Trang

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

TRỞ LẠI CÂU CHUYỆN KÊNH ĐÀO Kra

Vài tháng trước đây tôi đã đăng lại bài " Kênh đào Kra và chính trường Việt nam". Bài này mô tả sơ lược về dự án kênh đào này, những ảnh hưởng to lớn của nó đối với khu vực ĐNA và rộng hơn. Đặc biệt với VN, nếu dự án này được thực hiện, sẽ tạo ra những điều kiện vô vùng to lớn cho sự phát triển của đất nước. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của sự kiện này, chính trường VN đã có những động thái thích ứng.

   Đến nay, dự án kênh đào Kra đã có những diễn biến mới rất quan trọng. Xin mời đọc bài dưới đây.     

Trung Quốc muốn đào kênh xuyên Thái Lan để tránh Mỹ ở eo biển Malacca

media            Lộ trình kênh đào Kra dự kiến.Wikipedia

Trong những tháng gần đây, dự án đào một con kênh nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông xuyên ngang bán đảo phía nam của Thái Lan đã xuất hiện trở lại. Kênh đào Kra, như tên gọi của dự án này, sẽ giúp cho tàu buôn từ Ấn Độ Dương muốn lên vùng Đông Bắc Á không phải đi vòng qua eo biển Malacca ngoài khơi bờ biển phía nam của Malaysia. Các công ty Trung Quốc, được chính quyền Bắc Kinh chống lưng, là thành phần đang cố gắng thúc đẩy dự án này.
 
Thông tín viên Arnaud Dubus, Bangkok 24/03/2015 
Theo các nhà quan sát, trong bối cảnh một sự xích lại gần nhau rõ nét giữa Trung Quốc và Thái Lan kể từ khi xẩy ra cuộc đảo chính đưa giới tướng lĩnh lên cầm quyền ở Bangkok vào tháng Năm năm 2014, ý đồ đào kênh xẻ ngang miền Nam Thái Lan, ngoài mục tiêu kinh tế, còn đậm nét động cơ chính trị. Từ Bangkok, Thông tín viên RFI tại Thái Lan Arnaud Dubus cho biết thêm một số thông tin về dự án đào con kênh xuyên miền Nam Thái Lan đang được Trung Quốc thúc đẩy.

RFI: Arnaud, đầu tiên anh có thể phác họa những nét chính về dự án kênh đào Kra?
Arnaud Dubus: Dự án kênh đào Kra đã có từ nhiều thế kỷ nay. Ngay từ thời vương quốc Ayuthaya, ý tưởng đào một con kênh xẻ ngang bán đảo nam Thái Lan tránh khỏi phải đi vòng qua eo biển Malacca đã từng được thảo luận. Cách đây 10 năm, các công ty Trung Quốc đã từng nghiên cứu kỹ vấn đề này, nhưng không đưa ra được một kết quả cụ thể nào.
Ý tưởng đơn giản. Đào một con kênh dài chừng 100km đi ngang qua eo đất Kra cho phép rút ngắn được khoảng 48 giờ so với hành trình bình thường là các thương thuyền hay tàu dầu phải đi qua eo biển Malacca. Một vài nghiên cứu cho thấy điều đó cho phép tiết kiệm mỗi năm khoảng 50 tỷ đô-la, nhưng trên thực tế mọi thứ không rõ ràng lắm, vì nhiều nghiên cứu khác đặt vấn đề khả năng sinh lợi của dự án.
Ngược lại, có điều chắc chắn là eo biển Malacca đã quá tải, và mặt khác, các hoạt động hải tặc ngoài khơi eo biển cũng khá nhiều. Như vậy, kênh đào Kra giảm bớt gánh nặng cho eo biển. Nhưng nhất là, sự hiện diện của một eo biển xuyên qua vùng cực nam Thái Lan sẽ là một con đường thay thế cho lộ trình ban đầu qua eo biển Malacca. Do đó, Trung Quốc quan tâm rất nhiều đến điều này, do bởi các căng thẳng mạnh mẽ giữa quốc gia này với nhiều nước Đông Nam Á liên quan đến các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng đồng thời cũng do sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực. Trong trường hợp eo biển Malacca phải bị đóng do căng thẳng gia tăng, kênh đào Kra sẽ là mạch giao thông sống còn cho việc vận chuyển dầu khí nhập khẩu về Trung Quốc.

RFI: Dự án mới đây đã được khơi dậy lại. Như vậy vụ việc đã đi đến đâu?
Arnaud Dubus: Trong bối cảnh Trung Quốc và Thái Lan xích lại gần nhau kể từ sau vụ đảo chính hồi năm rồi, rất nhiều dự án hạ tầng về giao thông do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhận tại Thái Lan, nhất là các tuyến đường sắt mới Bắc-Nam. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc ngay từ đầu năm đã khởi động lại dự án kênh Kra với tiến hành một nghiên cứu về tính khả thi kéo dài trong một năm. Theo quan điểm của Bắc KInh, dự án nằm trong khuôn khổ khái niệm « Con đường tơ lụa hàng hải » do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng.
Lộ trình được dự trù trong dự án ày sẽ đi qua vùng xa nhất ở phía nam bán đảo Thái Lan ngang tầm với thành phố Songkhla. Điều quan trọng cần lưu ý là lộ trình được vẽ rất gần với vùng mà phe nổi dậy ly khai Hồi giáo Mã Lai đang hoành hành tại miền nam Thái Lan. Một điều chắc chắn là một khi công trình được bắt đầu tại vùng này,  vấn đề an ninh sẽ được đặt ra trong khi xây dựng và sau khi kết thúc công trình. Chúng ta hãy nhớ là trong vòng 10 năm, cuộc nổi dậy của phe ly khai đã gây ra cái chết cho hơn 6000 người.

RFI: Nếu được thực hiện , dự án có thể sẽ có những hậu quả nào có thể có cho các quốc gia Đông Nam Á khác?
Arnaud Dubus: Cho dù sẽ phải đầu tư khoảng 20 tỷ đô-la vào dự án, Thái Lan đương nhiên sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất trong khối ASEAN. Không chỉ là do quyền sử dụng kênh đào mà Thái Lan sẽ được hưởng, mà còn do tác động kích thích tăng trưởng kinh tế mà dự án này sẽ đem lại ngay từ lúc khởi động công trình. Hơn nữa, Thái Lan còn dự tính mở các đặc khu kinh tế và các khu công nghiệp ngay chính lối vào và lối ra con kênh, đặt trọng tâm vào công nghiệp dầu khí.
Một quốc gia khác cũng được hưởng lợi đó là Miến Điện, vì hiện nay nước này, cho tới nay, để xuất khẩu hàng hoá, buộc phải đi một đường vòng dài xuống phía nam qua eo biển Malacca, trong khi Miến Điện lại nằm rất rất gần với kênh Kra. Ngược lại, có thể Malaysia, Singapore và ngay cả Indonesia sẽ bị mất quyền lợi, nếu kênh Kra được hình thành, bởi vì lưu thông hàng hải trên vùng lãnh hải của họ chắc chắn sẽ bị giảm xuống.
Một quốc gia hưởng lợi lớn khác nữa có lẽ sẽ là Trung Quốc. Nước này sẽ có nhiều đường vận chuyển nhiên liệu thuộc quyền sử dụng của họ. Cho nên các tập đoàn Trung Quốc rất quan tâm đến dự án. Nhưng Thái Lan cũng đã nhận thấy là với các dự án đường sắt, việc xích lại gần với Bắc Kinh về mặt kinh tế cũng có những bất lợi. Bởi những khoản tín dụng do các ngân hàng Trung Quốc tài trợ cho các dự án đường sắt tại Thái Lan có lãi suất là 4%/ năm, cao hơn lãi suất chung của các quốc gia như Nhật Bản dành cho những dự án tương tự. Đó là chưa kể đại bộ phận nhân công tại các công trường có chủ đầu tư Trung Quốc tại Thái Lan sẽ là người Trung Quốc. Chính vì vậy mà Bangkok đã từ chối vay tiền của Trung Quốc cho các dự án đường sắt.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

CHUYỆN HAY BÂY GIỜ MỚI BIẾT



 Từ trước đến nay, khi nói đến vị ân nhân đã thả Chủ tịch Hồ chí Minh tại phiên tòa của Anh tại Hồng Kông năm 1931 và sau đó đã tổ chức cho Chủ tịch rời khỏi đây, ta chỉ biết đó là luật sư Loseby. Năm 1960 Chủ tịch đã mời gia đình Loseby tới Hà nội để cám ơn. Tuy nhiên, có một nhân vật quan trọng hơn trong sự việc này là Sir Stafford Cripps mà ta/tôi chưa từng được nghe nói tới. Sự thể là như thế nào được thuật qua bài dưới đây xin đăng lại để cùng đọc.

Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh

NGUYỄN GIANG
Tuần này, trong các cuộc tranh luận về bầu cử Anh dự kiến diễn ra vào ngày 7/5/2015, tôi thấy có một cái tên được nhắc đến là Sir Stafford Cripps.
Sir Stafford Cripps.
Ông Sir Stafford Cripps.
Ông là người trước cuộc bầu cử năm 1950 nêu ra vấn đề làm sao để chính phủ không bị tỏ ra là ‘mua chuộc cử tri’.
Nhưng ở Việt Nam có lẽ không có nhiều người biết đây là vị luật sư cao cấp nhất của Anh, thành viên Viện Cơ Mật, hàm bộ trưởng, đã quyết định thả Nguyễn Ái Quốc khỏi nhà tù ở Hong Kong.
Các tài liệu ở Việt Nam chủ yếu nhắc đến luật sư Anh Francis Loseby (1883-1967), người giúp Nguyễn Ái Quốc thoát khỏi thuộc địa Anh khi đó mà không rơi vào tay Pháp.
Vợ và con gái ông Loseby năm 1960 có sang Hà Nội thăm Hồ Chí Minh.
Trong các tài liệu đã đăng ở Việt Nam, gồm bài của Lady Borton, người ta còn nhắc đến có một trạng sư Anh nữa, Francis Jenkin (1883 – 1936), đại diện cho bị cáo trong vụ Tống Văn Sơ (Sung Man Cho Vs. The Superintendent of Prisons) trước tòa Hong Kong.
Theo luật Anh, ông Loseby là ‘solicitor’ tức luật sư đại diện cho thân chủ, còn ông Jenkins là ‘barrister’, trạng sư đại diện cho vụ việc trước tòa.
Nhưng người quan trọng nhất chính là Sir Stafford Cripps, quan chức Anh đã quyết định thả người bắt ở Hong Kong năm 1931 khi mang tấm hộ chiếu cấp tại Singapore ghi tên Tống Văn Sơ, quốc tịch Trung Hoa.
Hai ông luật sư Anh lập luận rằng các hoạt động của Tống Văn Sơ tại Hong Kong không có gì phương hại cho quyền lợi của Anh Quốc, và đề nghị toà bác bỏ đề nghị của Pháp muốn Anh trao nộp đối tượng ‘hoạt động lật đổ’ cho họ.
Bản thân bị cáo cũng gây ấn tượng tốt trước các quan tòa Anh vì nói tiếng Anh lưu loát và nhấn mạnh ông là một nhà hoạt động dân tộc và vì thế mà bị đã bị chính quyền Pháp kết án ở An Nam.
Năm 1929, tòa án ở Vinh đã kết án tử hình vắng mặt Nguyễn Ái Quốc và nếu bị giao cho Pháp, khả năng ông bị án chém là gần như chắc chắn.
Điều cần hỏi ngày nay là vì sao, khi vụ việc được chuyển lên đến Viện Cơ Mật tại Anh, Sir Richard Stafford Cripps (1889 –1952) ở cương vị quan chức pháp lý cao nhất của Đế quốc Anh khi đó đã có quyết định thuận lợi cho Tống Văn Sơ?

Tư tưởng thiên tả

Trung Hoa Dân quốc thời Tôn Trung Sơn là địa bàn hoạt động của nhiều nhà cách mạng châu Á
Ở đây, tôi phải nói thêm về sự đa dạng và phức tạp của sinh hoạt chính trị, xã hội và tôn giáo của giới trí thức quý phái Anh Quốc để các bạn thấy động cơ của Sir Stafford Cripps trong quyết định cho thả Nguyễn Ái Quốc.
Sinh ra trong gia đình giàu có, ông Stafford Cripps học trường UCL (nay có khá nhiều sinh viên Việt Nam), ra làm trạng sư năm 1912 và tham gia bảo vệ nhiều vụ kiện cho Hội Hồng thập tự hồi Thế chiến 1, chủ yếu đại diện cho các bệnh nhân.
Nhưng ông cũng là luật sư được trả tiền cao nhất London và là một nhân vật sùng đạo.
Vừa tin theo các ý tưởng cải tạo xã hội kiểu Marxist, vừa vận động cho liên minh quốc tế các giáo hội Phúc Âm và Tin Lành nhằm cải tạo thế giới, ông cũng vào đảng Lao Động và là thành viên Hội Fabian, một nhóm cánh tả có ảnh hưởng trong giới trí thức Anh.
Khi được chính phủ phong vào chức ‘Solicitor-General’ tương đương với Trưởng Công tố Quốc gia ở các nước có thể chế cộng hòa như Hoa Kỳ, Pháp, ông cũng nhận tước hiệp sỹ và trở thành thành viên Viện Cơ Mật (Privy Council).
Đây là cơ quan tư vấn cho Hoàng gia mà ngày nay vẫn tồn tại, lo các việc liên quan đến hiến pháp như thay mặt Nữ Hoàng Anh phê chuẩn bản Hiến chương về đài BBC sau mỗi lần thông qua 10 năm một.
Nhưng vào thời còn Đế Chế Anh, Viện Cơ Mật còn là cấp tư pháp cao nhất xử các vụ phúc thẩm từ thuộc địa.
Ở cương vị đó, Sir Stafford Cripps đã nhận hồ sơ vụ Tống Văn Sơ từ Hong Kong và ra quyết định thả người này, hẳn vì các cảm tình với hoạt động của phe chống thuộc địa bên châu Á.
Hiện ta chưa rõ việc tiền bạc trả cho luật sư trong vụ Tống Văn Sơ ra sao nhưng theo tác giả Sophie Quinn-Judge, Cứu Tế Đỏ (International Red Aid) một tổ chức thiên tả đã bố trí để luật sư Anh, Frank Loseby đại diện cho thân chủ này.
Sau khi Viện Cơ Mật Anh đồng ý thả tự do cho Tống Văn Sơ, vấn đề của phe thiên tả quốc tế và luật sư Anh ở Hong Kong là làm sao cho thân chủ thoát hiểm khỏi Hong Kong.
Họ không muốn ông chịu số phận của Hồ Tùng Mậu và một số nhân vật cách mạng Việt Nam trước đó, bị trục xuất khỏi Hong Kong đến Thượng Hải và bị người Pháp cũng có tô giới nên bắt lại và tống về nhà tù ở Đông Dương.
Chiến lược bào chữa của họ là dùng một luật Anh, Deportation Ordinance, để lập luận tìm giải pháp cho Tống Văn Sơ được tùy chọn điểm đến khi rời Hong Kong.
Một mặt, chính quyền Hong Kong muốn trao nộp nhanh chóng người họ cho là ‘kẻ xách động nguy hiểm’ cho chính quyền Pháp.
Mặt khác, hồ sơ của Anh tại Hong Kong coi vụ việc này ‘không quan trọng’ và quan chức Bộ Thuộc địa Anh còn ghi chú ủng hộ quan điểm bảo vệ các quyền dân sự của bị cáo.
Theo tác giả Sophie Quinn-Judge, một quan chức Anh là Walter Wallis còn lập luận rằng trao Tống Văn Sơ cho Pháp thì chẳng khác nào ‘tống cổ một người ủng hộ Nga hoàng về Liên Xô’.
Trong vụ việc kéo dài tới tận năm 1933, cuối cùng, Nguyễn Ái Quốc được luật sư Loseby giúp cải trang thành một thương nhân Trung Hoa và rời khỏi Hong Kong an toàn.

