Trang

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

MMỘT TIN VUI : THÀNH CÔNG NGOẠN MỤC CỦA ĐẶNG THÁI SƠNN

Trong bầu không khí rất nóng và bức xúc mấy ngày nay, xin gửi đến các Bạn một tin với hi vọng làm các Bạn được vui, xả được stress: 






             Giải Piano Quốc Tế : CHÂU Á THĂNG HOA



Giải piano quốc tế Chopin 2015 : Châu Á thăng hoa
Bốn thí sinh ở hàng ghế đầu đoạt giải dương cầm quốc tế Chopin    2015.

Giải dương cầm quốc tế Frédéric Chopin lần thứ 17 vừa khép lại tại thủ đô Vacxava hôm 23/10/2015. Giải nhất về tay thí sinh Hàn Quốc Seong Jin Cho. Giải 3, 4 và 5 đều là « của Đặng Thái Sơn » : Kate Liu, Eric Lu và Yike Tony Yang là học trò của nhạc sĩ người Việt này.

Một sự kiện hiếm có : một nửa các nhạc sĩ trẻ vào chung kết là người Châu Á. Thí sinh Hàn Quốc Seong Jin Cho đoạt giải nhất, và được khen tặng là người thể hiện những bản Polonaise xuất sắc nhất. Bốn trong số 6 giải thưởng giải Chopin lần thứ 17 về tay người Châu Á. Giải 3, 4 và 5 là học trò của nhạc sĩ người Việt, Đặng Thái Sơn. Cả ba đã dự thi dưới màu cờ của Mỹ và Canada. Cũng có thể nói năm nay Bắc Mỹ thắng lớn trong cuộc tranh tài tại Ba Lan : Hoa Kỳ và Canada đồng hạng, mỗi nước đoạt hai giải thưởng dương cầm quốc tế Frédéric Chopin.
Giải nhì của cuộc thi được trao tặng cho thí sinh người Canada, Charles Richard Hamelin -Giải nhì và cũng là nhạc sĩ diễn đạt bản sonate hay nhất. Giải thứ 6 của ban giám khảo năm 2015 về tay nghệ sĩ người Nga, Dmitry Shishkin.
Giải piano Chopin, một trong những cuộc tranh tài quốc tế lâu đời nhất, danh tiếng nhất, được tổ chức 5 năm một lần. Một số rất ít các nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới có tên trong bảng vàng của ban giám khảo. Trong số đó phải kể đến những bậc thầy như Maurizio Pollini (1960), nữ nghệ sĩ người Achentina Martha Argerich (1965) ... Gần gũi với chúng ta nhất là nhạc sĩ Đặng Thái Sơn, người Á Châu đầu tiên đoạt giải nhất của cuộc thi Chopin lần thứ 10 năm 1980.
 
Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn, giải Chopin 1980 và thành viên ban giám khảo 2015.http://chopincompetition2015.com

Trong 35 năm qua, nhạc sĩ Đặng Thái Sơn đã rất nhiều lần trở lại Nhà hát giao hưởng Quốc gia Philharmonia ở Vacxava, thường là để trình diễn và đôi khi là để chấm thi. Năm nay là lần thứ 3 ông được mời tham gia thành phần ban giám khảo.
Mùa thi 2015 đã dành cho nhạc sĩ Đặng Thái Sơn nhiều bất ngờ : ba học trò của ông đã vào được chung kết và cả 3 cùng ra về với những giải thưởng cao quý nhất của thế giới dương cầm. Kate Liu, một người Mỹ sinh ra tại Singapore đoạt giải 3 của ban giám khảo. Theo sát nút cô là Eric Lu, đại diện cho Hoa Kỳ, được chấm điểm hạng tư và sau cùng là Yike Tony Yang, 16 tuổi, thí sinh trẻ nhất trong lịch sử của các cuộc thi Chopin, đoạt giải thứ 5.
Trả lời ban Việt ngữ RFI, nhạc sĩ Đặng Thái Sơn không khỏi hãnh diện đã góp phần đào tạo một thế hệ các tài năng mới, tuổi trẻ, tài cao. Ông ghi nhận một khác biệt của thời đại là trước khi đến Ba Lan, tất cả đều đã đoạt nhiều giải thưởng quan trọng trong làng piano. Khác với kinh nghiệm bản thân 35 năm trước, như chính nhạc sĩ đã giải thích, khi đến Vacxava năm 1980, bề dầy thành tích của ông chỉ được ghi vỏn vẹn trong hai dòng : sinh năm 1958 tại Hà Nội và là sinh viên Học viện âm nhạc Matxcơva.

