nam tại LB Nga khiến tình cảm dành cho Việt Nam của bà Sofia bị tổn thương, chúng tôi sẽ kể cho độc giả nghe về bà giáo nhân hậu qua hồi tưởng của các học trò, những người nổi tiếng ở Việt Nam.
 
Gần 80 tuổi vẫn là cậu học trò bé nhỏ
 
Sau khi ký kết Hiệp định Genève kết thúc chiến tranh ở Đông Dương vào năm 1954, “100 hạt giống đỏ” của Việt Nam được cử đến Matxcơva. Bà Sofia là một trong những giáo viên dạy ngôn ngữ cho lứa học sinh đầu tiên ấy.


Khi đó, cô giáo tiếng Nga Sofia Leonhitdona Korchikova mới ngoài 30 tuổi. Không một ai trong số “100 hạt giống đỏ” ấy biết một từ tiếng Nga nào, bà Korchikova đã tỉ mẩn từng chút, cố gắng mỗi ngày cho những hạt giống đầu tiên ươm mầm.

Tất cả những cô bé, cậu bé khi ấy vẫn thường trực trong mình hình ảnh bà Korchikova như một người mẹ thứ hai, không chỉ dạy những người con đến từ một đất nước khác ngôn ngữ mới, mà lo lắng từ miếng ăn, giấc ngủ trong suốt thời niên thiếu.

Món quà nặng tình cho người Việt bằng lương hưu còm cõi và trái tim bị tổn thương của bà giáo Nga nhân hậu
Bà Sofia Korchikova và người học trò Nguyễn Thúy Toàn gặp lại nhau vào tháng 9 năm nay.

Lứa học trò đầu tiên của bà giáo già nhân hậu, người còn, người mất, có người giữ cương vị quan trọng, có người tiếp tục cuộc sống giản dị. Nhưng phải đến hơn nửa thế kỷ sau, bà Korchikova mới có dịp sang Việt Nam. 

Lần thứ nhất, vào năm 2007, Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan mời cô giáo cũ của mình tới thăm Việt Nam. Và lần thứ hai, vào năm 2010, trong cuộc gặp gỡ lịch sử giữa thầy và trò Xô Viết.

Dịch giả Thúy Toàn – một trong “100 hạt giống đỏ” cách đây 60 năm, rưng rưng xúc động khi nhắc đến bà giáo Nga nhân hậu.

“Những ngày đầu tháng 9, tôi có dịp trở lại Nga trong một chuyến công tác. Chuyến đi ngắn ngủi, chỉ vẻn vẹn 4 ngày, với công việc chính là cố vấn và phiên dịch cho một đoàn đại biểu sang dự triển lãm tại Matxcơva. Vì thời gian khắt khe, nên tôi chỉ dám gọi điện để chào và nhờ một chị biên tập Đài Tiếng nói nước Nga mang chút quà nhỏ tới biếu bà giáo năm xưa của mình.

Vậy mà vừa biết tin tôi đến, người giáo già bước sang tuổi 92 đã lặn lội từ phía Tây Nam của thành phố, tới Triển lãm Thành tựu Kinh tế Quốc dân Liên Xô (ВДНХ) để gặp người học trò cũ. Công việc bận rộn, không hẹn trước, nên tôi và bà đã không gặp được nhau.

Món quà nặng tình cho người Việt bằng lương hưu còm cõi và trái tim bị tổn thương của bà giáo Nga nhân hậu
Giáo trình dành cho người mới học tiếng Nga do bà Sofia soạn thảo, in ấn bằng những đồng lương hưu ít ỏi của mình  

Đêm hôm ấy, bà giáo gọi điện, nói nhất định sẽ tới thăm và phải gặp bằng được trước khi tôi về Việt Nam. Tôi hẹn bà tối hôm sau ở nhà ga Metro, và chạy bộ 40 phút từ khách sạn tới đó để gặp lại cô giáo năm xưa của mình.

Đến nơi, nhìn thấy bà giáo già đứng đợi sẵn tự bao giờ, tôi lặng người. Hai mái đầu bạc trắng ôm chầm lấy nhau, nước mắt cứ thế tuôn rơi. 60 năm rồi, bà giáo vẫn nhắc lại nguyên vẹn những ký ức năm nào như mới hôm qua.

