Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

ĐIỆP VIÊN TRUNG QUỐC BẮT ĐẦU TRÀN NGẬP NƯỚC MĨ


Один шпион может украсть 10 000 документов, но столько же украдут 10 тысяч шпионов, если каждый добудет хотя бы один документ. Фото: Mario Tama/Getty Images

  Theo: epochtimes.ru

Các cơ quan tình báo trên toàn thế giới, theo thường lệ, xem cách tiếp cận đối với hoạt động gián điệp của Trung Quốc là bất cẩn và không chuyên nghiệp. Trong khi các nước khác đang chú ý đến sự kín đáo sự tinh tế trong các hoạt động của các cơ quan tình báo, Trung Quốc đã quyết định chọn số đông.

Mặc dù phương pháp này được coi là không chuyên nghiệp, nhưng Trung Quốc đã làm cho nó cực kỳ hiệu quả. Vấn đề của các nước khác chung quy lại một thực tế đơn giản: Trung Quốc có quá nhiều gián điệp để cho các cơ quan tình báo nước ngoài có thể theo dõi được hết tất cả.

"Các cơ quan tình báo của chúng tôi đang quá tải. Vấn đề là quá lớn", - Paul Williams thú nhận trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Ông là giám đốc về công nghệ thông tin trong BlackOps Partners Corporation, công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ bí mật thương mại lợi thế cạnh tranh cho các công ty trong danh sách của Fortune 500.

Sinh viên đóng vai trò to lớn trong hoạt động gián điệp số đông của Trung Quốc. Họ tạo thành một hệ thống, nơi mà mỗi người thực hiện một công việc nhỏ. Ý tưởng ở chỗ rằng một điệp viên giỏi khó đánh cắp được 10 nghìn tài liệu, nhưng 10 nghìn điệp viên không được đào tạo dễ dàng khai thác được ít nhất mỗi người một tài liệu.

Hoạt động gián điệp số đông này của chế độ Trung Quốc đặt các cơ quan tình báo Mỹ thành số ít. Ngay cả khi tiến hành truy tố gián điệp Trung Quốc, thì tất cả các bang của Hợp chúng quốc cũng không đủ sức để đuổi kịp họ.

Theo ông Williams, các sinh viên Trung Quốc tại trường đại học có thể được tiếp cận được với các nghiên cứu trong các trường đại học. Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ gây dựng sự nghiệp ở Mỹ, khi có cơ hội thuận lợi sẽ chuyển thông tin về quê hương. Do đó, chế độ Trung Quốc có điệp viên trong tất cả các cấu trúc: các trường đại học, cơ quan chính phủ và các công ty.

Theo ông Williams giải thích thêm, nhiều điệp viên Trung Quốc không phải là nhà tình báo chính thức: "Vâng, có cả những điệp viên chuyên nghiệp Trung Quốc, nhưng họ thường là số ít. Hầu hết trong số họ - những người bình thường đôi khi hỏi điều gì đó".

Theo lời của các nguồn tin, quá trình tuyển dụng thường xảy ra trước khi học sinh viên ra nước ngoài học tập. Điệp viên của các cơ quan tình báo có thể tiếp cận với họ và nhắc nhở họ phải trung thành với Tổ quốc. Điệp viên sẽ yêu cầu họ thông tin tất cả những gì có thể mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Chế độ này hành chức làm sao để sinh viên thường xuyên xem hoạt động gián điệp như một vấn đề của nghĩa vụ yêu nước.

Đây là phương pháp hoạt động rất hiệu quả, bởi vì các cơ quan tình báo Trung Quốc không yêu cầu nhiều từ các sinh viên. Như ông Williams đã nói, sự đóng góp cá nhân thường  nhỏ bé đến mức mà nhiều sinh viên thậm chí không nhận thức được hoạt động gián điệp của mình.

Điệp viên kiểu khác

Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với hoạt động gián điệp thường được các cấu trúc quyền lực khác xem là cẩu thả và bất cẩn. Paul Williams giải thích thêm rằng trong thế giới điệp viên, tất cả cố gắng để không bị bắt. Hầu hết các nước khác áp dụng biện pháp phòng ngừa phức tạp để đảm bảo sự an toàn của các điệp viên của mình.

Trong trường hợp với Trung Quốc, tất cả đều theo kiểu khác. "Họ thậm chí không lo lắng nếu họ sẽ bị bắt - ông Williams ngạc nhiên. - Thật ngạc nhiên là là họ áp dụng ít các biện pháp phong ngừa, bởi vị những rủi ro của họ rất nhỏ".

Ông nói thêm: "Người Trung Quốc có được tất cả các thông tin cần thiết. Vấn đề còn là ở chỗ rằng bạn không biết chắc chắn họ đã biết được điều gì". Gián điệp số đông cho rằng chế độ thường xuyên nhận được những tài liệu đó một số lần.

"Đây là một mạng lưới rất phức tạp," - Lu Dong, cựu điệp viên Trung Quốc, bây giờ đã trở thành người chỉ trích công khai chế độ Trung Quốc, xác nhận.

Ông nói rằng các hoạt động gián điệp ở mức độ thấp đi qua Phòng mặt trận thống nhất và Văn phòng quan hệ với những người nhập cư Trung Quốc. Hoạt động phức tạp hơn đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, đi qua Phòng tổng hợp của của cơ quan đầu não quân đội Trung Quốc (phòng 3).

"Phòng này chỉ gửi điệp viên có trình độ chuyên môn cao", - ông Lu giải thích nhấn mạnh rằng phòng 3 có 200 000 nhân viên.

Các haker quân sự Trung Quốc - block 61.398 - hoạt động ở phòng ba của cục hai, theo báo cáo của công ty Mandiant nghiên cứu an ninh.

Không chỉ Hoa Kỳ

Không chỉ Hợp chúng quốc đang có vấn đề kiểu này. Tình hình tương tự đã tồn tại ở Úc.

Trung Quốc đã xây dựng những mạng lưới gián điệp thông qua các đoàn thể sinh viên trong các trường đại học ở Úc. Những điệp viên này cũng thuyết phục ngay cả các sinh viên Trung Quốc khác tham gia "bảo vệ lợi ích" của chế độ Trung Quốc.

Mới đây, một trong những tờ báo hàng đầu của Úc Sydney Morning Herald đưa tin rằng các cơ quan tình báo Úc không thể theo kịp với số lượng các gián điệp Trung Quốc, và chính phủ Úc dự định mở rộng hoạt động phản gián của họ.

Điệp viên không chỉ ăn cắp thông tin, mà còn theo dõi những người chỉ trích chế độ Trung Quốc.

Theo tờ Sydney Morning Herald, một giảng viên đại học Úc bị thẩm vấn bốn lần ở Trung Quốc vì những nhận xét đưa ra tại một cuộc hội thảo tại một trường đại học của Úc. "Họ cho tôi thấy một báo cáo - giáo viên cho biết. - Tôi thậm chí thể nêu tên người phụ nữ đã gửi cho họ báo cáo này".

Những sự việc như vậy rất phổ biến trong các trường đại học của Úc, nơi mà các sinh viên và giáo viên Trung Quốc cần phải theo dõi những gì họ nói.

Chen Yonglin, một nhà cựu ngoại giao của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, kể với "The Epoch Times" rằng vào năm 2005, khi ông trốn khỏi lãnh sự quán, tại Úc đã có hơn 1.000 điệp viên bí mật của Trung Quốc hoạt động một mình.

Nếu lời nói của ông ta là đúng sự thật, thì ở Hợp chúng quốc, nơi có số lượng người nhiều  hơn 14 lần, còn lợi ích của Trung Quốc nhiều hơn, tình hình là rất có vấn đề.

"Ở Hoa Kỳ có rất nhiều người Trung Quốc, - ông Williams nói. - Không một cơ quan gián điệp nào khác trên hành tinh này được bất cứ điều gì tương tự như thế".

Chen Yonglin, người tự mình tham gia vào hoạt động gián điệp của Trung Quốc ở Úc, nói với phóng viên của The Sydney Morning Herald, rằng sinh viên-điệp viên Trung Quốc thực hiện nhiều chức năng "hữu ích": chào đón các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại sân bay, ngăn chặn các nhóm chống đối và thu thập thông tin.

Khi Chen đàu tẩu, ông đã lấy theo những tài liệu bí mật. Trong số đó có danh sách các hoạt động của  lãnh sự quán Trung Quốc, nơi mô tả chi tiết lãnh sự quán đã sử dụng các mạng lưới gián điệp của sinh viên như thế nào để thực hiện các đơn đặt hàng của chính quyền Trung Quốc ở nước ngoài.

Trong số các nhiệm vụ khác của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney:  các phương tiện truyền thông sử dụng tiếng Trung, thu hút sinh viên mới vào hoạt động gián điệp và xâm nhập vào chính sách của phương Tây.

2 nhận xét:

  1. Trong lĩnh vực này thì ta cũng nên học tập họ đấy bạn nhỉ. Giá mà học họ được 1 phần, ít ra là giáo dục cho mỗi người VN đi ra nước ngoài phải có trách nhiệm làm được điều gì có ích cho đất nước.

    Trả lờiXóa
  2. TQ là nước đông dân nhất TG và họ đã tận dụng đặc điểm này trong nhiều hoạt động. Chẳng hạn như trong quân sự họ dùng chiến thuật biển người để áp đảo đối phương . Họ không sợ lính bị chết nhiều vì ngươih của họ rất sẵn. Trong chiến tranh gián điệp họ dùng cả sinh viên, những người không hề biết nghiệp vụ gián điệp để thu thập được thật nhiều thông tin . và nếu những điệp viên không chuyên này có bị bắt thì nguồn nhân lực thay thế cuẩ họ cũng rất dồi dào...

    Trả lờiXóa