Những cuốn sách ưa thích của ông Tập Cận Bình tiết lộ về tương lai chính trị Trung Quốc
Các cuốn sách ưa thích của Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiết lộ nhiều điều về cuộc đời, tư tưởng
của ông và tương lai chính trị của đất nước này.
Các cuốn sách trở lên rất quan trọng khi
được truyền thông đăng tải, đặc biệt trong xã hội Trung Quốc nơi chính
phủ chỉ đạo báo chí. Giữa tháng 10 vừa qua, tờ Nhân dân nhật báo
của chính quyền Trung Quốc đã liệt kê hàng chục cuốn sách ưa thích của
ông Tập Cận Bình, chủ tịch đất nước. Việc này có ý nghĩa gì?
Bộ sưu tập sách ưa thích đó bao gồm các
kiệt tác Trung Hoa cổ xưa, các tiểu thuyết nổi tiếng của Pháp và Nga,
cùng một số tác phẩm từ Đông sang Tây. Danh mục này cho thấy ông Tập có
nền tảng tư tưởng truyền thống. Đồng thời, các cuốn sách cũng phản ánh
những gian truân mà ông Tập phải gánh chịu khi lớn lên trong một gia
đình bị thất thế chính trị, tại đúng thời kỳ biến động nhất ở Trung
Quốc.
Trong giai đoạn ‘Cách mạng Văn hóa’
những năm 60, 70 của thế kỷ trước, lúc đó ông Tập Cận Bình ở tuổi thiếu
niên phải chịu đựng nhiều gian khổ, bị mất chị gái (tự sát do áp lực
chính trị), bị đưa về nông thôn trong chiến dịch “về với núi đồi và làng
quê”, nơi hàng chục triệu dân thành thị phải hy sinh tuổi trẻ và giáo
dục để lao động ở nông thôn.
Theo Nhân dân nhật báo, ông Tập
Cận Bình đã đọc các cuốn sách này trong lúc tuổi thanh thiếu niên. Ông
đánh giá cao tầm vóc của nhà văn Tolstoy (Nga), nói rằng ông thích nhất
tác phẩm “Chiến tranh và Hòa bình”, đồng thời mô tả tác phẩm “Phục Sinh” là cuốn sách “phản án đầy đủ về tâm linh”.
Đứng đầu trong danh sách ưa thích của
ông Tập Cận Bình là cuốn sách viết về cuộc đời của danh tướng Nhạc Phi ở
thời Nam Tống (1127-1279), người có công chống lại quân Kim, sau đó ông
bị tể tướng Tần Cối sát hại. Giai thoại kể rằng, Nguyên soái Hàn Thế
Trung đã chất vấn Tần Cối: “Xử tội Nhạc Phi, thế bằng chứng đâu?” Tần Cối trả lời: “Không có, nhưng cũng không cần có”.
Đây quả là bức tranh thú vị về nhân vật
quyền lực nhất Trung Quốc hiện nay. Nhưng điều đó dường như trái ngược
lại với thực trạng chính quyền Trung Quốc vẫn đang bóp nghẹt tự do ngôn
luận và các giá trị phương Tây. Vụ đàn áp những người dân làng
phía nam Trung Quốc đấu tranh cho quyền bầu cử lại không thích hợp với
các tác phẩm của Victor Hugo. Thậm chí, ông Tập được mô tả là “đặc biệt
xúc động” với lời thú tội của Jean Valjean trước Giám mục Myriel, trong
tác phẩm “Những người khốn khổ” của Victor Hugo.
Núi đồi và Làng quê
Bộ sưu tập sách có thể nói nhiều điều về
ông Tập như một con người – về những biến động và đau thương trong cuộc
đời, về cuộc đấu tranh phe phái hiện nay với những đối thủ chính trị –
hơn là nói về ông Tập như một đại diện cho chính quyền Trung Quốc hiện
nay.
Ông Tập nói với Thời báo New York năm 2000: “Những
người có ít trải nghiệm về quyền lực, những người cách xa quyền lực,
thường có xu hướng coi quyền lực là huyền bí và lạ thường”.
Không có gì ngạc nhiên khi ông Tập yêu thích những cuốn sách dầy như “Chiến tranh và Hòa bình”.
Báo Thời đại số Trung Quốc (China Digital Times) trích dẫn một cư dân mạng nói: “Tôi
thực sự tin rằng ông Tập đã đọc các cuốn sách đó. Trước khi Internet
phổ biến, rất nhiều người đã đọc các cuốn sách này…Nhưng cũng thật đặc
biệt khi ông Tập vẫn dành thời gian cho văn học trong khi ông bị đưa về
nông thôn trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa”.
Ông Tập nói ông đọc cuốn sách “Những nỗi buồn của Werther trẻ tuổi”
vào năm 14 tuổi. Hồi còn ở nông thôn, ông từng đi bộ hơn 10km để mượn
cuốn sách viết về đạo đức có tên “Faust” của tác giả người Đức thời thế
kỷ 18.
Theo Wikipedia, tác giả Goethe đã đưa vào cuốn sách “Faust” nội dung triết lý sâu sắc: “Con
người không phải là một sinh vật độc ác; con người có bản tính nhân đạo
và luôn có nỗ lực vươn lên không ngừng trong công cuộc chinh phục thiên
nhiên, chinh phục mọi thế lực hắc ám trong xã hội, làm chủ vận mệnh của
mình nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Tiến sỹ Li Tianxiao, một nhà bình luận chính trị của đài Truyền hình Tân Đường Nhân nói: “Ông
Tập nhấn mạnh mối liên hệ của ông với văn hóa thế giới, với văn hóa
truyền thống Trung Hoa. Ông đang phác họa mối liên hệ với những người
Trung Quốc bình thường, những người đang sinh sống trên đường phố, và
những người cùng quá khứ đau thương như chính ông”.
Ở cuối danh mục của ông Tập là cuốn sách
nói về nghệ thuật opera thời xã hội chủ nghĩa. Vào giai đoạn ‘Cách mạng
Văn hóa’, đây là cuốn sách hiếm hoi bàn về nghệ thuật trong xã hội.
Như vậy, bộ sưu tập sách của ông Tập Cận
Bình bao gồm phần lớn là các tác phẩm cổ điển và chỉ có một ít về nghệ
thuật xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt đứng đầu danh mục yêu thích của ông Tập
là cuộc đời của một người anh hùng dân tộc cổ xưa. Vì vậy Tiến sỹ Li
tin rằng ông Tập không đánh bóng bản thân thành một người yêu văn học.
Xem lại chuyện cổ, mẹ của tướng quân Nhạc Phi đã khắc dòng chữ sau lên lưng của con trai: “Tận Trung Báo Quốc”. Tương tự, chính ông Tập cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của ông là một nỗ lực để khiến đất nước tránh khỏi bị phá hủy.
Theo Tiến sỹ Li, bằng cách gắn kết mình
với câu chuyện anh hùng Nhạc Phi mà không phải các tác phẩm của Karl
Marx, Lenin và Mao, ông Tập đang đặt mình như một lãnh đạo độc lập ở
Trung Quốc. Đồng thời, cái kết bi tráng của câu chuyện Nhạc Phi cũng là
lời nhắc nhở về các thách thức chính trị trong chính quyền mà ông đang
cố gắng kiểm soát.
Ông Tập Cận Bình từng trích dẫn lời nói của tướng quân Nhạc Phi: “Cả đời tôi là để Tận Trung Báo Quốc” (ý là: phục sự quốc gia).
Theo Larry Ong – Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Dương Lương biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét