Trang

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ RONALD TRUMP

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Không có gì phải lo về Donald Trump


Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày 23/11 cho biết ông “không lo” về việc tỷ phú Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, đồng thời kỳ vọng ông Trump sẽ điều chỉnh chính sách tương lai của mình phù hợp với thực tế toàn cầu, hãng tin AP đưa tin.


Bình luận vào cuối chuyến thăm 4 ngày tới Mông Cổ, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng cho biết ông muốn gặp ông Trump sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2017.
Nhà sư 81 tuổi này nói rằng ông luôn coi Mỹ là nước đứng đầu của “thế giới tự do” và không quan tâm đến những phát ngôn của ông Trump trong chiến dịch bầu cử, trong đó có một số bình luận gây khó chịu cho những người Hồi giáo, người Tây Ban Nha và một số nhóm người thiểu số khác tại Mỹ.
“Tôi cảm thấy trong cuộc bầu cử, ứng cử viên có thể tự do hơn trong việc bày tỏ ý kiến. Còn bây giờ, một khi đã đắc cử, họ phải có trách nhiệm, phải hợp tác, làm việc theo thực tế. Vì vậy, tôi không phải lo lắng,” Đức Đạt Lai Lạt nói với báo giới tại thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ.
Đây là đánh giá “rộng rãi” nhất của Đức Đạt Lai Lạt – người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1989 – giành cho ông Trump dù ông trùm bất động sản này tỏ ra ít quan tâm đến nền dân chủ toàn cầu và công bằng xã hội trong cuộc bầu cử.
Tenzin Dhardon Sharling, phát ngôn viên của chính quyền lưu vong tự xưng của Tây Tạng tại thị trấn Dharamsala phía bắc Ấn Độ, cho biết Đức Đạt Lai Lạt Ma và cộng đồng người Tây Tạng lưu vong thường có mối quan hệ tốt với các đời tổng thống Mỹ và kỳ vọng điều đó sẽ vẫn được duy trì dưới thời chính quyền Trump.
“Sự thánh khiết của Ngài luôn đặt hy vọng lớn vào Mỹ như một thủ lĩnh của nền dân chủ. Ngài hy vọng tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ tổng thống mới và chính quyền của ông,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn với AP.
Trung Quốc trước đó đã yêu cầu Mông Cổ hủy chuyến thăm của nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng nhằm bảo vệ quan hệ song phương “đang phát triển tốt đẹp” giữa 2 nước. Nền kinh tế bấp bênh của Mông Cổ hiện đang phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và 2 nước đang thảo luận về khoản vay 4,2 tỷ USD để giúp Mông Cổ thoát khỏi suy thoái.
Phản ứng với chuyến thăm đến Mông Cổ của Đức Đạt Lai Lạt Ma – người đã sang sống lưu vong ở Ấn Độ từ năm 1959, Trung Quốc có vẻ đã hoãn cuộc đàm phán về khoản vay trên cũng như các thỏa thuận hợp tác khai mỏ.
Phát ngôn viên của chính phủ Mông Cổ Otgonbayar Gombojav ngày 23/11 cho biết Trung Quốc đã hủy vô thời hạn một chuyến thăm của các quan chức Mông Cổ đến Trung Quốc vào đầu tuần tới để thảo luận về khoản vay.
Một phát ngôn viên của Trung Quốc nói rằng những hành động không đúng đắn của phía Mông Cổ về chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt đã làm tổn hại nền tảng chính trị trong quan hệ của 2 nước và gây ra tác động tiêu cực đến sự phát triển của mối quan hệ song phương.
Trong khi đó, tại thủ đô Ulaanbaatar, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố chuyến thăm của ông tới Mông Cổ – quốc gia theo đạo Phật này – không có mục đích chính trị. Ông kêu gọi người Tây Tạng hãy bảo vệ mạnh mẽ hơn nữa văn hóa Phật Giáo truyền thống của mình.
                                                                               Hạo Nhân

ĐỨC ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ RONALD TRUMPTRUMP

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

CRISTIANO RONALDO VÀ MC PHAN ANH -NHỮNG TRÁI TIM NHÂN HẬU

Trước giờ mình chỉ biết Cristiano Ronaldo là một siêu sao bóng đá rất đẹp trai và được hàng tỉ người hâm mộ. Anh không xăm mình như các cầu thủ bóng đá khác là để hiến máu.Và khi biết điều này thì mọi người không chỉ hâm mộ mà còn ngưỡng mộ, khâm phục anh. Ở VN MC Phan Anh cũng nổi tiếng, cũng đẹp trai  và cũng có trái tim nhân hậu được hàng triệu người yêu mến như vậy.