Người Anh với châu Á

Trong lần sang Hong Kong tháng Ba năm nay tôi có vào thăm Bảo tàng Tôn Trung Sơn và đọc thêm về giai đoạn các nhà cách mạng châu Á, gồm cả Hồ Chí Minh, được chính phủ Quốc dân Đảng hỗ trợ tại Nam Trung Quốc trong những năm 1920-1930.
Ở Trung Hoa hồi đó, ngoài các luật sư thiên tả ở Hong Kong, còn có những nhân vật người Anh khác có thể đã đóng vai trò ít ra là gián tiếp trong vụ Nguyễn Ái Quốc.
Hồ Chí Minh sang Pháp cứu vãn hội đàm với chính phủ Georges Bidault năm 1946 nhưng không thành
Ví dụ như đảng viên đảng Cộng sản Anh, George Hardy, người phụ trách Profintern tức cánh nghiệp đoàn của Quốc tế Cộng sản (Comintern).
Chính Văn phòng Viễn Đông tại Thượng Hải của Comintern và Profintern đã cung cấp ngân quỹ hàng năm cho các đảng phái, tổ chức của cộng sản Trung Quốc và Đông Dương hoạt động tại Nam Trung Hoa.
Nguyễn Ái Quốc đã ‘thoát hiểm’ trong bối cảnh đó nhưng ảnh hưởng của phe tả châu Âu vào chính trị toàn cầu còn kéo dài về sau.
Trong Thế Chiến 2, Thủ tướng Winston Churchill, lãnh đạo của Đảng Bảo thủ đã quyết định bổ nhiệm Sir Stafford Cripps làm đại sứ Vương Quốc Anh tại Moscow.
Điều thú vị về cách dụng nhân của Churchill là dù biết rõ Stafford Cripps ‘thân cộng’, ông coi đó lại càng hay vì đại sứ có thể nói chuyện dễ dàng với Stalin và duy trì mối quan hệ Đồng Minh chống Đức.
Năm 1942 ông Stafford Cripps về nước làm Chủ tịch khối nghị sỹ Hạ viện, được phong Bộ trưởng Quân khí chuyên lo chương trình đóng máy bay để gấp rút tăng cường cho không quân Hoàng gia Anh bị Luftwaffe tấn công.
Sau Thế Chiến, Stafford Cripps vẫn đóng vai trò quan trọng trong chính trường Anh và giữ chức Bộ trưởng Tài chính năm 1950.
Hôm 18/3/2015 nhắc lại câu nói của ông khi Bộ trưởng Tài chính đương nhiệm George Osborne tuyên bố trong luật ngân sách mới, những ai thu nhập dưới 11 nghìn bảng Anh một năm sẽ không phải đóng thuế thu nhập.
Phe đối lập coi đây là động tác ‘mua phiếu’ cho đảng Bảo thủ và nhắc lại phát biểu năm 1950 của Bộ trưởng Stafford Cripps yêu cầu
Thủ tướng Clement Atlee không tuyên bố mở cuộc tổng tuyển cử trước khi ông công bố ngân sách quốc gia.
Ông Cripps muốn ngăn chặn tình trạng đảng của ông bị phê phán lợi dụng ngân sách có điều khoản tăng trợ cấp hoặc giảm thuế cho dân để mua chuộc cử tri.
Điều này cho thấy dù là người thiên tả, Sir Stafford Cripps có quan điểm ủng hộ quốc gia kháng chiến rõ ràng và cũng phân biệt việc đảng của ông với việc nước.
Ở Anh ngày nay, vụ án về Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong không phải là điều được được nói đến nhiều trong cuộc đời của Sir Stafford Cripps.
Anh Quốc cho ra mắt tượng Mahatma Gandhi tháng 3/2015 tại London
Nổi tiếng hơn cả là sự ủng hộ của ông cho nền độc lập của Ấn Độ.
Gần đây, nhân lễ khai trương bức tượng Mahatma Gandhi ở London báo Anh (14/03) lại nhắc đến phát biểu đầy ngưỡng mộ của ông về Gandhi, người đòi thực dân Anh phải cuốn cờ về nước.
Sir Stafford Cripps nói:
“Không có người nào trong thời đại chúng ta cho thấy mạnh mẽ và thuyết phục hơn Gandhi về sức mạnh của tinh thần vượt lên trên các giá trị vật chất.”
Nguyễn Ái Quốc đã không may mắn có được các đối thủ như vậy.
Vào giai đoạn Việt Nam đấu tranh đòi độc lập 1945-1946, tính cố chấp của chính giới Pháp gồm cả phái de Gaulle và phe Xã hội mà ông từng là đảng viên đã góp phần đẩy Hồ Chí Minh và Việt Minh về phía Mao với các hệ luỵ cho quốc gia nhiều thập niên về sau.
Dù sao đi nữa, giai đoạn ngắn ngủi có liên quan đến các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc với nước Anh cũng là điều đáng nhắc lại để ta biết rõ thêm về các nhân vật của một thời phức tạp về quyền lợi và tư tưởng ở đây mà Sir Stafford Cripps là một.
                                                                     

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

NGƯỜI PHÁP, NGƯỜI VIỆT VÀ CÂY XANH HÀ NỘI

Mấy ngày nay người dân Hà nội và cả nước ngạc nhiên, bàng hoàng, thậm chí phẫn nộ khi biết chính quyền thành phố đang tiến hành kế hoạch chặt 6200 cây xanh trong thành phố. Nhân đây xin giới thiệu với các bạn bài dưới đây để biết thực dân Pháp và chính quyền của dân, do dân của ta đã xử lí vấn đề cây xanh của thành phố này như thế nào. Khi đọc bài này tôi cảm thấy thật buồn vì ta bây giờ vẫn còn kém xa người Pháp hơn trăm năm trước, không riêng vấn đề cây xanh mà là trình độ văn hóa, tình yêu và trách nhiệm với thành phố cúa mình.  

Một thời 'thành phố trong vườn cây' của Hà Nội

- Cây đầu tiên được trồng theo chỉ dẫn tại Hà Nội là cây phượng vĩ trên phố Tràng Tiền - Hàng Khay, đồng thời với việc làm vỉa hè và xây nhà gạch theo quy hoạch, loại cây này có nhiều muỗi và ve sầu kêu đinh tai vào mùa hè đã sớm bị thay thế.
  
   Trước những năm 1980, Hà Nội – với nhiều thiếu thốn nhưng vẫn tìm giữ được nét đẹp kiêu hãnh của mình và “thành phố cây xanh” được nhiều người Hà Nội bằng lòng và bạn bè quốc tế nhắc đến.
Lùi xa hơn, vào những năm 1925-1935, Hà Nội là một trong 3 thành phố đẹp nhất châu Á thời đó (Hà Nội, Tokyo và Thượng Hải)… Đó là một Hà Nội được xây dựng theo chỉ đạo của những nhà quy hoạch tài hoa bậc nhất đến từ nước Pháp – họ  kế thừa những thành tựu rực rỡ canh tân đô thị Paris nửa cuối TK19 do Georges Eugene Haussmann khởi xướng.
Cộng sự của ông là kỹ sư cấp và thoát nước; thiết kế cảnh quan; và nhà làm vườn phụ trách về cây xanh.
Họ là những nhà chuyên môn hàng đầu của thời đại ấy và lưu danh đến tận bây giờ.
Các KTS từ nước Pháp đến Đông Dương với nhiều ý tưởng canh tân và chọn Hà Nội là mảnh đất thực nghiệm “Thành phố - vườn cây” của mình: Các bản vẽ quy hoạch Hà Nội đầu TK20 cho thấy điều đó.
Hà Nội; cây xanh; bách thảo; trồng cây
Quy hoạch khu vườn Bách Thảo và chung quanh 1896 : vị trí vườn ươm , cây trồng và thảm cỏ

   Từ năm 1884 Hà Nội đã có những bản thiết kế đường phố đầu tiên do các Kỹ sư công chính lập ra thay đổi diện mạo của kinh thành hoang phế phương Đông sau những biến cố lịch sử … chỉ còn lại làng quê với nhiều ngôi nhà mái tranh và đường đất.
Cây đầu tiên được trồng theo chỉ dẫn tại Hà Nội là cây phượng vĩ trên phố Tràng Tiền - Hàng Khay, đồng thời với việc làm vỉa hè và xây nhà gạch theo quy hoạch, loại cây này có nhiều muỗi và ve sầu kêu đinh tai vào mùa hè đã sớm bị thay thế.
Để tìm kiếm các loại cây, hoa trồng trong đô thị thích hợp hơn, năm 1888, người Pháp lập “Jardin d'essal” (Vườn thí nghiệm thực vật) rộng 33ha, ta thường gọi là vườn Bách Thảo.
Vườn chia thành hai khu: khu cao (bên đường Hoàng Hoa Thám) là vườn cây, nuôi thú là nơi đi dạo, giải trí… Khu thấp (bên đường Thụy Khuê) làm vườn ươm – có tên là Laforge, ươm các giống cây bản địa, giống nhập từ Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu.
Hà Nội; cây xanh; bách thảo; trồng cây
Trồng cây quanh Hồ Gươm đầu TK20 (Triển lãm “ Nơi mảnh đất hóa tâm hồn “ của John Ramsden- HN 2014)
Năm 1897, Hà Nội có văn bản xóa bỏ nhà lá quanh các phố quanh Hồ Gươm, phải xây nhà gạch thẳng hàng, có rãnh thoát nước...
Năm 1902, Thành phố treo biển tên phố, đánh số nhà. Năm 1903, Thành phố quy định cây xanh chỉ trồng trên các phố có vỉa hè rộng hơn 3 mét trở lên và phải tuân theo tiêu chí: có bóng mát, bảo đảm mỹ quan, không có nhựa và khí độc hại, không đổ trước các trận bão vừa phải… Phạt tiền người nào phá hoại cây trên phố và phải trồng lại đúng giống cây đó. Ở các phố lớn, TP lát vỉa hè, và trồng cây lấy bóng mát. Ban đầu, trồng thử xà cừ ở Bách thảo và chỗ đất trống chung quanh.
Xà cừ (lim xanh) lớn nhanh, bóng mát rộng …Tuy vậy, các nhà thực vật phát hiện ra giống cây này có nhược điểm là không chịu được ở khu vực đất trũng, rễ cây ăn ngang gây nguy hiểm cho các nhà mặt phố, đồng thời rễ nông, dễ đổ khi mưa bão lớn.
Lá xà cừ rụng rải rác trong các mùa làm cho công nhân vệ sinh phải quét lá quanh năm. Trong khi các giống bản địa: sấu, sao, muồng, cơm nguội, sưa... lại có ưu điểm là rễ cọc, tán gọn, thân thẳng, chống chọi được với gió.
Các nhà thực vật vẫn cho trồng xà cừ với số lượng hạn chế ở những nơi xa các công trình, nhà cửa để lấy bóng mát. Thành phố cho trồng mỗi phố một loài để tạo kiến trúc phong cảnh.
Ở các phố phía nam hồ Gươm và các phố lớn quận Ba Đình, hay các phố Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, đầu phố Bà Triệu, cuối phố Đinh Tiên Hoàng... chỉ trồng sấu, Lý Thường Kiệt trồng cơm nguội, nửa trên phố Lò Đúc trồng cây sao đen.
Các vườn hoa Lý Thái Tổ trồng sưa, vườn hoa Lênin, vườn Cửa Nam trồng cọ Châu Phi, muồng; các công thự trồng hoàng lan, cọ.
Cây sấu tuy phát triển chậm nhưng có nhiều ưu điểm: lá đẹp, lại chỉ rụng vào một mùa. Rất lãng mạn khi hoa rụng trắng vỉa hè tỏa mùi thơm dịu. Quả sấu còn được dùng làm thức ăn, nước giải khát.
Hà Nội; cây xanh; bách thảo; trồng cây
Cây trên phố Lý Thường Kiệt 1983 (Triển lãm “ Nơi mảnh đất hóa tâm hồn “ của John Ramsden- HN 2014)
    Giống cây sao có rễ cọc và nhìn hàng sao thẳng tắp nom khỏe khoắn và uy nghi vô cùng. Cây cơm nguội  chân chất, cọ Châu Phi vươn cao lên trời, khát khao tự do, còn hoàng lan sang trọng và gần gũi. 
Cây hoa sữa được trồng để át mùi hôi do thu thùng nhà vệ sinh vào giờ ăn cơm tối (ngày trước chưa có xí máy trên nhiều phố) được thơ ca làm nên mùi hương lãng mạn. Nhưng nếu ngửi thường xuyên thì là cực hình và thu hút nhiều muỗi, sâu bọ. Có ý kiến cho rằng: các nhà khoa học đã nghiên cứu trồng cây sấu xen kẽ để trung hòa mùi hoa sữa).
Tính đến năm 1954, Hà Nội có 1.512 cây sấu, chiếm tới 60% trong tổng số cây xanh ở bốn quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa. Song có một điều khó hiểu là cây xà cừ có nhiều nhược điểm lại được trồng khá phổ biến sau 1954.
Trận bão lớn năm 1967 và năm 1969 cho thấy các cây bị đổ trong hai trận bão này chủ yếu vẫn là xà cừ, phượng. Cuối thời bao cấp, lấy lý do giống cơm nguội hay bị sâu bên trong thân gây nguy hiểm nên họ đã chặt gần hết để thay vào đó là phượng. Cây này hay trong các kỷ niệm ngày hè thửa học trò nhưng rất giòn và hay gãy khi mùa mưa bão, cành ròn dễ gãy gây nguy hiểm cho người và xe cộ.
Cây xanh đường phố đã từng làm nên nét đẹp Hà Nội, nhưng để có duy trì tiếng thơm ấy, Hà Nội còn nhiều việc dang dở để viết tiếp câu chuyện 'Thành phố Cây Xanh'.
Trần Huy Ánh(sưu tầm và biên tập)

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

NIỀM HI VỌNG HÉ MỞ

Những ngày gần đây những thông điệp đổi mới từ Chính phủ và người đứng đầu đã đem lại niềm hi vọng về một sự đổi mới mang tính thực chất cho dất nước. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử mấy chục năm vừa qua, ta thấy cửa đã mở nhưng con đường phía trước thì còn dài và đầy thách thức. Nhiều người đã lên đường và đã không thể đi xa, bị vấp ngã hoặc đã bị tiêu diệt. Nhưng lần này niềm hi vọng dường như nhiều hơn vì tình thế đã khác trước và con người đã được tôi luyện dày dạn hơn.....
Bài viết dưới đây ra đời hơn 2 tháng trước nhưng nay nhân có bài trên blog chung của làng, tôi đăng lại để mọi người đọc thêm.  
  
Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau
images64POMPZZ
    Để tiện theo dõi câu chuyện, tôi có đôi dòng về cấu trúc thượng tầng quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Năm năm Đại hội đại biểu một lần, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương (BCH –TU). Từ đó, BCH –TU bầu Tổng Bí thư, và các Ủy viên Bộ Chính trị (BCT). Nói một cách lý thuyết thì BCH –TU là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng. Điều 36 mục 3, Điều lệ Đảng viết: “Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.”
Bài học Trần Xuân Bách
Tháng Ba năm 1990, Nguyễn Văn Linh ra tay trừng trị Trần Xuân Bách. Trong BCT lúc đó có đến ba nhân vật cấp tiến: Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch và Võ Văn Kiệt. Cả hai ông Thạch và Kiệt thúc thủ. Ông Bách đơn thương độc mã, chống đỡ trong vô vọng dưới trận đòn của Nguyễn Văn Linh.
Cuối cùng, ông Bách không những bị đuổi ra khỏi BCT mà còn bị trục xuất ra khỏi BCH –TU. Lần đầu tiên trong lịch sử ĐCSVN có một Ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật nặng đến như thế.
Cũng trong khoảng thời gian đó, ông Linh còn lạm quyền, vi phạm nguyên tắc, điều lệ đảng, tùy tiện không cho hai Ủy viên Trung ương vào phòng họp.
Hội nghị Trung ương 6, Khóa XI
Giữa năm 2012, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng định lặp lại thủ đoạn này với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Trọng dùng bài “Phê và tự phê” trong nội bộ BCT. Ông Dũng cùng hàng trợ lý không khoanh tay chịu trận, không để cho Tổng Bí thư lấn sân. BCH – TU là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng mới đủ thẩm quyền quyết định.
Tháng Mười năm 2012, Hội nghị BCH – TU 6 khai mạc. Ông Trọng tuyên bố: “Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị BCH – TU cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị.”
Cùng lúc, blog Quan Làm Báo ra đời, tung những thông tin cá nhân tấn công Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí, còn tung tin gia đình ông Dũng đã bắt đầu di tản khỏi Việt Nam.
Hội nghị BCH – TU 6 bế mạc. Thế cờ lật ngược. Ông Dũng bình an. Ông Trọng diễn một màn bi hài chưa từng có trong lịch sử: Khóc trên kênh truyền hình quốc gia, xin BCH – TU cho Bộ Chính trị một hình thức kỷ luật nhưng không được.
Từ đó, uy tín cá nhân của ông Trọng lao xuống vực trong khi uy tín của Thủ tướng Dũng bắt đầu có dấu hiệu khôi phục.
Hội nghị Trung ương 7, Khóa XI
Tháng Năm năm 2013, Hội nghị BCH – TU 7 khai mạc. Tổng Bí thư đích thân đứng ra giới thiệu hai đồng chí: Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị.
Cuộc bầu bán vô cùng gian nan, kéo dài đến ba giờ sáng vẫn không ngã ngũ. Bầu chính thức, bầu lại, rồi bầu bổ sung. Cả hai ứng cử viên trên vẫn không hội đủ số phiếu quy định, nhưng Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Kim Ngân đắc cử ngoài dự kiến.
Lại một chuyện chưa từng có trong lịch sử của ĐCSVN đã xảy ra ở Hội nghị này. Ý kiến của Tổng Bí thư Trọng không trọng lượng. Hay nói một cách khác, ông không được các Ủy viên Trung ương tôn trọng.
Những ngày cuối tháng Sáu, 2013, Quốc hội Việt Nam họp lấy phiếu tín nhiệm, ông Dũng chỉ đạt 42.14% phiếu tín nhiệm cao. Cuối tháng 11 năm 2014, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lần hai: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chiếm tỉ lệ 64,39% tín nhiệm cao.
Ông thở phào nhẹ nhõm. Nếu hai năm liền ông đạt tỷ lệ dưới 50%, các đấu thủ sẽ gây sức ép bắt ông phải từ chức. Giờ đây, cơn giông tố đã qua. Ông lấy lại được sự quân bình.
Hội nghị Trung ương 10, Khóa XI
Tháng Giêng 2015, tại Hội nghị 10, Trung ương lấy phiếu tín nhiệm các Ủy viên Bộ Chính trị. Kế quả bị giấu kín, coi đó là bí mật quốc gia. Nhưng có tin đồn: Thủ tướng Dũng đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất.
Người ta không phải mất quá nhiều thời gian và công sức để xác minh tính chân thực của thông tin trên. Vài ngày sau blog Chân Dung Quyền Lực công bố kế quả. Lời đồn đoán trên đây là chính xác. Nếu chỉ tính riêng phiếu “tín nhiệm cao” thì ông Dũng đứng đầu. Nếu tính tổng số phiếu “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” thì ông Sang cao hơn, nhưng chỉ hơn đúng một phiếu.
Điều này khẳng định rằng, sự nghiệp chính trị của ông Dũng chưa thể kết thúc ở cuối nhiệm kỳ này. Hoặc ông vẫn giữ chức Thủ tướng, hoặc ông sẽ lên làm Tổng Bí thư khóa XII. Ở lại chức thủ tướng có lẽ không mấy khó khăn, nhưng leo lên tổng bí thư thì vô vàn những gian nan, rủi ro và cạm bẫy đang rình rập ông phía trước.
Bài học Võ Văn Kiệt
Năm 1995, uy tín của ông Kiệt trong đảng và trong dân rất cao. Tổng bí thư Đỗ Mười ở tuổi 80. Ông Kiệt trở thành ứng cử viên cho chức tổng bí thư vào Đại hội VIII. Điều này đã làm cho Trung Quốc và đặc biệt là Nguyễn Văn Linh không loại trừ một thủ đoạn nào để loại ông Kiệt ra khỏi sân chơi.
Bắt đầu bằng việc bôi xấu vợ ông Kiệt, bà Phan Lương Cầm. Hình bà Cầm mang gói quà được truyền tay nhau: “Ông xem, nó chỉ đi để lấy quà”, và lời đồn thổi về chuyên cơ chở bà Cầm mang nhiều hàng hóa. Ông Linh công khai: Bà Cầm tham nhũng.
Ông Kiệt lấy vợ, ông Linh cho là “ẩu”, “không thèm hỏi ai”, “không chấp nhận được”. Ông Kiệt chơi tennis, ông Linh cho là “xa rời lối sống và đạo đức cách mạng”, “tốn kém” và “học đòi”. Ông Kiệt có con ngoài giá thú, ông Linh chỉ mặt từng đứa một. Ông Linh công khai: “Tham nhũng đâu cần chống ở đâu, cứ chống ngay trong nhà Thủ tướng”.
Ông Linh dựng một nhân vật cũng gốc miền Tây, Nam Bộ, Nguyễn Hà Phan vào Bộ Chính trị. Từng là đệ tử ruột, nay Nguyễn Hà Phan trở thành người đối đầu trực tiếp với Võ Văn Kiệt. Tháng 1 năm 1994 tại hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông Phan đưa ra một bản thống kê mười sáu điểm chệch hướng của ông Kiệt.
Một vây cánh bền vững gồm: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hà Phan được dựng lên để cô lập và loại Võ Văn Kiệt ra khỏi sân chơi.
Tất cả những hoạt động trên mới làm giảm uy tín, chứ chưa thể kết liễu sự nghiệp chính trị của ông Kiệt. Cho đến khi ông Kiệt công bố “Thư gởi Bộ Chính Trị”. Lá thư này được cho là do Nguyễn Trung, thư ký của ông, chấp bút.
Đối thủ của ông Kiệt đã không bỏ lỡ cơ hội. “Thư gởi Bộ chính trị” bị hình sự hóa. Ông Lê Hồng Hà bị khám nhà, hưởng hai năm tù giam vì tội tàng trữ lá thư. Tiến sỹ Hà Sỹ Phu hưởng một năm tù giam vì tội chuyên chở lá thư. Nguyễn Kiến Giang 15 tháng tù treo vì tội đọc lá thư.
Người chống đối lá thư này mạnh nhất là Nguyễn Hà Phan. Phan kết tội ông Kiệt là “nối giáo cho giặc”, “không vững vàng”, “chệch hướng 100%”. Lê Khả Phiêu người đập lại lá thư này bằng hàng loạt bài đanh thép trên tờ “Quân đội nhân dân” đã trở thành Tổng Bí thư sau đó.
Người ta phải dàn xếp để Nguyễn Văn Linh không “đao to búa lớn” với ông Kiệt như từng làm với Trần Xuân Bách. Nhưng sự nghiệp chính trị của ông Kiệt coi như đã cáo chung.
Bài học Trường Chinh
Tháng Bảy năm 1986, Lê Duẩn trước khi chết, chỉ định Trường Chinh thay ông làm Tổng Bí thư. Khác với những người đồng chí chỉ đổi mới bằng đầu môi chóp lưỡi, Trường Chinh thay đổi từ trong nhận thức. Ông công khai tuyên bố đoạn tuyệt với “Quan liêu bao cấp”, xóa bỏ lệnh “Ngăn sông cấm chợ”. Ông mời gọi những chuyên gia giỏi, có tấm lòng về giúp việc, viết lại toàn bộ văn kiện Đại hội VI.
Uy tín của ông lên cao, đặc biệt những đảng viên gốc miền Nam, sau cuộc “Hội đàm Đà Lạt”. Ông nắm chắc ghế Tổng Bí thư ở Đại hội VI tháng 12 năm 1986.
Lê Đức Thọ thèm muốn ghế tổng bí thư từ Đại hội III, năm 1960. Đi đến đâu ông cũng bảo lũ đàn em: “Giờ đến lượt tao”. Nhưng bóng của Lê Duẩn quá lớn, ông không thể vượt qua. Giờ đây Lê Duẩn chết, cơ hội để ông thực hiện giấc mơ. Bất hạnh thay, uy tín cá nhân của ông không cao. Hơn nữa, trong hơn một phần tư thế kỷ làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, vô tình hay cố ý, ông đã sản sinh ra bao kẻ thù chính trị.
Lê Đức Thọ nhìn chiếc ghế tổng bí thư đang từ từ tuột khỏi tầm tay, vô phương cứu vãn. Bất ngờ, hai giờ đêm trước ngày khai mạc Đại hội VI, ông cùng Phạm Văn Đồng đến nhà riêng Trường Chinh và bảo: “Anh mà không rút lui thì Đảng ta tan nát mất”. Trường Chinh lặng lẽ rút lui, rồi qua đời do bị té cầu thang hai năm sau đó.
Những liệt sỹ của Đổi Mới
Từ Đại hội VI đến nay, ĐCSVN đã thay đổi nhiều theo chiều hướng phức tạp. Càng về sau, càng phức tạp, không thể chọn ra được những người tài đức. Nguyễn Văn Linh thủ đoạn và thành kiến. Đỗ Mười bảo thủ và gia trưởng. Lê Khả Phiêu thủ cựu và bè phái. Nông Đức Mạnh non kém toàn diện. Nguyễn Phú Trọng giáo điều và lạc hậu. Ngược lại, những nhân vật có uy tín, có tấm lòng và có tài năng, thường chết ngay ở loạt đạn đầu.
Trường Chinh kiến trúc sư của Đổi Mới chết tươi trong trong tay Lê Đức Thọ và Phạm Văn Đồng. Trần Xuân Bách kêu gọi đổi mới kinh tế phải song song với đổi mới chính trị, chết thê thảm duới tay đao phủ Nguyễn Văn Linh. Võ Văn Kiệt người dấn thân cho Đổi Mới chết dần chết mòn trong bàn tay lông lá của một bầy đoàn bảo thủ giáo điều đứng đầu là Nguyễn Văn Linh.
Nhìn lại ba “liệt sỹ của phong trào Đổi Mới”, người quan sát nhận ra cả ba nạn nhân đều có điểm chung: Ba ông cùng chọn trợ lý là những chuyên gia giỏi chuyên môn, có tâm huyết, nhưng lại vắng bóng những nhà mưu lược.
Nếu Trường Chinh và ban tham mưu đánh giá đúng, và hiểu rõ ý đồ Lê Đức Thọ, hẳn ông không bị động mà chấp nhận rút lui một cách dễ dàng như vậy. Nếu Trường Chinh quyết mang vấn đề ra trước Đại hội, để đại biểu quyết định. Có lẽ sự nghiệp chính trị của ông kết thức ở một ngả khác và ĐCSVN không thể nằm gọn trong tay của nhóm vừa bảo thủ vừa thủ đoạn.
Trần Xuân Bách cũng mắc sai lầm tương tự. Ông cùng ban tham mưu không đấu tranh đến cùng để đưa sự việc ra trước Ban Chấp hành Trung ương, không thể để một mình Nguyễn Văn Linh thao túng, lạm quyền, vi phạm vào điều lệ Đảng một cách trắng trợn. Nếu Ban Chấp hành Trung ương giải quyết vụ Trần Xuân Bách, có lẽ kết quả hoàn toàn khác. Tại sao ông Bách và nhiều Ủy viên Trung ương lại không nắm lấy vũ khí “Điều lệ Đảng” đứng lên bảo vệ quyền lợi sinh mạng chính trị cho mình mà chỉ biết nghiến răng chịu đựng.
Trường hợp Võ Văn Kiệt có hơi khác. Ban tham mưu của ông không đánh giá đúng tình hình. Công bố lá thư vào một tình huống mà ông Kiệt đang bị bao vây bởi cánh bảo thủ, và ở vào một thời điểm trước đại hội, khi mà các phe nhóm đang tính sổ với nhau, là một sai lầm chiến lược.
Bó đũa chọn lấy cột cờ
Trình độ nhận thức của các Ủy viên Bộ Chính trị hiện tại rất yếu, không theo kịp bánh xe lịch sử, cứ loay hoay bám víu lấy một mớ lý thuyết bảo thủ đã cũ nát. Hình như một mình Nguyễn Tấn Dũng có những thay đổi từ nhận thức trong thời gian gần đây, nhất là từ vụ Giàn khoan HD 981. Thảng hoặc, ông có những phát biểu khá táo bạo, hợp với lòng dân hơn.
Khi nói về mối quan hệ Việt – Trung, ông bảo: “Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tình hữu nghị viển vông”, hay “không có chuyện nhà anh cũng là nhà tôi.” Hai câu nói này không thể nằm ngoài tai của Trung Nam Hải.
Cho đến giờ, chưa một ai đụng đến, chỉ ông Dũng dám nói “Người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm”. Ông công khai đề nghị phải có luật biểu tình, được đưa thông tin lên mạng, tôn trọng quyền được biết của dân. Ông ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vươn v.v.
Trong BCT, ông là người có học vấn thấp nhất, trưởng thành từ chiến tranh. Nhưng những bài phát biểu của ông đỡ mùi bảo thủ, mùi giáo điều, mùi dậy dỗ, mùi trịch thượng, mùi rao giảng. Nó mang chút hơi hướng của nhân văn, của khai phá, vượt xa những ủy viên mang học hàm học vị đầy mình.
Tuy vậy, những lời phát biểu có thể thành mục tiêu để đối phương khai thác. Bài học của Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chứng minh. Ông Thăng chỉ phê bình nhà thầu Trung Quốc vô trách nhiệm gây ra tai nạn chết người tại công trường xây dựng ở Hà Nội, nhưng bị quy chụp kích động tư tưởng bài Hoa.
Nếu cần, cánh bảo thủ có thể chụp mũ ông những tội không thua kém gì Trần Xuân Bách hay Võ Văn Kiệt.
Lí lịch của ông rõ ràng, không mù mờ ám muội như Lê Đức Anh. Đời tư của ông cũng trong sạch, không ngoại tình, tai tiếng như Lê Khả Phiêu, hay Nông Đức Mạnh.
Ngôi nhà thờ họ của ông ở Rạch Giá bị dư luận rùm beng một thời. Thực ra, nó cũng chỉ bằng cái gác xép của những quan chức khác. Con cái ông học hành thành đạt, còn tốt hơn nhiều lần những kẻ mượn quyền lực danh vọng của cha anh để ăn chơi quậy phá.
Ông Trọng ngậm ngùi khóc lóc xin kỷ luật mà BCH không cho. Ông Sang bóng gió “đồng chí X”, “bầy sâu”, “cay đắng lắm”. Nguyễn Sinh Hùng dí dỏm, hài hước. Phùng Quang Thanh ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời, và nhu nhược với Trung Quốc. Phạm Quang Nghị mang thành tích dọn vệ sinh thủ đô đi ngoại giao.
Ông Dũng vượt lên như một người thuyền trưởng. Liệu ông có thể đưa con thuyền vượt qua sóng gió. Liệu ông có thể trở thành mũi thuyền rẽ sóng ra khơi như một câu thơ mà tôi thuộc từ hồi còn bé, hình như của Xuân Diệu, viết về Việt Nam, về đất mũi Cà Mau quê hương ông:
Tổ quốc tôi như một con thuyền
Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau

                                  Tháng Giêng 2015, tác giả Hồng Tâm.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

NIỀM ĐAU

Mấy ngày gần đây đã có nhiều bài viết về sự kiện Gạc ma xảy ra ngày 14 tháng 3 năm 1988 mà kết quả đau lòng là đảo của ta bị giặc Tàu cưỡng chiếm, gần 70 chiến sĩ hải quân của ta không được phép nổ súng vào kẻ thù đã bị chúng giết hại một cách man rợ. Xin đăng lại ý kiến của GS. Nguyễn khắc Mai nguyên trưởng ban nghiên cứu của ban Dân vận Trung ương.

Gạc Ma - Vượt Lên Nỗi Nhục và Niềm Đau
 
Nguyễn Khắc Mai
 
 
Mấy hôm nay người ta phỏng vấn tôi về những vấn đề của lịch sử trận chiến Gạc Ma. Tôi nghĩ vấn đề lớn hơn là làm thế nào để vượt lên nỗi nhục và niềm đau.
Nhục thì đã nhục rồi, Ban lãnh đạo Đảng đã dâng cả hai tay Gạc Ma và nhũng bãi đá, đảo chìm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho Trung Quốc. Nhục nữa là đã làm ngơ trong hơn hai thập kỷ không có những động thái đàng hoàng, mạnh mẻ để tố cáo giặc Tàu, sử dụng những giải pháp hữu hiệu để đòi lại chủ quyền, lại còn theo lệnh quan thầy đàn áp những hành động yêu nước của Dân, của Thanh niên tố cáo tội ác của giặc Tàu! Lại còn vô cảm không đoái hoài gì đến những liệt sĩ còn nằm lại dưới biển sâu, những chiến binh trở về từ cuộc chiến bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Đau, càng nghĩ càng đau.Gạc Ma, Bãi Chữ Thập và những bãi đá, giặc Tàu dùng quân sự cưỡng đoạt, nay chúng đang xây thành những căn cứ quân sự,như cắm dao vào yết hầu của Việt Nam. Chúng từng huênh hoang tuyên bố sẽ đánh chiếm miền Nam trong vòng một tiếng đồng hồ! Rồi chúng sẽ lập vùng phòng thủ hàng không uy hiếp tự do hàng hải ở Biển Đông, không chỉ xâm phạm lợi quyền của Việt Nam, mà cả lợi ich hàng hải của khu vực và quốc tế. Đau, là bị nó cắn cho mà không dám kêu, không dám phản đối, bạn bè có chìa tay ra muốn giúp đỡ thì lại gạt ra, lại còn bao che cho nó là “đây chỉ là xích mich anh em trong nhà.” Nó đâu có là anh em. Nếu là anh em đâu có hành xử du côn du kề như vậy.
Nỗi đau ấy còn thật sự “xé lòng” như kiểu Nguyễn Du đã từng nói, đoạn trường, khi nghệ sĩ Trần Tiến đã nói hộ chúng ta:
Không!  Những người lính nằm xuống. Không hề mong nhìn thấy quê hương hôm nay.” Vâng, một quê hương đang suy đồi nhân cách, đạo đức, dối trá lên ngôi, tham nhũng, cậy quyền, kinh tế, văn hóa, khoa học giáo dục lạc hậu kéo dài, người ta dư tiền xây biệt thự lớn bằng tiền công quỹ và tham nhũng, sắm công xa xịn, làm phòng khách vương giả…nhưng không có tiền cấp học bổng cho con em liệt sĩ Gạc Ma khi thi đỗ vào cao đẳng, đại học, nhưng không đủ tiền để đi học!
Nhục và Đau. Nhưng vượt lên nỗi nhục và niềm đau để đấu tranh giành lại Gạc Ma và Biển Đảo của mình mà Trung Quốc cưỡng chiếm thế nào đây.
Trước hết nói về đảng. Ban lãnh đạo của đảng thời đó phải chịu trách nhiệm lịch sử về tội lỗi của họ đã đành. Nhưng Ban lãnh đạo hiên nay thì sao? Họ không được để “Gạc Ma, Để Lâu Cứt Trâu Hóa Bùn” (như một bài báo tôi đã công bố năm ngoái) Không được vô hiệu hóa vai trò của Chính Phủ, khi mà Chính Phủ đã tuyên bố sẵn sàng các tài liệu, thủ tục để kiện Trung Quốc ra nhũng tòa án quốc tế, chỉ còn chờ Bộ Chính Trị. Tại sao Bộ Chính Trị lại ngăn cản việc này? Còn Quốc Hội tại sao không có được một tuyên bố đàng hoàng trước Quốc Dân và trước Quốc tế vấn đề Trung Quốc xâm lấn, sử dụng lực lượng vũ trang chiếm đoạt biển đào của chúng ta? Những biện pháp của Đảng của Nhà nước ta thật thấp so với yêu cầu. Dẫu có bất cứ lý do nào thì cũng không thể đặt nó cao hơn yêu cầu làm tất cả mọi cách để thực thi chủ quyền của Việt Nam. Chỉ trừ một lý do “hết nước nói”, là đã cam tâm làm tay sai ngoại bang.
Còn quốc dân thì sao? Tại sao chỉ có mấy trăm người ở Hà Nội, ở Sài Gòn đem vòng hoa, đeo băng trên trán xuống đường tưởng niệm sự kiện Gạc Ma. Trong khi dó anh Nghị, anh Thảo cùng bí thư thành đoàn lại tổ chức cho một nhóm thanh niên chiếm trước quãng trường Lý Thái Tổ ở Hà Nội hát hò vui vẻ để đánh trống lãng về nổi nhục mất chủ quyền biển đảo? Các đoàn thể chính trị yêu nước đang quay lưng lại với vận nước hay sao, trong khi vẫn sử dụng hàng trăm ngàn tỷ tiền thuế của dân để hoạt động?
Hãy nuốt nỗi nhục vào trong lòng, nén nỗi đau xuống. Tổ chức cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Biển Đảo cho đúng, cho xứng tầm, cho đúng luật quốc tế. Hãy đưa Trung Quốc ra các tòa án dư luận, các tòa của công pháp quốc tế. Nhân dân không muốn cứ tiếp tục những giải pháp hèn không rõ hèn, mềm không ra mềm như vừa qua.
Hãy vượt lên nỗi nhục và niềm đau để hành động cho xứng đáng với vong linh những người đã ngã xuống vì chủ quyền của Dân Tộc,/.
 
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 14-3-15

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

LIỆU TƯƠNG LAI RỒI SẼ RA SAO ?

    Thời gian qua chúng ta đều rất quan tâm đến Biển Đông. Điều này là hiển nhiên khi TQ ngang nhiên coi đó là ao nhà của họ. Tuy nhiên trên đất liền cũng có nhiều điều vô cùng nghiêm trọng liên quan đến tương lai của đất nước cần được quan tâm thích đáng. Dưới đây là một bài về tình hình trẻ em và trường học xin mời các cụ đọc và cho ý kiến.