Đôi bàn tay gầy guộc lần lần vào chiếc túi xách mang theo bên người, rồi rút ra cho tôi chiếc phong bì, nói đây là đóng góp nhỏ vào ngôi nhà lưu niệm văn hóa Nga tại Việt Nam do tôi khởi xướng. Tôi không dám cầm, vì biết chắc nó được lấy ra từ số lương hưu ít ỏi, nhưng bà giáo nói, đó là tấm lòng, nhất định không được từ chối.

 

Món quà nặng tình cho người Việt bằng lương hưu còm cõi và trái tim bị tổn thương của bà giáo Nga nhân hậu Tôi run run cầm chiếc phong bì có 1000 rúp trong ấy, số tiền quá ít ỏi để ăn một bữa trưa trong thành phố đắt đỏ như Matxcơva, nhưng là quá nhiều với một nhà giáo nghèo. Món quà nặng tình cho người Việt bằng lương hưu còm cõi và trái tim bị tổn thương của bà giáo Nga nhân hậu

Dịch giả Thúy Toàn
 
Tôi run run cầm chiếc phong bì có 1000 rúp trong ấy, số tiền quá ít ỏi để ăn một bữa trưa trong thành phố đắt đỏ như Matxcơva, nhưng là quá nhiều với một nhà giáo nghèo.

Về tới khách sạn, điện thoại đổ chuông, phía bên kia là giọng bà giáo già, bà nói, “Tối mai cô lại đến thăm em. Về đến nhà cô mới tìm thấy, hóa ra cô đưa nhầm cái phong bì. 1000 rúp ấy là để em mua quà về Việt Nam, còn cô có để dành được một số tiền khác, để cho em làm dự án về văn hóa Nga. Tối mai, cô sẽ gặp em trước khi lên máy bay về nước.”

Tối hôm sau, bà lại đến nhà ga Metro từ sớm, dúi bằng được vào tay tôi một chiếc phong bì khác. Tôi nhìn bà giáo già bật khóc, thấy mình vẫn là cậu học trò bé nhỏ như cái ngày mới bỡ ngỡ đặt chân đến Matxcơva.

Món quà nặng tình cho người Việt bằng lương hưu còm cõi và trái tim bị tổn thương của bà giáo Nga nhân hậu
Dịch giả Thúy Toàn vẫn giữ tấm thiệp chào đón học sinh Việt Nam đến Nga cách đây 60 năm 

Nỗi thất vọng của bà giáo nhân hậu

Để kiểm chứng những thông tin này và với quyết tâm đi tìm đến cùng sự thật để không làm tổn thương đến tình cảm sâu nặng của bà giáo già Sofia nhân hậu với các thế hệ học trò Việt, chúng tôi đã liên hệ với bà giáo qua điện thoại.

Thật bất ngờ, hơn 90 tuổi, bà giáo vẫn có tài khoản facebook liên lạc với mọi người. Khi chúng tôi gọi đến, bà rất cảm động và kể rành rọt đến từng chi tiết, ngày tháng cụ thể những sự việc liên quan đến số phận 100 cuốn sách đầy tâm huyết của bà.

Bà giáo Sofia cho biết: “Hồi cuối tháng 5 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Hồng – người của Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đến gặp tôi để lấy cuốn giáo trình”.

Nhưng tận ngày 29/8, nghĩa là ba tháng sau khi số giáo trình được lấy đi, vẫn không ai thông báo về số phận của nó với bà.

Món quà nặng tình cho người Việt bằng lương hưu còm cõi và trái tim bị tổn thương của bà giáo Nga nhân hậu
Hơn 90 tuổi, bà giáo Sofia vẫn cặm cụi bên từng trang sách 

Bà đã viết thư cho ông Hồng để hỏi tình hình, ông Hồng trả lời rằng bà phải liên lạc với ông Đoàn Khắc Hoàng – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga vì ông Hồng đã kết thúc nhiệm kỳ và đã về Việt Nam.