Vì sao Cristiano Ronaldo không bao giờ xăm mình? Lý do khiến hàng triệu người xúc động


Các fan đều vô cùng xúc động khi biết được lý do mà siêu sao Bồ Đào Nha – Cristiano Ronaldo không xăm mình bấy lâu nay.
Để thể hiện đẳng cấp hay ghi dấu lại những kỉ niệm trong cuộc đời thì việc xăm mình là sự lựa chọn số một của các siêu sao bóng đá. Không quá khó để bắt gặp một hình xăm trên mình các sao. Tuy nhiên, không ít người hâm mộ bóng đá trên toàn cầu đều cảm thấy khó hiểu khi chàng cầu thủ nổi danh Ronaldo lại chẳng có lấy một vết tích nào của hình xăm trên người.

Đã có không ít ý kiến trái chiều khác nhau về chuyện này. Nhiều người cho rằng, với vẻ ngoài ngang ngược và có phần kiêu ngạo của Ronaldo thì không thể nào chàng cầu thủ này lại để cơ thể mình nhẵn nhụi như thế, chắc chắn đây là cách mà anh chàng tạo ra sự khác biệt giữa bản thân với các ngôi sao khác.
Nhưng mọi tin đồn đã hoàn toàn bị dập tắt khi C7 chính thức tiết lộ bí mật việc anh không bao giờ xăm mình. “Tôi không xăm mình vì tôi hiến máu rất thường xuyên”, Ronaldo nói với tờ Diretta News.

Không phải vì thể hiện cũng chẳng vì không thích, việc không xăm mình của Ronaldo là để bảo vệ cho hành động ý nghĩa và cao cả mà anh đang hướng đến.Việc làm này của siêu sao Bồ Đào Nha đã khiến những người hâm mộ trên thế giới vô cùng cảm động.
Được biết, mực xăm có thể làm truyền nhiễm chéo hay dẫn đến viêm gan cho đối tượng được nhận máu, do đó nếu hiến máu, máu của người xăm không chỉ khó giúp đỡ cho bệnh nhân mà thậm chí còn dễ gieo thêm mầm bệnh đến họ. 

Tuy bị coi là khá kiêu ngạo, nhưng thực tế Ronaldo lại là người rất tích cực trong các chương trình làm từ thiện. Theo thống kê thì C7 là một trong 20 ngôi sao thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện nhất trên toàn cầu.
Vừa rồi vào tháng 6/2016, anh đã quyên góp từ thiện số tiền thưởng 600.000 Euro (tương đương hơn 14,7 tỉ VNĐ). Ngoài ra, song song với việc làm từ thiện, Ronaldo đã dẫn dắt đội tuyển Bồ Đào Nha giành chiếc cúp vô địch Châu Âu. Sau đó, anh hiến tặng toàn bộ số tiền 275.000 bảng Anh (tương đương hơn 8 tỉ VNĐ) cho Quỹ Ung thư Trẻ em.

Trái ngược với vẻ ngoài lạnh lùng, sang chảnh sự thật về “thân hình không xăm” của Ronaldo đã khiến cho không ít người cảm phục và rơi nước mắt trước tấm lòng đầy ấm áp của chàng cầu thủ. Chúc anh sẽ giành được nhiều thành công hơn nữa và vẫn luôn giữ được tấm lòng thiện lương để giúp đỡ nhiều người khó khăn hơn nữa.

Bảo Nguyên

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

DONALD TRUMP SẼ LÀM GÌ Ở BIỂN ĐÔNG

 

Chính sách của Mỹ về Biển Đông sẽ ra sao dưới thời Tổng thống Donald Trump?


tổng thống mỹ biển đông

Các chuyên gia dự đoán ban đầu ông Trump sẽ thực hiện một vài động thái quân sự gay gắt chống Bắc Kinh trước khi quay lại hợp tác về kinh tế với Trung Quốc.
Những người theo dõi chính sách của Hoa Kỳ ở châu Á cho rằng ông Trump sẽ nhanh chóng thể hiện sức mạnh tại khu vực, theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).
Thể hiện đó có thể bao gồm chuyến hành trình của các tàu hải quân Mỹ trên Biển Đông để cho thấy rằng vùng biển này là dành cho tất cả các nước dù Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ khu vực, theo ông Sean King, phó chủ tịch tổ chức tư vấn chính trị Park Strategies có trụ sở tại New York .

Chính sách về Biển Đông

Động thái quân sự sẽ củng cố cho những bình luận chống Trung Quốc của ông Trump trong chiến dịch tranh cử. Một số người trong nhóm ông Trump có thể thấy Hoa Kỳ phải chịu mất mát khi Philippines tiến gần hơn đến Bắc Kinh, dù Washington ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Manila trên Biển Đông.

Theo ông Eduardo Araral, một giáo sư tại trường chính sách công của Đại học Quốc gia Singapore: “Ông ấy phải khởi động cơ bắp của nước Mỹ. Ông ấy phải nói với cử tri trong nước của mình rằng ông đã giành lại Philippines từ tay Trung Quốc. Vì vậy, ông cần phải cho cử tri thấy rằng ông đã chiến thắng ở nơi ông Obama đã thua.
Ông Trump vẫn chưa đưa ra chính sách về Biển Đông. Tuy nhiên, theo VOA, tỷ phú bất động sản nói trên trang web chiến dịch của ông rằng việc Hoa Kỳ triển khai quân sự mạnh mẽ hơn ở Biển Đông sẽ chống lại “chủ nghĩa phiêu lưu” của Trung Quốc khi Bắc Kinh cố gắng mở rộng ảnh hưởng của họ. Ông Trump cũng chỉ trích Trung Quốc chiếm các hòn đảo nhỏ tranh chấp trên biển và cải tạo đất để làm các đảo khác. 
“Sự hiện diện quân sự mạnh mẽ sẽ là một tín hiệu rõ ràng cho Trung Quốc và các quốc gia khác ở châu Á và trên toàn thế giới rằng nước Mỹ đã trở lại với công cuộc lãnh đạo toàn cầu”, trang web của chiến dịch khẳng định.

Đối tác kinh tế

Sau khi ông Trump thể hiện sức mạnh trên Biển Đông, chính phủ của ông có thể sẽ ngừng các hành động quân sự để tạo thuận lợi cho mối quan hệ đối tác kinh doanh với Trung Quốc, các nhà phân tích nhận định.
“Khó biết chi tiết về cách tiếp cận trong chính sách của ông Trump đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ ra sao, nhiều nhận xét bất thình lình của ông ấy đã gửi đi các tín hiệu lẫn lộn về việc chính quyền (của ông) sẽ tiến hành như thế nào”, theo ông Jonathan Spangler, giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Biển Đông có trụ sở tại Đài Bắc.
Ông nói thêm: “Nếu bà Clinton thắng cử, không có mấy hoài nghi về việc bà sẽ tiếp tục ưu tiên cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương.”

Bắc Kinh ‘cười thầm’

Ông King cho rằng chính sách châu Á của ông Trump có thể trở nên rõ ràng hơn khi ông lựa chọn nhân vật nào làm Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trường Quốc phòng.
“Trung Quốc chắc sẽ thấy một nhà lãnh đạo có đầu óc kinh doanh như ông Trump thì dễ gây ảnh hưởng hơn so với một nhà lãnh đạo có đầu óc chính trị và ý thức hệ như bà Clinton”, ông Spangler dự báo.
Ông Trump không ủng hộ tự do thương mại, mà đây là một phần cốt lõi trong mối quan hệ Trung-Mỹ ngày nay. Ông gọi Trung Quốc là “đồ lừa đảo” và một “kẻ thao túng tiền tệ”. Nhưng rốt cuộc ông sẽ tiếp cận với giới lãnh đạo Bắc Kinh vì lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ vốn lệ thuộc vào Trung Quốc – thị trường và công xưởng lớn nhất của châu Á, các nhà phân tích nhận định.
“Rốt cuộc, ông Trump là một người làm kinh doanh”, ông Araral nói. “Ông ấy muốn tiến hành các giao dịch (thương mại). Nếu nó mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ, ông ấy sẽ làm điều đó.”
Ông Trump cũng có thể cắt giảm ngân sách quân sự để tập trung vào chính sách trong nước, hạn chế hành động trên Biển Đông, theo ông Lin Chong-pin, một giáo sư về các vấn đề chiến lược đã nghỉ hưu ở Đài Bắc.
“Khi Donald Trump lên chức tổng thống, chắc chắn ông ấy sẽ thu hẹp quy mô hiện diện quân sự tại Biển Đông”, ông Lin nói. “Dĩ nhiên là giờ Bắc Kinh đang cười thầm.”
                                   Thu Phương

