Chính sách của Mỹ về Biển Đông sẽ ra sao dưới thời Tổng thống Donald Trump?
Các chuyên gia dự đoán ban đầu
ông Trump sẽ thực hiện một vài động thái quân sự gay gắt chống Bắc Kinh
trước khi quay lại hợp tác về kinh tế với Trung Quốc.
Những người theo dõi chính sách của Hoa Kỳ ở châu Á cho rằng ông Trump sẽ nhanh chóng thể hiện sức mạnh tại khu vực, theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).
Thể hiện
đó có thể bao gồm chuyến hành trình của các tàu hải quân Mỹ trên Biển
Đông để cho thấy rằng vùng biển này là dành cho tất cả các nước dù Trung
Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ khu vực, theo ông Sean King,
phó chủ tịch tổ chức tư vấn chính trị Park Strategies có trụ sở tại New
York .
Chính sách về Biển Đông
Động
thái quân sự sẽ củng cố cho những bình luận chống Trung Quốc của ông
Trump trong chiến dịch tranh cử. Một số người trong nhóm ông Trump có
thể thấy Hoa Kỳ phải chịu mất mát khi Philippines tiến gần hơn đến Bắc
Kinh, dù Washington ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Manila trên Biển Đông.
Theo ông Eduardo Araral, một giáo sư tại trường chính sách công của Đại học Quốc gia Singapore:
“Ông ấy phải khởi động cơ bắp của nước Mỹ. Ông ấy phải nói với cử tri
trong nước của mình rằng ông đã giành lại Philippines từ tay Trung Quốc.
Vì vậy, ông cần phải cho cử tri thấy rằng ông đã chiến thắng ở nơi ông
Obama đã thua.
Ông
Trump vẫn chưa đưa ra chính sách về Biển Đông. Tuy nhiên, theo VOA, tỷ
phú bất động sản nói trên trang web chiến dịch của ông rằng việc Hoa Kỳ
triển khai quân sự mạnh mẽ hơn ở Biển Đông sẽ chống lại “chủ nghĩa phiêu lưu” của
Trung Quốc khi Bắc Kinh cố gắng mở rộng ảnh hưởng của họ. Ông Trump
cũng chỉ trích Trung Quốc chiếm các hòn đảo nhỏ tranh chấp trên biển và
cải tạo đất để làm các đảo khác.
“Sự
hiện diện quân sự mạnh mẽ sẽ là một tín hiệu rõ ràng cho Trung Quốc và
các quốc gia khác ở châu Á và trên toàn thế giới rằng nước Mỹ đã trở lại
với công cuộc lãnh đạo toàn cầu”, trang web của chiến dịch khẳng định.
Đối tác kinh tế
Sau khi
ông Trump thể hiện sức mạnh trên Biển Đông, chính phủ của ông có thể sẽ
ngừng các hành động quân sự để tạo thuận lợi cho mối quan hệ đối tác
kinh doanh với Trung Quốc, các nhà phân tích nhận định.
“Khó
biết chi tiết về cách tiếp cận trong chính sách của ông Trump đối với
khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ ra sao, nhiều nhận xét bất thình lình
của ông ấy đã gửi đi các tín hiệu lẫn lộn về việc chính quyền (của ông)
sẽ tiến hành như thế nào”, theo ông Jonathan Spangler, giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Biển Đông có trụ sở tại Đài Bắc.
Ông nói thêm: “Nếu bà Clinton thắng cử, không có mấy hoài nghi về việc bà sẽ tiếp tục ưu tiên cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương.”
Bắc Kinh ‘cười thầm’
Ông King
cho rằng chính sách châu Á của ông Trump có thể trở nên rõ ràng hơn khi
ông lựa chọn nhân vật nào làm Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trường Quốc
phòng.
“Trung
Quốc chắc sẽ thấy một nhà lãnh đạo có đầu óc kinh doanh như ông Trump
thì dễ gây ảnh hưởng hơn so với một nhà lãnh đạo có đầu óc chính trị và ý
thức hệ như bà Clinton”, ông Spangler dự báo.
Ông Trump không ủng hộ tự do thương mại, mà đây là một phần cốt lõi trong mối quan hệ Trung-Mỹ ngày nay. Ông gọi Trung Quốc là “đồ lừa đảo” và một “kẻ thao túng tiền tệ”.
Nhưng rốt cuộc ông sẽ tiếp cận với giới lãnh đạo Bắc Kinh vì lợi ích
của các doanh nghiệp Mỹ vốn lệ thuộc vào Trung Quốc – thị trường và công
xưởng lớn nhất của châu Á, các nhà phân tích nhận định.
“Rốt cuộc, ông Trump là một người làm kinh doanh”, ông Araral nói. “Ông ấy muốn tiến hành các giao dịch (thương mại). Nếu nó mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ, ông ấy sẽ làm điều đó.”
Ông
Trump cũng có thể cắt giảm ngân sách quân sự để tập trung vào chính sách
trong nước, hạn chế hành động trên Biển Đông, theo ông Lin Chong-pin,
một giáo sư về các vấn đề chiến lược đã nghỉ hưu ở Đài Bắc.
“Khi Donald Trump lên chức tổng thống, chắc chắn ông ấy sẽ thu hẹp quy mô hiện diện quân sự tại Biển Đông”, ông Lin nói. “Dĩ nhiên là giờ Bắc Kinh đang cười thầm.”
Thu Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét