Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

KÊNH ĐÀO ĐÔNG NAM Á VÀ CHÍNH TRƯỜNG VIỆT NAM

   Bài này có nhiều thông tin mới mẻ gây nhiều cảm xúc: thú vị, ngạc nhiên, phấn khích, hy vong...Bằng vào những sự kiện đã diễn ra ở VN trong thời gian qua, tôi thấy một số thông tin có vẻ như đã được kiểm chứng và nếu vậy thì thời gian tới sẽ có nhiều điều thú vị để chờ đón 
nguyen-tan-dung 
Kế hoạch của các tay cờ lớn
Ngày 23/5 báo điện tử http://www.vietnamnet.vn có bài viết “Âm mưu biển Đông của Trung Quốc- nguồn lợi ngoài dầu khí”. Nội dung bản tin nhắc lại một dự án đáng chú ý, đó là dự án kênh đào Kra. Bài báo được đăng lại trên trang nhà nguyentandung.org. (*)
Trong phạm vi bài viết này, tôi tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để bạn đọc dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia). Vì vị trí địa lý như vậy, nó là một trong những nguyên nhân chính đã và đang tác động chính trị mạnh nhất vào ba quốc gia chưa thật sự ổn định này. Từ đó xuất hiện sự bất ổn chính trị liên tục của Thái Lan trong mấy năm qua, và Việt Nam cũng đang bắt đầu, qua nước cờ giàn khoan HY-981 của Trung Quốc.
Ai cũng hiểu những ý nghĩa và hiệu quả kinh tế và địa chính trị to lớn mà kênh đào này mang lại. Mỹ và Trung Quốc hiểu hơn ai hết và đã tích cực hành động để đạt được điều đó. Nước nào đứng ra đào kênh là một vấn đề quan trọng, và vấn đề quan trọng hơn nữa, kiểm soát được kênh đào cũng sẽ nắm giữ được an ninh hàng hải của tuyến đường từ Ấn Độ Dương qua kênh đào vào Vịnh Thái Lan và ra Thái Bình Dương. Và do đó vị trí Việt Nam thân với Mỹ hay Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược to lớn. Nếu Mỹ có Việt Nam là đồng minh thì sẽ ngăn cản được bành trướng của Trung Quốc xuống phía Nam, và ngược lại, nếu Trung Quốc “thu phục” được Việt Nam, thì Trung Quốc kiểm soát gần trọn tuyến hải trình này và đe dọa cả tới hải lộ Philippin. Trong sự dằng co về chiến lược biển của hai cường quốc này qua kênh đào Kra, tự nhiên vai trò của Việt Nam trở thành quan trọng.
Nhìn sang Thái Lan ta thấy những bất ổn chính trị và biểu tình của dân chúng khắp nơi kể từ khi Thủ Tướng Thaksin Shiwanatra lên cầm quyền và lộ ra xu hướng thân Trung Quốc. Đỉnh điểm là khi Thaksin tỏ ý gật đầu với Trung Quốc về kênh đào ĐNA này, và sau đó Trung Quốc “ồn ào và tự mãn” công bố mình sẽ là quốc gia đào kênh. Trước diễn biến đó, người dân Thái Lan, vốn được thụ hưởng một nền dân chủ lâu dài nên không “hiền lành” như quần chúng Việt Nam, đã vùng lên để dẹp bỏ Thaksin lẫn đường lối ngả theo Trung Quốc. Trung Quốc lại hậu thuẫn cho em gái Thaksin là Yingluck lên cầm quyền. Chính giới và nhân dân Thái Lan lại khuấy động lần thứ hai, tác động để cuối cùng quân đội ra tay xóa bỏ chính phủ của bà Yingluck Shiwanatra. Họ đủ thông minh để hiểu lệ thuộc Trung Quốc sẽ có hậu quả như thế nào. Đấy là chưa kể bàn tay Anh-Mỹ chắc đã và đang không ngừng tác động.
Việt Nam thì như thế nào? Kênh đào Kra ảnh hưởng gì vào chính trị Việt Nam lúc này? Tại sao lại xuất hiện bài báo về kênh đảo Kra đúng vào lúc này? Vì sao tôi nhận định nó là một trong các nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc Trung Quốc phải gạt bỏ “tình anh em giữa hai đảng cầm quyền” và đem giàn khoan cắm vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam?
Võ Văn Kiệt – chính khách của dân tộc