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

XIN HÃY ĐỌC ĐỂ HIỂU VÀ THÔNG CẢM

10.728. Tâm thư gây chấn động của một du học sinh VN tại Mỹ, sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống


FB Siêu Nguyễn
11-11-2016
Gửi những người bạn ở Việt Nam,
Mong các bạn có thể đọc hết những dòng này. Những điều mình viết là những suy nghĩ chân thành của một du học sinh Việt Nam tại Mỹ, đã và đang trải qua những hệ quả của cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua.
Đầu tiên, mình mong các bạn hiểu và đồng cảm với nỗi lo sợ của cộng đồng du học sinh. Trong 48 giờ vừa rồi, mình đọc được những dòng status nói rằng chúng mình đang phản ứng thái quá. Mình thực lòng mong các bạn hãy rút lại những lời nói đó, vì đây không phải là một trò đùa.
Rất nhiều người Mỹ đang sống trong sợ hãi và nước mắt. Những người da màu, phụ nữ, người thuộc cộng đồng LGBTQ+, người khuyết tật đang phải đối mặt với nguy cơ bị kỳ thị, bị áp bức bởi một chính phủ chỉ ưu tiên những người da trắng, người giàu và nam giới. Em trai một người bạn của mình ở Texas đã bị lũ bạn cùng lớp sỉ nhục vì em là người đa đen sáng hôm nay.