 

Món quà nặng tình cho người Việt bằng lương hưu còm cõi và trái tim bị tổn thương của bà giáo Nga nhân hậu Tôi gọi cho ông Hoàng nhưng không nhận được câu trả lời giáo trình đã chuyển về Việt Nam chưa và nó có được sử dụng hay không. Món quà nặng tình cho người Việt bằng lương hưu còm cõi và trái tim bị tổn thương của bà giáo Nga nhân hậu

Bà giáo Sofia Korchikova
 
“Tôi gọi cho ông Hoàng nhưng không nhận được câu trả lời giáo trình đã chuyển về Việt Nam chưa và nó có được sử dụng hay không”, bà Sofia nói.

Dù đã ngoài 90 tuổi, bà Sofia vẫn nhớ tường tận rằng ông Xuân Hồng đã đến nhà bà để lấy giáo trình. Khi đó, giáo trình được đóng thùng cẩn thận, bao gồm 05 thùng to, mỗi thùng 18 quyển = 90 cuốn và 01 thùng nhỏ chứa 10 cuốn giáo trình. Tổng cộng đúng 100 cuốn.

Bà giáo hơn 90 tuổi nói với VTC News rằng bà cảm thấy “vô cùng buồn bã và thất vọng” khi công trình tâm huyết cho người Việt Nam bị rơi vào quên lãng.

Khó khăn câu trả lời

Đầu tháng 10, phóng viên VTC News đã liên hệ với ông Phạm Xuân Sơn - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga để hỏi về thông tin số phận 100 cuốn sách trên, nhưng ông Sơn nói “đã hết nhiệm kỳ nên mọi việc bàn giao cho Đại sứ mới, bao gồm cả việc của bà Sofia Korchikova”.

Theo thông tin bà Sofia cung cấp, người nhận số giáo trình của bà là ông Phạm Xuân Hồng – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam ở Nga.

Trả lời về vấn đề này, ông Hồng cũng cho hay “đã hết nhiệm kỳ nên bàn giao công việc cho những người đến sau xử lý”.

Theo giới thiệu của ông Hồng, VTC News đã liên lạc với ông Nam, được giới thiệu là trợ lý của tân Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Nguyễn Thanh Sơn. Ông Nam nói số giáo trình của bà Sofia đã được chuyển cho đại diện Bộ GD&ĐT, cùng một số trường đại học giảng dạy tiếng Nga ở Hà Nội.

Khi được đề nghị cung cấp thông tin các trường đại học được nhận số giáo trình trên, ông Nam nói: “Theo nguyên tắc, chúng tôi chỉ cung cấp thông tin này cho bà Sofia”.

Sau rất nhiều lần email, điện thoại hỏi về số phận 100 cuốn giáo trình của bà giáo già, phải nhờ đến sự tác động của Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao, ngày 10/10, tòa soạn nhận được email có nội dung như sau:

“Kính gửi anh Việt (PV báo VTC News)

Về thư của Anh, xin thông báo như sau:

Bà Sofia Korchikova đã nhiều lần nhờ Đại sứ quán chuyển một số mẫu sách dạy tiếng Nga do Bà biên soạn cho các nơi có nhu cầu. Tháng 5 vừa qua, Bà Korchikova có chuyển thêm cho Đại sứ quán 100 cuốn sách mới biên soạn nhằm giảng dạy tiếng Nga cho người mới học.

Đại sứ quán đã chuyển các mẫu sách trên cho nhiều Đại học và trung tâm giảng dạy tiếng Nga trong nước đề nghị cho ý kiến về khả năng áp dụng trong giảng dạy, tuy nhiên hiện vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức. Ngoài ra, Đại sứ quán đã giới thiệu và chuyển một số sách học tiếng Nga nhận được hồi tháng 5 vừa qua cho một số cán bộ, cộng đồng ta tại Nga có nhu cầu nghiên cứu học tập và tham khảo. Đại sứ quán đã trao đổi vấn đề trên với Đoàn Bộ GDĐT VN thăm Nga vừa qua và Bộ cho biết sẽ sớm xem xét tiếp nhận số sách trên. Hiện ĐSQ đang chờ phản hồi chính thức từ các nơi để có cơ sở cân đối, chuyển số sách nói trên đến đúng nơi có nhu cầu thực sự, tránh hình thức.

