Một gia đình chạy vào rừng rậm để trốn bức hại, 40 năm sau trực thăng phát hiện ra họ và sửng sốt…
Một gia đình Liên Xô vì chạy
trốn bức hại của chính quyền những năm 30 thế kỷ trước, đã vào sống
trong rừng rậm. 40 năm sau, ở một nơi vô danh, các nhà nghiên cứu đã
tình cờ tìm thấy họ và sửng sốt trước bản năng sinh tồn của gia đình
này.
Sâu
trong rừng rậm Siberia là khu rừng Taiga (còn được biết đến với tên gọi
rừng tuyết) tuyệt đẹp phủ đầy thông, vân sam và linh sam. Nhưng đối với con người, khu rừng lại là một nơi vô cùng khắc nghiệt và tàn nhẫn. Mùa
hè thì nóng nực, độ ẩm cao, đồng thời lại rất ngắn ngủi. Từ tháng 9,
phía Bắc rơi vào thời kỳ lạnh cóng, tuyết bắt đầu rơi vào thời điểm
này và kéo dài đến tận tháng 5. Cả một khu vực rộng lớn chỉ có vài trăm người sinh sống.
Năm
1978, một trực thăng chở các nhà địa chất của Liên Xô cũ bay ngang khu
rừng Taiga. Khi bay tới giữa rừng, ở một khu vực hẻo lánh, biệt lập, cả
đội phát hiện những luống đất ở dưới trông giống như một khu vườn nhân
tạo.
Quá ngạc
nhiên, trực thăng đảo vài vòng ở khu vực này cho tới khi các nhà nghiên
cứu chắc chắn: có người sống ở đây. Nhưng ai lại có thể sinh sống ở nơi
này, quá tách biệt với khu vực dân cư? Để có thể đến khu vực này từ thị
trấn gần nhất, người ta phải đi canô mất 7 ngày. Họ đã cử một đội thám
hiểm đi tìm hiểu. Trưởng đoàn thám hiểm lúc ấy là Galina Pismenskaya, đi
cùng với một nhóm, có mang theo một số quà để tặng cho người họ sắp
gặp; đồng thời cũng mang theo súng đề phòng trường hợp xấu.
Các nhà
khoa học cuối cùng đã tới được khu vực họ nhìn thấy từ trên máy bay,
mang trong đầu nhiều phỏng đoán khác nhau. Rất nhanh chóng họ bắt gặp
một ông già trong bộ đồ lôi thôi, bẩn thỉu. Sau rất nhiều nỗ lực giao
tiếp của đoàn thám hiểm, cuối cùng ông cũng dẫn họ tới nơi mình đang
sống, đó là một ngôi nhà tranh sơ sài.
Khi tiến
vào bên trong ngôi nhà, các nhà nghiên cứu cảm giác như đang trở về
thời Trung Cổ. Có sáu người sinh sống trong túp lều này gồm Karp
Ossipowitsch Lykow (người đàn ông già, cũng là chủ gia đình), hai con
trai ông là Sawwin (45 tuổi) và Dimitri (36 tuổi), cùng các con gái là
Natalja (42 tuổi) và Agafja (34 tuổi). Mẹ họ là bà Akulina Karpowna đã
qua đời cách đó mấy năm vì đói.
Gia đình
nhà Lykow là những tín đồ Thiên Chúa giáo ngoan đạo, những người theo
đạo Chính Thống. Năm 1936, đối mặt với sự bức hại của chính phủ và để
bảo vệ niềm tin, cả gia đình chạy trốn vào rừng rậm Siberia, và trốn ở
nơi không ai sinh sống. Họ sinh tồn bằng bất kỳ thứ gì tìm được trong tự
nhiên, và thường xuyên phải chịu đói.
Gia đình Lykow dị ứng với công nghệ hiện đại, và sống theo phong cách của thế kỷ 19. Bà Agafjia kể lại: “Thời
đó, chúng tôi bị giết hại chỉ vì niềm tin của mình, những đứa trẻ bị
mất cha, các gia đình chìm trong sự đau đớn, đó là lúc chúng tôi quyết
định từ bỏ cuộc sống vật chất và cắt đứt liên hệ với thế giới này.” Các
nhà khoa học không thể tin nổi cả gia đình hoàn toàn không biết đến
tình hình bên ngoài, không biết những biến đổi to lớn đã xảy ra trên thế
giới trong vòng 40 năm qua như Chiến tranh Thế giới thứ II, sự kiện con
người đặt chân lên mặt trăng, v.v… Họ chỉ nhận biết thế giới bên ngoài
qua ánh đèn nhấp nháy từ những chiếc máy bay và vệ tinh bay ngang khu
rừng.
Việc
phát hiện ra một gia đình sinh sống trong rừng rậm hoang dã tức thì trở
thành một sự kiện quốc gia. Rất nhiều nhà khoa học và giới báo chí
đã đến thăm và phỏng vấn các thành viên trong gia đình.
Năm
1981, ba người con đầu trong gia đình lần lượt qua đời, bố họ ông Karp
cũng qua đời năm 1988. Chỉ còn người con gái út là bà Agafjia còn sống,
và duy trì liên lạc với thế giới bên ngoài.
Bà vẫn
sống cuộc sống ‘lạc hậu’ như ngày nào và bầu bạn cùng một vài chú chó
mèo. Suốt bao nhiêu năm, bà vẫn giữ niềm tin kiên định vào Chúa. Bà kể
có lần bà thấy một con gấu lớn trước nhà, nó chằm chằm nhìn bà. Lúc ấy
Agafjia không có dao hay bất cứ vũ khí tự vệ nào, vì vậy bà đã lặng lẽ
cầu nguyện Thánh George và con gấu đã lẩn đi mất. Agafjia là một con
người dễ mến và bà luôn giữ cho mình một trái tim bình an. Cuộc đời bà đã được viết thành sách và dựng phim tư liệu.
Agajia
không cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với người khác, nhưng bà vẫn tiếp
tục chọn sống trong rừng Taiga trong toàn bộ những năm tháng đời mình.
Bà đã từng vào thành phố nhưng ‘sợ phát khiếp’ với tiếng còi ô tô ồn ã
và các phương tiện giao thông chạy tấp nập trên đường.
Người
phụ nữ này và gia đình hẳn đã sống một cuộc đời khốc liệt và kỳ lạ. Nếu
chiếc trực thăng chở các nhà khoa học năm đó không phát hiện ra gia đình
Lykcow, thì chúng ta vĩnh viễn không hề biết lại có những người có thể
thách thức và sống sót trong khu rừng hoang dã phương Bắc.
Theo HeftyLê Anh
Hay nhỉ!
Trả lờiXóa