Trong một câu chuyện được share rất nhiều trên Facebook, chị Kathy Mirah Tu, một người Mỹ gốc Việt tại Minnesota, đã bị một tên đàn ông da trắng tóm lấy cổ tay và hét vào mặt rằng “Go back to Asia!” Một lá cờ lục sắc, biểu tượng của cộng đồng LGBTQ+ đã bị đốt cháy tại thành phố Rochester, New York. Những dòng chữ, “Hôn nhân đồng giới phải bị bác bỏ. Bọn gay hãy chết hết dưới địa ngục đi” được dán lên một chiếc ô tô tại North Carolina. Các bạn hãy hiểu rằng, rất nhiều người đang khóc, nhiều gia đình đang run sợ, rằng nỗi đau từ những lời xúc phạm, từ bạo lực là những nỗi đau có thật, và chúng đang diễn ra ngày một nhiều hơn.
Làm ơn đừng nói vì chúng mình chỉ là du học sinh Việt Nam, chúng mình không nên khóc than cho các bạn Mỹ hay bình luận về chính trị Mỹ. Dù không phải công dân Mỹ, nhưng với màu da vàng của người châu Á, chúng mình hoàn toàn có thể bị những người Mỹ trắng sỉ nhục, bắt nạt, quát vào mặt đuổi về nước. Với những ai muốn ở lại kiếm công ăn việc làm, họ đang lo lắng vì Trump nói sẽ không cấp visa H1B nữa. Và kể cả những chính sách của Trump không ảnh hưởng nhiều tới du học sinh đi chăng nữa, chẳng lẽ chúng mình không được lo lắng cho những người bạn Mỹ, cho gia đình của họ, trước những khó khăn mà họ sắp gặp phải sao? Trong hai ngày qua, rất nhiều bạn bè của mình đã khóc. Những nhà báo mình làm việc cùng tại ABC cũng khóc. Cha mẹ của họ khóc trên điện thoại vì sợ hãi, gọi điện cho họ lúc 2h sáng để đảm bảo họ không bị bắn khi những kẻ bạo lực da trắng vùng lên. Với tư cách cơ bản nhất là một con người, mình có quyền lo lắng cho họ, vì YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC CHƯA BAO GIỜ CẦN PHẢI ĐẾN TỪ LỢI ÍCH CÁ NHÂN.
Thứ ba, làm ơn đừng nói rằng “Kết quả đã rồi. Đừng khóc nữa, chấp nhận sự thật thôi.” Bạn có thể là người mạnh mẽ, nhưng những người khác thì không. Bạn có thể không bị ảnh hưởng bởi kết quả bầu cử, nhưng nhiều người khác thì có. Những người phụ nữ sợ hãi vì vị Tổng thổng của họ là một tên hiếp dâm. Cộng đồng LGBTQ+ sợ hãi vì Phó Tổng thống Mike Pence tin rằng người đồng tính có thể “biến trở lại” thành người dị tính. Họ được quyền buồn, được quyền khóc, vì quyền bình đẳng, tự do của họ đang bị đe doạ. Mình chưa bao giờ an ủi người khác bằng câu, “Đừng khóc nữa,” vì trong thời khắc hoảng loạn, bộc lộ những cảm xúc tự nhiên là một cách để chúng ta cân bằng. Hơn nữa, khi cuộc sống của họ bị đe doạ, họ được quyền không bằng lòng với kết quả bầu cử và tiếp tục đấu tranh. Thầy giáo của mình đang chuẩn bị một cuộc biểu tình ôn hoà ngày 20/1/2017 tại thủ đô Washington, D.C. ngay trong lễ nhậm chức của Trump. Ông cũng giúp tổ chức một cuộc biểu tình tại Los Angeles cùng thời điểm. Đêm ngày hôm qua, biểu tình đã diễn ra xuyên suốt tại San Francisco, New York, Chicago, Los Angeles, Philadelphia, Boston, Portland, Washington, D.C., một sự nổi dậy toàn quốc mà thầy bảo rằng chưa từng thấy trong suốt 30 năm qua. Đừng bảo người khác bỏ cuộc, chấp nhận, mà hãy động viên họ tiếp tục chiến đấu cho cuộc sống của mình.
Thứ tư, làm ơn đừng nói rằng Trump phù hợp làm Tổng thống vì ông ta giàu. Việt Nam là một nước đang phát triển, nên trong trường lớp, trên báo đài, chúng mình chỉ nói nhiều về “kinh tế,” chỉ nghĩ về việc kiếm tiền chứ không quan tâm nhiều lắm tới quyền con người. Những điều ấy có thể khiến bạn nghĩ kinh tế là tất cả, nhưng không! Có tiền, có công ăn việc làm là tốt, nhưng cách đối nhân xử thế mới làm nên giá trị con người. Trump có thể giàu, có thể tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ, nhưng ông ta đi lên bằng cách chà đạp người khác xuống, bằng cách bóc lột người lao động, xúc phạm phụ nữ, thì chẳng có gì đáng tự hào. Hơn nữa, bạn cũng là người châu Á như chúng mình thôi. Ở Việt Nam, bạn có thể nói bạn ủng hộ Trump, okay, vì bạn sống trong một xã hội toàn người châu Á và không trực tiếp trải nghiệm sự phân biệt chủng tộc. Nhưng nếu bạn sống ở Mỹ, bạn cũng sẽ trở thành nạn nhân của những kỳ thị, bóc lột ấy thôi, thì tới lúc ấy bạn mới thấu hiểu những gì những người tại đây đang chịu đựng.
Thứ năm, làm ơn đừng nói “Chưa gì đã kêu, phải đợi xem ông ta làm gì rồi mới đánh giá.” Việc Trump ban hành những chính sách nào trên tư cách Tổng thống là một chuyện, nhưng chiến thắng của Trump còn có một ý nghĩa biểu tượng lớn hơn. Những người da trắng, những người giàu, nam giới từ giờ sẽ nghĩ rằng việc xúc phạm và ức hiếp người khác là chuyện bình thường. Họ sẽ lấy chiến thắng của Trump ngày 9/11 làm động lực để tiếp tục bắt nạt những người yếu thế. Chúng mình không lo lắng và sợ hãi vì Trump, mà vì những người sống ngay cạnh mình sẽ ứng xử, hành động như Trump. Và điều đó đã bắt đầu diễn ra rồi, chứ không cần phải đợi tới tận ngày 20/1.