Từ tháng 5/2014, Đại sứ quán chưa nhận được ý kiến chính thức của Bà Korchikova về việc này, tuy nhiên trong trao đổi không chính thức với Bà qua điện thoại đầu tháng 9/2014, Đại sứ quán đã thông báo với Bà về việc đã chuyển một số sách mẫu về cho các đơn vị trong nước, cũng như sử dụng tại chỗ phục vụ cán bộ, cộng đồng. Từ đó, không thấy Bà có phản hồi thêm.

Đại sứ quán rất trân trọng công sức và tâm huyết của Bà Korchikova, đồng thời mong muốn số sách trên đến được nơi có nhu cầu thực sự. Trong trường hợp Anh và các đầu mối khác biết được nơi nào sẵn sàng tiếp nhận, sử dụng hiệu quả số sách trên, xin đề nghị thông báo cho Đại sứ quán để chuyển về trong thời gian sớm nhất.

Xin trân trọng cảm ơn.”

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT: Không nhận được giáo trình nào từ ĐSQ

Ngay lập tức, VTC News đã vào cuộc xác minh thông tin do ĐSQ Việt Nam tại Liên bang Nga cung cấp trên đây.

Tiến sĩ Đinh Thị Thu Huyền, Trưởng khoa tiếng Nga ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định Khoa tiếng Nga chưa nhận được cuốn giáo trình nào của bà Sofia Korchikova.

Tiến sĩ Huyền cho biết bà và các đồng nghiệp sẽ “rất vui mừng nếu khoa có một cuốn giáo trình như thế bởi đó sẽ là những tư liệu rất quý trong việc giảng dạy tiếng Nga.”

Vị trưởng khoa này cho biết thêm, giáo trình sẽ do hội đồng khoa học của trường quyết định nên không phải thông qua Bộ GD&ĐT thẩm định.

VTC News cũng đã làm việc với một đơn vị khác là Đại học Hà Nội (trước đây là ĐH Ngoại ngữ Hà Nội). Ông Nguyễn Đức Hạnh, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Hà Nội, cho biết trường chưa nhận được thông tin về cuốn giáo trình dạy tiếng Nga của bà Sofia Korchikova.

PGS-TS Trần Quang Bình, Hiệu phó Đại học Hà Nội kiêm Trưởng khoa tiếng Nga cho biết khoa tiếng Nga Đại học Hà Nội cũng chưa nhận được cuốn giáo trình của bà Sofia Korchikova.

“Khoa tiếng Nga rất mong có cuốn sách giáo trình này để nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên”, ông Bình cho biết.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – ông Bùi Văn Ga cũng khẳng định với VTC News rằng cơ quan này không hề nhận được bất cứ cuốn giáo trình nào như thông tin nêu trên.

Trong email gửi VTC News ngày 10/10, ĐSQ khẳng định từ tháng 5/2014, cơ quan này chưa nhận được ý kiến chính thức của Bà Korchikova. 

Tuy nhiên, vẫn theo nội dung email trên, trong trao đổi không chính thức với bà qua điện thoại đầu tháng 9/2014, Đại sứ quán đã thông báo với Bà về việc đã chuyển một số sách mẫu về cho các đơn vị trong nước, cũng như sử dụng tại chỗ phục vụ cán bộ, cộng đồng. Từ đó, không thấy bà có phản hồi thêm.

Trong khi đó, trả lời VTC News đầu tháng 11 này, bà Korchikova khẳng định không có bất cứ ai ở Đại sứ quán liên lạc với bà. Điều này khiến bà cảm thấy ‘vô cùng buồn bã, thất vọng’.

Ngay sau khi nhận được thông tin từ VTC News, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan tìm hiểu sự việc để báo cáo lãnh đạo Bộ và trả lời VTC News. 

Từ chỉ đạo này, các cán bộ ĐSQ Việt Nam tại LB Nga được giao nhiệm vụ tiếp nhận số giáo trình của bà Korchikova đã có những động thái khác hẳn.

Số phận của 100 cuốn giáo trình tiếng Nga, những đứa con tinh thần chất chứa đầy tình yêu thương gửi tặng các học trò, những người bạn Việt Nam của bà giáo già Sofia đã dần sáng tỏ.

Mời bạn đọc theo dõi tiếp bài 2: “Thông tin tiền hậu bất nhất từ các cán bộ ĐSQ Việt Nam tại Nga”trên bài tiếp theo.