Nếu những kì vong của tác giả bài viết này được ông Tập Cận Bình thực hiện thành công thì tôihi vọng VN cũng sẽ hi vọng vào một tương lai tốt đẹp
Lựa chọn của ông Tập Cận Bình và tương lai của dân tộc Trung Hoa
Các sự kiện hỗn loạn trong gần
ba năm ông Tập Cận Bình nắm quyền giờ đây đang đưa đến một tình huống
căng thẳng cực độ. Ông Tập có một lựa chọn. Ông ta có thể bảo vệ sự an
toàn của bản thân và gia đình, bảo đảm thanh danh đời đời và đem lại sự
thịnh vượng, tự do và phẩm giá cho dân tộc Trung Quốc; hoặc, ông ta có
thể đặt bản thân và gia đình vào tình cảnh nguy hiểm, bị ô danh, và
chứng kiến người dân Trung Quốc tiếp tục chịu cảnh lầm than, bị nô dịch
và bị làm nhục dưới bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Vở kịch vĩ đại của lịch sử đang được
trình diễn trên sân khấu Trung Quốc, và loài người có thể thấy rõ hậu
quả của các nguyên lý dẫn dắt một dân tộc. Ông Tập có cơ hội vào vai một
anh hùng, nhưng dù ông ta chọn vai nào, thì lịch sử cũng sẽ tiến về
phía trước. Ông Tập phải quyết định rằng ông ta sẽ chuyển động cùng lịch
sử hay đi ngược lại vận mệnh của Trung Quốc một cách vô vọng.
ĐCSTQ khủng bố nhân dân Trung Quốc
Gần một thế kỷ trước, chủ nghĩa Cộng sản
đã xuất hiện ở Trung Quốc, một học thuyết nước ngoài hứa hẹn đem lại sự
cứu rỗi trần thế đối với một dân tộc đang đau đớn dưới ách đô hộ của
các cường quốc nước ngoài. Trong khi học thuyết này ngụy tạo bằng những
lời hứa giả dối, trên thực tế nó là kẻ thù chết người của dân tộc Trung
Hoa.
Trải qua nhiều triều đại, dù Trung Quốc
được cai trị bởi các hoàng đế người Hán, Mông Cổ, hay Mãn Châu, quốc gia
Trung Quốc suốt 5.000 năm đã tồn tại và thịnh vượng. Bí quyết cho vận
mệnh tốt đẹp của Trung Quốc là một nền văn hóa bắt nguồn từ tín ngưỡng
vào thần thánh và việc tu dưỡng các đức tính như lòng trung thành, hiếu
thảo, nhân đạo và chính nghĩa.
Văn hóa này đã thống nhất và hài hòa các
dân tộc của Trung Quốc. Nói một cách chính xác, đất nước Trung Quốc
không phải chỉ là nhóm dân tộc riêng biệt nào, mà là một nền văn hóa và
nền văn minh xuất sinh từ nền văn hóa đó.
Quá trình cầm quyền của ĐCSTQ là một
cuộc đấu tranh lâu dài, một cuộc chiến tranh tìm cách tiêu diệt nền văn
hóa Trung Hoa. Cuộc tấn công của Đảng vào tín ngưỡng và đạo đức đã đe
dọa chính bản sắc của dân tộc Trung Quốc.
Vào năm 1992 một nguồn sống mới đã xuất
hiện tại Trung Quốc. Môn khí công Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp
Luân Công) giảng về đức tin vào thần thánh và tu dưỡng các đức tính
Chân, Thiện, Nhẫn. Pháp Luân Đại Pháp chứa đựng những tinh hoa của văn
hóa Trung Quốc và đem lại cho người dân Trung Quốc một cơ hội được tái
sinh.
Cùng lúc đó, sự lan rộng của Pháp Luân
Đại Pháp ở Trung Quốc đã cho ĐCSTQ một cơ hội để lựa chọn. Nếu Đảng ủng
hộ Pháp Luân Đại Pháp, Đảng sẽ phát triển thịnh vượng, và lịch sử của
Trung Quốc hiện nay sẽ khác hẳn.
Ban đầu ĐCSTQ đã ủng hộ Pháp Luân Đại
Pháp, tán dương sự cải thiện ấn tượng về sức khỏe của các học viên.
Nhưng vào năm 1999, người đứng đầu ĐCSTQ lúc đó, ông Giang Trạch Dân, đã
phát động một chiến dịch nhằm tiêu diệt môn khí công này, biến ước tính
100 triệu người dân Trung Quốc và gia đình họ trở thành kẻ thù. Trong
khi ông Giang nhắm mục tiêu vào những cá nhân và đức tin của họ, thực
chất ông Giang đã tìm đến sự hủy diệt cho dân tộc Trung Hoa, kết liễu cơ
hội tốt nhất làm sống lại nền văn hóa Trung Quốc.
Chiến dịch của ông Giang đã đưa tình
trạng khủng hoảng đạo đức lên đến cực độ, điều vốn đã được tích tụ dần
lên trong nhiều thập kỷ. Khi những đức tin vốn đã luôn gắn kết nền văn
minh Trung Quốc bị hủy bỏ, người dân Trung Quốc bị bủa vây bởi các cuộc
khủng hoảng sinh thái, kinh tế, chính trị và xã hội.
Không khí đã trở nên ô nhiễm đến mức
không thể hít thở, đất thì bị nhiễm độc, còn nguồn nước thì đã trở thành
độc hại. Hàng trăm làng ung thư đã mọc lên trên khắp Trung Quốc.
Trong khi ĐCSTQ không ngừng khoác loác
về sự tăng trưởng nhanh chóng, thì sự tăng trưởng đó lại có được thông
qua một nền kinh tế mất cân bằng trầm trọng, với tình trạng bong bóng
bất động sản khổng lồ và việc cung ứng quá mức các sản phẩm thép, sắt và
các hàng hóa khác. Sự sụt giảm hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc tồi
tệ hơn nhiều so với thống kê được công bố chính thức và là điều không
thể tránh khỏi.
Trong nỗ lực tiêu diệt Pháp Luân Đại
Pháp, ông Giang đã làm méo mó tất cả các bộ phận của bộ máy đảng-nhà
nước. Những khoản ngân sách khổng lồ đã được chi tiêu vào các trại lao
động, chi vào dự án Tường Lửa Vĩ Đại (Great Firewall) nhằm loại bỏ các
tin tức trung thực khỏi mạng lưới internet của Trung Quốc, dự án Giáp
Vàng (Golden Shield) để theo dõi từng học viên Pháp Luân Đại Pháp, và
chi cho một bộ máy an ninh nội địa khổng lồ tiêu tốn hơn cả quân đội.
Những biện pháp mà Trung Quốc tiến hành để thực thi nguyên tắc Thượng
Tôn Pháp Luật đã bị đảo ngược, còn tham nhũng đã trở thành phương tiện
cầm quyền.
Với sự suy đồi về đạo đức, xã hội Trung
Quốc đã trở thành một bãi xung đột căng thẳng, người đấu với người, và
điều duy nhất được coi trọng là kiếm tiền bằng mọi giá.
Bước đầu tiên: Bắt ông Giang Trạch Dân
Ông Tập đứng trước khả năng đảo ngược
lại các cuộc khủng hoảng này, nhưng con đường là rất gian nan. Nếu ông
ta hành động thì ông ta sẽ gặp nguy hiểm. Nếu ông ta không hành động,
thì ông ta cũng gặp nguy hiểm.
Do cuộc khủng hoảng hiện nay tại Trung
Quốc là kết quả trực tiếp từ chính sách khủng bố của ông Giang, bước đầu
tiên mà ông Tập phải làm là bắt giữ ông Giang Trạch Dân và xét xử ông
ta về nhiều tội ác chống lại nhân dân Trung Quốc. Việc bắt giữ ông Giang
cần đi kèm với việc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp.
Ông Giang không thỏa mãn với việc phát
động chiến dịch chống lại Pháp Luân Đại Pháp, khi nghỉ hưu, ông ta đã
đảm bảo cho cuộc đàn áp này tiếp diễn trong một thập niên tiếp theo, với
việc kiểm soát Đảng thông qua các tay chân mà ông ta đã mua chuộc lòng
trung thành của họ bằng hoạt động tham nhũng. Ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn
Gia Bảo từng có chức vụ Tổng Bí thư và Thủ tướng Trung Quốc, nhưng quyền
lực thực sự lại thuộc về ông Giang và mạng lưới của ông ta.
Sau khi nhiệm kỳ của ông Hồ và ông Ôn
kết thúc, ông Giang đã không đảm bảo được cho ông ta có thể tiếp tục nắm
quyền thông qua những người thân cận. Thậm chí trước khi ông Tập Cận
Bình nhậm chức, những người trung thành với ông Giang đã lên kế hoạch
đảo chính để lật đổ ông Tập.
Sau khi lên nắm quyền, ông Tập đã đáp
trả bằng việc gỡ bỏ có chủ ý và có hệ thống mạng lưới tay chân khổng lồ
của ông Giang, những người trung thành với ông Giang đã bị thanh trừng
hết người này đến người khác với tội danh tham nhũng. Chiến dịch này đã
cho thấy một quyết tâm mạnh mẽ và sức phán đoán chính trị cẩn trọng.
Ông Tập đã đóng cửa hệ thống trại lao
động cưỡng bức, công cụ thuận tiện nhất của ông Giang để bức hại Pháp
Luân Công. Ông Tập đã bỏ tù ông Bạc Hy Lai, người mà ông Giang đã lựa
chọn cẩn thận để làm người kế nhiệm cho ông ta, tước đi một lãnh đạo
trong nhóm của ông Giang.
Ông Tập đã loại bỏ quyền lực của ông
Giang trong quân đội. Ông ta cũng đã bắt giữ ông Lý Đông Sinh, người
đứng đầu Phòng 610, lực lượng đặc nhiệm của Đảng được giao nhiệm vụ tiến
hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Tập cũng đã bắt ông Chu Vĩnh
Khang, cựu lãnh đạo an ninh hàng đầu của Trung Quốc. Hai vụ bắt giữ này
báo hiệu rằng Phòng 610 đã không còn được Trung ương Đảng ủng hộ.
Với việc bắt giữ các quan chức hàng đầu
phụ trách các lĩnh vực kinh tế, ông Tập đang lấy lại quyền kiểm soát nền
kinh tế từ ông Giang. Các vụ bắt giữ các quan chức trong bộ máy tuyên
truyền và văn hóa đang cướp khỏi ông Giang quyền kiểm soát các thông tin
và quan điểm được đưa tới người dân Trung Quốc.
Đây là những động thái táo bạo gây sốc cho các nhà quan sát tại Trung Quốc và trên thế giới.
Nhưng dù vậy, ông Tập và ông Giang đang
bị trói vào một cuộc chơi tàn nhẫn, và những động thái táo bạo này vẫn
chỉ là những biện pháp nửa vời. Các nguồn tin cấp cao trong ĐCSTQ cho
biết đã có những âm mưu ám sát đối với ông Tập. Nếu ông Tập không bắt
ông Giang, thì cuộc sống của ông Tập và của gia đình ông ta rốt cuộc có
thể sẽ bị tước mất.
Trong khi đó, với nỗ lực nhằm ngăn chặn
ông Tập, ông Giang đã tạo ra tình trạng hỗn loạn trong xã hội Trung
Quốc. Các nguồn tin trong ĐCSTQ đã quy trách nhiệm về vụ nổ lớn ở Thiên
Tân và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán cho phe cánh của ông Giang.
Nếu ông Tập bắt ông Giang, ông Tập sẽ
thấy được sự ủng hộ rộng rãi. Một lượng lớn người dân Trung Quốc nguyền
rủa ông Giang. Trong một diễn biến chưa từng có, 180.000 người Trung
Quốc đã đệ đơn khiếu nại hình sự chống lại ông Giang về những tội ác mà
ông ta đã gây ra đối với họ.
Việc chấm dứt các tội ác của ông Giang
Trạch Dân và quét dọn tình trạng tham nhũng mà ông Giang dùng làm phương
tiện cai trị sẽ mang lại sự ổn định cho Trung Quốc.
Từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhưng loại bỏ ông Giang là không đủ. Ông Tập và người dân Trung Quốc cần phải từ bỏ ĐCSTQ.
Mặc dù ông Giang không còn là người lãnh
đạo Đảng, hệ thống chính trị vốn đã cai trị Trung Quốc 66 năm qua vẫn
sẽ như cũ. Hệ thống đó đã sản sinh ra cái ác trong suốt lịch sử của nó,
và nó sẽ không cho phép ông Tập có được thành công thông qua những nỗ
lực trung thực trong cầm quyền.
Ví dụ, ĐCSTQ sẽ không cho phép thế lực
nào tồn tại độc lập với Đảng, nhưng những cải cách thực sự đối với nền
kinh tế Trung Quốc phải là những cải cách trong đó các chủ thể kinh tế
và các doanh nghiệp hoạt động độc lập đối với Đảng. Các cải cách kinh tế
của ông Tập đến nay đều được tiến hành trong hệ thống của ĐCSTQ, và vì
vậy chúng không thể thành công. Khi cải cách kinh tế không thành, người
dân Trung Quốc sẽ quay sang chống lại ông Tập, và cơ hội lãnh đạo của
ông ta có thể sẽ bị trượt mất.