Cuối cùng, làm ơn đừng nói đây chỉ là một câu chuyện chính trị, rằng những người phản đối Trump chẳng qua vì họ bị “tẩy não” bởi những giáo lý của Đảng Dân Chủ, của chủ nghĩa liberalism. Người ta ghét Trump không phải vì hắn là ứng viên của Đảng Cộng Hoà, mà vì hắn là một người tồi tệ, dù là đảng viên bên nào chăng nữa. Ai cũng có quyền được đối xử bình đẳng, quyền được sống tự do, được theo đuổi những ước mơ chính đáng của họ. Đây là một thứ cơ bản, mình tin rằng các bạn phải công nhận, và Trump thì giẫm đạp hoàn toàn lên những giá trị ấy. Mình là một người có giáo dục, có tìm hiểu, có nền tảng kiến thức đủ để hiểu rằng chính Đảng Dân Chủ cũng có nhiều chính sách không tốt, vì thế việc phản đối Trump không hề đến từ một quan điểm chính trị nào cả. Nó đến từ nhận thức phổ thông, từ common sense của một người tử tế.
Mình đã viết khá nhiều chữ “Đừng” trong những đoạn trên, vì mình cảm thấy nhiều status của các bạn ở Việt Nam trong hai ngày vừa qua khá vô cảm. Các bạn ở Việt Nam, các bạn chỉ theo dõi cuộc bầu cử trên báo đài. Các bạn không thật sự “sống” trong sự kinh hoàng mà cuộc bầu cử này mang lại. Các bạn không tiếp xúc trực tiếp với những người mà cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nặng nề. Các bạn đùa rằng chúng mình sắp phải về nước. Những con chữ các bạn viết có thể vô tình làm tổn thương những du học sinh ở bên này, những người đang thật sự sợ hãi, hoặc chứng kiến bạn bè của họ sợ hãi. Đang học tập dang dở, làm sao chúng mình về nước đây? Kể cả học xong và về nước, làm sao chúng mình cam lòng nhìn những người bạn Mỹ bị xúc phạm, bị đàn áp? Chạy trốn là một giải pháp, nhưng nó không làm vấn đề biến đi đâu cả. Mình viết những dòng này để mong các bạn nghĩ lại, và một cách vô cùng khiêm tốn, khuyến khích các bạn làm những điều sau:
Một, hãy hỏi thăm những người bạn của mình đang du học ở Mỹ. Thay vì viết status, hãy gửi tin nhắn tới ai đó, hỏi người đó có ổn không, có an toàn không. Bạn bè của mình rất nhiều người đang sống trong vùng biểu tình, không đến lớp được. Có những người sợ sự phân biệt chủng tộc sẽ trỗi dậy, khiến họ không dám ra khỏi nhà. Hôm nay, một người bạn của mình ở Vassar đã ôm mình rất chặt trước khi vào lớp, nói rằng, “I read what you wrote, and just want to tell you how much I love you.” Những lời nói đó thật sự rất ấm áp và đáng trân trọng trong thời khắc hỗn loạn thế này.
Hai, hãy lắng nghe du học sinh chúng mình bộc lộ cảm xúc, hãy đọc những trải nghiệm chúng mình chia sẻ. Thay vì cố gắng dùng lý thuyết và phán đoán để phân tích chuyện gì sẽ xảy ra với nước Mỹ, tại sao bạn không trực tiếp lắng nghe từ chính những người đang sinh sống ở đây? Du học sinh chúng mình rất nhiều người vẫn chưa khỏi sốc và bàng hoàng. Tất cả những gì chúng mình cần ngay bây giờ là được lắng nghe, được chia sẻ với các bạn ở nhà, chứ không phải đọc những bài viết phân tích trống rỗng và tỏ ra rằng mình thông minh. Mình nói vậy không có nghĩa bảo các bạn “không thông minh,” nhưng trong thời điểm nhạy cảm, hãy tình nguyện trở thành “nhân vật phụ” để lắng nghe câu chuyện của người khác, hãy tình nguyện không nói gì một vài ngày để trở thành chỗ dựa đáng tin cho những người các bạn yêu thương.
Và vì mình tin rằng các bạn thông minh và rất hiểu biết, nên điều thứ ba, thay vì làm chính trị gia trên Facebook, hãy trở thành một chính trị gia thật sự. Hãy suy nghĩ cách làm thế nào để đất nước mình tốt hơn, để người dân mình sẽ không bị áp bức, không bị kỳ thị, để người dân mình được sống bình đẳng, để phụ nữ được tôn trọng, để cộng đồng LGBTQ+ được quyền theo đuổi hạnh phúc riêng, để người Việt Nam không bao giờ phải khóc lóc và run sợ như những người Mỹ bây giờ.
Mình viết status này không phải để chỉ trích các bạn. Những suy nghĩ, những lời nói của các bạn ĐỀU RẤT ĐÁNG TRÂN TRỌNG, nhưng ngay lúc này, du học sinh tại Mỹ mới là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, nên thay vì cố gắng phân tích, giải thích tại sao Trump thắng, hay phản đối quan điểm của ai đó, các bạn nên dành thời gian để hỏi thăm, để quan tâm tới những người đang phải tận mắt chứng kiến hệ quả của cuộc bầu cử này. Ai cũng muốn trở thành ngôi sao trên mạng xã hội, ừ, nhưng hãy đợi một thời gian, đợi nỗi đau tạm lắng xuống, rồi viết gì thì viết. Còn lúc này, hãy dành thời gian để YÊU THƯƠNG người khác, vì tình yêu thương là hoàn toàn miễn phí và là vũ khí mạnh nhất để chiến thắng những áp bức và hận thù.
LOVE TRUMPS HATE.
Please remember that. Always.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