Muốn lý giải về việc tay cờ Ba Dũng vì sao hôm nay đưa ra công khai chủ trương “thoát Trung” và Trung Quốc vì sao cắm giàn khoan dầu lúc này thì phải lật lại quá khứ để nhìn thấu hết các nguyên nhân sâu xa của nó. Mỹ và Trung Quốc đều thấy được tầm mức và lợi ích to lớn của con kênh đào này mang lại ngay từ thập niên 90 của thế kỷ trước nên đã hoạch định những sách lược lâu dài. Nhà cầm quyền Trung Quốc, tận dụng kết quả của hội nghị Thành Đô, liên tục dựng lên các tay cờ đàn em trong nội bộ đảng cầm quyền Việt Nam, để đảm bảo chi phối Việt Nam, và dự tính chỉ phải đối phó với Mỹ tại Thái Lan trong dự án kênh đào ĐNA này.
Dư luận đã có nhiều ngạc nhiên khi ở những năm của nhiệm kỳ thứ hai làm thủ tướng, Võ Văn Kiệt đã trình làng một người trẻ, mới toanh và ít tiếng tăm là Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó là bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, dự bị cho vị trí thủ tướng tương lai. Hiển nhiên thôi, khi kênh đào xong, thì khu vực Phú Quốc-Hà Tiên, quê hương của Ba Dũng trở thành một tiền đồn yết hầu quan trọng, kiểm soát và phòng thủ kênh đào khi nhìn về phương Bắc, vậy còn lựa chọn nào tốt hơn cho Võ Văn Kiệt và Mỹ, để đầu tư chính trị vào một tay cờ gốc Kiên Giang trong tương lai sẽ dẫn dắt Việt Nam đối đầu với Trung Quốc và cùng chia lợi ích với Mỹ qua kênh đào ĐNA này.
Từ khi “thống nhất đất nước” vào năm 1975, học tập mô hình Mao Trạch Đông, đảng cộng sản Việt Nam đã liên tiếp phạm những sai lầm đã đưa đất nước vào đói nghèo lạc hậu và dân tộc ly tán. Trong tình hình đó, nhìn sang Trung Quốc thấy Đặng Tiểu Bình thực hiện những cải cách kinh tế, đảng đã quyết định cho tay cờ Võ Văn Kiệt tham chính, đi theo sau đàn anh Trung Quốc “cải cách kinh tế nhưng kiềm chặt chính trị”. Thế là Võ Văn Kiệt đi phương tây, đem về những chương trình tài trợ- đầu tư và Mỹ quyết định dỡ bỏ cấm vận. Ít ai biết là kèm theo những cái công khai đó cỏn có những thỏa thuận ngầm bên trong. Chắc là Mỹ đã quyết định trong tương lai Việt Nam sẽ là quốc gia dẫn dắt Asean đối đầu với Trung Quốc, và hợp tác chia lợi ích với Mỹ trong dự án kênh đào ĐNÁ. Tay cờ Võ Văn Kiệt sẽ triển khai nước đi chiến lược đó trong bàn cờ Việt Nam để phối hợp với Mỹ.
Nhóm lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam dĩ nhiên cũng hiểu kế hoạch này của Mỹ. Tuy nhiên trong một tình thế mà đàn anh Trung Quốc có chung lý tưởng nhưng không chung tiền xài thì việc phe bảo thủ thân Tàu nhượng bộ để Võ Văn Kiệt bang giao với Mỹ và phương tây, thực thi các cải cách của ông ta để có được viện trợ, là cần thiết. Với những sự hỗ trợ này, trước khi nhân dân có lợi thì đảng cũng hưởng lợi và đảng có thành tích để “tự hào” với nhân dân coi đó là “thành tựu của đảng”. Đảng cũng tự tin là đàn anh Trung Quốc có cải cách nhưng không sợ mất đảng, thì đàn em như mình học theo cũng không sao. Nhóm bảo thủ thân Tàu trong đảng lúc đó chưa đủ tầm để thấy ra một điều then chốt là Việt Nam không phải là Trung Quốc, một quốc gia lớn và có tiếng nói trong bang giao quốc tế, còn Việt Nam thì khác hơn, tư thế yếu kém hơn, nên cái gì mà đảng cộng sản Trung Quốc làm được thì chưa hẳn là đảng cộng sản Việt Nam làm được. Sự ổn định toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam mong manh hơn đảng cộng sản Trung Quốc, trước những biến động dồn dập, trong 1 thế giới phẳng toàn cầu đa cực như hiện nay.
Tận dụng những kẽ hở đó của đảng, thế là những hoạt động đặt nền móng cho kế hoạch “thoát Trung” của Võ Văn Kiệt được xây dựng. Tay cờ Ba Dũng được Mỹ âm thầm ủng hộ và trưởng thành để bây giờ leo lên cầm nắm bàn cờ của Việt Nam trong sự ậm ừ của đảng. Từ kế hoạch kênh đào đến việc Việt Nam có một ông thủ tướng quê Kiên Giang bây giờ bắt đầu “thoát Trung” đã có một móc xích mà tác nhân sắp đặt là Võ Văn Kiệt. Ông Võ Văn Kiệt với tầm nhìn chiến lược và tấm lòng với dân tộc, hiểu rằng kế sách tối ưu cho đảng CS của ông và cho đất nước là đi với Mỹ trong dự án kênh đào và như một đồng minh lâu dài. Do đó ông đã bồi dưỡng tay cờ Ba Dũng từ rất sớm, khi còn là thủ tướng đã luân chuyển Ba Dũng qua nhiều lĩnh vực, bộ ngành quan trọng để Ba Dũng có hậu thuẫn và bộ khung làm việc trong tương lai. Ít ai chú ý Nguyễn Tấn Dũng đã từng làm thứ trưởng bộ quốc phòng, thứ trưởng bộ công an, thứ trưởng bộ tài chính, thống đốc ngân hàng nhà nước… những cơ quan có vị trí quan trọng trong việc cầm nắm quyền lực và duy trì ảnh hưởng lãnh đạo tại Việt Nam.
Như vậy, có thể lý giải vì sao bây giờ Việt Nam có một ông thủ tướng xuất thân Kiên Giang đang có chiến lược “thoát Trung”, cũng như hiểu vì sao Thái Lan có bất ổn chính trị liên tục. Cũng như hiểu vì sao hôm nay Trung Quốc quyết định đặt giàn khoan vào Biển Đông để qua nó gây bất ổn chính trị cho Việt Nam nhằm phá thế cờ “thoát Trung”, cầm lại quyền chi phối VN, kềm chân Mỹ trong chiến lược Asean. Để từ đó thắng nước cờ chiến thuật quan trọng là kiểm soát kênh đào ĐNA. Đứng trước lợi ích to lớn của kênh đào và biển Đông mang lại, tình anh em hai đảng chỉ còn là một thứ “tình hữu nghị mơ hồ, viễn vông” mà tay cờ Ba Dũng vừa công khai kết luận.
Bày binh bố trận cho kênh đào
Hiệu quả chiến thuật từ dự án kênh đào mang lại cho Việt Nam nếu đi với Mỹ, sự góp mặt và tham gia vào thực thi kế hoạch đó của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lộ rõ với các hành động gần đây của ông ta.
Giới quan sát chính trị Việt Nam cần chú ý đến tác động của dự án kênh đào ĐNA (Kra canal) mang lại cho sự cải cách chính trị của Việt Nam. Ít ai chú ý đến sự kiện diễn biến xung quanh nó. Tháng 3/2014, Ba Dũng đã thành công trong việc đưa con trai ông ta là Nguyễn Thanh Nghị về làm phó bí thư tỉnh ủy kiêm phó chủ tịch tỉnh Kiên Giang và đặc trách chỉ đạo đặc khu Phú Quốc-Hà Tiên. Liền ngay sau đó là tháng 4/2014, Singapore ký với Việt Nam thỏa thuận đầu tư vào Phú Quốc, chuẩn bị cho dòng tiền của Mỹ và Singapore đổ vào khu vực này. Nên nhớ các nhà tư bản ngoại quốc và cha con Lý Quang Diệu-Lý Hiển Long là những tay có tầm cỡ khôn ngoan trong hoạch định chính sách. Nếu họ không tin là Việt Nam có bước ngoặc xích lại Mỹ và Ba Dũng sẽ “thoát Trung”, sau này Việt Nam cùng Mỹ khai thác kênh đào thì làm sao mà họ đổ tiền vào khu vực này. Những tay tư bản và cha con nhà họ Lý không dại gì trao tiền vào nơi mà Trung Quốc cầm quyền kiểm soát cả. Những nhà quan sát và quan tâm đến chính trị Việt Nam cần thấy đây là một thắng lợi then chốt của Nguyễn Tấn Dũng và Mỹ trong việc khởi động kênh đào ĐNA. Dĩ nhiên là có đi phải có lại, kèm theo sự đầu tư của Mỹ và Singapore, Nguyễn Tấn Dũng phải cam kết với Mỹ và đồng minh là Phú Quốc sẽ có quy chế chính trị-kinh tế như một Hồng Kông thứ 2 trên thế giới. Kế hoạch đã lộ rõ và đến hồi thực hiện. Trung Quốc không thể nằm im cho kẻ địch thành công. Giàn khoan phải xuất hiện.
Song song với Kiên Giang, nơi quan trọng bậc nhất cho dự án kênh đào thì Sài Gòn cũng có vị trí quan trọng hàng đầu của nó trên bình diện cải cách chính trị sau này của đất nước. Trong một tương lai khi chiến lược “thoát Trung” thành công, Việt Nam sẽ phải cải cách chính trị để phù hợp với quốc tế. Sài Gòn với sự năng động vốn có, những nền tảng dân chủ mà chính thể Việt Nam Cộng Hòa còn dư âm lại, và trình độ dân trí hiện nay hoàn toàn thích hợp làm ngọn cờ đầu. Nguyễn Tấn Dũng hiểu rằng phải đặt ở đó một quân cờ chiến lược trung thành với ông ta và với đường lối “thoát Trung”, có xu hướng cải cách ổn định cũng như được quẩn chúng tin cậy. Trong một bối cảnh khó khăn chèn ép nhau từ phe thân Trung Quốc, Nguyễn Tấn Dũng đã vượt qua ngăn cản bước đầu, đưa về một “người kế vị”, cháu của Võ Văn Kiệt, người từ lâu nay lặng lẽ yểm trợ ngư dân Quãng Ngãi chống các âm mưu gây hấn của Trung Quốc, người được quần chúng Sài Gòn tin cậy, đó là Võ Văn Thưởng.
Phải nhìn nhận đây là một bước đi khéo léo và tế nhị của tay cờ Ba Dũng. Đưa Thưởng về để chuẩn bị vào vị trí lãnh đạo một thành phố sẽ đi đầu trong cải cách thể chế, Ba Dũng đã làm phương tây và các cựu thần trong đảng ủng hộ đường lối Võ Văn Kiệt yên lòng. Bên cạnh đó, Ba Dũng cũng tỏ rõ một thiện chí cho quần chúng thấy là ông ta sẽ không đi theo con đường độc đoán gia đình trị. Sau khi ông ta thoái vị thì Võ Văn Thưởng sẽ bước ra chính trường và dẫn dắt Việt Nam, chứ không phải các con của ông ta, giảm thiểu sự nghi ngờ của quần chúng từ “độc tài đảng trị” chuyển sang “độc tài gia đình trị”. Đây cũng là cách hay nhất để tạo sự đồng thuận tương đối từ các phe này phái kia, điều mà Ba Dũng cần nhất lúc này. Mà biết đâu nhờ thế ông lại bước lên địa vị cao hơn bây giờ.
Bấy lâu nay truyền thông khắp nước đã bàn luận và các chuyên gia trí thức đã góp ý về một mô hình đô thị dân chủ và năng động. Phải chăng Võ Văn Thưởng sẽ nương theo những bàn luận và góp ý đó, và với sự ủng hộ của khối chuyên gia trí thức, đưa thành phố Sài Gòn đi theo mô hình chính quyền tự trị kiểu tiểu bang của Mỹ, đặt nền móng cho chuyển hóa chính trị tại Việt Nam, đưa Việt Nam xích lại gần với các thể chế phương tây?
Kênh đào ĐNÁ và Phong trào dân chủ Việt Nam
Các nước cờ, nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân thứ yếu và các yếu tố “thoát Trung”, đang ngày càng lộ rõ. Tại sao lại có bài báo về kênh đào Kra vào lúc này? Những người vận động chính trị cho nền dân chủ cần thấy rằng những nước cờ chiến lược, kênh đào, đặc khu Phú Quốc và thành phố Sài Gòn, sẽ là tiền đồn cho nền dân chủ tại Việt Nam trong tương lai. Để từ đó có ngay những bước đi chiến thuật phù hợp. Những nước cờ này của Ba Dũng đang tạo ra nhiều cơ hội và ưu thế cho tiến trình dân chủ hóa. Những người dân chủ phải biết tận dụng khéo léo để phát huy nó. Vấn đề bây giờ cần thấy và đặt ra không phải là Việt Nam có “thoát Trung” hay không, mà là làm gì để phát huy hiệu quả từ những bước khởi đầu “đang thoát Trung” và những thành quả bước đầu mà nó đang mang lại. Lúc này cần thiết nhất là hãy chân thành vì lợi ích chung của đất nước, cùng ngồi lại với nhau, xác định rõ mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và chiến lược dài hạn (mục tiêu nguyên tắc) là gì.
Cũng cần nhận rõ rằng lúc này, tay cờ Ba Dũng tuy có ưu thế trên chiến lược nhưng vẫn còn thất thế ở các vị trí chiến thuật. Do đó, vấn đề đáng quan tâm là phối hợp vận động để góp phần vượt qua các trở ngại chiến thuật nhằm tổn thất ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất. Cái quan trọng thứ hai phải nhìn nhận là đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam bây giờ trở đi đã dần dần không thể còn là một nữa. Người đấu tranh dân chủ hướng về Mỹ và phương tây kêu gọi họ ủng hộ cho phong trào dân chủ Việt Nam thì cũng đừng quên một châm ngôn của chính tư bản. Đó là: “không có bạn bè và kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có đồng minh giai đoạn và lợi ích vĩnh viễn là quan trọng”.
Dĩ nhiên để đạt được thắng lợi sau cùng của chiến lược thoát Trung, Ba Dũng đã và đang thực hiện những bước đi chiến thuật. Theo dõi sâu xát tình hình chúng ta có thể nhận ra được những bước đi chiến thuật này, mà nếu thuận tiện, tôi sẽ trình bày trong những bài kế tiếp.
© Nguyễn An Dân

9 nhận xét:

  1. Nếu đúng là thế thì "Ba Dũng" vạn tuế! Cảm ơn Trương Trác đã cho đọc một bài phân tích rất hay và bổ ích.

    Trả lờiXóa
  2. Một bài viết lạ ,nhiềulập luận có vẻ lấy từ thực tế để người ta hi vọng . nhưng tôi có vài thắc mắc :
    1)Nếu chinh phủ Thái lan vừa đổ thân TQ ,tại sao Mỹ lại muốn để tiếp tục cầm quyến tới bầu cử mới ,trong khi đó dư luận cho rằng đảng của bà thủ tướng sẽ thắng MỸ phản đối cuộc đảo chính lật đổ chính quyến thân TQ ?
    2)Tôi có đọc ở đâu đó :TQ là nước được chọn là nhà thầu đào kênh xuyên THÁI LAN ?
    3) Tôi cũng đọc ở đâu đó rằng ô VÕ VĂN KIỆT không phải người họ VÕ .V V K chỉ là tên trong hoạt động cm ,tất nhiên khác họ vẫn có thể là cháu .
    T T hoặc ai biết rõ xin giải đáp ,cám ơn !

    Trả lờiXóa
  3. ĐÍNH CHÍNH
    Ở trên trong câu 1) ....đảng của bà thủ tướng sẽ thắng néu bầu cử .MỸ phản đối .....
    Xin lỗi viết vội .

    Trả lờiXóa
  4. Tiếc bài này do cụ Trác phát hiện và đem về cho Làng xem ngâm cứu, nhưng chỉ cho biết tên tác giả là Nguyễn An Dân ( hình như thế), còn nguồn từ đâu cũng ko rõ, do đó khó tra cứu .Có mấy chi tiết xin được góp để các cụ tham khảo :
    - Ông Võ Văn Kiệt tên thật là PHAN VĂN HÒA. sinh 1922 . Quê xã Trung Hiệp h Vũng Liên tỉnh Vĩnh Long .
    - Ông Võ văn Thưởng sinh 1970 ở Hải Dương , lớn lên ở huyện Mang Thít ( Vĩnh Long). Không biết có phải con CB MN tập kết hay không ?
    - Ông Nguyễn Tấn Dũng sinh 1949 ở Cà Mau ( không rõ quê gốc ở đâu). Cha ông là bộ đội, hy sinh tại Rạch Giá ( nay là Kiên Giang) trong chống Mỹ. Ông Ba Dũng tham gia bộ đội ở Rạch Giá, chuyển ngành ra dân sự cũng ở Rạch Giá ( sau là Kiên Giang )cho tới khi được điều ra TW ngoài HN. Người ta đồn thổi ông này con vị nọ vị kia, nhưng trong lý lịch Đảng thì ghi rõ tên mẹ cha là Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Tấn Thử.
    - Tôi có đọc bài " Âm mưu biển Đông của TQ ..."đăng trên VNNet.net, rất dài mà phần đề cập đến Kênh Kra rất sơ sài nằm mãi phần cuối cùng . Toàn văn như sau : "Có lẽ cũng nằm trong kế hoạch "làm chủ" tuyến hàng hải này, Trung Quốc gần đây cũng tuyên bố sẽ xây kênh đào nhân tạo lớn nhất châu Á với tên tạm gọi là kênh Kra, qua eo đất Kra ở Nam Thái Lan dài 100km, nối liền Ấn Độ Dương và vịnh Thái Lan.
    Nếu kênh Kra thành hiện thực trao đổi thương mại giữa ASEAN, Trung Quốc với các nước trên thế giới sẽ không thông qua vịnh Malacca và Singapore nữa, mà thay vào đó là qua kênh Kra với tuyến hành trình được rút ngắn khoảng 1-2 ngày, tiết kiệm cho mỗi tàu 5.000-50.000 USD/chuyến.
    .
    Tôi nghĩ tác giả Nguyễn An Dân suy diễn cá nhân là chính, tuy nhiên phải nói ông viết khá hấp dẫn. Còn về nguyên nhân TQ đặt giàn khoan HD 981 thì cả thế giới đã thấy rõ rồi : Khẳng định đường lưỡi bò + Độc chiếm biển Đông khống chế đường hàng hải huyết mạch vận chuyển nhiên liệu từ Trung Đông lên bắc Biền Đông chủ yếu cho TQ + khai thác tiềm năng Dầu Khí vùng này mà TQ cho là phong phú ( có cả "băng cháy"- nhiên liệu thay khí đốt trong tương lai ).Không thấy đề cập tới vai trò ai sẽ khống chế Kênh Kra nếu nó thành hiện thực .Vài tài liệu và suy nghĩ cá nhân góp thêm với các cụ cho vui cửa vui nhà . Cảm ơn Tr Trác đã cho đọc 1 bài viết thú vị .
    ...

    Trả lờiXóa
  5. Tôi không nghĩ tác giả suy diễn cá nhân vì hình như tác giả biết nhiều cái không công bố ra dư luận. Tôi có đọc nhiều bài của tác giả bắt đầu viết từ tháng 2. các bạn vào google searc key "nguyễn an dân" sẽ có nhiều bài viết rất hay, có những cái tác giả đưa ra không thấy báo chí đưa tin

    Trả lờiXóa
  6. hình như facebook này là nơi tác giả úp bài lên

    www.facebook.com/john.nguyencao

    Trả lờiXóa
  7. Võ Văn Kiệt trước khi có họ Võ là họ Phan, sau khi ra Bắc dùng luôn bí danh Võ Văn Kiệt. khi ông làm việc ở Hà Nội thì lấy bà vợ thứ 2 người quê Hải Dương, sinh ra Võ Văn Thưởng ở Hải Dương, sau đó hai ông bà Võ Văn Kiệt gửi Võ Văn Thưởng về Vĩnh Long. Võ Văn Thưởng là con của Võ Văn Kiệt nhưng tránh đi mà gọi là cháu bên vợ để tránh những giáo điều chỉ trich không có lợi. Võ Văn Thưởng học và lớn lên ở Vĩnh Long, vị trí công tác đầu tiên là bí thư xã đoàn

    Võ Văn Kiện quen bà Phan Lương Cầm khi ra HN họp chuẩn bị chiến dịch Mậu Thân 1968 và ở ngoài đó một thời gian. Bà Phan Lương Cầm người Hải Dương nên sinh ra Võ Văn Thưởng ở Hải Dương., sau 30/4/75 thì đem Võ Văn Thưởng về Vĩnh Long ăn học và đưa vào chính quyền làm việc. nếu bạn nhìn hình Võ Văn Kiệt thời trẻ thì ông ta và Võ văn thưởng khá giống nhau

    Trả lờiXóa
  8. Một bài viết công phu, lối dẫn dắt ly kỳ, hồi hộp, với nhiều dữ lieu bí ẩn, làm người đọc thấy thú vị, chờ đợi trong hy vọng có vẻ mong manh.
    Dẫu sao cũng cám ơn TT đã có công nhóm lên một đóm lửa hy vọng !
    Riêng ý kiến của NẶC DANH nói bà vợ đẻ ra Thưởng là bà Cầm thì tôi thấy có gì đó không khớp, vì bà vợ cuối cùng là tiến sĩ học nước ngoài về và không có con và tên là Cẩm (rất nhiều người ở SG biết).

    Trả lờiXóa