Ngoài ra, nếu ĐCSTQ vẫn nắm quyền lực,
mạng lưới rộng lớn những người trung thành của ông Giang sẽ thận trọng
tìm kiếm cơ hội trả thù. Khi thời điểm đến – chẳng hạn khi cuộc khủng
hoảng kinh tế trầm trọng hơn hoặc khi ông Tập nghỉ hưu, họ sẽ quay ra xử
lý ông Tập, và bản thân ông Tập cùng gia đình và phe cánh của ông ta sẽ
gặp nguy hiểm.
Mối đe dọa mà ông Tập phải đối mặt vượt
quá phạm vi cuộc đời của riêng ông. Là lãnh đạo của ĐCSTQ, ông Tập đã kế
thừa những tội ác to lớn của Đảng. Nếu ông Tập không tách mình ra khỏi
ĐCSTQ, những tội ác đó sẽ được tính sổ với ông ta; ông ta sẽ mãi mãi
được biết đến như là một kẻ thù của nhân dân Trung Quốc.
Nếu ông Tập hành động, ông ta sẽ tìm
thấy sự ủng hộ rộng rãi. Tính đến ngày 20/10, hơn 216 triệu người Trung
Quốc đã tuyên bố thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, và tỷ
lệ của các tuyên bố thoái Đảng đang tăng nhanh. Một điều rõ ràng đối với
các nhà quan sát, gồm cả các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, đó là người
dân Trung Quốc đã chán ngán ĐCSTQ và muốn được thoát khỏi nó.
Tuy nhiên, ông Tập và người dân Trung
Quốc chỉ có thể quét sạch ĐCSTQ vào thùng rác của lịch sử nếu tìm thấy
một con đường thay thế. Trung Quốc phải trở lại với nền văn hóa truyền
thống của nó. Và người dân Trung Quốc cần phải thay thế các tổ chức
chuyên chế của ĐCSTQ bằng các tổ chức của một dân tộc tự do.
Một tổng thống được bầu dân chủ
Nếu ông Tập lãnh đạo người dân Trung Quốc từ bỏ ĐCSTQ, ông ta có cơ hội để trở thành tổng thống dân cử đầu tiên của Trung Quốc.
Về chính trị, ông Tập cần phải cho phép
các đảng độc lập đăng ký, lập tức tạo ra một đời sống chính trị thực thụ
ở Trung Quốc. Ông Tập cũng có thể cho phép các tổ chức khác được hình
thành độc lập đối với nhà nước, giúp đem lại một xã hội dân sự cho Trung
Quốc.
Ông Tập cần phải cho phép tự do báo chí
và bắt đầu xây dựng các thể chế cho nền thượng tôn pháp luật, điều mà
ông ta từng ca ngợi.
Sau ông Tập ổn định và mở cửa nền chính
trị Trung Quốc, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ
nhanh chóng và theo một cách thức lành mạnh. Người Trung Quốc vốn làm
việc chăm chỉ và rất thông minh, còn người Trung Quốc ở nước ngoài sẽ
trở về với một Trung Quốc tự do, mang theo tiền và công nghệ. Với các tổ
chức dân chủ có khả năng kiểm soát các nhà công nghiệp, thì sẽ có hoạt
động bảo vệ môi trường và việc tôn trọng các quyền lợi của người lao
động.
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập đã
chỉ ra rằng ông không tán thành việc các sách giáo khoa tiểu học không
có các bài thơ cổ. Ông Tập đề cập đến điều này là “làm giảm tính Trung Quốc hóa “,
và công nhận rằng chính văn hóa truyền thống của Trung Quốc là điều tạo
nên dân tộc Trung Quốc. Với việc từ bỏ ĐCSTQ, ông Tập sẽ có thể hoan
nghênh sự hồi sinh của nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc.
Lịch sử có hướng đi riêng của nó, và
những thời khắc quan trọng sẽ đến dù cho các cá nhân có sẵn sàng hay
không. Thời điểm bắt giữ ông Giang Trạch Dân, đưa ông ta ra xét xử, và
chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp đã chín muồi. Khi tin tức về
việc bắt giữ ông Giang được công bố, những tiếng pháo sẽ vang lên từ
khắp nơi tại Trung Quốc để kỷ niệm một thời đại mới.
Nếu ông Tập có thể nắm lấy thời cơ này,
ông ta sẽ được nhớ đến như một người anh hùng vĩ đại của nhân dân Trung
Quốc, người đã khôi phục nền văn hóa và đem lại cho họ sự tự do. Đồng
thời, các quốc gia trên thế giới sẽ cảm thấy dễ thở đối với những thay
đổi ở Trung Quốc và tìm kiếm mối quan hệ ấm áp và thân thiện với một dân
tộc Trung Hoa đã được đặt lại về nhân phẩm và văn hóa cổ xưa của họ.