NHỮNG CUỐN SÁCH TẬP CẬN BÌNH THÍCH ĐỌC

Những cuốn sách ưa thích của ông Tập Cận Bình tiết lộ về tương lai chính trị Trung Quốc



Ông Tập Cận Bình và các cuốn sách ưa thích.
Ông Tập Cận Bình và các cuốn sách ưa thích.

Các cuốn sách ưa thích của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiết lộ nhiều điều về cuộc đời, tư tưởng của ông và tương lai chính trị của đất nước này.
Các cuốn sách trở lên rất quan trọng khi được truyền thông đăng tải, đặc biệt trong xã hội Trung Quốc nơi chính phủ chỉ đạo báo chí. Giữa tháng 10 vừa qua, tờ Nhân dân nhật báo của chính quyền Trung Quốc đã liệt kê hàng chục cuốn sách ưa thích của ông Tập Cận Bình, chủ tịch đất nước. Việc này có ý nghĩa gì?
Bộ sưu tập sách ưa thích đó bao gồm các kiệt tác Trung Hoa cổ xưa, các tiểu thuyết nổi tiếng của Pháp và Nga, cùng một số tác phẩm từ Đông sang Tây. Danh mục này cho thấy ông Tập có nền tảng tư tưởng truyền thống. Đồng thời, các cuốn sách cũng phản ánh những gian truân mà ông Tập phải gánh chịu khi lớn lên trong một gia đình bị thất thế chính trị, tại đúng thời kỳ biến động nhất ở Trung Quốc.
Trong giai đoạn ‘Cách mạng Văn hóa’ những năm 60, 70 của thế kỷ trước, lúc đó ông Tập Cận Bình ở tuổi thiếu niên phải chịu đựng nhiều gian khổ, bị mất chị gái (tự sát do áp lực chính trị), bị đưa về nông thôn trong chiến dịch “về với núi đồi và làng quê”, nơi hàng chục triệu dân thành thị phải hy sinh tuổi trẻ và giáo dục để lao động ở nông thôn.
Theo Nhân dân nhật báo, ông Tập Cận Bình đã đọc các cuốn sách này trong lúc tuổi thanh thiếu niên. Ông đánh giá cao tầm vóc của nhà văn Tolstoy (Nga), nói rằng ông thích nhất tác phẩm “Chiến tranh và Hòa bình”, đồng thời mô tả tác phẩm “Phục Sinh” là cuốn sách “phản án đầy đủ về tâm linh”.
Đứng đầu trong danh sách ưa thích của ông Tập Cận Bình là cuốn sách viết về cuộc đời của danh tướng Nhạc Phi ở thời Nam Tống (1127-1279), người có công chống lại quân Kim, sau đó ông bị tể tướng Tần Cối sát hại. Giai thoại kể rằng, Nguyên soái Hàn Thế Trung đã chất vấn Tần Cối: “Xử tội Nhạc Phi, thế bằng chứng đâu?” Tần Cối trả lời: “Không có, nhưng cũng không cần có”.


Tướng quân Nhạc Phi đời Tống là biểu tượng cho lòng trung thành. Ảnh: Shizhao/CC BY-SA 3.0
Tướng quân Nhạc Phi đời Tống là biểu tượng cho lòng trung thành. Ảnh: Shizhao/CC BY-SA 3.0

Đây quả là bức tranh thú vị về nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc hiện nay. Nhưng điều đó dường như trái ngược lại với thực trạng chính quyền Trung Quốc vẫn đang bóp nghẹt tự do ngôn luận và các giá trị phương Tây. Vụ đàn áp những người dân làng phía nam Trung Quốc đấu tranh cho quyền bầu cử lại không thích hợp với các tác phẩm của Victor Hugo. Thậm chí, ông Tập được mô tả là “đặc biệt xúc động” với lời thú tội của Jean Valjean trước Giám mục Myriel, trong tác phẩm “Những người khốn khổ” của Victor Hugo.

