Trang

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

ÔGN PHÚC LÀ NGƯỜI " CHƠI ĐƯỢC "

Trước khi trở thành Thủ tướng công chúng ít biết về ông bởi ông là người kín tiếng. Cái tài cái tâm ở đâu chẳng biết, chỉ biết mấy cái tin trên trang " quan làm báo "làm cho hình ảnh của ông trong lòng công chúng không mấy đẹp đẽ. Cũng vì thế mà khi ông được đảng cử làm Thủ tướng nhiều người thất vọng. Tuy nhiên, trên cương vị Thủ tướng ông đã tỏa sáng một cách ngoạn mục và ông nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân và thông qua những việc làm, lời nói, niềm tin của người dân đói với Ông ngày một lớn lên. Còn nhớ hồi Ông mới lên, một cháu con anh bạn tôi, người từng nhiều lân được tiếp xúc với Ông, nói là " Ông Phúc là người chơi được ", ý nói là người tử tế, đáng tin cậy. Trong buổi tọa đàm  thứ năm hàng tuần vừa rồi của đài BBC tiếng Việt, những người tham dự đã đưa ra những đánh giá của mình về vị Tân Thủ Tướng. Chắc các cụ làng ta ít nhiều cũng đang quan tâm đến vấn đề này. Vậy tôi xin đưa nọi dung cuộc tọa đàm này để các cụ thưởng lãm và đàm đạo làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. 

'Mong thủ tướng giữ tính cách Quảng'

  • 19 tháng 8 2016
Ba nhà báo gốc Quảng Nam nói về những quan sát của họ về cá tính và cách làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ thời còn làm cán bộ ở địa phương cho tới nay, trong thảo luận với BBC Tiếng Việt hôm 18/08.
Các ý kiến này cũng cho rằng, lời xin lỗi người dân Hội An gần đây của Thủ tướng Việt Nam là "đáng tin", "chân thành", và "chấp nhận được".
Hình ảnh đoàn xe hộ tống Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào phố đi bộ ở phố cổ Hội An chiều tối ngày 08/08 được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
Sau đó hơn một tuần, ông Phúc đưa ra lời xin lỗi - theo truyền thông Việt Nam đưa tin - tuy chỉ là nội dung nêu trong một cuộc họp với các quan chức.
Tuy nhiên nhà báo Nguyễn Trung Dân nói trong Bàn tròn thứ Năm, rằng không nên xét nét quá nhiều về lời xin lỗi, và ông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chân thành.
Ông cho biết đã nhiều lần tiếp xúc với ông Nguyễn Xuân Phúc từ hồi ông làm thư ký cho một vị chủ tịch, "thời còn Quảng Nam - Đà Nẵng chung", và "qua nhiều cương vị", "thì cho đến nay chưa thấy có ai chê trách sự chân thành của anh ấy".
"Tôi tin lời anh Phúc vì khi anh ấy làm giám đốc sở du lịch, cũng như khi anh ấy làm chủ tịch, phó chủ tịch Quảng Nam thì anh ấy đều hiểu rằng không thể đi xe hơi vô phố cổ nên ảnh mới đi bộ.
"Tôi không hề đề cao ảnh. Ảnh biết rằng phải đi bộ là chuyện đương nhiên."
Nhà báo Lê Hải cũng cho biết ông là người đã trực tiếp nhắn tin tới Thủ tướng Phúc và báo cho thủ tướng biết về phản hồi của dư luận trước việc đoàn xe hơi đi vào phố cổ.
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất cũng cho biết từng gặp gỡ ông Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần, và thấy ông là "người quảng đại, gần gũi, và tôi nghĩ là người biết lắng nghe, không phải chỉ từ cách xin lỗi này mà cả trong cách điều hành chính phủ".
"Có thể thấy rằng ông ấy đang muốn xây dựng hình ảnh gần gũi với dân hơn, biết lắng nghe hơn chứ không phải hình ảnh trịch thượng, hách dịch như những người khác, thì đó là điều đáng ghi nhận."

Phản hồi

Tuy nhiên, một số phản hồi trên mạng xã hội của BBC Tiếng Việt tỏ ra chưa thuyết phục với lời xin lỗi của thủ tướng.
Lucy Lu viết: "Lời xin lỗi và cách xin lỗi của ông Thủ Tướng không thật lòng."
Hay Nguyen Thị Huyền Trang đặt câu hỏi, "tại sao thủ tướng không tự giác xin lỗi trước khi cư dân mạng lên án?", hay Huan Nguyen: "Theo tôi được biết thủ tướng Phúc đã đi bộ hàng cây số, mà không hay biết gì về việc các xe công vụ nối đuôi đi đằng sau, kể cũng lạ, hơn nữa chẳng lẽ tới đó lại không được quán triệt trước sao?"
Một bình luận của Son Nguyenhong nhận xét về những quyết sách của ông Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian đầu nhiệm kỳ: "Vẫn là những chính sách tủn mủn, đụng đâu làm đó, chưa hoạch định một chính sách nhất quán, chưa đưa ra những quyết sách đúng đắn, đột phá và quyết liệt."

'Thông tin lề trái'

Một chi tiết khác mà các khách mời chỉ ra là ông Nguyễn Xuân Phúc đã nghe dư luận từ mạng xã hội.
Nhà báo Trung Dân nhận xét, thủ tướng cần thấy rằng, "có sự bưng bít thông tin đến với ảnh", và "phải có thông tin đến được ảnh ngay là ai làm những chuyện như vậy và phải xử lý và không thể nhận lỗi không.
"Nó nói cho ảnh thấy điều này: tác động của dư luận mạng xã hội là rất lớn, còn các báo không nên tin, vì các báo không có nói gì cả thì làm sao ảnh biết được."
Blogger Trương Duy Nhất cũng nhấn mạnh: "Chưa có trường hợp nào mà thông tin lề trái, từ mạng xã hội lại khiến một quan chức chính phủ phải lắng nghe thông tin và giải trình.
"Thậm chí xưa nay người ta còn bất chấp cái đó, người ta còn coi là phá hoại thế này thế nọ."
Nhà báo, nhiếp ảnh gia Lê Hải từ Đà Nẵng kể, khi Thủ tướng Phúc gọi điện lại sau tin nhắn của ông, nhà báo hỏi thủ tướng rằng ông có "nghe đài báo nước ngoài nói về việc đó [đoàn xe đi vào khu phố cổ] không, có ai báo cáo cho anh không, thì ảnh mới nói rằng, chưa hề nghe, chưa có ai báo cáo hết".
Nhiếp ảnh gia Lê Hải nói ông "rất hâm mộ" những chính sách và chủ trương của ông Nguyễn Xuân Phúc kể từ khi ông lên làm thủ tướng. Tuy nhiên, những hy vọng, mong muốn của thủ tướng chưa biết có thể "thành hiện thực hay không", do còn phụ thuộc vào cơ chế.
Trả lời câu hỏi của nhà báo Hồng Nga về cái uy của người làm lãnh đạo, nhà báo Trung Dân nói về mặt này, "tôi chưa tin ông Phúc lắm".
Ông kể, "hồi còn làm sở du lịch có chuyện làm ông ấy quát, làm ầm ỹ lên nhưng sau đó thì không ai bị kỷ luật cả."
"...Tôi tin rằng, ảnh đã lên đến cỡ đó rồi thì quan hệ chằng chịt, và chi phối ảnh, mà tôi không tin rằng ảnh có thể độc lập, cương quyết dám làm một mình, dám thể hiện hết mình."

Tính cách Quảng Nam

Nhưng nhà báo Trung Dân bổ sung, "cũng phải nói thêm rằng người Quảng Nam có tính cách gì đó rất quyết liệt. Có thể với tính cách Quảng Nam có thể nó cũng có đột biến nào đó chẳng hạn."
Với vị trí mới, nhà báo cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc nên giữ tấm lòng, tính cách" của mình.
"Tôi nói đó như là tính cách Quảng Nam, chịu không nổi cái xấu, chịu không nổi cái ác, cái dối trá, mà bây giờ sự dối nó đầy tràn ra đó thì ảnh có can đảm để giữ sự trực tính đó không?"
Hai nhà báo Lê Hải và Trung Dân gợi ý, điều quan trọng là thủ tướng phải có được một bộ tham mưu tốt, hiệu quả, như trong vụ việc ở Hội An, với vai trò là Thủ tướng Việt Nam, ông cần có một bộ phận biết xử lý khủng hoảng truyền thông.
Nhưng quan trọng hơn, theo nhà báo Trung Dân, là thủ tướng giữ được "tấm lòng thẳng thắn, dám nói sự thực, mà quan trọng hơn cả là dám nghe sự thực".

2 nhận xét:

  1. Thời kỳ TT NTD chúng ta hầu như nghe nhiều nguồn thông tin khác nhau (đúng sai, méo mó...) không có cơ sở, tuy nhiên sau khi cơ cấu nhân sự của ĐH cũng thấy có phần thay đổi. 1- có thể một số CB bản chất chưa hẳn đã xấu, 2. sau ĐH được "mổ xẻ" gay gắt và tiếng nói của dân được quan tâm hơn, nên tất cả các CB đều phải tự mình phải xem xét lại để lấy lại lòng tin của dân, thì phải TỐT HƠN LÊN.
    Bước đầu thấy ông Phúc cũng sâu sát hơn ông Dũng, đáng MỪNG, nhưng cũng HÃY ĐỢI ĐẤY !

    Trả lờiXóa
  2. Thủ tướng mới điều hành CP quyết liệt hơn, sâu sát hơn, được lòng dân hơn... Tuy vậy kết quả thế nào còn chưa thấy rõ. Những ung nhọt XH vẫn còn đó. Có lẽ vẫn phải chờ đợi!!!

    Trả lờiXóa