Trang

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

TRIỀU TIÊN VỚI CHIẾN DỊCH " PHI TRUNG QUỐC HÓA "

   Dư luận các nước kể cả Trung Quốc cho rằng hai chữ “Trung Quốc” ngày càng mờ nhạt trên cơ quan truyền thông, báo chí cũng như tuyên truyền dư luận ở Triều Tiên. Lãnh đạo Triều Tiên đang cố gắng gạt bỏ hai chữ “Trung Quốc” trong dân chúng cho dù tình hữu nghị hai nước trước đây được coi như “Chiến hữu cùng chiến hào” và “Được xây dựng bằng máu”.
Số liệu của Trung Quốc cho biết trong cuộc Chiến tranh “Chống Mỹ viện Triều” Thập kỷ 50 (1950 -1953) Thế kỷ 20, Trung Quốc đã đưa chừng 600.000 – 700.000 quân sang giúp Triều Tiên và có trên 180.000 người hy sinh ở Triều Tiên. Sau Chiến tranh kết thúc tới nay, Trung Quốc là nước đỡ đầu với viện trợ lớn nhất về vật chất cho Triều Tiên. Nhưng do lợi ích của mỗi nước khác nhau, Trung Quốc giờ đây không còn ưu ái như trước, thậm chí thời gian qua đã cắt giảm rất lớn viện trợ kinh tế, thậm chí 6 tháng liền không cung cấp xăng dầu cho Triều Tiên. Triều Tiên không vì thế mà cúi đầu, trái lại kiên cường chống lại sức ép về mọi mặt của Trung Quốc.
Kang Sok Ju với chiến dịch phi TQ hóa
Hàng năm vào ngày 27/7, Triều Tiên thường tổ chức long trọng Lễ kỉ niệm kết thúc Chiến tranh qua Hiệp định đình chiến được các bên ký ngày 27/7/1953. Trước đây, theo truyền thống, Bắc Triều Tiên chỉ mời “Đồng minh chiến lược” là Trung Quốc, nhưng năm 2013 đã mời cả hai nước Trung Quốc và Mỹ cùng đại biểu các nước khác, đồng thời không nhắc tới vai trò của Trung Quốc như trước. Trong khi đó phía Trung Quốc khi cử Phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều sang dự lễ kỉ niệm, cũng gạt bỏ cụm từ “Chống Mỹ viện Triều”.
Năm nay, nhân kỉ niệm 61 năm Hiệp định đình chiến, phía Triều Tiên không mời Trung Quốc và cũng không hề đề cập tới hai chữ “Trung Quốc” trong các Diễn văn cũng như các bài chúc mừng như trước đây. Thâm chí tờ “Rodong Shimbun”- cơ quan phát ngôn của Đảng Lao Động Triều Tiên và Người phát ngôn Ủy ban quốc phòng ngày 26/8/2014 còn có bài bình luận phê phán “Một nước lớn đã không có chính kiến của mình, theo đuôi Mỹ và Hàn Quốc, măc nhiên thừa nhận bạo hành của Mỹ.” Dư luận cho rằng rõ ràng bài này đã phê phán nhằm vào Trung Quốc. Tờ “Nikon Kei zai” của Nhật Bản và Hãng thông tấn Tencente ngày 9/72014 cho rằng quan hệ Trung – Triều hiện nay đang lạnh giá như băng.
Báo chí Triều Tiên ngày 5/9/2014 cho biết ngày 6/9/2014, Phó Thủ tướng Triều Tiên Kang Sok Ju hiện là Trưởng ban đối ngoại của Đảng và Ngoại trưởng Lee Zhu Jong dãn đầu Đoàn đại biểu mở đầu chuyến thăm 4 nước Châu Âu là Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Italia và Mông Cổ để giải thích chính sách đối ngoại của Triều Tiên. Tờ “Kinh tế quốc tế” của Trung Quốc ngày 7/9/2014 cho rằng đây là hoạt động ngoại giao hiếm thấy của Triều Tiên từ trước tới nay, nhất là ông Kang Sok Ju mới lên chức từ tháng 4/2014 và đây là hoạt động ngoại giao đầu tiên của ông.
Tờ “Kinh tế quốc tế” của Trung Quốc còn dẫn nguồn tin nước ngoài cho biết, sau chiến dịch ngoại giao hướng sang Tây Âu, Triều Tiên sẽ cử ông Kang Sok Ju thăm Nhật Bản và Mỹ, nối lại 15 năm gián đoạn quan hệ ngoại giao với Mỹ. Vừa qua, một sự kiện đáng lưu ý là lãnh đạo Triều Tiên chủ động mời và trả lời hãng tin Mỹ CNN, đồng thời thông báo Triều Tiên đã trả tự do cho ba con tin Mỹ và sẽ cử Đoàn thăm Mỹ trong năm nay. Đồng thời, phía  Bắc Triều Tiên đã chủ động tiếp xúc với Hàn Quốc thông qua cử Đoàn đại biểu tham dự Đại hội thể dục thể thao của Hàn Quốc tại In Chon.