5 nhận xét:

  1. Đúng là một tin vui và đáng hãnh diện. Hãnh diện cho người VN mình có nhiều nhân tài trong đó có Đặng Thái Sơn, hãnh diện cho người châu Á nói chung – người da vàng, chăm chỉ, thông minh và nhiều tài năng, tuy thường phải “đại diện” cho người da trắng, mũi lõ. Tôi rất thích câu hát của cô gái Việt kiều Phạm Quỳnh Anh: “Ngươit ta bảo tôi (da) vàng (yellow), nhưng không! - (da) tôi là VÀNG (gold). Biết bao mầm non không được phát triển, nảy nở thành nhân tài trên mảnh đất quê hương cằn cỗi, không được khuyến khích chăm bón, mà chỉ một số ít có cái may mắn được nảy nở trên đất khách, quê người?! Cảm ơn Trương Trác đã cho biết một tin vui và thích thú..

    Trả lờiXóa
  2. Rất vui đón bạn đến thăm nhà. Lâu nay mình vẫn nghĩ trên TG hàng năm có rất nhiều cuộc thi âm nhạc mà Chopen contest chỉ là một trong số đó. Tên tuổi ĐTS lóe sáng một lần rồi sẽ đi vào quên lãng. Đĩa nhạc ĐTS không nhiều và trên lĩnh vực này Sơn không nổi trội. Một lần pianist nổi tiếng Claydeman đến VN. Có người hỏi ông có biết ĐTS không thì Claydeman trả lời không biết. Điều này chứng tỏ thế giới có rất nhiều nghệ sĩ piano nổi tiếng hơn ĐTS của chúng ta nhiều. Tuy nhiên việc có đến 4 học sinh đạt giải trong một cuộc thi chắc chỉ có ĐTS mà thôi. Thật là vui mừng.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi ngưỡng mộ ĐTSơn về tài năng âm nhac. Nhưng điều tôi nể phục nhất ở anh là sự lựa chọn con đường sau khi tốt nghiệp đã ở lại nước ngoài làm việc vì ở đó có điều kiện thuận lợi để anh tiếp tục phát triển tài năng âm nhạc. Quyết định ấy của ĐTS lúc đó (về quản lý... chưa cởi mở như bây giờ), cũng có nhiều ý kiến này nọ không đồng tình...
    Thử hỏi n ếu ĐTSơn, Ngô Bảo Châu và một số tài năng khác làm việc trong điều kiên và môi trường ở ta, liệu có gặt hái được những thành quả như họ làm việc ở nươc ngoài hay không. Điều quan trọng là dù ở đâu con tim họ vẫn yêu VN và mong muốn làm được những điều tốt đẹp để phục vụ quê hương mình, đồng bào mình.
    Cũng may là về " vấn đề" này hiện nay không còn nặng nề như trước nữa.
    Cảm ơn cụ Trác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều người tài VN ởnước ngoài vẫn luôn hướng về đất Mẹ để cống hiến và đau đáu một nỗi buồn về một đất mẹ không chịu phát triển và với niềm mong ước cho đất Mẹ sẽ được thay đổi tiến bộ, phồn vinh, người dân được hạnh phúc.

      Xóa
  4. Em xin chia sẻ niềm vui cùng các Cụ làng ta...và hâm mộ ĐTS!

    Trả lờiXóa