Bữa ăn cá thối và lũ trẻ đánh hội đồng bạn học

Một công ty cung cấp thức ăn bán thịt, cá thối vào trường học. Một lũ trẻ lớp 7 đánh hội đồng bạn học. Hai câu chuyện buồn...
trường học, bắt nạt, đánh bạn, cá thối
Cá điêu hồng thối được ướp hóa chất chở vào bếp ăn trường học

   Dư luận từ hôm qua đến nay đang xôn xao bởi hai câu chuyện liên quan đến trường học. Thứ nhất, đó là câu chuyện về Công ty TNHH Phú Nhật Hào (phường Khánh Bình, TX.Tân Uyên, Bình Dương) chở 12 kg thịt heo đã thối rữa và 72 kg cá diêu hồng bốc mùi hôi thối đến Trường tiểu học Long Bình (xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng) định cung cấp cho bữa ăn của học sinh vào ngày 05/03.
Nếu không có phụ huynh học sinh phát hiện ra số thịt, cá hôi thối bốc mùi này, ngăn không cho chuyển vào bếp ăn của trường và yêu cầu cơ quan chức năng đến lấy mẫu xét nghiệm, tiêu hủy thì sự việc đã trót lọt.
Trên báo Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ- Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bàu Bàng (Bình Dương) nói: “Thịt cá bị chảy nước vàng, bốc mùi chẳng qua là không được tươi sống, không đạt chất lượng thì đổi lại thôi, chuyện bình thường mà!”.
Bà Lệ nói thêm: “Hàng người ta nhập vào không đạt chất lượng thì trả lại, người ta vẫn ăn bình thường mà, không có sự cố gì đâu…”.
Trên một bản tin phát trên sóng VTV1, nháo nhác là cảnh cha mẹ học sinh đến đón con về nhà ăn trưa. Một bà mẹ cho biết: “Nhà tôi cách trường hàng chục cây số nhưng vẫn phải đón con về, chúng tôi đóng tiền ăn cho con mà không ngờ nhà trường cho con ăn thịt thối”.
Một phụ huynh khác kể thêm: “Con tôi hôm qua về nói chuyện, ba ơi, hôm nay trường cho con ăn món thịt gà chiên, mà sao thịt thối quá ba ạ. Tôi lại nghĩ trường này đạt chuẩn quốc gia không bao giờ có chuyện đó. Hôm nay mới biết có chuyện như vậy”.
Thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Hoàng nói: “Số 72 kg cá điêu hồng ươn đó, sau khi cơ quan test thì phát hiện có tẩm ướp hóa chất. Nhà trường đã đóng cửa nhà ăn và ngừng hợp đồng với nhà cung cấp”.
Một câu chuyện khác cũng gây xôn xao không kém, đó là ngày 10/03, trên mạng lan truyền một clip bạo hành học đường tại Trà Vinh. Một nữ sinh lớp 7 trường THCS Lý Tự Trọng, TP Trà Vinh, mặc đồng phục, đeo khăn quàng đỏ bị các bạn đánh hội đồng.
Với tư cách là một phụ huynh có con nhỏ đang đi học, tôi phải cố gắng hết sức mới dám xem clip kinh hoàng đó. Bé gái đang ngồi trên ghế, trong một góc lớp, những học sinh khác nhảy lên đánh em, đạp em, giật tóc, liên tục ném ghế nhựa vào đầu em, dùng ghế đập vào đầu.
Rất đông học sinh khác đứng xem bạn mình bị đánh hội đồng, nhưng không em nào vào can ngăn để cứu bạn.
Kinh khủng. Chắc cảnh tượng “đại bàng” xử các tù nhân khác trong tù cũng chỉ dã man đến thế mà thôi. Người cha người mẹ nào có con đang đi học mà chẳng không sốc đến nghẹn thở khi trông thấy cảnh tượng đó?
Nhà trường cho biết, vụ đánh nhau này xảy ra từ tháng 1, nhưng đến chiều 9-3 mới bị tung lên mạng, nên mới vỡ lở ra.
Xin quý bạn đọc hãy cùng tôi trả lời câu hỏi: Hai vụ việc này liệu có liên quan gì đến nhau? Một chuyện xảy ra ở Bình Dương. Một chuyện xảy ra ở Trà Vinh. Một vụ thực phẩm thối, một vụ bạo hành?
Tưởng không liên quan, nhưng hóa ra chúng lại liên quan đến nhau rất mật thiết đấy phải không thưa bạn đọc?
Khi người ta sẵn sàng mang thịt thối cá ôi tẩm ướp hóa chất vào trường học để chế biến thành món ăn cho trẻ ăn, thì bọn trẻ đánh hội đồng bạn học như kiểu giang hồ đầu gấu đầu mèo trong lớp cũng là chuyện “bình thường như cân đường hộp sữa”.
trường học, bắt nạt, đánh bạn, cá thối
Học sinh lớp 7 đánh hội đồng bạn (ảnh cắt từ clip)
Bà Trưởng phòng GD- ĐT huyện Bàu Bàng trả lời: Thịt cá ôi không đạt chất lượng thì đổi lại thôi, chuyện bình thường có gì đâu. Còn sẽ liệu có ai đó ở Trà Vinh trả lời: Lũ trẻ đánh nhau trong lớp cũng là thường thôi, đánh không gây thương tích là được.
Thế đấy. Chúng ta đang sống ở trong thời kỳ mà mọi chuyện bất thường đều trở thành bình thường. Chúng ta đang sống trong một xã hội phần lớn mọi người đang lừa nhau để sống.
Công ty cung cấp thức ăn tuồn thịt thối cá ươn ướp hóa chất vào các bếp tập thể, nhà trường bán bữa ăn thịt thối cho học sinh. CSGT “bẫy” người vi phạm luật giao thông để kiếm “tờ rơi quảng cáo”.
Người nông dân bán thực phẩm có hóa chất trừ sâu cho người tiêu dùng. Người công nhân ăn bớt nguyên liệu. Công chức “cò quay” dân để ra tiền “bôi trơn”. Quan chức ngang nhiên ăn tiền phần trăm từ dự án ngàn tỷ.
Trong cái chuỗi bất thường ấy, chúng ta- những người lớn lại dám đòi hỏi trẻ con phải biết đối xử tử tế, nhân nghĩa, trung thực, đúng đạo lý với nhau được không? Chúng ta còn mặt mũi nào để yêu cầu và lên mặt dạy dỗ chúng điều đó?
Hãy nhìn cách bọn trẻ đang đối xử với nhau trong trường học để sửa lại mình trước khi quá muộn, hỡi những người lớn ạ.
Chúng ta đã không đem đến cho chúng một xã hội lương thiện, tử tế, đầy tình nhân ái và tôn trọng con người. Thầy cô bắt chúng phơi nắng vì cha mẹ chúng nghèo chưa kịp đóng tiền mua bảo hiểm, vậy mà lại dạy bảo chúng phải thương người như thể thương thân được sao?
Sự dối trá, lừa lọc, sẵn sàng hãm hại nhau vì đồng tiền, vì mối lợi một khi đã tràn ngập xã hội và hủy hoại mối quan hệ giữa người với người, thì đừng mong sẽ có một tương lai với những thế hệ biết sống tử tế.
Vì thế, nhìn lũ trẻ đánh nhau như gấu chó trong trường học, những người lớn nào sẽ thấy xấu hổ và xót xa?
                                                        (Theo Mi An/ Đất Việt)

Các bài liên quan:

Thầy cô cũng nói xấu nhau tơi bời

Nói xấu đồng nghiệp trước mặt phụ huynh học sinh; Dùng nhiều chiêu ép học trò học thêm…là những chuyện chưa đẹp diễn ra trong môi trường giáo dục được nhà giáo Hương Giang đúc rút.




Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015


Khám phá xưởng sản xuất búp bê tình dục nổi tiếng ở Pháp

                                                                                                 Thứ sáu 06/03/2015 13:00
  
  Búp bê tình dục hay còn gọi là búp bê tình yêu, một loại công cụ để mang lại khoái cảm cho con người. Hãy cùng khám phá xưởng sản xuất búp bê tình dục lớn nhất ở nước Pháp với những con búp bê có kích thước như người thật được sản xuất ở Duppigheim, Pháp có giá từ 5.500 Euro, tương đương 6.150 USD.

Bộ khung cơ khí của một búp bê tình dục của công ty Dreamdoll
Một búp bê đang ở công đoạn sản xuất đầu tiên. Công ty DreamDoll chỉ có 3 người gồm cả sếp và nhân viên, sản xuất 100 con búp bê tình dục theo đơn đặt hàng, chủ yếu cho khách hàng châu Âu.

Nhân viên của Dreamdoll kiểm tra xem mắt của một búp bê tình dục này đã cân đối hay chưa.

Một búp bê được kiểm tra kỹ lưỡng sau khi được đưa ra khỏi khuôn.

Những cái tai bằng silicon để lắp cho búp bê tình dục.

Một nhân viên của Dreamdoll đang tô màu hoàn thiện búp bê tình dục. Khách hàng có thể đặt làm búp bê tình dục tại đây theo catalog với 4 lựa chọn về màu tóc và màu mắt khác nhau, mức giá từ 5.500 Euro, tương đương 6.150 USD.