Cảnh sát Trung Quốc xây tường rào gần cột mốc bê tông vẽ cờ Trung Quốc và Triều Tiên với dòng chữ “Biên giới Trung Quốc - Triều Tiên”. Ảnh: AP
Mạng tin “Đa chiều” ngày 8/9/2014 cho biết vừa qua, Bắc Triều Tiên đã cử Đại sứ mới là Kim Huyng Jun sang Nga. Trong cuộc gặp gỡ sau Lễ trình quốc thư, phía Nga xác nhận, sẽ cử ông Torshin, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Liên bang Nga sang thăm Bắc Triều Tiên để thảo luận vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên với Chủ tịch Hội đồng tối cao Triều Tiên Choe Tae Bok.
“Đàm phán 6 bên” là vấn đề nhạy cảm về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên do Trung Quốc chủ trì từ năm 2003. Tới năm 2005 Đàm phán này có bước tiến đáng kể như các bên đã ký “Tuyên bố chung ngày  19/9/2005” coi đó là cơ sở cho các cuộc đàm phán iếp theo, nhưng sau đó cuộc Đàm phán 6 bên rơi vào bế tắc. Mỹ và các nước đều cho rằng Trung Quốc có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy và khởi động lại Đàm phán 6 bên.
Nhưng quan hệ hai nước Triều – Trung xấu đi nghiêm trọng thời gian qua, nên Triều Tiên đã mở “Chiến dịch phi Trung Quốc hóa”. Trong khi phía Bắc Triều Tiên đã chủ động cử Đoàn đại biểu đi thăm và mở quan hệ ngoại giao với 4 bên là “Nga, Nhật, Mỹ, Hàn” nhưng đã phớt lờ Trung Quốc, một bên chủ yếu của “Đàm phán 6 bên”. Chiến dịch phi Trung Quốc này đã làm cho Trung Quốc bẽ mặt. Dư luận các nước cho rằng “Đàm phán 6 bên” thời gian tới sẽ ra sao, liệu có tiếp tục không và nếu có thì vai trò của Trung Quốc sẽ ra sao, bởi lẽ Triều Tiên không còn tin tưởng, thậm chí xa lánh và tẩy chay Trung Quốc.
Thời gian tới, Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp đối phó ra sao đối với “Chiến dịch phi Trung Quốc  hóa” của Triều Tiên. Đó là câu hỏi mà dư luận đang hết sức lưu ý./.
Kiều Tỉnh

2 nhận xét:

  1. Thế giới, đặc biệt CHÂU Á,đang có nhiều thay đổi về CHẤT, nhưng VN thì thấy như một cô gái duyên dang đang ngắm nhìn THẾ THÔI !

    Trả lờiXóa
  2. Sao Triều Tiên làm được mà VN không giám làm nhỉ?. Hay là những điều nói trong hội nghị Thành Đô là có thật?

    Trả lờiXóa