Núi đồi và Làng quê

Bộ sưu tập sách có thể nói nhiều điều về ông Tập như một con người – về những biến động và đau thương trong cuộc đời, về cuộc đấu tranh phe phái hiện nay với những đối thủ chính trị – hơn là nói về ông Tập như một đại diện cho chính quyền Trung Quốc hiện nay.
Ông Tập nói với Thời báo New York năm 2000: “Những người có ít trải nghiệm về quyền lực, những người cách xa quyền lực, thường có xu hướng coi quyền lực là huyền bí và lạ thường”.
Không có gì ngạc nhiên khi ông Tập yêu thích những cuốn sách dầy như “Chiến tranh và Hòa bình”.
Báo Thời đại số Trung Quốc (China Digital Times) trích dẫn một cư dân mạng nói: “Tôi thực sự tin rằng ông Tập đã đọc các cuốn sách đó. Trước khi Internet phổ biến, rất nhiều người đã đọc các cuốn sách này…Nhưng cũng thật đặc biệt khi ông Tập vẫn dành thời gian cho văn học trong khi ông bị đưa về nông thôn trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa”.
Ông Tập nói ông đọc cuốn sách “Những nỗi buồn của Werther trẻ tuổi” vào năm 14 tuổi. Hồi còn ở nông thôn, ông từng đi bộ hơn 10km để mượn cuốn sách viết về đạo đức có tên “Faust” của tác giả người Đức thời thế kỷ 18.
Theo Wikipedia, tác giả Goethe đã đưa vào cuốn sách “Faust” nội dung triết lý sâu sắc: “Con người không phải là một sinh vật độc ác; con người có bản tính nhân đạo và luôn có nỗ lực vươn lên không ngừng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, chinh phục mọi thế lực hắc ám trong xã hội, làm chủ vận mệnh của mình nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Tiến sỹ Li Tianxiao, một nhà bình luận chính trị của đài Truyền hình Tân Đường Nhân nói: “Ông Tập nhấn mạnh mối liên hệ của ông với văn hóa thế giới, với văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông đang phác họa mối liên hệ với những người Trung Quốc bình thường, những người đang sinh sống trên đường phố, và những người cùng quá khứ đau thương như chính ông”.
Ở cuối danh mục của ông Tập là cuốn sách nói về nghệ thuật opera thời xã hội chủ nghĩa. Vào giai đoạn ‘Cách mạng Văn hóa’, đây là cuốn sách hiếm hoi bàn về nghệ thuật trong xã hội.
Như vậy, bộ sưu tập sách của ông Tập Cận Bình bao gồm phần lớn là các tác phẩm cổ điển và chỉ có một ít về nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt đứng đầu danh mục yêu thích của ông Tập là cuộc đời của một người anh hùng dân tộc cổ xưa. Vì vậy Tiến sỹ Li tin rằng ông Tập không đánh bóng bản thân thành một người yêu văn học.
Xem lại chuyện cổ, mẹ của tướng quân Nhạc Phi đã khắc dòng chữ sau lên lưng của con trai: “Tận Trung Báo Quốc”. Tương tự, chính ông Tập cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của ông là một nỗ lực để khiến đất nước tránh khỏi bị phá hủy.
Theo Tiến sỹ Li, bằng cách gắn kết mình với câu chuyện anh hùng Nhạc Phi mà không phải các tác phẩm của Karl Marx, Lenin và Mao, ông Tập đang đặt mình như một lãnh đạo độc lập ở Trung Quốc. Đồng thời, cái kết bi tráng của câu chuyện Nhạc Phi cũng là lời nhắc nhở về các thách thức chính trị trong chính quyền mà ông đang cố gắng kiểm soát.
Ông Tập Cận Bình từng trích dẫn lời nói của tướng quân Nhạc Phi: “Cả đời tôi là để Tận Trung Báo Quốc” (ý là: phục sự quốc gia).
Theo Larry Ong – Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Dương Lương biên dịch

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

MỜI CÁC CỤ THƯỞNG THỨC HỘI HỌA PHỤC HƯNG CHÂU ÂU

Bộ tranh khỏa thân tuyệt đẹp của các danh họa châu Âu thời phục hưng

Các bức họa nổi tiếng của những họa sỹ lừng danh thế giới chắc chắn sẽ đem lại cảm giác thăng hoa, thanh tao và tinh tế, không chút dung tục cho người thưởng ngoạn.