Những cái tai bằng silicon để lắp cho búp bê tình dục.

Tô màu cho khuôn mặt của búp bê tình dục luôn là một công đoạn quan trọng.

Mỗi con búp bê này nặng khoảng 40 kg do cấu trúc khung nhôm nhẹ, và mất 1 tuần để sản xuất.

Búp bê tình dục có khuôn mặt gợi cảm.

Búp bê tình dục ở Dreamdoll luôn được chăm sóc kỹ lưỡng về ngoại hình

Búp bê được đưa vào hộp để chuyển giao cho người đặt mua.

Những con búp bê tình dục bằng silicon đã hoàn thiện trong xưởng sản xuất mang tên Dreamdoll ở Duppigheim, Pháp.

Thúy Vân
Theo Reuters

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

NGHĨ VỀ ÔNG VŨ KHIÊU

   Thật lòng, tôi lâu nay rất áy náy vì sao ông Vũ Khiêu, một người luôn được giới trí thức đỏ tôn vinh, đề cao như một nhà văn hóa, một trí thức lớn của Việt nam; một người được đảng rất ưu ái, trao cho rất nhiều danh hiệu to tát, lãnh đạo đảng và nhà nước thường tới thăm hỏi chúc mừng.... mà mình thì chẳng thấy có gì ấn tượng với người này. Hơn nữa, trước tình hình đất nước có rất nhiều vấn đề như những năm qua, là trí thức đáng ra ông cần có nhiều ý kiến đóng góp cho lãnh đạo nhằm góp phần giúp cho đất nước vượt qua khó khăn, nhưng tuyệt nhiên ông im lặng, lảng tránh sứ mệnh của người trí thức yêu nước. Tôi chỉ thấy ông luôn cho rằng mọi sự đều tốt đẹp, đảng lãnh đạo sáng suốt tài tình....Về mặt kiến thức mình cũng chẳng thấy ông có ý kiến gì có giá trị mà chỉ là những ý kiến chunh chung, vô thưởng vô phạt, nhạt nhẽo vô vị. Vì vậy công luận mấy ngày nay bình luận và đánh giá việc ôm hôn cô hoa hậu và đôi câu đối ông tặng cô này tôi cho đây là điều hay ho vì là dịp để mọi người đánh giá đúng về ông này. Đã có rất nhiều bài viết về chủ đề này, tôi xin đăng lại bài của Trần mạnh Hảo trên trang Văn hóa Nghệ an, xin mời các cụ đọc.   

Thử lý giải hiện tượng Vũ Khiêu…

copy-of-vukhieu11GS. Vũ Khiêu, thần tượng trí thức và biểu tượng văn hóa của chế độ hiện hành, anh hùng lao động, vừa được thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng câu đối ca tụng ông lên mây, nhân việc ông thọ 100 tuổi như sau :
“Triết gia trong cách mạng – Nghệ sĩ giữa Anh hùng”
Ông cũng là người được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu 1996 về các cuốn sách mỹ học, triết học, văn hóa học như :” Nghệ sĩ và anh hùng”, “Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng và văn hoá (1987), Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử” nhằm ca ngợi Bác và Đảng. Năm 2000, giáo sư được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời đổi mới.
Ngày 12 tháng 9 năm 2006, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thay mặt Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất cho Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu vì có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp phát triển khoa học xã hội và nhân văn, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đại hội Thi đua Thủ đô Hà Nội, khi được trao tặng danh hiệu “Công dân Ưu tú Thủ đô”. (Theo từ điển mạng)
Ông từng được nhà nước tặng biệt thự, được chế độ ưu đãi công thần, chế độ coi ông là thần tượng văn hóa của chế độ…
Năm 1963 GS. Vũ Khiêu đã viết cuốn sách về Mỹ học có tên là “Đẹp”. Năm đó, chúng tôi đã mua cuốn sách này để đọc và thấy kiến thức của GS. Vũ Khiêu phải nói cho công bằng là rất hạn hẹp và ấu trĩ. Mỹ học trong cái nhìn của GS là Mỹ học có tính giai cấp, có tính đảng. Cái gì đảng ta nói, đảng ta làm đều đồng nghĩa với cái đẹp. Ví dụ như cải cách ruộng đất là cái đẹp, đánh nhân văn giai phẩm là cái đẹp, căm thù giai cấp địa chủ tư sản là cái đẹp…
Sau đó tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu như vừa kể trên thì thấy trình độ GS chưa thể gọi là trí thức.
Việc chế độ nâng GS. Vũ Khiêu từ một ông giáo tiểu học, từng hành nghề lao công tạp dịch trong bệnh viện thời Pháp lên thành biểu tượng cho giới trí thức : là anh hùng văn hóa, là nhà triết học số 1, mỹ học số 1, nhà nghiên cứu văn hóa số 1, thậm chí thành Nguyễn Trãi của chế độ…khiến dư luận giới trí thức thứ thật bất bình, không phục; nên khi GS. Ôm hôn cô hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên mãnh liệt quá mức ông cháu và nhất là cụ lại tặng cô này một câu đối thiếu văn hóa, khiến thiên hạ bực mình ném đá khắp nơi trên FB và trên các blog, website.
Chúng tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu thì thấy nếu ta xếp cụ vào hàng ngũ trí thức thì quả là một điều quá lố. Chỉ riêng việc GS. Vũ Khiêu lên tiếng nhiệt liệt ủng hộ hành vi của mộ kẻ điên rồ đòi sửa lại, viết lại Truyện Kiều như dưới đây, chứng tỏ cụ không phải là người trí thức :
Trong cuộc hội thảo về Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới tổ chức vào ngày 15.12.2012 tại khu di tích Nguyễn Du, Hà Tĩnh, mỗi đại biểu tham dự được tặng một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân, một kỹ sư, khảo dịch – nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin in năm 2012. Cuốn sách này có lời đề tựa rất trang trọng của GS. Vũ Khiêu:
“Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”.
Với hơn 1.000 chỗ sửa, tức 1/3 tác phẩm, gần như bất cứ chỗ nào trong Truyện Kiều, cũng bị ông kỹ sư cắt xé, bức tử. Điều đáng nói là, việc sửa thơ này của ông kỹ sư lại nhận được cổ xúy của một bậc giáo sư lừng danh: Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu.
GS. Vũ Khiêu quả tình không thể gọi là trí thức khi muốn lấy hoa mào gà làm quốc hoa. Ơ hay, bệnh mào gà là bệnh gì chắc GS. chưa biết hay sao? 10386240_10204474047786123_5601381958476883219_n 
( Trong bức ảnh này tôi thấy ông VK hôn cô hoa hậu quá ư nhiệt tình: tay trái vòng sau lưng, đặt lên eo; tay phải ghì má cô vào môi..Cô hoa hậu có vẻ miễn cưỡng chịu trận. Bàn tay cô đặt hờ hững sau lưng ông VK )
GS.Vũ Khiêu tặng cô hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên câu đối thiếu văn hóa dưới đây sao có thể gọi là trí thức:
Giáo sư Vũ Khiêu đã viết tặng hoa hậu Kỳ Duyên đôi câu đối: “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc Vân tưởng y thường hoa tưởng dung”
GS.Vũ Khiêu đã lấy nguyên vẹn một câu thơ của đại thi hào Lý Bạch trong bài thơ “Thanh Bình điệu”: “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” làm câu đối trên. Đạo văn như trên sao là trí thức?
Câu đối trên ngay từ câu đầu, GS. Vũ Khiêu đã diễu cô hoa hậu rằng trí của cháu trắng như tuyết, nghĩa là cháu không có trí; có lẽ GS. Vũ Khiêu muốn nói đến câu thơ Nguyễn Du : “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” chăng ? Nhưng TRÍ và TINH THẦN là hai điều khác nhau thưa cụ GS ! Tinh thần trong câu Nguyễn Du có thể hiểu là tâm đấy! Trí mà như tuyết thì trí ấy bằng không à? Câu đối tặng người ta mà xỏ xiên như thế sao gọi là trí thức ?
Bài thơ “Thanh bình điệu” của Lý Bạch là bài thơ ca ngợi thân xác gợi dục của Dương Qúy Phi sau khi làm tình với Đường Minh Hoàng, sao lại lấy ra ca ngợi một cô gái còn chưa có chồng là sao? Dương Qúy Phi vốn là một dâm phụ, từng là vợ con trai Đường Minh Hoàng, bị vua cha cướp lấy. Dương Qúy Phi với sắc đẹp dục tính đã khiến con nuôi Đường Minh Hoàng là An Lộc Sơn muốn cướp người đàn bà dục tình này nên đã làm loạn, gây chết một phần ba dân số Trung Hoa thời đó.
Có thể vì chế độ nâng GS. Vũ Khiêu, một người không phải trí thức lên thành biểu tượng của trí thức, biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà nhân dịp cụ ôm hôn gái trẻ kiểu trai lực điền và tặng nàng đôi câu đối đểu nên đã bị dân mạng ném đá cho bõ tức vì bị lừa hết vụ này sang vụ khác chăng?
                                    
                                      Sài Gòn lúc 23 h 28’ ngày 27-2-2015

                                                   © Trần Mạnh Hảo